intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trình bày thực trạng nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh; Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)

  1. NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUTECH) Nguyễn Thị Hương, Đào Huyền Trúc, Huỳnh Thị Thúy Ngân Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Hiền TÓM TẮT Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt, nhất là Trung Quốc. Bởi Trung Quốc là một quốc gia có dân số đông nhất nhất thế giới với nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Do đó, tiếng Trung đang dần trở thành ngôn ngữ được nhiều người sử dụng và càng thông dụng hơn trên thế giới. Vì thế, ngành ngôn ngữ Trung Quốc đang dần trở thành một ngành học đầy tiềm năng với cơ hội phát triển nghề nghiệp cao trong tương lai. Có thể thấy, hiện nay các công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là rất lớn. Do đó, việc làm cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc sau tốt nghiệp sẽ rất rộng mở. Vậy nên, việc nâng cao nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực về các ngành nghề sử dụng tiếng Trung. Từ khóa: nhận thức việc làm, vị trí việc làm, sinh viên ngôn ngữ Trung Quốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập, cùng nhau hợp tác phát triển về kinh tế - chính trị, kéo theo đó là các nền văn hóa tiên tiến được du nhập ở nước ta nên việc tiếp thu ngôn ngữ mới là một điều cần thiết. Từ nhiều năm gần đây, chính sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc đã khiến nước này trở thành một trong những cường quốc trên thế giới. Các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam rất nhiều, đã mang đến nhiều cơ hội việc làm cho thị trường lao động Việt Nam. Và cũng từ đây Ngôn ngữ Trung Quốc cũng đã được áp dụng thành ngành đào tạo chính quy ở các trường đại học trên cả nước. Theo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, nhiều sinh viên chọn trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) là bến đậu tiếp theo của mình với mong muốn được giảng dạy tận tình và chuyên sâu. Song cũng có rất nhiều bất cập về các vấn đề cần lý giải như việc học tiếng Trung sẽ làm gì? Ra trường có nhiều cơ hội việc làm hay không?... Chính vì thế bài nghiên cứu “Nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH)” sẽ cung cấp nhiều kiến thức tổng quan cũng như với mong muốn định hướng vị trí việc làm với sinh viên sau này, đưa ra nhiều biện pháp giải quyết tốt nhất với những tình huống khác nhau. 3583
  2. Để thực hiện bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp: phân tích - so sánh - tổng hợp lý thuyết, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm và liệt kê. 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sau khi tiến hành khảo sát trên 55 bạn sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc của trường Đại học HUTECH, phần lớn là các bạn nữ (49 bạn) chiếm tỷ lệ 89,1% và các bạn nam (6 bạn) chiếm tỷ lệ thấp 10,9%. Trong đó có đầy đủ sinh viên của các năm từ năm nhất đến năm tư. 2.1. Nhận thức về các vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại HUTECH Nhận thức về các vị trí việc làm của sinh viên có thể hiểu đơn giản rằng đó là sự hiểu biết của các bạn sinh viên về ngành học mà mình được đào tạo bao gồm những kiến thức, kỹ năng chuyên môn của ngành học và sự hiểu biết về các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành học đó. Qua đó có thể thấy rằng nhận thức vị trí việc làm của sinh viên là cơ sở, nền móng cho định hướng việc làm của sinh viên khi ra trường. Để sau khi tốt nghiệp sinh viên có một công việc đúng với chuyên