intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức sai lầm của bà mẹ về bệnh viêm gan B và vắc xin viêm gan B

Chia sẻ: ViAchilles2711 ViAchilles2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vắc- xin viêm gan B thuộc chương trình tiêm chủng quốc gia với liều đầu trong 24 giờ đầu sau sinh và 3 liều trong năm đầu, nhưng có nhiều bà mẹ đã trì hoãn tiêm ngừa đúng lịch cho trẻ. Nhằm xác định các nhận thức sai lầm của bà mẹ về bệnh viêm gan B và rào cản trong tiêm chủng viêm gan B ở trẻ dưới 1 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức sai lầm của bà mẹ về bệnh viêm gan B và vắc xin viêm gan B

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> NHẬN THỨC SAI LẦM CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH VIÊM GAN B<br /> VÀ VẮC-XIN VIÊM GAN B<br /> Huỳnh Giao*, Bùi Quang Vinh*, Phạm Lê An*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Vắc- xin viêm gan B thuộc chương trình tiêm chủng quốc gia với liều đầu trong 24 giờ đầu sau<br /> sinh và 3 liều trong năm đầu, nhưng có nhiều bà mẹ đã trì hoãn tiêm ngừa đúng lịch cho trẻ. Do đó, nghiên cứu<br /> của chúng tôi là tìm hiểu các nhận thức sai lầm của bà mẹ về bệnh và tiêm chủng vắc-xin viêm gan B để thiết kế<br /> thông điệp truyền thông phù hợp.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Nhằmxác định các nhận thức sai lầm của bà mẹ về bệnh viêm gan B và rào cản trong<br /> tiêm chủng viêm gan B ở trẻ dưới 1 tuổi.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu 10 bà mẹ và 5 thảo luận nhóm với 35 bà<br /> mẹ có con dưới 1 tuổi đến tiêm ngừa tại phòng khám sức khỏe trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2, từ tháng 4 đến tháng<br /> 10 năm 2015.<br /> Kết quả nghiên cứu: Bà mẹ nhận thức sai lầm về đường lây truyền bệnh viêm gan B là ăn uống chung, di<br /> truyền, vệ sinh kém và không biết virus có thể lây truyền từ mẹ sang con lúc sinh. Đa số họ không biết viêm gan B<br /> là bệnh mãn tính và hậu quả nguy hiểm của nó. Họ cho rằng tiêm ngừa chỉ làm giảm khả năng mắc bệnh, không<br /> chắc chắn phòng được bệnh và thuốc tiêm ngừa theo dịch vụ có chất lượng tốt hơn so với thuốc miễn phí trong<br /> tiêm chủng mở rộng. Rào cản làm trẻ không được tiêm đúng lịch là trẻ bệnh, ngày tiêm chủng rơi vào ngày nghỉ<br /> lễ hoặc trẻ sinh thiếu tháng.Chi phí và nhà xa không quan trọng. Họ không chấp nhận tiêm miễn phí vì sợ thuốc<br /> gây sốc, chết, sốt ; vì lo ngại nhân viên y tế ở trạm không chuyên khoa, tiêm nhầm thuốc và vì trẻ không được<br /> khám sàng lọc trước tiêm ngừa.<br /> Kết luận: Bà mẹ có nhiều nhận thức sai lầm về đường lây truyền, hậu quả bệnh và thuốc tiêm ngừa. Nhiều<br /> rào cản làm trẻ tiêm không đúng lịch và nhiều bà mẹ lo ngại thuốc tiêm ngừa của chương trình quốc gia không an<br /> toàn. Cần truyền thông nâng cao nhận thức, khuyến khích bà mẹ tiêm chủng viêm gan B đúng lịch và nhân viên<br /> y tế phải đảm bảo an toàn trong tiêm chủng mở rộng lẫn dịch vụ.