Nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Bài viết "Nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh" sử dụng phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu khảo sát về mức độ hiểu biết và sự sẵn lòng chi trả thuế du lịch. Đối tượng được khảo sát là những người trẻ thuộc thế hệ Z đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Họ là những khách hàng tiềm năng của thị trường du lịch, cũng là những người được xem có nhận thức tốt về các vấn đề môi trường, xã hội. Những suy nghĩ và quan điểm của nhóm đối tượng này về thuế du lịch sẽ là cơ sở tham khảo có giá trị cho quá trình xây dựng và áp dụng chính sách thuế du lịch trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh
- NHẬN THỨC VÀ SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO THUẾ DU LỊCH CỦA THẾ HỆ Z TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Cao Nguyên1, Trần Duy Minh1 Tóm tắt: Bên cạnh những giá trị tích cực, hoạt động du lịch cũng có thể mang lại nhiều hệ quả tiêu cực cho môi trường và xã hội, ảnh hưởng đến tính bền vững trong sự phát triển của địa phương. Nhằm kiểm soát lượng du khách và tăng thêm nguồn thu ngân sách cho công tác bảo tồn tại những nơi mà du lịch luôn đứng trước nguy cơ vượt quá giới hạn sức tải, thuế du lịch được sử dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực và ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, thuế du lịch là một khái niệm còn khá mới mẻ nên việc đánh giá mức độ nhận thức và sẵn lòng chi trả thuế du lịch của người dân là việc làm cần thiết đối với quá trình ban hành và thực thi chính sách. Bên cạnh việc tổng hợp các lý thuyết về thuế du lịch, bài viết sử dụng phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu khảo sát về mức độ hiểu biết và sự sẵn lòng chi trả thuế du lịch. Đối tượng được khảo sát là những người trẻ thuộc thế hệ Z đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Họ là những khách hàng tiềm năng của thị trường du lịch, cũng là những người được xem có nhận thức tốt về các vấn đề môi trường, xã hội. Những suy nghĩ và quan điểm của nhóm đối tượng này về thuế du lịch sẽ là cơ sở tham khảo có giá trị cho quá trình xây dựng và áp dụng chính sách thuế du lịch trong tương lai. Từ khóa: nhận thức, sự sẵn lòng, thế hệ Z, thuế du lịch. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh đời sống xã hội ngày càng nâng cao thì nhu cầu du lịch cũng gia tăng không ngừng. Sự phát triển của ngành du lịch thế giới vì đó mà luôn có những bước tiến tích cực. Tại thời điểm năm 1950, toàn thế giới chỉ có khoảng 25 triệu khách du lịch quốc tế, năm 2019 số lượng khách quốc tế đã đạt được 1,5 tỷ người (Christou, 2022). Tuy có bị đình trệ trong giai đoạn tác động của đại dịch COVID-19 nhưng nay du lịch đã hồi phục trở lại với mức tăng trưởng đáng kể. Theo tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), trong năm 2023, tổng số lượt du khách quốc tế ước đạt hơn 90% của con số 1,5 tỷ người năm 2019, thời điểm trước đại dịch (UNWTO, 2023). Tại Việt Nam, ngành du lịch cũng đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Năm 2019 là thời điểm lần đầu tiên Việt Nam đón được hơn 18 triệu lượt khách quốc tế, 85 triệu lượt khách nội địa; tổng doanh thu từ khách du lịch ước đạt 755 nghìn tỷ đồng (Tổng cục Thống kê, 2020). Tổng kết năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt, khách nội địa đạt 108,2 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 678,3 nghìn tỷ đồng (Cục Du lịch Quốc gia, 2024). Những số liệu trên cho thấy, dù ảnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 1