ngành, với đam mê của chính mình, thì trước hết các bạn sinh viên phải nhận thức được việc học ngành học đó mình sẽ làm gì và là ai trong tương lai. Khi được hỏi lý do tại sao các bạn lại chọn ngành ngôn ngữ Trung Quốc được thể hiện ở bảng 1, số sinh viên chọn theo học do yêu thích tiếng Trung chiếm tỷ lệ cao nhất 81,5%, tiếp theo đó là theo nhu cầu thị trường việc làm cũng chiếm tỷ lệ cao đáng kể 54,5%. Còn các lý do khác như được gia đình, người thân, bạn bè, nhà trường định hướng hay một số lý do khác chiếm tỷ lệ thấp. Sinh viên từ những lý do này đã giúp bản thân có những định hướng rõ hơn khi chọn học ngành tiếng Trung. Bảng 3: Lý do sinh viên chọn ngành ngôn ngữ Trung Quốc Lý do Tần suất Tỷ lệ theo số mẫu (%) Yêu thích tiếng Trung 45 81,5% Theo nhu cầu thị trường 30 54,5% Được gia đình, người thân định hướng 11 20% Được bạn bè định hướng 7 12,7% Có người thân làm trong ngành này 5 9,1% Được nhà trường định hướng 2 3,6% Khác 4 7,2% 3584
  3. Tuy nhiên khi được hỏi trước khi chọn ngành học, đã tìm hiểu qua các vị trí việc làm của ngành chưa, thì có hơn một nửa trong số sinh viên tham gia khảo sát trả lời là “Rồi” chiếm tỷ lệ 60% , bên cạnh đó cũng không ít sinh viên trả lời là “Chưa” chiếm 29,1% hoặc 10,9% là “Không rõ” (Biểu đồ 1). Khảo sát này cho thấy, cũng có sinh viên chưa thật sự quan tâm đến nghề nghiệp trong tương lai của mình. Biểu đồ 2. Tình hình tìm hiểu vị trí việc làm trước khi chọn ngành học Nhưng bên cạnh đó, nhiều sinh viên nhận thức được những ngành nghề mình đã chọn, đều có cho mình những dự định trong tương lai, cũng đã tìm hiểu về việc làm theo chuyên ngành. Đa số các bạn sinh viên tìm hiểu về vị trí việc làm thông qua Google chiếm 76,4%, tiếp đến là từ các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram,.. chiếm 74,5%, từ bạn bè chiếm 41,8%, từ gia đình người thân chiếm 30,9% hay từ báo chí, ngày hội việc làm (biểu đồ 2). Qua tỷ lệ trên, đã cho thấy rằng thời đại công nghệ 4.0 đã có tác động tích cực đến các bạn sinh viên, giúp các bạn có thể tiếp cận được nhiều thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình dung công việc trong tương lại một cách rõ ràng. Biểu đồ 3. Kênh thông tin được sinh viên sử dụng để tìm hiểu về việc làm sau khi tốt nghiệp Về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm sau khi ra trường, thì các bạn sinh viên cho rằng yếu tố quan trọng nhất đó chính là theo ý thích của bản thân chiếm 85,5%, tiếp theo đó là xu hướng của xã hội chiếm 52,7% và 34,5% từ mong muốn của gia đình, còn các nhân tố khác có ảnh hưởng không cao (biểu đồ 3). 3585
  4. Biểu đồ 4. Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Theo khảo sát, các bạn sinh viên đã định hướng những công việc tương lai theo các tiêu chí riêng của mình. Qua biểu đồ 4 có thể thấy các tiêu chí đều đạt mức độ cao, cụ thể như: 76,4% bạn cho rằng có thu nhập cao, hoặc có môi trường làm việc tốt đạt mức cao nhất, tiếp theo đó có cơ hội học hỏi thêm chiếm 67,3%, đúng khả năng chuyên môn chiếm 61,8%, có triển vọng thăng tiến chiếm 58,2%. Tiêu chí được xã hội trọng vọng chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,4%. Biểu đồ 5. Tiêu chí chọn việc làm sau khi tốt nghiệp Đại học 2.2. Nhận thức về các yêu cầu vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại HUTECH 2.2.1. Các vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Khi lựa chọn một ngành học nào đó ở bậc đại học, cao đẳng hay trung cấp, thì mỗi ngành sẽ luôn gắn liền với một nghề nghiệp nhất đinh. Tuy nhiên, khi lựa chọn ngành ngôn ngữ Trung Quốc, sinh viên ngành này lại có thể lựa chọn nhiều ngành nghề khác nhau, không gò bó trong