<br /> Từ khóa: HBV, tiêm chủng, vắc-xin, nghiên cứu định tính, mô hình niềm tin sức khỏe, tiêm chủng mở rộng<br /> ABSTRACT<br /> MISPERCEPTIONS OF MOTHERS ABOUT HEPATITIS B DISEASE AND HEPATITIS B VACCINE<br /> Huynh Giao, Bui Quang Vinh, Pham Le An<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 183 - 188<br /> <br /> Background: In Vietnam Hepatitis B vaccine is given free of cost by the Expand Program Immunization<br /> (EPI) for children under 1 year of age with the first dose given in the 24 hour after birth and the next three doses<br /> given in the first year, but many mothers refused or delayed vaccination for their children<br /> Objectives: to identify misperception of mothers about hepatitis B disease and barriers to hepatitis B<br /> immunization for children under 1 year of age.<br /> Methods: A qualitative research was conducted from 4 -10/2015, that included of, 10 in-depth interviews<br /> and 5 focus group discussions of 5 mothers each with 35 mothers of children under 1 year of age, recruited at the<br /> <br /> * ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Giao ĐT: 0908 608 338 Email: giaophuongyd@gmail.com<br /> <br /> Y tế Công cộng 183<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br /> <br /> Pediatric Number 2 Hospital in Ho Chi Minh City (a service vaccine site).<br /> Results: most misperceptions focused in the area of HBV transmission: due to mothers thought that HBV<br /> could be genetic cause, or transmitted through sharing food or an unclean environment. All mothers were<br /> unaware that HBV infection could be transmitted through delivery childbirth. They did not recognise that<br /> persistence of HBV is a risk for developing chronic liver disease and liver cancer. They thought that hepatitis B<br /> vaccination would only reduce the risk of disease and not guarantee prevention. They also believed that service<br /> vaccine is better quality than vaccine in EPI program. Many barriers for vaccination schedule were children being<br /> sick, premature infant, or vaccination days coinciding with holidays. Costs and travel distance were not<br /> important. Several reasons thatinfluence to parent’s decision for service vaccine such as: fear of side effects (fever,<br /> shock or death after vaccination), unprofessional health staff in local clinics, wrong vaccine administered, no<br /> physician at clinic, and lack of believe in EPI program that their children not examined before vaccination.<br /> Conclusion: Misperceptions existed about HBV infection in general, and the risks of vaccination. There were<br /> many barriers for timely vaccination and many mothers afraided that vaccine they pay for is better quality than<br /> EPI free vaccine. It is essential that the means to raise their perceptions and promote to mothers for following<br /> schedule of vaccination, to reassure mothers that they are safe and professional, their free vaccines in EPI program<br /> have the same quality as those that have to be paid for.<br /> Key words: HBV (Hepatitis B virus), qualitative research, vaccine, vaccination, HBM, EPI.