- 222 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... hưởng của dịch bệnh vẫn còn nhưng du lịch Việt Nam đã hồi phục nhanh chóng và sẽ sớm lấy lại quy mô phát triển như trước kia. Trong sự phát triển đó, bên cạnh những đóng góp tích cực mà du lịch đem lại thì các tác động tiêu cực của du lịch lên môi trường tự nhiên và xã hội cũng luôn là vấn đề lớn cần được quan tâm. Sự phát triển du lịch nhanh chóng có thể khiến cho tài nguyên địa phương suy giảm khi bị khai thác triệt để nhưng không được chú trọng bảo vệ và tôn tạo. Những đầu tư mở rộng cho cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ nhu cầu du lịch có thể phá vỡ tính cân bằng của các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm chất lượng môi trường. Đồng thời sự phát triển du lịch cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nảy sinh các xung đột xã hội, tác động không tốt đến đời sống xã hội của cộng đồng địa phương... Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch như hiện nay thì những tác động trên vẫn sẽ còn kéo dài và để lại những hậu quả ngày càng sâu sắc hơn. Để đảm bảo cho du lịch có thể phát triển ổn định và bền vững, cần chú trọng tìm kiếm các giải pháp kiểm soát hiệu quả hoạt động du lịch theo hướng gia tăng những đóng góp tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là kiểm soát lượng khách du lịch đến với những điểm mà khả năng đón tiếp có giới hạn, bằng công cụ kinh tế là thuế du lịch. Đây là khoản thu được tính toán cụ thể cho các điểm đến nhằm tác động đến tâm lý tiêu dùng của du khách. Chi phí gia tăng khiến du khách phải cân nhắc đến việc có lựa chọn tham quan những điểm này hay không. Cách làm này không chỉ giúp giới hạn lượng khách đến một cách khéo léo, mà thông qua đó, tiền thuế thu được có thể bổ sung thêm vào ngân sách dành cho các hoạt động quản lý và phục hồi tài nguyên du lịch tại địa phương. Tại Việt Nam, vấn đề kiểm soát du khách cũng ngày càng trở nên cấp bách khi nhiều điểm đến du lịch đã phải chịu những tác động tiêu cực đáng kể do sự phát triển du lịch nhanh chóng. Áp lực do lượng du khách tăng vọt đã gây nên sức ép môi trường cho các điểm đến vốn có giới hạn về sức tải như Hội An, Đà Lạt, Phú Quốc... Do vậy, nhu cầu hạn chế số lượng du khách để tránh tình trạng quá tải cho các điểm đến này, cũng đã được đặt ra trong thời gian gần đây. Đáp ứng cho nhu cầu này, thu thuế du lịch có thể xem là một đề xuất khá phù hợp cho các điểm đến đang gặp vấn đề trên. Tuy nhiên, do khái niệm thuế du lịch còn khá mới mẻ nên việc đánh giá mức độ nhận thức và sẵn lòng chi trả thuế du lịch của người dân là việc làm cần thiết đối với quá trình ban hành và thực thi chính sách. Đặc biệt, đối với những người trẻ thuộc thế hệ Z (Gen Z), việc đánh giá này có ý nghĩa rất lớn. Họ là những khách hàng tiềm năng của thị trường du lịch hiện nay cũng như trong tương lai. Đồng thời, họ cũng là những người có nhận thức tốt về các vấn đề môi trường, xã hội. Những suy nghĩ và
- Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 223 quan điểm của nhóm đối tượng này về thuế du lịch sẽ là cơ sở tham khảo có giá trị cho quá trình xây dựng và áp dụng chính sách thuế du lịch trong tương lai. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Theo Candela và Figini (2010), sự có mặt của những “cư dân tạm trú” là khách du lịch sẽ làm gia tăng các chi phí quản lý điểm đến (phí thu gom rác, dịch vụ an ninh...). Bên cạnh đó, theo quan điểm của Gooroochurn (2004), khách du lịch cũng có quyền tiếp cận và sử dụng các dịch vụ và hàng hoá công; do đó khi lượng khách du lịch đổ về điểm đến quá đông sẽ gây ra những áp lực rất lớn đến cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, lượng khách du lịch đổ về ồ ạt có thể làm cho cư dân địa phương mất đi cảm giác thân thuộc và gặp khó khăn trong việc tiếp cận không gian và dịch vụ công (Seraphin, Sheeran, & Pilato 2018). Do đó, nhà nước nên thực hiện việc áp dụng chính sách thuế đối với du khách nhằm nội hoá ngoại tác và điều tiết lượng khách du lịch để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà du lịch