intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức về nếp sống có văn hóa của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá nhận thức của sinh viên về nếp sống có văn hóa. Kết quả nghiên cứu trên 200 sinh viên (120 nữ và 80 nam) của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk cho thấy, nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa trong nếp sống là tương đối đúng, tuy nhiên nhận thức đó chưa ổn định, chưa có sự hiểu biết hoàn toàn đầy đủ, đúng đắn về giá trị của một nếp sống có văn hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức về nếp sống có văn hóa của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 NHẬN THỨC VỀ NẾP SỐNG CÓ VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TỈNH ĐẮK LẮK NGUYỄN THỊ THẮM Khoa Đại cương - Sư phạm, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk Email: nguyenthamvhnt@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá nhận thức của sinh viên về nếp sống có văn hóa. Kết quả nghiên cứu trên 200 sinh viên (120 nữ và 80 nam) của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk cho thấy, nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa trong nếp sống là tương đối đúng, tuy nhiên nhận thức đó chưa ổn định, chưa có sự hiểu biết hoàn toàn đầy đủ, đúng đắn về giá trị của một nếp sống có văn hóa. Nhận thức sai, thiếu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những biểu hiện thiếu văn hóa trong nếp sống của sinh viên, bên cạnh đó là các tác động khách quan cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các biểu hiện thiếu văn hóa của sinh viên. Từ kết quả trên, bài viết đề xuất một số biện pháp tác động giáo dục nhằm nâng cao nếp sống có văn hóa cho sinh viên. Từ khóa: Nhận thức, nếp sống có văn hóa, sinh viên, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nhân tố kết dính mọi mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời còn là hệ điều chỉnh sự phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất, cốt cách con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Nền tảng đó đã giúp cho nhân dân ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về văn hóa, được thể hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [1], Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” [2],… góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách của con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo [3], [4]. Vì vậy, giáo dục cho lớp trẻ những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp là một nhiệm vụ quan trọng giúp họ đứng vững trước những tác động tiêu cực của xã hội để đảm nhận sứ mệnh nặng nề và cao cả của mình. Nằm trong chiến lược đào tạo, phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ, việc xây dựng nếp sống có văn hóa của sinh viên là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Để việc xây dựng nếp sống có văn hóa đạt hiệu quả, trước hết phải nghiên cứu, khảo sát nhận thức của sinh viên về vấn đề này. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là 200 sinh viên (80 nam và 120 nữ) đang học năm thứ nhất (78 sinh viên), năm thứ hai (52 sinh viên) và năm thứ ba (70 sinh viên) thuộc các khoa Mỹ Thuật (28 sinh viên), Âm nhạc (146 sinh viên) và Quản lý văn hóa (26 sinh viên) của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk. 128