<br /> giải thích các hành vi sức khỏe. có 4 yếu tố trong<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> mô hình là: nhận thức sự nhạy cảm (khả năng<br /> Hiệu quả của tiêm chủng nhằm giảm được mắc bệnh), nhận thức sự nghiêm trọng (nhận<br /> nhiều bệnh tật cho trẻ. Sự thành công của thức hậu quả nghiêm trọng của bệnh), nhận thức<br /> chương trình tiêm chủng đòi hỏi nhận thức lợi ích (hiệu quả của hành động phòng ngừa đã<br /> của bà mẹ về tiêm chủng tốt hơn và họ sẽ chấp nhận), nhận thức rào cản (thời gian, nỗ lực,<br /> quyết định tiêm chủng cho trẻ. Tuy nhiên, gần tiền, không thuận tiện, đau, tác dụng phụ của<br /> đây có nhiều thông tin về các biến cố sau tiêm hành động phòng ngừa). Nguyên lý cơ bản của<br /> chủng miễn phí làm cho tỷ lệ trẻ được tiêm mô hình này giúp cán bộ GDSK xác định cách<br /> chủng đúng lịch giảm đáng kể, đặc biệt tỷ lệ mà cá nhân nhận thức về sức khỏe của họ và<br /> trẻ tiêm chủng vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ nhận thức này ảnh hưởng hay thúc đẩy hành vi<br /> đầu sau sinh giảm từ 75% trong năm 2012 của người đó như thế nào.<br /> xuống còn 55,4% năm 2014(1). Ngày nay các bà<br /> mẹ càng nhận thức nhiều hơn về tác dụng phụ Mô hình niềm tin sức khỏe được áp dụng<br /> của thuốc tiêm ngừa nên có nhiều trường hợp hiệu quả trong truyền thông thay đổi hành vi,<br /> trì hoãn tiêm đúng lịch cho trẻ hoặc không đặc biệt là những hành vi phòng bệnh truyền<br /> chấp nhận tiêm ngừa miễn phí trong chương thống như tiêm chủng, khám sàng lọc bệnh(2).<br /> trình tiêm chủng mở rộng. Mục đích của Mục tiêu<br /> nghiên cứu là tìm hiểu các nhận thức sai lầm 1. Tìm hiểu nhận thức sai lầm của bà mẹ về<br /> của bà mẹ về bệnh viêm gan B và các rào cản khả năng bệnh viêm gan B.<br /> trong tiêm chủng viêm gan B để làm tiền đề<br /> 2. Tìm hiểu nhận thức sai lầm của bà mẹ về sự<br /> thiết kế thông điệp truyền thông cho phù hợp.<br /> nguy hiểm của bệnh viêm gan B.<br /> Khung lý thuyết 3. Tìm hiểu nhận thức sai lầm của bà mẹ về lợi<br /> Mô hình niềm tin sức khỏe (Rosenstock 1966 ích của tiêm chủng vắc-xin viêm gan B.<br /> và Becker 1974) là 1 trong những nỗ lực nhằm<br /> <br /> <br /> <br /> 184 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 4. Tìm hiểu các rào cản đối với bà mẹ khi cũng thường hay bệnh, trẻ em sức đề kháng yếu nên<br /> quyết định tiêm chủng cho trẻ. cũng hay bị bệnh”. (PVS - 0246)<br /> “Viêm gan B lây qua đường hô hấp nên khi mình<br /> ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> tiếp xúc mình đứng cách xa hơn hay là như thế nào<br /> Thiết kế nghiên cứu chị cũng không biết”. (MS2 –TLN 0164)<br /> Nghiên cứu định tính, thảo luận nhóm và “Lúc mình bị bệnh (viêm gan B) bác sĩ nói mình<br /> phỏng vấn sâu dựa vào mô hình niềm tin sức bị nhiễm là do ăn uống ngoài đường vậy đó”. (PVS -<br /> khỏe. 0157)<br /> Đối tượng nghiên cứu “Do những người đó người ta ăn nhậu nhiều<br /> Đối tượng đích hoặc người ta ở dơ, vệ sinh không sạch sẽ cũng có thể<br /> Các bà mẹ có con dưới 1 tuổi khám tiêm lây qua đường ấy”. (MS1,2 –TLN 0163)<br /> ngừa tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ “Lây bằng cách mình tiếp xúc qua lại với nhau<br /> Chí Minh. kiểu như là ăn uống chung với người nhiễm bệnh”.<br /> Đối tượng liên quan (PVS - 0247)<br /> Bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ Nhận thức sai lầm của bà mẹ về sự nguy<br /> Nhân viên y tế phụ trách tiêm chủng bệnh hiểm của bệnh viêm gan B.