quá tải gây ra; qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững trong tương lai (Marron, 2015). Tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, thuế được thu trong lĩnh vực du lịch là loại thuế trực thu được tính dựa trên giá trị hàng hoá và dịch vụ được tạo ra, chủ yếu áp dụng cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (Bộ Tài chính, 1991). Khách du lịch hiện nay chỉ phải trả thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các dịch vụ đã sử dụng. Theo Candela và Figini (2010), không chỉ các doanh nghiệp mà khách du lịch khi tham quan điểm đến cũng có nghĩa vụ phải trả những khoản thu bắt buộc có nghĩa tương tự như một khoản thuế. Trên thực tế, đã có nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thuế du lịch dành cho du khách khi đến tham quan; tiêu biểu như các quốc gia Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Khách du lịch có lưu trú tại các cơ sở lưu trú sẽ phải chi trả “thuế thành phố” (city tax) tùy thuộc vào số đêm lưu trú của họ. Ngoài ra, tại một số điểm đến du lịch trọng điểm của Ý như Florence, Roma, Milano…, khách du lịch có thể phải thực hiện “biểu thuế hai lần” (two-part tariff) bao gồm thuế cố định và thuế lưu trú. Theo Candela & Figini (2010), “biểu thuế hai lần” được mô tả dưới dạng công thức sau: T = F + tN Trong đó: T là tổng mức thuế mà khách du lịch phải trả; F là mức thuế cố định được tính dựa trên lượt khách đến tham quan tại điểm; t là mức thuế cần phải trả cho mỗi đêm lưu trú và N là tổng số ngày mà du khách lưu trú tại điểm đến. Bằng việc thực hiện truy thu thuế đối với khách du lịch, nguồn ngân sách công sẽ được bổ sung thêm (Durbary, 2008) và theo UNWTO nguồn ngân sách có được từ việc truy thu thuế du lịch này có thể được sử dụng để gia tăng các khoản đầu tư công và hỗ trợ tái phân bổ cấu trúc chi phí và lợi ích nhằm đảm bảo tính công bằng xã
- 224 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... hội, nhất là hạn chế các xung đột lợi ích giữa khách du lịch và người dân địa phương (UNWTO, 1998). Do đó, có thể nói thuế du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch bền vững của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới hiện nay chỉ áp dụng hình thức truy thu thuế với khách du lịch có lưu trú tại điểm đến, vấn đề được đặt ra là làm sao để có thể thu thuế đối với khách du lịch trong ngày, những người cũng có khả năng tiếp cận và sử dụng các hàng hoá và dịch vụ công tại điểm đến. Hiện nay, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách về du lịch đang đổ dồn sự quan tâm đến thành phố Venice, Cộng hòa Ý - một trong những điểm đến đầu tiên trên thế giới áp dụng mức thuế bắt buộc đối với khách du lịch trong ngày thông qua việc truy thu từ các khoản phải trả cho hoạt động tham quan. Dù rằng vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập trong quá trình thực thi, song thành phố Venice hứa hẹn sẽ trở thành ví dụ điển hình để các quốc gia trên thế giới có thể nghiên cứu và đề xuất các chính sách thuế phù hợp trong tương lai gần nhằm điều tiết lượng khách và hạn chế những ngoại tác tiêu cực mà du lịch quá tải gây ra. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu để hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến chính sách thuế trong quản lý du lịch. Các nguồn tài liệu được sử dụng trong phương pháp này là các ấn phẩm khoa học như sách, tạp chí khoa học chuyên ngành, các công trình nghiên cứu có liên quan... 2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát bằng bảng hỏi. Đối tượng khảo sát là các cá nhân thuộc giai đoạn đầu của Gen Z có năm sinh trong khoảng từ năm 1996 đến năm 2005 hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Bảng hỏi được thiết kế bao gồm 03 phần với tổng số 18 câu hỏi xoay quanh các chủ đề về những hiểu biết liên quan đến thuế du lịch, sự sẵn lòng chi trả cho khoản thuế này khi tham quan du lịch. Trước khi bắt đầu thu thập dữ liệu chính thức, nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu thí điểm (Pilot-testing) với sự tham gia của 12 người theo khuyến nghị của Julious (2005). Sau khi nhận được ý kiến đóng góp và điều chỉnh bảng hỏi, khảo sát chính thức được thực hiện trong tháng 12/2023. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, do không thể xác định chính xác Gen Z có năm sinh từ 1996 đến 2005 tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là bao nhiêu. Theo Cochran (1977), Dhand và Khatkar (2014), khi không biết quy mô tổng thể kích thước mẫu cần có cho nghiên cứu này được ước tính theo công thức sau: n = [Z2. p . (1 - p)] / E2 Trong đó:
- Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 225 • n: kích thước mẫu tối thiểu cần xác định cho nghiên cứu. • Z: giá trị được tra trong bảng phân phối Z. Với độ tin cậy của nghiên cứu này là 95% thì Z có giá trị xấp xỉ 1,96. • p: tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công, với p = 0,5 để tích p.(1-p) đạt được giá trị lớn nhất. • E: biên độ sai số cho phép. Đối với chủ đề nghiên cứu còn mang tính khám phá, biên độ sai số được lựa chọn là 0,07. Áp dụng cách tính trên, cỡ mẫu tối thiểu cần có để thực hiện nghiên cứu là 196. Kết thúc đợt khảo sát, sau khi đã lọc bỏ các phản hồi không đạt yêu cầu, nhóm nghiên cứu thu được 210 phản hồi hợp lệ để thực hiện phân tích dữ liệu. Phương pháp phân tích chính được sử dụng là thống kê mô tả và thống kê suy diễn để trả lời cho các câu hỏi được đặt ra theo mục tiêu đã đề ra của nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nhận thức của Gen Z về thuế du lịch Nhận thức của Gen Z về thuế du lịch được nhóm nghiên cứu đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: (1) Sự tiếp nhận thông tin về thuế du lịch, (2) Nhận thức về vai trò của thuế du lịch và (3) Nhận thức về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế. Đầu tiên, bảng hỏi được thiết kế nhằm khảo sát việc tiếp cận thông tin về thuế du lịch. Kết quả thống kê cho thấy trong 210 người tham gia khảo sát, có đến 110 người “chưa từng nghe qua thuế du lịch” (chiếm tỷ lệ khoảng 53,00%). Ngoài ra, trong tổng số 100 người đã tiếp cận thông tin thì chỉ có 2,00% trong số đó cho rằng mình thực sự hiểu rõ về thuế du lịch. Sự tiếp nhận thông tin về thuế du lịch của Gen Z được trực quan hoá dưới dạng biểu đồ sau: Hình 1. Thống kê về việc tiếp cận thông tin về thuế du lịch Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mạng xã hội và kênh thông tin truyền thống (như sách báo, tạp chí…) là hai kênh thông tin chính giúp Gen Z tiếp cận với những
- 226 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... thông tin liên quan đến thuế du lịch (chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,60% và 32,10%). Ngoài ra, các thông tin liên quan đến thuế du lịch còn được Gen Z tiếp cận thông qua các mối quan hệ xã hội (chiếm khoảng 20,00%) và thông qua trải nghiệm du lịch thực tế tại điểm đến (chiếm khoảng 15,30%). Bên cạnh đó, nhận thức của Gen Z về vai trò và mục đích sử dụng thuế cũng được mô tả dưới biểu đồ sau: Hình 2. Nhận thức về vai trò của thuế du lịch Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Phần lớn người tham gia khảo sát nhận thức rằng nguồn thuế đóng góp có thể được dành cho các khoản đầu tư công như cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật. Bên cạnh đó, Gen Z cũng cho rằng nguồn thu từ thuế có thể được sử dụng để tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá tại điểm đến và phục vụ cho các dự án vì môi trường. Chỉ số ít người tham gia khảo sát cho rằng thuế có vai trò trong việc điều tiết lượng khách du lịch. Có đến gần 70,00% tổng số người tham gia khảo sát tin rằng thuế du lịch có vai trò quan trọng đối với chiến