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 200 sinh viên này có độ tuổi từ 15 đến 22 tuổi; với hơn 40% là con em đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên là: Ê đê, Jarai, M’Nông, Xê Đăng, H’mông, Dao, Bana. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng để tiến hành nghiên cứu này bao gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thống kê toán học. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Phương pháp này sử dụng hệ thống bảng hỏi nhằm khảo sát thực trạng nhận thức, biểu hiện và các yếu tố tác động tới nếp sống có văn hóa của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk và đây là phương pháp chính của đề tài. - Nội dung điều tra: Thực trạng nhận thức, thái độ, biểu hiện, hành vi có văn hóa và thiếu văn hóa của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk. - Cách tiến hành: + Nêu mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu, giới thiệu về phiếu trưng cầu ý kiến. + Hướng dẫn sinh viên cách trả lời các câu hỏi. + Thời gian để sinh viên trả lời là 50 phút. + Thu phiếu và đối chiếu sơ bộ các phiếu phát ra. - Cách xử lý số liệu: + Tính tỷ lệ % các phương án trả lời. + Cho điểm số các phương án trả lời và tính điểm trung bình. - Cách cho điểm: Về nhận thức: Đúng: 3 điểm Chưa hoàn toàn đúng 2 điểm Sai 1 điểm Về thái độ: Đồng tình: 3 điểm Phân vân 2 điểm Không đồng tình: 1 điểm Về biểu hiện: Thường xuyên: 3 điểm Đôi khi: 2 điểm Không bao giờ 1 điểm 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của việc xây dựng nếp sống có văn hóa Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết xây dựng nếp sống có văn hóa cho sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk thể hiện ở Biểu đồ 1 cho thấy, đa số (84%) ý kiến cho rằng rất cần thiết và chỉ 13% ý kiến cho rằng cần thiết). Như vậy, hầu hết sinh viên đã có nhận thức đúng về sự cần thiết của việc xây dựng nếp sống có văn hóa. 129
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 0% 3% 13% 84% Không cần thiết Bình thường Cần thiết Rất cần thiết Biểu đồ 1. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của việc xây dựng nếp sống có văn hóa Nhận thức là cơ sở định hướng cho mọi thái độ và hành động trong thực tiễn cuộc sống của con người, vì vậy nhận thức đúng và đủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự hình thành và phát triển các biểu hiện có văn hóa trong thái độ và hành vi của mỗi cá nhân. Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết xây dựng nếp sống có văn hóa của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk là cơ sở, nền tảng để xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện theo mục tiêu giáo dục. 3.2. Nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa trong nếp sống Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa trong nếp sống được thể hiện: 3.2.1. Nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa trong nếp sống học tập Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa trong nếp sống học tập Thứ bậc Thứ TT Nội dung nhận thức ĐTB ĐLC nhóm hạng 1. Đi học đúng giờ 2.60 .491 2 Hoạt 2. Tương tác với giáo viên 2.52 .558 5 động 3. Giải quyết khó khăn trong học tập 2.57 .698 3 học tập 1 4. Thái độ khi tiếp xúc với giáo viên 2.62 .677 1 5. Thực hiện quy chế thi cử 2.54 .608 4 ĐTBC nhóm 2.57 .343 Kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy: Sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk nhận thức tương đối đúng về giá trị văn hóa trong nếp sống học tập với điểm trung bình chung của nhận thức về nếp sống văn hóa trong học tập đạt được ở mức độ tiệm cận biên giới phía dưới của mức độ “thường xuyên” (ĐTB = 2.57). Trong đó, có giá trị xếp ở thứ bậc cao nhất là giá trị biểu hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam “Lễ phép, khiêm tốn khi tiếp xúc với thầy cô” (ĐTB=2.62). Điều này thể hiện sinh viên trường Cao đẳng văn 130