<br /> viện Những bà mẹ đang bị nhiễm vi rút viêm gan<br /> B hoặc có người thân đang mắc bệnh vẫn cho<br /> Phương pháp thu thập số liệu<br /> rằng bệnh không nguy hiểm vì kinh nghiệm cho<br /> Phỏng vấn bán cấu trúc sử dụng đối với thảo thấy bản thân vẫn đi làm bình thường. Họ<br /> luận nhóm và phỏng vấn sâu có kèm ghi âm không biết đây là bệnh mãn tính và hậu quả của<br /> KẾT QUẢ bệnh như thế nào. Đối với người chưa từng thấy<br /> người bệnh viêm gan B vẫn được nghe truyền<br /> Đặc điểm của đối tượng khảo sát<br /> miệng cho là bệnh bình thường hoặc không<br /> Chúng tôi thực hiện 5 thảo luận nhóm, mỗi nguy hiểm hoặc bệnh viêm gan B sẽ chuyển<br /> nhóm 5 bà mẹ và tiến hành phỏng vấn sâu 10 bà thành viêm gan C gây xơ gan<br /> mẹ. Các bà mẹ có tuổi từ 18 đến 40 tuổi, trình độ “Từ B nó có thể chuyển qua C gây xơ gan”. (PVS<br /> học vấn từ lớp 5 đến đại học. Nghề nghiệp đa số<br /> - 0157)<br /> là nội trợ, buôn bán, số ít là công nhân viên chức.<br /> “Chị thấy người ta bị bệnh vẫn bình thường chứ<br /> Nhận thức sai lầm bà mẹ về khả năng mắc có thấy biểu hiện gì đâu”. (PVS – 0159)<br /> bệnh viêm gan B. Bệnh không nguy hiểm nếu mình biết cách điều<br /> Phần lớn cha/mẹ đều có kiến thức không trị”. (MS3 –TLN 0163)<br /> đúng về cách lây truyền bệnh. Họ tin rằng bệnh Nhận thức sai lầm của bà mẹ về lợi ích của<br /> có thể lây truyền qua ăn uống, tắm giặt chung, di tiêm chủng vắc-xin viêm gan B.<br /> truyền, vệ sinh không sạch sẽ, người lao động,<br /> Phần lớn cho rằng vắc –xin chỉ giảm khả<br /> dọn vệ sinh. Một vài cha/ mẹ biết được đường<br /> năng mắc bệnh, không chắc chắn phòng được<br /> lây truyền qua máu, dịch tiết, nhưng không ai<br /> bệnh, tuy nhiên họ tin rằng thuốc tiêm ngừa<br /> biết viêm gan B có thể lây truyền lúc sinh từ mẹ<br /> trong dịch vụ có chất lượng tốt và hiệu quả<br /> sang con.<br /> 100%.<br /> “Chị nghĩ trong cái môi trường sinh hoạt này kia<br /> chứ không phải qua đường máu, chị nghĩ những đối “Chị nghĩ nó phòng vậy chứ không thể phòng<br /> tượng lao động công trường nè, người dọn vệ sinh thì được hoàn toàn được hết. nhiều lúc bị thì mình tránh<br /> cũng không tránh được”. (PVS - 0247).<br /> <br /> <br /> <br /> Y tế Công cộng 185<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br /> <br /> Các rào cản đối với bà mẹ khi quyết định Tìm hiểu các động lực giúp bà mẹ quyết<br /> tiêm chủng cho trẻ định tiêm chủng cho trẻ<br /> Đối với các bà mẹ chọn tiêm dịch vụ mà Đa số bà mẹ chọn tiêm dịch vụ vì tin tưởng<br /> không chọn chương trình tiêm chủng mở rộng, bác sĩ chuyên khoa và bệnh viện có uy tín, kinh<br /> rào cản làm cho con họ không được tiêm đúng nghiệm bản thân, người nhà và hàng xóm cùng<br /> lịch là trẻ hay mắc bệnh đúng vào ngày tiêm được tiêm ở bệnh viện. Họ hành động theo<br /> ngừa, ngày tiêm chủng cho trẻ rơi vào ngày nghĩ nhóm, cộng đồng mà đôi khi không có kiến thức<br /> lễ, thứ bảy, chủ nhật hoặc trẻ sinh thiếu tháng. gì về bệnh cũng như chất lượng thuốc<br /> Đối với họ chi phí và nhà xa thì không quan “Vì bệnh viện nhi đồng 2 nổi tiếng mà chích ở<br /> trọng. đây đa phần là an toàn nên chọn ở đây để chích cho<br /> “Ở quận vùng ven lại xãy ra sự cố như lộn thuốc bé”. (MS1 –TLN 0162)<br /> này kia nên chị cũng sợ dù gấn cũng không đi”. (PVS Họ cũng tin tưởng thuốc trong bệnh viện tốt<br /> 0246) hơn<br /> “Trễ lịch thường do rơi vào ngày lễ, thứ bảy, chủ “Chị làm trong ngành dược nên chị thấy sợ quá<br /> nhật, không có thuốc, nhiều khi do công việc của mình trình vận chuyển thuốc xuống á, các nhân viên ở dưới<br /> nó trở ngại thì mình đi không được mình cũng đành họ không có chuyên nghiệp họ không có bảo quản<br /> chịu”. (MS3 –TLN 0163) thuốc tốt là cái thứ nhất, cái thứ hai là là chị sợ tính<br /> Nhóm chọn tiêm dịch vụ cho rằng lý do họ chuyên nghiệp của nó không có”. (MS3 –TLN 0162)<br /> không chấp nhận tiêm miễn phí là sợ thuốc miễn Họ cũng được nghe thông tin tiêm chủng từ<br /> phí sẽ có tác dụng phụ gây sốt, sốc, chết, và lo truyền miệng, tivi, internet, sổ sức khỏe, tờ rơi<br /> ngại nhân viên y tế ở trạm không chuyên khoa của bệnh viện, trang web bệnh viện nhi đồng,<br /> sẽ xử lý không kịp, sợ nhân viên y tế tiêm nhầm đặc biệt họ có thể hỏi thông tin và đăng ký tiêm<br /> thuốc và không được khám sàng lọc trước tiêm ngừa từ tổng đài 1080.<br /> ngừa.<br /> “Ở đây thì mình cứ gọi 1080 bên Nhi đồng 2<br /> “Tại vì chích ở trạm y tế về lúc nào cũng sốt còn mình hỏi thôi coi còn thuốc không rồi cái lịch tiêm<br /> chích ở đây (BV Nhi đồng 2) về thì bé nó có khi chỉ chủng mình coi trong sổ thôi chứ ngoài ra không<br /> hâm hâm thôi, thấy thế mình đỡ lo”. (MS4 –TLN tham khảo ở đâu hết, theo chỉ định của bác sĩ thì tốt<br /> 0162) hơn”. (MS1 –TLN 0161)<br /> “Ở trạm y tế, trước khi tiêm người ta không có “Mình tiêm buổi sáng rồi tới chiều mình theo dõi<br /> khám, chỉ kêu tên là vô tiêm à, tiêm rồi người ta cũng con dễ hơn. Đầu tuần con nít nhỏ đi nhiều lắm nên<br /> không khám, mình thấy không yên tâm nên mình đi chời đợi lâu cũng không tốt”. (PVS 0157)<br /> nơi khác”. (MS2 –TLN 0163)<br /> BÀN LUẬN<br /> Bảng 1: So sánh nhận thức sai lầm về bệnh và tiêm chủng viêm gan B so với các nghiên cứu khác<br /> Nghiên cứu của chúng tôi Các nghiên cứu khác<br /> Nhận thức - Đối tượng mắc bệnh: người lớn nhậu * Nghiên cứu trên người Mỹ gốc Việt<br /> sai lầm về nhiều, trẻ em sức đề kháng yếu, người lao - Khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh là do ăn uống,<br /> khả năng động dọn vệ sinh, vệ sinh không sạch sẽ đường hô hấp, ho, sổ mũi, sử dụng dụng cụ vệ sinh hàng<br /> mắc bệnh - Đường lây: ăn uống, hô hấp, tắm giặtngày trong nhà, uống rượu(3)<br /> chung, di truyền - Trên 50% nghĩ rằng bệnh có thể lây truyền do hút<br /> - Hoàn toàn không biết đường lây truyềnthuốc, ho, sổ mũi, ăn uống,<br /> lúc sinh Rất ít bà mẹ nghĩ đường lây truyền liên quan đến quan<br /> hệ tình dục.<br /> <br /> <br /> 186 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Nghiên cứu của chúng tôi Các nghiên cứu khác<br /> * Nghiên cứu ở Singapore<br /> - Trên 50% bà mẹ cho rằng HBV có thể lây truyền qua ăn<br /> uống chung hoặc ăn hải sản.