lược phát triển du lịch bền vững của điểm đến. Ngoài ra, có gần 2/3 tổng số người tham gia khảo sát tin rằng sự tham gia của khách du lịch trong việc xây dựng chính sách thuế du lịch là thật sự cần thiết, các kết quả được mô tả cụ thể dưới bảng số liệu sau: Bảng 1. Đánh giá vai trò của thuế du lịch Không Phân vân/ Đặc biệt Nhận thức quan trọng trung dung uan trọng Vai trò của thuế đối với phát triển du lịch bền vững 4,80% 25,70% 69,50% Vai trò của khách du lịch trong việc xây dựng chính sách thuế du lịch 5,30% 26,20% 68,50% Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Khi được hỏi về việc trách nhiệm đóng thuế thuộc về những đối tượng nào, phần lớn người tham gia khảo sát cho rằng trách nhiệm chi trả cho thuế du lịch thuộc về các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Kết quả thống kê cho thấy công ty du lịch - đại lý lữ hành và các cơ sở kinh doanh nhà hàng - khách sạn được người tham gia khảo sát lựa chọn nhiều nhất. Ngược lại, rất ít người tham gia khảo sát
- Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 227 cho rằng người dân địa phương và khách du lịch là những đối tượng không thu lợi từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, do đó họ không có nghĩa vụ phải đóng thuế. Hình 3. Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Trên thực tế, khách du lịch cũng là đối tượng có khả năng tiếp cận và thụ hưởng các lợi ích của “hàng hóa công” và sự có mặt của họ có thể gây ra các ngoại tác tiêu cực đối với điểm đến. Do đó, việc truy thu thuế đối với khách du lịch là việc cần phải thực hiện nhằm tái phân bổ cấu trúc chi phí và lợi ích, đảm bảo tính công bằng xã hội. Tuy nhiên, không giống với những nhận định trên, Gen Z cho rằng khách du lịch không có nghĩa vụ phải đóng thuế du lịch khi tham quan tại điểm đến. 3.2. Sự sẵn lòng chi trả thuế du lịch của Gen Z Dù rằng Gen Z ý thức được thuế du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch bền vững của điểm đến, song khi họ được hỏi về sự sẵn sàng chi trả cho thuế với tư cách là khách du lịch, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận những ý kiến phản hồi rất khác nhau, những phát hiện này được trực quan hoá dưới dạng biểu đồ sau: Hình 4. Sự sẵn sàng chi trả cho thuế du lịch Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Có 33,00% trong tổng số người tham gia khảo sát sẵn sàng chi trả cho thuế du lịch và có 9,00% tổng số người tham gia khảo sát hoàn toàn không sẵn lòng. Bên cạnh đó, có
- 228 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... đến 58,00% người tham gia khảo sát có thái độ phân vân khi được hỏi về sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch. Nghiên cứu cũng chỉ ra có 04 nguyên nhân chính lý giải cho việc vì sao Gen Z có thái độ phân vân hoặc không sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch: Hình 4. Lí do không sẵn sàng chi trả cho thuế du lịch Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Trong đó, việc gia tăng áp lực về mặt chi phí cho chuyến du lịch là nguyên nhân chính khiến cho Gen Z chưa thật sự sẵn sàng chi trả cho thuế du lịch. Ngoài ra, sự mơ hồ về lợi ích mà thuế mang lại và sự nghi ngờ về tính minh bạch trong việc truy thu và sử dụng nguồn thuế đóng góp cũng là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch của Gen Z. Mặt khác, chỉ một số ít người tham gia khảo sát nghĩ rằng việc truy thu thuế du lịch đối với du khách là không thiết thực vì họ đã đóng góp cho địa phương thông qua hoạt động tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Đối với những người tham gia khảo sát có thái độ sẵn sàng chi trả cho thuế du lịch, họ cũng được mời nêu lên những mong muốn của bản thân về những quyền lợi mà họ sẽ nhận được nếu như họ thực hiện nghĩa vụ thuế. Phần lớn những người có thái độ sẵn sàng chi trả cho thuế du lịch mong muốn sẽ nhận được các ưu đãi tại điểm đến và được thông tin một cách chi tiết về kế hoạch và kết quả của việc sử dụng nguồn thuế đóng góp. Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận việc được hưởng các đặc quyền khi tham quan du lịch là điều mà khách du lịch chi trả thuế muốn nhận được. Hình 5. Những mong đợi của người sẵn sàng chi trả thuế du lịch Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện kiểm định giả thuyết để tìm thêm những phát hiện mới từ dữ liệu thu thập được. Kỹ thuật phân tích chính được sử dụng là hồi
- Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 229 quy logistic nhằm tìm ra mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để lý giải một số kết quả đã thu được ở nội dung thống kê mô tả. Các giải thuyết bao gồm: • H1: Khách du lịch đã tiếp cận thông tin về thuế du lịch có xu hướng sẵn sàng chi trả cho thuế Giả thuyết H1 được đặt ra với mục đích tìm hiểu xem việc tiếp cận thông tin về thuế du lịch có ảnh hưởng như thế nào đối với sự sẵn sàng chi trả cho thuế. Nhóm nghiên cứu dự đoán rằng, việc tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, nhất là khi du khách hiểu rõ tầm quan trọng của thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội sẽ có thể ảnh hưởng rất lớn đối với quyết định chi trả cho thuế du lịch. Để kiểm định giả thuyết, các biến độc lập và biến phụ thuộc được tạo lập theo dạng biến nhị phân được mô tả theo bảng sau: Loại biến Phân loại Mã hoá Biến độc lập Chưa từng nghe qua thuế du lịch 0 Hiểu biết về thuế du lịch Đã từng nghe qua thuế du lịch 1 Biến phụ thuộc Không sẵn lòng 0 Sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch Sẵn lòng 1 Sau khi mã hoá dữ liệu, kết quả phân tích hồi quy logistics đơn biến được mô tả dưới bảng số liệu sau: Biến độc lập Coeff. SE z Sig. [95% conf. interval] Hiểu biết về thuế 0.19 0.29 0.63 0.529 -0.3912 0.76186 _cons -0.80 0.21 -3.90 0.000 -1.2087 -0.39985 * Hệ số tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05 (2-tailed) Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả bằng STATA/SE 17.0 Kết quả phân tích hồi quy logistics cho thấy với hệ số tương quan là 0.19 thì khách du lịch thuộc Gen Z đã tiếp cận thông tin liên quan đến thuế du lịch có xu hướng sẵn lòng chi trả cao hơn 21% so với khách du lịch thuộc nhóm chưa từng tiếp cận thông tin về thuế du lịch. Tuy nhiên, Sig. = 0.529 lớn hơn mức ý nghĩa (0.05) do đó chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H1 và vẫn chưa thể kết luận việc tiếp cận thông tin về thuế du lịch có thể ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch của Gen Z hay không. Mặc dù vậy, với hệ số tương quan dương (Coeff. =0.19) thì giả thuyết này hoàn toàn có thể tiếp tục được kiểm định tái lập trong các nghiên cứu trong tương lai. • H2: Thu nhập có liên hệ đến sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch của Gen Z Dựa theo kết quả thống kê mô tả, phần lớn khách du lịch Gen Z cho rằng việc chi trả cho thuế du lịch có thể gia tăng áp lực về tài chính cho chuyến đi du lịch của họ. Giả thuyết H2 được kiểm định nhằm tìm ra mối liên hệ giữa mức thu nhập của họ đối với sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch của Gen Z, liệu rằng người có thu nhập cao sẽ
- 230 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... có xu hướng sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch hay không? Căn cứ vào báo cáo về tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê, nhóm nghiên cứu lựa chọn mức thu nhập 07 triệu VNĐ làm cơ sở để phân chia khoảng thu nhập của người tham gia khảo sát (Tổng cục Thống kê, 2023). Tương tự giả thuyết H1, giả thuyết H2 cũng được kiểm định bằng phương pháp hồi quy logistics đơn biến, trong đó biến độc lập và biến phụ thuộc được tạo lập và mã hoá như sau: Loại biến Phân loại Mã hoá Biến độc lập Dưới 07 triệu VNĐ 