một ngành nhất định. Nhìn chung, chúng ta có thể phân thành 3 nhóm chính đó là: • Chuyên ngành sư phạm tiếng Trung • Chuyên ngành biên phiên dịch tiếng Trung • Chuyên ngành du lịch tiếng Trung Khi lựa chọn chuyên ngành sư phạm tiếng Trung, các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Trung Quốc, có niềm yêu thích ngành sư phạm thì có thể học thêm bằng nghiệp vụ sư phạm, có thể lựa chọn nhiều vị trí nghề nghiệp như: Giáo viên tại các trung tâm tiếng Trung; Giáo viên tự do; Giáo viên tại các trường trung học phổ thông; Chuyên viên và quản lý ở các trường học, trung tâm, các cơ sở giáo dục có sử dụng tiếng Trung; Trợ giảng,... 3586
  5. Lựa chọn theo chuyên ngành biên phiên dịch, đây cũng là chuyên ngành được nhiều bạn lựa chọn nhất, bởi nó mở ra rất nhiều cơ hội và vị trí việc làm như: Nhân viên văn phòng trong các doanh nghiệp tiếng Trung; Biên tập viên, Phóng viên; Làm việc trong Bộ Ngoại Giao; Phiên dịch viên; Biên dịch viên; Làm việc trong đại sứ quán,.... Và khi lựa chọn chuyên ngành du lịch, với vốn kiến thức sẵn có của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể chọn học thêm chứng chỉ nghiệp vụ du lịch để có thể làm việc ở nhiều vị trí việc làm trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ như: Nhân viên trong các công ty du lịch, lữ hành; Hướng dẫn viên du lịch; Quản trị nhà hàng khách sạn; Quản trị lữ hành; Nhân viên tiếp thị,.... 2.2.2. Nhận thức về yêu cầu vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại HUTECH 2.2.2.1. Đối với vị trí việc làm chuyên ngành sư phạm tiếng Trung Giáo viên tiếng Trung là những người chịu trách nhiệm giảng dạy tiếng Trung Quốc nhằm mục đích cung cấp cho người học những kiến thức để nâng cao trình độ tiếng Trung. Để có thể làm tốt các vị trí ở chuyên ngành này, đầu tiên cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, bên cạnh đó cần phải nắm vững các kiến thức kỹ năng chuyên môn, cần có các kỹ năng giao tiếp truyền đạt tốt, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, biết lắng nghe người khác. Ngoài ra, cũng cần có óc sáng tạo, sự tỉ mỉ cẩn thận và yếu tố hài hước. Và đặc biệt là phải yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh. Bên cạnh đó, một người giáo viên cũng phải luôn trau dồi kiến thức, đạo đức của bản thân. Một người giáo viên cũng cần có những đức tính cần thiết như phải có sự tự tin, kiên nhẫn; phải yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm; lên lớp phải có tác phong nghiêm túc chỉnh tề, luôn tôn trọng và yêu thương mọi người. Và khi được hỏi: “Để tự tin trở thành giáo viên sau khi tốt nghiệp, thì cần chuẩn bị những gì?” Các bạn sinh viên đều cho rằng cần phải học tập tốt các kiến thức trên trường, tiếp đến là làm thêm các công việc liên quan đến chuyên ngành như gia sư, trợ giảng tiếng Trung, hay học thêm kỹ năng mềm, tham gia các câu lạc bộ tiếng Trung cũng như học thêm về các khóa học nghiệp vụ sư phạm. 2.2.2.2. Đối với vị trí việc làm chuyên ngành biên phiên dịch tiếng Trung Đối với chuyên ngành biên phiên dịch, nhiệm vụ chủ yếu là thành thạo hai loại ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Việt, qua đó dịch liệu các thông tin, văn bản từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc ngược lại, tùy theo nhu cầu đối tượng sử dụng. Do đó, để có thể làm tốt các vị trí việc làm trong chuyên ngành này, các sinh viên cần có những kỹ năng chuyên môn, thông thạo được hai ngôn ngữ, có kỹ năng ngôn ngữ tốt, diễn đạt trôi chảy, bên cạnh đó cũng phải am hiểu được văn hóa của hai nước để có thể áp dụng vào thực tế giúp cho chúng ta diễn đạt được tự nhiên hơn. Để trở thành một người biên phiên dịch viên tương lai, đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm thì “Những vấn đề cần chuẩn bị để làm việc trong chuyên ngành biên phiên dịch” là gì? Các bạn sinh viên đều trả lời cần nắm vững kiến thức trên lớp, tham gia câu lạc bộ tiếng Trung, vừa học vừa thực hành, thường xuyên 3587