<br /> - Gần 50% không nhận ra đường lây truyền lúc sinh(10)<br /> Nhận thức - Bệnh không nguy hiểm, bản thân bị bệnh - Người bị bệnh vẫn cảm thấy khỏe mạnh, có thể bày tỏ<br /> sai lầm về vẫn đi làm bình thường bệnh tật, không ảnh hưởng công việc. (6)<br /> mức độ - Viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan C<br /> nguy hiểm gây xơ gan<br /> của bệnh<br /> Nhận thức - Chỉ giảm khả năng mắc bệnh, không chắc<br /> sai lầm về chắn phòng được bệnh<br /> lợi ích tiêm - Thuốc tiêm ngừa dạng dịch vụ chất lượng<br /> chủng tốt hơn miễn phí và tin tưởng hiệu quả<br /> 100%.<br /> Các rào cản - Trẻ mắc bệnh vào ngày tiêm ngừa, ngày* Nghiên cứu trẻ em Mỹ gốc Hàn<br /> tiêm không tiêm chủng rơi vào ngày nghỉ lễ, thứ bảy, - Rào cản chính bao gồm chi phí và quên lịch tiêm(4)<br /> đúng lịch chủ nhật hoặc trẻ sinh thiếu tháng * Nghiên cứu trẻ em 2 – 5 tuổi tại Úc<br /> - Sợ thuốc miễn phí có tác dụng phụ gây - Rào cản là sợ chích quá nhiều loại vắc-xin, quan tâm<br /> sốc, chết, sốt đến số loại vắc-xin, nhận thức vắc-xin nguy hiểm.<br /> - Nhân viên y tế ở trạm không chuyên khoa - Họ tin có thể kiểm soát được bệnh và nghi ngờ hiệu<br /> sẽ xử lý không kịp qủa vắc-xin, bác sĩ hay phóng đại sự nguy hiểm của bệnh.<br /> - Sợ tiêm nhầm thuốc - Tin tưởng có thể phòng bệnh và trì hoãn tiêm chủng(5)<br /> - Không được khám sàng lọc trước khi tiêm* Nghiên cứu tại Hoa Kỳ trẻ từ 0 – 3 tuổi<br /> ngừa. - Lý do trẻ tiêm ngừa trê lịch là: trẻ bệnh, quên lịch và sợ<br /> - Chi phí và nhà xa không quan trọng. tác dụng phụ, thời gian tiêm ngừa không thuận lợi và<br /> thời gian chờ ở phòng khám lâu. Thiếu thông tin truyền<br /> thông(9)<br /> * Nghiên cứu kiến thức – thái độ - thực hành tiêm<br /> chủng ở học sinh tại Hoa kỳ<br /> - Có 19,0% số người được phỏng vấn cho rằng hệ thống<br /> miễn dịch của trẻ em có thể bị giảm bởi tiêm quá nhiều<br /> loại thuốc chủng ngừa(7)<br /> * Nghiên cứu về sự trì hoãn và từ chối tiêm chủng cho<br /> trẻ ở Hoa kỳ<br /> - Có 25,8% trẻ chỉ trì hoãn tiêm, 8,2% chỉ từ chối, và 5,8%<br /> trì hoãn và từ chối vắc xin<br /> - Cha mẹ đã trì hoãn hoặc từ chối tiêm chủng cho con họ<br /> thì có mối quan tâm nhiều hơn về an toàn vắc-xin và cảm<br /> nhận được ít hơn về lợi ích của vắc-xin(8)<br /> Động lực - Tin tưởng Bác sĩ chuyên khoa và Bệnh viện - Tỷ lệ người được phỏng vấn tin tưởng các sở y tế công<br /> quyết định có uy tín lập 91,4%, tin tưởng cơ sở y tế địa phương 88,8%.<br /> tiêm chủng - Kinh nghiệm bản thân, người nhà và hàng - Chỉ có 17,4% tin tưởng vào truyền thông đại chúng(7)<br /> xóm<br /> - Tin tưởng thuốc bệnh viện tốt hơn<br /> - Thông tin tiêm chủng từ truyền miệng,<br /> tivi, internet, sổ sức khỏe, tờ rơi của bệnh<br /> viện, trang web bệnh viện, tổng đài 1080<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Y tế Công cộng 187<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br /> <br /> <br /> Nhận thức của bà mẹ về khả năng mắc bệnh nâng cao nhận thức, khuyến khích bà mẹ tiêm<br /> và lây truyền bệnh chưa đúng cũng tương tự chủng viêm gan B đúng lịch và nhân viên y tế<br /> nghiên cứu trên người Mỹ gốc Việt là do ăn phải đảm bảo an toàn trong tiêm chủng mở rộng<br /> uống, đường hô hấp, tắm giặt chung, di truyền, lẫn dịch vụ.<br /> uống rượu và không biết HBV có thể lây truyền TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> lúc sinh và quan hệ tình dục(6,10). Bằng chứng 1. Bộ y tế (2015). Tỷ lệ trẻ viêm gan B tiêm vaccine tiếp tục đạt<br /> nhận thức sai lầm về mức độ nguy hiểm của thấp, http://baodientu.chinhphu.vn/Doi-song/Ty-le-tre-tiem-<br /> vaccine-viem-gan-B-tiep-tuc-dat-thap/225636.vgp, 5/5/2015.