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 hóa nghệ thuật Đắk Lắk tuy có nhiều tiến bộ trong nếp sống để tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống của dân tộc. 3.2.2. Nhận thức của sinh viên về nếp sống có văn hóa trong quan hệ ứng xử Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về nếp sống có văn hóa trong quan hệ ứng xử Thứ bậc Thứ TT Nội dung nhận thức ĐTB ĐLC nhóm hạng 1. Ứng xử đúng đắn với bạn và trong quan hệ xã hội 2.65 .478 3 Quan 2. Thái độ trong ứng xử 2.67 .586 2 2 hệ - 3. Trung thực trong giao tiếp 2.74 .440 1 ứng xử 4. Thái độ cư xử phù hợp của sinh viên văn hóa 2.27 .488 5 nghệ thuật 5. Cách cư xử phù hợp nhất 2.28 .828 4 ĐTBC nhóm 2.52 .264 Kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy: Nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk về các giá trị văn hóa trong nếp sống quan hệ ứng xử có phần thấp hơn so với nhận thức của họ về các giá trị văn hóa trong nếp sống học tập. Cụ thể: ĐTB trong học tập = 2.57 và ĐTB trong quan hệ ứng xử là = 2.52. Điều này cũng dễ hiểu vì các em vẫn đặt việc học lên hàng đầu, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với sinh viên. 3.2.3. Nhận thức của sinh viên về nếp sống có văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày Bảng 3. Nhận thức của sinh viên về nếp sống có văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày Thứ bậc Thứ TT Nội dung nhận thức ĐTB ĐLC nhóm hạng 1. Nề nếp sinh hoạt của sinh viên 2.33 .666 4 Trong 2. Cư xử khi bạn bè gặp khó khăn 2.59 .532 2 sinh 3. Mức độ tham gia của sinh viên trong sinh hoạt 2.67 .532 1 hoạt tập thể 3 hàng 4. Quan niệm đúng đắn về việc thờ cúng 2.65 .700 2 ngày 5. Nếp sinh hoạt vật chất phù hợp với sinh viên 2.02 .776 5 ĐTBC nhóm 2.45 .335 ĐTB Chung 2.51 .219 Kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy: Sinh viên Trường Văn hóa Nghệ thuật có những nhận thức về nếp sống có văn hóa – trong sinh hoạt chưa ổn định (ĐTB =2.45 dưới 2.5). Trong ba nội dung nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa trong nếp sống, thì nội dung nếp sống trong học tập có mức độ nhận thức cao nhất, tiếp đến là nếp sống trong quan hệ ứng xử, và cuối cùng là nếp sống trong sinh hoạt. Với ĐTB chung là 2.51 cho thấy sinh viên đã có nhận thức tương đối đúng về nếp sống văn hóa, nhưng còn một số giá trị sinh viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn giá trị của nó. Xét về nội dung của nếp sống có văn hóa thì nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk có sự khác biệt. Nhận thức về nếp sống có văn hóa của sinh viên trong học tập thì kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có nhận thức tương đối đúng về giá trị văn hóa trong nếp sống học tập với điểm trung bình chung của nhận thức đạt mức độ tốt với ĐTB là 2.57. Trong đó, có giá trị xếp ở thứ bậc cao nhất là “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam “Lễ phép, khiêm tốn khi tiếp xúc với thầy cô” với ĐTB là 2.62. Tiếp theo là “Đi học đầy đủ, đúng giờ” với ĐTB là 2.60. Điều này 131
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 biểu hiện ý thức tốt trong việc thực hiện những nề nếp học tập của sinh viên là khá tốt. Bên cạnh đó, các em còn có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập như “Tinh thần hợp tác, bạn bè giúp đỡ nhau trong học tập” đạt 2.57, xếp thứ hạng ba. Hai biểu hiện về nếp sống có văn hóa được xếp ở những thứ hạng thấp nhất là “Tính trung thực trong thi cử” với ĐTB =2.54 xếp ở thứ hạng 4 và mặt “Tương tác với giáo viên trong giờ học” với ĐTB là 2.52 xếp ở thứ hạng 5. Nhìn chung nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk về các giá trị văn hóa trong nếp sống học tương đối đúng đắn và đầy đủ. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ nhận thức các giá trị biểu hiện ý thức trong học tập với các giá trị biểu hiện văn hóa quan hệ trong học tập. Nhận thức về nếp sống có văn hóa trong quan hệ ứng xử được xếp thứ hai với ĐTB chung là 2.52. Tuy nhiên ở các mặt biểu hiện có sự khác biệt như: Tính trung thực trong giao tiếp xếp vị trí cao nhất với ĐTB là 2.74; Thái độ quan hệ ứng xử trong giao tiếp xếp thứ hai với ĐTB là 2.67. Ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ với ĐTB là 2.65 và thấp nhất là có Thái độ cư xử phù hợp nhất với ĐTB là 2.27. Tính trung thực trong quan hệ giao tiếp được sinh viên đánh giá rất cao, dù có xu hướng quan hệ giao tiếp rộng rãi, hướng ngoại nhưng sinh viên vẫn giữ được những phẩm chất cơ bản, đó là tính trung thực, thật thà. Khi trao đổi với một số sinh viên Sư phạm âm nhạc năm thứ 2, các em cho biết: tính trung thực, thật thà là thước đo đạo đức của mỗi cá nhân đối với cộng đồng xã hội. Trong khi đó, thái độ cư xử phù hợp với mọi người lại được các em nhận thức ở mức rất thấp (ĐTB = 2.27), sinh viên của trường chủ yếu là con em dân tộc thiếu số có đời sống vật chất và tinh thần chưa cao, các em có sự tiếp xúc xã hội hạn chế, nên vẫn nhiều thái độ cư xử chưa phù hợp. Qua phỏng vấn một số giảng viên cho biết, khi tiếp xúc với giảng viên các em tỏ ra khá bối rối, khó khăn trong việc truyền đạt nguyện vọng của mình với thầy cô. Số liệu trên cho thấy, sinh viên nghệ thuật có định hướng ban đầu tích cực để xây dựng các mối quan hệ ứng xử tốt đẹp. Tuy nhiên, các mối quan hệ đó đều chưa ổn định, thiếu bền chặt. Vì vậy, cần phải giúp sinh viên nhận thức rõ về các mối quan hệ ứng xử tốt đẹp, để các em xây dựng một nếp sống có văn hóa. Nhận thức về nếp sống có văn hóa trong sinh hoạt của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật có những biểu hiện có văn hóa chưa ổn định với ĐTB là 2,45. Cuộc sống sinh viên có nhiều điểm khác biệt so hơn với thời học phổ thông rất nhiều, các em sinh viên chủ yếu sống xa gia đình, tự lập về nhiều mặt nên gặp khá nhiều khó khăn. Dù ở ký túc xá hay thuê phòng trọ ở ngoài thì các em vẫn phải tự mình lo toan khi không có bố mẹ ở bên, các em phải đối mặt với rất nhiều thử thách, trong khi các em còn ít tuổi và có quá ít kinh nghiệm sống, ít trải nghiệm thực tế, đó là thách thức không nhỏ. Trao đổi với cán bộ quản lý ký túc xá của trường, chúng tôi được biết, hầu hết các em ở ký túc xá đều xa nhà lần đầu, các em vẫn quên nếp sống ở gia đình, vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày các em vẫn gặp những khó khăn nhất định, như: Chưa biết cách sắp xếp góc học tập, chưa biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, chưa quen với môi trường tập thể... Nề nếp sinh hoạt hàng ngày với ĐTB là 2.33; nhu cầu sinh hoạt vật chất phù hợp với ĐTB là 2.02. Sinh viên vẫn mắc phải những nhược điểm cố hữu trong nếp sinh hoạt là thích sự tự do, thiếu gọn gàng và sắp xếp thời gian không khoa học. Mức độ thường xuyên tham gia nhiệt tình các hoạt động tập thể của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk là khá cao với ĐTB là 2.67, sinh viên của trường có tố chất nghệ sĩ sẵn, nên khi tham gia vào các hoạt động tập thể thì các em hòa nhập rất nhanh, và đó cũng là cơ hội để các em thể hiện tài năng của mình trước bạ bè và thầy cô. Đã có sự thận thức đúng đắn trong việc thờ cúng tổ tiên, ông bà với ĐTB là 2.65/3. Đa số sinh viên cho rằng, “Thờ cúng là thói quen tín ngưỡng trong đời sống xã hội thể hiện nếp sống ân nghĩa, lòng thành kính, biết ơn tổ tiên, ông bà...”. Các em đa số ở nông thôn nên phong tục thờ cúng vẫn được các gia đình giữ gìn nguyên bản, nên phần nào các em cũng biết và hiểu rõ truyền thống đó. Như vậy, những biểu 132
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 hiện có văn hóa trong nếp sống sinh hoạt của sinh viên là hơi thấp, kết quả này cho thấy nếp sống có văn hóa trong nếp sống sinh hoạt vẫn còn một số biểu hiện tiêu cực. Xét theo khoa, năm thứ, chuyên ngành, xuất thân về nhận thức chung của sinh viên về các giá trị văn hóa trong nếp sống cho thấy nhận thức về nếp sống có văn hóa không bị chi phối bởi giới tính, năm thứ nhưng ít nhiều bị chi phối bởi ngành học và thành phần xuất thân. Cụ thể: Vể giới tính: So sánh mức độ nhận thức giữa sinh viên nam và sinh viên nữ về các giá trị ta thấy có sự khác biệt tương đối, nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa về khoa học (Sig = 0.055) (Sự khác nhau về số lượng chứ không khác nhau về chất lượng). Về thời gian học tập thì có sự khác nhau về số lượng, kéo theo