  6. giao lưu nói chuyện với người Trung Quốc. Bên cạnh đó các bạn cũng không ngừng nâng cao các kỹ năng mềm liên quan đến công việc đã chọn. 2.2.2.3. Đối với vị trí việc làm chuyên ngành du lịch tiếng Trung Cũng giống như chuyên ngành sư phạm tiếng Trung, để có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Ngoài những yếu tố cần thiết như phải có kiến thức kỹ năng chuyên môn của chuyên ngành du lịch, thì cũng cần có những kiến thức kỹ năng như am hiểu văn hóa vị trí địa lý của các tuyến điểm du lịch, phải có kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết trình giỏi hay nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn. Với Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch phong phú với nhiều cảnh điểm nổi tiếng, những danh lam thắng cảnh đẹp thơ mộng đã mang đến nhiều cơ hội việc làm cho nhiều vị trí việc làm ngành du lịch. Từ đó, các bạn sinh viên đã nắm bắt cơ hội lựa chọn cho mình những công việc mà bản thân mơ ước, xác định được hướng đi cho bản thân. Dựa theo khảo sát “Những vấn đề cần chuẩn bị để làm việc trong chuyên ngành du lịch” sau khi ra trường, thì các bạn đã nhận thức được không ngừng cố gắng học hỏi, nắm chắc kiến thức trên giảng đường và sách vở, không ngừng nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này và song song với thực hành, các bạn sinh viên đã lựa chọn những công việc làm thêm liên quan đến lĩnh vực du lịch, tích cực tham gia chương trình tham quan du lịch thực tế. 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc nhận thức vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Trường Đại Học HUTECH, trong đó không thể kể đến các yếu tố gia đình, bạn bè, nhà trường và chính cá nhân các sinh viên. Mỗi yếu tố đều có những ảnh hưởng nhất định đến việc nhận thức. Gia đình là có vai trò quan trọng, và trực tiếp đến con cái, mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn con cái sẽ có một công việc ổn định, thu nhập tốt và luôn hướng con cái theo ngành nghề truyền thống của gia đình. Do đó nhiều bạn sinh viên thường chọn ngành nghề liên quan hoặc tiếp nối ngành nghề truyền thống của gia đình mình. Bên cạnh gia đình thì bạn bè cũng là một yếu tố tác động trực tiếp tới việc nhận thức của sinh viên. Bởi các bạn thường hay chia sẻ, tâm sự với nhau và có xu hướng lựa chọn công việc giống nhau. Ngoài gia đình, bạn bè thì trường học cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nhận thức của sinh viên, ngoài việc cung cấp kiến thức, thì trường học giúp sinh viên định hướng việc làm, bổ sung các kiến thức mềm cho sinh viên. Bên cạnh các yếu tố trên thì yếu tố cá nhân đóng vai trò quyết định, sinh viên có thể tham khảo các ý kiến, lời khuyên từ những người xung quanh, gia đình, bạn bè, trường học để có thể nhận thức đúng đắn bản thân muốn gì, làm gì trong tương lai. Nhưng tự bản thân sinh viên phải chủ động tìm hiểu về các ngành nghề, 3588