0 Mức thu nhập của khách du lịch Từ 07 triệu VNĐ trở lên 1 Biến phụ thuộc Không sẵn lòng 0 Sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch Sẵn lòng 1 Sau khi mã hoá dữ liệu, kết quả phân tích hồi quy logistics đơn biến được mô tả dưới dạng bảng số liệu sau: Biến độc lập Coeff. SE z Sig. [95% conf. interval] Mức thu nhập 0.68 0.33 2.09 0.037* 0.04092 1.31853 _cons -0.90 0.18 -5.11 0.000 -1.24924 -0.55649 * Hệ số tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05 (2-tailed) Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả bằng STATA/SE 17.0 Dựa theo kết quả phân tích hồi quy logistic, với hệ số tương quan là 0.68, khách du lịch có mức thu nhập cao hơn sẽ có xu hướng sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch cao hơn 97% so với khách du lịch có mức thu nhập thấp hơn (dưới 07 triệu VNĐ). Theo cách diễn giải khác, yếu tố thu nhập có mối liên hệ với sự sẵn lòng chi trả thuế du lịch của Gen Z. Với Sig. = 0.037 (
- Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 231 ích, việc nâng cao nhận thức cho khách du lịch về việc cần phải thực hiện nghĩa vụ thuế là điều cần thiết. Thứ hai, việc kiểm định giả thuyết H1 đã chỉ ra rằng việc tiếp cận với thông tin có liên quan đến thuế du lịch có thể có liên hệ với sự sẵn lòng chi trả thuế. Tuy nhiên, do sự hạn chế về cỡ mẫu của nghiên cứu, kết quả kiểm định giả thuyết còn chưa hoàn toàn mang ý nghĩa thống kê. Song với hệ số tương quan dương, nhóm nghiên cứu có cơ sở để dự đoán rằng việc cung cấp thông tin về thuế du lịch một cách chi tiết có thể giúp cho khách du lịch hiểu rõ hơn về vai trò của thuế và trách nhiệm của xã hội, qua đó có thể nâng cao nhận thức và thúc đẩy du khách cùng tham gia thực hiện nghĩa vụ thuế du lịch hướng tới phát triển du lịch bền vững. Thứ ba, mặc dù Gen Z cho rằng việc thu thuế du lịch sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững, song vẫn còn có nhiều nguyên nhân khiến cho Gen Z không sẵn sàng cho việc chi trả thuế du lịch. Trong đó nguyên nhân hàng đầu chính là việc thuế du lịch có thể gia tăng áp lực về mặt chi phí cho chuyến tham quan của họ. Kết quả kiểm định giả thuyết H2 cũng đưa ra một phát hiện quan trọng khi thu nhập và sự sẵn lòng chi trả thuế du lịch có mối quan hệ tương quan với nhau. Cụ thể hơn, với khách du lịch có mức thu nhập cao thì sẽ sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch hơn nhóm có mức thu nhập thấp hơn. Cuối cùng, khách du lịch có thái độ sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch có mong muốn được nhận các lợi ích cụ thể từ hoạt động đóng góp của mình. Ví dụ, các ưu đãi - đặc quyền dành riêng có thể khuyến khích khách du lịch tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ thuế khi tham quan tại điểm đến. Bên cạnh đó, việc thông tin cho khách du lịch về kế hoạch và kết quả của việc sử dụng nguồn thuế đóng góp một cách đầy đủ, minh bạch là điều mà khách du lịch mong đợi. Dựa trên kết quả nghiên cứu và những phát hiện chính, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số kiến nghị: • Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về thuế du lịch. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò tham gia của xã hội và nhất là trách nhiệm của khách du lịch khi tham quan tại điểm đến. • Minh bạch hóa các khoản đóng góp và công bố chi tiết về kế hoạch và kết quả của việc sử dụng nguồn thuế đóng góp. Việc minh bạch hoá kế hoạch và kết quả sử dụng thuế sẽ góp phần tạo cảm giác yên tâm và giúp du khách hình dung rõ hơn về những lợi ích thiết thực mà thuế mang lại. • Xây dựng chính sách thuế phù hợp, tùy vào tình hình thực tế của địa phương và định hướng phát triển du lịch để đưa ra các kế hoạch truy thu thuế một cách hợp lý. Cần khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong việc xây dựng và phát triển chính sách thuế du lịch.