<br /> bệnh là người bị nhiễm HBV vẫn cảm thấy khỏe<br /> 2. Glanz Rimer BK (2008). Health Behavior and Health<br /> mạnh, có thể bày tỏ bệnh tật(6). Điều này làm cho Education Theory, Jossey - Bass,United State,<br /> họ thực hiện hành vi phòng ngừa không đúng. 3. Janz NK (1984) "The Health Belief Model: a decade later.".<br /> NCBI, 1-47.<br /> Như vậy cần truyền thông đường lây truyền 4. Kim YO, Telleen S (2001). "Predictors of hepatitis B<br /> bệnh trong dân số này. immunization status in Korean American children.". J Immigr<br /> Health, 3(4), 181-192.<br /> Nhiều nhận thức sai lầm về thuốc tiêm ngừa 5. Levy JD, Nguyen GT (2010). "Factors influencing the receipt of<br /> bằng chứng cho thấy họ sợ tác dụng phụ của hepatitis B vaccination and screenings in Vietnamese<br /> Americans". J Health Care Poor Underserved, 21(3), 851-861.<br /> thuốc tiêm ngừa cũng tương tự nghiên cứu trên<br /> 6. Nguyen TT, McPhee SJ, Stewart S, Gildengorin G, Zhang L,<br /> trẻ em Hoa kỳ(8,9) và chi phí không quan trọng Wong C, et al (2010). "Factors associated with hepatitis B<br /> ngược với nghiên cứu trên trẻ em Mỹ gốc Hàn(4). testing among Vietnamese Americans". J Gen Intern Med, 25<br /> (7), 694-700.<br /> Động lực quyết định tiêm chủng đa số từ bác sĩ 7. Salmon DA, Moulton LH, Omer SB, Chace LM, Klassen A,<br /> chuyên khoa, bệnh viện lớn có uy tín trong khi Talebian P, et al (2004). "Knowledge, attitudes, and beliefs of<br /> nghiên cứu trên học sinh ở Hoa kỳ nhận thấy đa school nurses and personnel and associations with<br /> nonmedical immunization exemptions". Pediatrics, 113 (6),<br /> số họ tin tưởng cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế e552-9.<br /> địa phương(7). Do đó, cần nâng cao nhận thức 8. Smith PJ, Humiston SG, Marcuse EK, Zhao Z, Dorell CG,<br /> Howes C, et al (2011). "Parental delay or refusal of vaccine<br /> của người dân về thuốc tiêm chủng trong<br /> doses, childhood vaccination coverage at 24 months of age,<br /> chương trình tiêm chủng quốc gia cũng như and the Health Belief Model". Public Health Rep, 126 Suppl 2,<br /> nhân viên y tế địa phương được đào tạo tốt và 135-46.<br /> 9. Thomas M, Kohli Vaccarella S (2004). "Barriers to childhood<br /> luôn đảm bảo an toàn trong tiêm chủng. immunization: findings from a needs assessment study". 23,<br /> 19 - 29.<br /> KẾT LUẬN<br /> 10. Wei CL, Belinda M, Seng - Gee L (2007). "Public<br /> Bà mẹ có nhiều nhận thức sai lầm về đường misperceptions about transmission of hepatitis B virus in<br /> Singapore". Annals Academy of medicine, 36 (10), 797 - 800.<br /> lây truyền, hậu quả bệnh và thuốc tiêm ngừa.<br /> Nhiều rào cản làm trẻ tiêm không đúng lịch và Ngày nhận bài báo: 12/11/2015<br /> nhiều bà mẹ lo ngại thuốc tiêm ngừa của chương Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2015<br /> trình quốc gia không an toàn. Cần truyền thông Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 188 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2