sự khác biệt về giá trị trung bình nhưng không có ý nghĩa về mặt khoa học. Về ngành học kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt về mức độ nhận thức các giá trị văn hóa nếp sống giữa sinh viên các khoa (Mỹ thuật ĐTB là 2.43, Âm nhạc ĐTB là 2.52, và Quản lý văn hóa ĐTB là 2.61), sự khác biệt này có ý nghĩa nhất định về mặt thống kê. Sinh viên khoa Quản lý Văn hóa có mức nhận thức các giá trị văn hóa cao nhất, tiếp đến là sinh viên khoa Âm nhạc – Múa, và cuối cùng là sinh viên khoa Mỹ thuật. Về thành phần xuất thân, kết quả cho thấy có sự khác biệt khá lớn về mức độ nhận thức các giá trị văn hóa trong nếp sống giữa sinh viên có thành phần gia đình xuất thân khác nhau (gia đình công chức ĐTB là 2,72, gia đình nông nghiệp ĐTB là 2.52, gia đình làm các nghề khác ĐTB là 2,48). Như vậy, văn hóa gia đình có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức các giá trị văn hóa trong nếp sống của sinh viên, các em con gia đình công chức có nhận thức cao nhất, tiếp đến là các em con gia đình nông dân và cuối cùng là các em con gia đình làm nghề tự do (khác). 4. KẾT LUẬN VÀ BIỆN PHÁP Nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk về các giá trị văn hóa trong nếp sống là tương đối tốt, tuy nhiên nhận thức đó chưa phản ánh hết bản chất của các giá trị, chưa ổn định, chưa thống nhất về một nếp sống có văn hóa. Nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa trong học tập cao hơn, nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa trong quan hệ ứng xử và sinh hoạt. Nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa nếp sống không bị chi phối bởi giới tính, năm thứ nhưng ít nhiều bị chi phối bởi ngành học và thành phần xuất thân. Qua nghiên cứu cho thấy trong công tác giáo dục, nhà trường cần tăng cường giáo dục hơn nữa về nếp sống cho sinh viên đặc biệt là sinh viên trường Văn hóa Nghệ thuật. Để làm điều này, nhà trường tăng cường nâng cao nhận thức cho sinh viên về văn hóa, giá trị văn hóa và nếp sống có văn hóa ở mỗi sinh viên. Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục nếp sống có văn hóa cho sinh viên. Phát động các phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường, lớp học và ngoài xã hội ở sinh viên. Tăng cương kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục nếp sống có văn hóa cho sinh viên và có sự nêu gương, khen thương sinh viên có lối sống đẹp, hành vi ứng xử tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Dũng (chủ biên, 2008) Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội. [2] Nguyễn Văn Dân (2011). Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB Khoa học xã hội. [3] Lê Thị Thanh Hương (2010), Nhân cách văn hóa tri thức Việt Nam trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội [4] Nguyễn Quang Uẩn (1997). Tuyển tập báo cáo chuyên đề giáo dục đạo đức lối sống mới cho sinh viên, ĐHSP Hà Nội. 133
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Title: AWARENESS OF CULTURAL LIVING WITH STUDENTS FROM COLLEGE OF CULTURE AND ARTS DAK LAK Abstract: The research is conducted to assess students' perception of cultural life style. Research is implemented on over 200 students (120 females and 80 males) of College of Culture and Arts Dak Lak which shows that students' perceptions of cultural values in life style are relatively true, but the perception is not stable. There is no complete and correct understanding of the value of a cultured lifestyle. Misconceptions are the underlying cause of the lack of culture in student's life, and the objective effects also directly affect the lack of culture of students. From the above results, the paper proposes some educational impact measures to improve the cultural life of students. Keywords: Awareness, Cultural Lifestyle, Student, College of Culture and Arts. 134
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1