  7. công việc liên quan đến chuyên ngành mình học góp phần không nhỏ tới việc hình thành cho mình một thái độ chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng cho ngành nghề đã chọn. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Thông qua khảo sát, các số liệu điều tra đã phần nào làm rõ được nhận thức vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. Phần lớn các sinh viên lựa chọn ngành học và việc làm trong tương lai theo sở thích của mình. Thông qua ngành học, các sinh viên dần tìm ra cho mình một vị trí việc làm theo chuyên ngành phù hợp như: chuyên ngành sư phạm tiếng Trung, chuyên ngành biên phiên dịch tiếng Trung hay chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch. Từ việc lựa chọn được vị trí việc làm theo chuyên ngành thì các bạn sinh viên cũng đã nhận thức được ở chuyên ngành đó có những vị trí làm việc nào, để rồi không ngừng cố gắng học tập, trau dồi kiến thức đáp ứng được yêu cầu của các vị trí việc làm đó. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc nhận thức việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường đại học HUTECH, trong đó không thể kể đến các yếu tố gia đình, bạn bè, nhà trường và chính cá nhân các sinh viên. Mỗi yếu tố đều có những ảnh hưởng nhất định đến việc nhận thức, nhưng chung quy lại thì vẫn do tự bản thân sinh viên tự quyết định, sinh viên có thể tham khảo các ý kiến, lời khuyên từ những người xung quanh, gia đình, bạn bè, trường học để có thể nhận thức đúng đắn bản thân muốn gì, làm gì trong tương lai. 4.2. Kiến nghị 4.2.1. Đối với nhà trường Thứ nhất, về cơ sở vật chất cần phải tạo đủ điều kiện cho sinh viên, đáp ứng được nhu cầu nghe nhìn bài giảng, xem tài liệu trên giảng đường, đầy đủ tài liệu sách vở để sinh viên đọc sau giờ học. Thứ hai, nhà trường tích cực tổ chức các buổi sinh hoạt, hướng nghiệp đến sinh viên về vị trí việc làm và định hướng theo năng lực của sinh viên. Thứ ba, tổ chức các câu lạc bộ giao lưu tiếng Trung giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên Đài Loan, Trung Quốc. 4.2.2. Đối với sinh viên Thứ nhất, sinh viên cần trang bị kỹ năng mềm về công nghệ thông tin trong thời đại hội nhập quốc tế. Khi ở trong môi trường sử dụng tiếng Trung, chúng ta có thể bộc lộ rõ khả năng và trau dồi thêm các thiếu sót trong quá trình học tập. 3589
  8. Thứ hai, các bạn cũng nên tự chủ động việc học ngoài giờ, tham gia các chương trình tìm hiểu về ngành ngôn ngữ tiếng Trung. Gặp gỡ giao lưu với người bản xứ ở các buổi giao lưu sinh hoạt của câu lạc bộ của trường. Thứ ba, các bạn nên tìm công việc làm thêm liên quan đến tiếng Trung như: dịch truyện, dịch phim của các teamwork. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Vũ Hương Giang - Đào Ngọc Cảnh - Huỳnh Văn Đà (2019), Nhận thức nghề nghiệp đối với ngành du lịch của sinh viên ngôn ngữ Pháp, Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 55, Số 5C (2019): 98-106. [2] Lưu Hớn Vũ (2020), Nghiên cứu ngôn ngữ trung quốc tại việt nam – giai đoạn từ đầu thế kỉ XXI đến năm 2019, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, số 7/2020. [3] Mai Thị Bích Phương (2018), Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ xã hội học, Học Viện Khoa Học Xã Hội. [4] Nguyễn Việt Anh (2016) Định hướng việc làm của sinh viên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Trường ĐH Khoa học XH&NV), Luận văn cử nhân, Trường ĐH Khoa học XH&NV Hà Nội. [5] Phạm Huy Cường (2009) Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội (Nghiên cứu trường hợp Trường ĐH Khoa học XH&NV), Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Khoa học XH&NV Hà Nội. [6] Cơ hội việc làm của ngành ngôn ngữ Trung Quốc, < https://nncn.edu.vn/co-hoi-viec-lam-cua-nganh- ngon-ngu-tieng-trung-quoc.html>. Truy cập ngày 15/04/2022. [7] Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc học gì, ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu? . Truy cập ngày 15/04/2022. [8] Thực trạng ngành Tiếng Trung hiện nay . Truy cập ngày 15/04/2022. 3590
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1