- 232 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... • Chính quyền địa phương hoặc ban quản lý du lịch có thể cân nhắc khả năng chi tiêu của du khách như là một tiêu chí để đề xuất các mức thuế phù hợp. Ví dụ, đối với nhóm khách có khả năng chi tiêu cao cho chương trình du lịch của họ, chính quyền địa phương có thể gợi ý một số khoản đóng góp dành riêng cho các chương trình du lịch đặc biệt này như tham quan vùng lõi di sản, khám phá rừng nguyên sinh... • Bên cạnh đó, ở những bước đầu tiên trong việc thực hiện truy thu thuế, chính quyền địa phương và ban quản lý du lịch cần lựa chọn cách tiếp cận gần gũi, tránh gây cảm giác áp đặt. Ví dụ, có thể cân nhắc việc sử dụng từ ngữ như “phí bảo vệ môi trường”, “khoản đóng góp cho bảo tồn di sản” thay cho “thuế du lịch”. Bài viết còn có một số hạn chế do cỡ mẫu nghiên cứu còn khá nhỏ (với biên độ sai số E = 0,07) và những hạn chế nhất định trong phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên dữ liệu sơ cấp thu thập được chưa hẳn mang tính đại diện cho cả tổng thể. Tuy nhiên với các kết quả thu thập được và những phát hiện mới, nghiên cứu này sẽ gợi mở cho những nghiên cứu tái lập trong tương lai. Các nhà nghiên cứu có thể lưu tâm đến tính khả thi trong việc thực hiện chính sách, đề xuất mức thuế phù hợp hoặc tìm các sáng kiến mới trong việc áp dụng thuế du lịch trong tương lai. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong tương lai có thể cân nhắc đến việc kiểm định các giả thuyết nhằm tìm ra các yếu tố chính có thể gây ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho thuế du lịch của du khách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (1991). Công văn số 718-TC/TCT ngày 31/05/1991 về việc thu thuế doanh thu đối với một số hoạt động của ngành du lịch. 2. Cục Du lịch Quốc gia (2024). Số liệu thống kê du lịch. (https://vietnamtourism.gov.vn/statistic). 3. Tổng cục Thống kê. (2023). Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý III và 9 tháng 2023. 4. Christou, Prokopis A (2022). The History and Evolution of Tourism. doi: 10.1079/9781800621282.0000. 5. Cochran, W. G. (1977). Sampling techniques (3rd ed.). New York: John Wiley & Sons. 6. Dhand, N. K., & Khatkar, M. S. (2014). Statulator: An online statistical calculator. Sample Size Calculator for Estimating a Single Proportion. http://statulator.com/SampleSize/ss1P. html. Accessed November 20, 2023. 7. Durbarry, R. (2008). Tourism taxes: Implications for tourism demand in the UK. Review of Development Economics, 12(1), 21-36. 8. Gooroochurn, N. (2004, September). Tourism taxation: A theoretical and empirical investigation. In ECOMOD International Conference on Input-Output and General Equilibrium: Data, Modelling and Policy Analysis. 9. Guido Candela, Paolo Figini. (2010). The economics of tourism destination. Springer Texts in Business and Economics.
- Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 233 10. Julious, S. A. (2005). Sample size of 12 per group rule of thumb for a pilot study. Pharmaceutical Statistics: The Journal of Applied Statistics in the Pharmaceutical Industry, 4(4), 287-291. 11. Marron, D. B. (2015, January). Should We Tax Internalities Like Externalities?. In Proceedings. Annual Conference on Taxation and Minutes of the Annual Meeting of the National Tax Association (Vol. 108, pp. 1-23). National Tax Association. 12. Seraphin, H., Sheeran, P., & Pilato, M. (2018). Over-tourism and the fall of Venice as a destination. Journal of Destination Marketing and Management, 9, 374-376. 13. Sheng, L., & Tsui, Y. (2009). Taxing tourism: enhancing or reducing welfare?. Journal of Sustainable Tourism, 17 (5), 627-635. 14. UNWTO. (1998). Tourism Taxation: Striking a Fair Deal. Madrid: United Nations World Tourism organization. 15. UNWTO. (2018). UNWTO Tourism Highlights: 2018 Edition. Madrid: World Tourism Organization (UNWTO). doi:10 .18111/9789284419876. 16. UNWTO. (2023). International tourism to end 2023 close to 90% of pre-pandemic levels. Trang thông tin Tổ chức Du lịch Thế giới. (https://www.unwto.org/news/international- tourism-to-end-2023-close-to-90-of-pre-pandemic-levels). Accessed December 24, 2023. 17. Città di Venezia. (2021). Regolamento per l’istituzione e la disciplina del contributo di accesso, con qualsiasi vettore, alla città antica del Comune di Venezia e alle altre isole minori della laguna.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn