Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Ninh
lượt xem 4
download
Nghiên cứu trả lời các câu hỏi: (1) Công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh; (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác kế toán tại các đơn vị này. Tác giả tổng hợp các lí luận, thừa kế kết quả các nghiên cứu có liên quan trực tiếp và gián tiếp để xây dựng thang đo lựa chọn các nhân tố tác động đến công tác kế toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Ninh
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP – TRƯỜNG HỢP SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY NINH FACTORS AFFECTING ACCOUNTING AT NON-BUSINESS UNITS – THE CASE OF DEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT IN TAY NINH ThS. Nguyễn Thị Diễm Trinh1, Nguyễn Hải Đăng2 Tóm tắt – Nghiên cứu trả lời các câu hỏi: (1) Công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh; (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác kế toán tại các đơn vị này. Tác giả tổng hợp các lí luận, thừa kế kết quả các nghiên cứu có liên quan trực tiếp và gián tiếp để xây dựng thang đo lựa chọn các nhân tố tác động đến công tác kế toán. Kết quả nghiên cứu có các nhân tố tác động gồm bảy nhân tố: nhận thức của nhà quản lí, nhân lực kế toán, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập, công nghệ thông tin, nhu cầu thông tin kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, môi trường pháp lí. Trong bảy nhân tố ảnh hưởng, nhân tố “môi trường pháp lí” ảnh hưởng mạnh nhất đến công tác kế toán với β = 0,297; tiếp đến là nhân tố “hệ thống kiểm soát nội bộ” với β = 0.261; nhân tố “nhân lực kế toán” với β = 0.254; nhân tố “nhu cầu thông tin kế toán” với β = 0.095; nhân tố “đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập” β = 0,086 và ảnh hưởng thấp nhất là “nhận thức của nhà quản lí” với β = 0,041. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm vận dụng công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đại diện hết cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Việt Nam. Từ khóa: công tác kế toán, đơn vị hành chính sự nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lí của Nhà nước cũng từng bước đi vào phát triển ổn định và vững chắc góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới kinh tế – xã hội của đất nước. Công việc của kế toán trong các đơn vị hành chính 1 Trường Đại học Trà Vinh; Email: ntdtrinh56@tvu.edu.vn 2 Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh 282
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh (Sở NN&PTNT Tây Ninh) là phải tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lí và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lí và sử dụng các loại vật tư tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị. Đồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước tại đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước sử dụng như là một công cụ sắc bén trong việc quản lí ngân sách nhà nước, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả cao Nghị định của Chính phủ [1]. Do đó, việc nghiên cứu “nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở NN&PTNT Tây Ninh” là hết sức cần thiết. 2. KHUNG LÍ THUYẾT 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Ninh 2.1.1. Nhận thức nhà quản lí Quá trình hội nhập đã tạo nhiều cơ hội trong việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo phương thức rút ngắn. Trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vai trò của họ ngày càng được khẳng định. Do đó, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cần phải phát huy vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong mọi hoạt động của đơn vị. Nhà quản lí nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán sẽ quan tâm đến công tác này, sử dụng các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị, cũng như các chính sách thích hợp trong nhân sự kế toán để ngày càng phát triển hơn nữa công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Giả thuyết H1: Nhận thức nhà quản lí tốt ảnh hưởng tích cực đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở NN&PTNT Tây Ninh. 2.1.2. Chuyên gia tư vấn Chuyên gia tư vấn là một yếu tố không thể thiếu nếu đơn vị muốn đổi mới và nâng cấp công tác kế toán tại đơn vị, trong điều kiện năng lực hiện có của bộ phận kế toán chưa đáp ứng được công việc này, phải đòi hỏi có sự hỗ trợ của chuyên gia từ nhiều phía. Giả thuyết H2: Chuyên gia tư vấn có ảnh hưởng tích cực đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở NN&PTNT Tây Ninh. 2.1.3. Nhân lực kế toán Thông tin kế toán tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tờ khai thuế, báo cáo tài chính, bảng kê hóa đơn đầu ra, đầu vào, do đó con người có ý thức, trình độ kĩ thuật, chuyên môn sẽ xây dựng những thông tin kế toán chất lượng, phản ánh 283
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” chính xác tình hình tài chính, kế toán của đơn vị, cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin, từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác kế toán tại đơn vị. Giả thuyết H3: Nhân lực kế toán có ảnh hưởng tích cực đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở NN&PTNT Tây Ninh. 2.1.4. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập Mỗi doanh nghiệp khác nhau có những đặc điểm riêng về tổ chức quản lí, về trình độ quản lí và có quy mô hoạt động cũng như yêu cầu quản lí cụ thể khác nhau. Do đó, tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị muốn đạt được hiệu quả cao cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức quản lí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tổ chức công tác kế toán cũng cần phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ người làm kế toán trong doanh nghiệp. Giả thuyết H4: Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập có ảnh hưởng tích cực đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở NN&PTNT Tây Ninh. 2.1.5. Công nghệ thông tin Kế toán là một trong các lĩnh vực đầu tiên được hưởng lợi từ các tổ chức giới thiệu để ứng dụng tin học. Hệ thống thông tin kế toán là nền tảng, cầu nối tác nghiệp đưa các nghiệp vụ kế toán truyền thống tham gia quy trình xử lí tự động bằng kĩ thuật mã hóa các thông tin theo chuẩn mực kế toán. Đánh dấu bước ngoặt trong quản lí kinh tế, tài chính trước sự bùng nổ về quy mô cũng như độ phức tạp thông tin trong quản lí kinh tế, làm gia tăng cạnh tranh và hợp tác trong các đơn vị. Hệ thống công nghệ thông tin làm cho công tác kế toán đơn giản, cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy, liên kết, kịp thời, dễ hiểu và có tính kiểm chứng, giúp người sử dụng thông tin tài chính trong quá trình ra quyết định. Giả thuyết H5: Công nghệ thông tin có ảnh hưởng tích cực đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp - trường hợp Sở NN&PTNT Tây Ninh. 2.1.6. Nhu cầu thông tin kế toán Kế toán với đặc điểm cung cấp thông tin một cách liên tục, thường xuyên và có hệ thống tình hình tài chính, tình hình hoạt động và luồng tiền của đơn vị. Do vậy, thông tin kế toán có vai trò rất quan trọng trong quản lí kinh tế và việc sử dụng loại thông tin nào là tùy theo từng đối tượng. Các nhóm sử dụng thông tin bao gồm nhà phân tích tài chính, cổ đông hiện tại và tương lai, ngân hàng, chủ nợ hiện tại và tương lai, người lao động, các tổ chức công đoàn, khách hàng, nhà cung cấp hiện tại và tương lai, nhà hoạch định thuế, cơ quan quản lí, các nhóm hoạt động xã hội và công chúng. Giả thuyết H6: Nhu cầu thông tin kế toán có ảnh hưởng tích cực đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở NN&PTNT Tây Ninh. 284
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 2.1.7. Hệ thống kiểm soát nội bộ Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Một môi trường kiểm soát tốt có thể hạn chế phần nào sự thiếu sót của các thủ tục kiểm soát, đồng thời tạo văn hóa tốt trong nhận thức tuân thủ thuế. Giả thuyết H7: Hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở NN&PTNT Tây Ninh. 2.1.8. Môi trường pháp lí Cơ sở pháp lí cho công tác kế toán và công tác quản lí tài chính trong các doanh nghiệp nói chung và trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng là Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán và các chính sách, chế độ kế toán nhà nước đã ban hành. Như vậy, tổ chức công tác kế toán tại đơn vị nhất định phải tuân theo khuôn khổ pháp lí trong môi trường kinh doanh. Giả thuyết H8: Môi trường pháp lí có ảnh hưởng tích cực đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở NN&PTNT Tây Ninh. 2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Hình 1: Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Đề xuất của tác giả) 285
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh. Mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết trên có dạng như sau: CTKT = β0 + β1 NT + β2 CGTV+ β3NV+ β4DD + β5CNTT+ β6NC + β7 MTPL+ β8KSNB + ε Trong đó: Biến NT: Nhận thức nhà quản lí Biến CGTV: Chuyên gia tư vấn Biến NV: Nhân lực kế toán Biến DD: Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập Biến CNTT:Công nghệ thông tin Biến NC: Nhu cầu thông tin kế toán Biến KSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ Biến MTPL: Môi trường pháp lí ε: Hệ số nhiễu. β: Hệ số hồi quy. CTKT: Công tác kế toán 3.2. Kích thước mẫu khảo sát Để sử dụng EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Hair et al. trích trong Nguyễn Đình Thọ [2] cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Theo Tabachnick and Fidell trích trong Nguyễn Đình Thọ [2], kích thước mẫu trong phân tích hồi quy bội phụ thuộc vào nhiều nhân tố, ví dụ mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định (power of the test), số lượng biến độc lập. Green et al. trích trong Đinh Phi Hổ [3] cho rằng quy mô mẫu có thể được xác định theo công thức: n 50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình. Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 8 biến. Như vậy, số mẫu tối thiểu của đề tài phải là n = 50 + 8*8 = 114. Tác giả sử dụng 214 mẫu lớn hơn số mẫu tối thiểu là 114, do đó phù hợp cho nghiên cứu. 286
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha Kết quả tính toán Cronbach’s Alpha 08 nhân tố độc lập và 01 nhân tố phụ thuộc. Các thang đo thể hiện bằng 36 biến quan sát bao gồm 33 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc. Sau khi kiểm tra độ tin cậy, loại các quan sát không đạt yêu cầu, các thang đo đạt yêu cầu và có hệ số tương quan tổng đều lớn hơn 0,3, ta tiến hành phân tích EFA. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố được tóm tắt như sau: 4.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo biến “chuyên gia tư vấn” Thang đo nhân tố chuyên gia tư vấn có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao 0,795. Hệ số tương quan biến tổng của các quan sát nhân tố này đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy. Do đó, 03 biến quan sát cho biến chuyên gia tư vấn đều giữ lại để phân tích EFA 4.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo biến “môi trường pháp lí” Thang đo nhân tố môi trường pháp lí có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao 0,774. Hệ số tương quan biến tổng của các quan sát nhân tố này đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy. Do đó, 06 biến quan sát cho biến môi trường pháp lí đều giữ lại để phân tích EFA. 4.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo biến “nhân lực kế toán” Thang đo nhân tố nhân lực kế toán có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao 0,823. Hệ số tương quan biến tổng của các quan sát nhân tố này đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy. Do đó, cả 05 biến quan sát cho biến nhân lực kế toán đều giữ lại để phân tích EFA. 4.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo biến “nhận thức nhà quản lí” Thang đo nhân tố nhận thức nhà quản lí có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao 0,745. Hệ số tương quan biến tổng của các quan sát nhân tố này đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy. Do đó, cả 03 biến quan sát cho biến nhận thức nhà quản lí đều giữ lại để phân tích EFA. 287
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 4.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo biến “đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập” Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhân tố đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập có hệ số Cronbach’s Alpha 0,689. Hệ số tương quan biến tổng của các quan sát nhân tố này lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy. Do đó, cả 05 biến quan sát cho biến đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập đều giữ lại để phân tích EFA. 4.1.6. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo biến “công nghệ thông tin” Thang đo nhân tố công nghệ thông tin có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,740. Hệ số tương quan biến tổng của các quan sát nhân tố này đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy. Do đó, cả 03 biến quan sát cho biến công nghệ thông tin đều giữ lại để phân tích EFA. 4.1.7. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo biến “hệ thống kiểm soát nội bộ” Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhân tố hệ thống kiểm soát nội bộ có hệ số Cronbach’s Alpha 0,773. Hệ số tương quan biến tổng của các quan sát > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy. Do đó, cả 05 biến quan sát cho biến hệ thống kiểm soát nội bộ đều giữ lại để phân tích EFA. 4.1.8. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo biến “nhu cầu thông tin kế toán” Thang đo nhân tố nhu cầu thông tin kế toán có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,787. Hệ số tương quan biến tổng của các quan sát nhân tố này đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy. Do đó, cả 03 biến quan sát cho biến “nhu cầu thông tin kế toán” đều giữ lại để phân tích EFA. 4.1.9. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo biến “công tác kế toán” Thang đo nhân tố công tác kế toán có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,823. Hệ số tương quan biến tổng của các quan sát nhân tố này đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy. Do đó, cả 03 biến quan sát cho biến công tác kế toán đều giữ lại để phân tích EFA. Như vậy, thông qua công cụ phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đã xác định có 36 biến quan sát thuộc 9 nhân tố trên đều đạt về hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan tổng nên được giữ lại để tiếp tục phân tích khám phá EFA. Mục đích 288
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” của việc phân tích EFA là để tìm ra thang đo tin cậy tốt nhất cho các nhân tố để phân tích hồi quy, việc phân tích EFA có thể sẽ tìm ra nhân tố mới cho mô hình, tuy nhiên, nó sẽ loại bỏ các biến quan sát để tìm ra thang độ tin cậy cho mô hình nghiên cứu là điều chắc chắn và có thể việc loại bỏ biến ở bước phân tích này khá nhiều, đặc biệt đối với những nghiên cứu còn khá mới và được nghiên cứu trong những trường hợp khác nhau. 4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 4.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập Như vậy, 33 biến quan sát từ 8 nhân tố của mô hình nghiên cứu đề xuất được đưa vào phân tích EFA, chúng tôi kì vọng sau khi phân tích nhân tố thì vẫn giữ được 08 nhân tố với số lượng biến quan sát rút gọn nhất và phát hiện nhân tố mới (nếu có) để bổ sung mô hình. Các điều kiện kiểm tra như hệ số KMO đều đạt khá lớn và Sig. của Bartlett’s Test đều nhỏ hơn 5%. Kết quả này cho thấy các biến quan sát trong quá trình thực hiện phân tích khám phá EFA đều hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố. Phương pháp trích trong phân tích nhân tố của nghiên cứu này là phân tích nhân tố chính (principal component analysis) với giá trị trích Eigenvalue lớn hơn 1. Điều này có nghĩa chỉ có những nhân tố trích ra có giá trị Eigenvalue lớn hơn mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Các tiêu chí khi loại biến quan sát trong quá trình phân tích khám phá bao gồm: hệ số tải nhân tố không nhỏ hơn 50%, độ giá trị của hệ số tải biến quan sát thuộc cùng nhiều nhân tố khi đang phân tích phải nhỏ hơn 0,3 (max – min < 0,3) và độ ý nghĩa nội dung, nhưng chủ yếu bị loại là do hệ số tải và độ giá trị không đảm bảo. Kết quả phân tích khám phá đúng như mong đợi, có 08 nhân tố được rút ra ở ngay lần phân tích khám phá đầu tiên đó là: (1) nhận thức nhà quản lí, (2) chuyên gia tư vấn, (3) nhân lực kế toán, (4) đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập, (5) công nghệ thông tin, (6) nhu cầu thông tin kế toán, (7) hệ thống kiểm soát nội bộ, (8) môi trường pháp lí. Tất cả các điều kiện về phân tích nhân tố khám phá đều đáp ứng, hệ số KMO = 0,719> 0.5; Sig. = 0,000 < 0,05. Điều này chứng tỏ việc phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố. 289
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Bảng 1: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần KMO and Bartlett's Test Hệ số KMO .719 Giá trị Chi-Square 230.730 Mô hình kiểm tra Bartlett Bậc tự do 3 Sig (p – value) .000 (Nguồn: Phân tích dữ liệu) Các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues = 1.009 > 1. Phương sai trích 65,843% > 50% là đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 08 nhân tố được rút trích ra từ biến quan sát. Điều này cho thấy 08 nhân tố rút trích ra thể hiện được khả năng giải thích được 65,843% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. 4.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “đánh giá công tác kế toán” Nghiên cứu có 01 biến phụ thuộc “đánh giá công tác kế toán” với 03 biến quan sát, kết quả phân tích EFA cho thấy tất cả các điều kiện về phân tích nhân tố khám phá đều đáp ứng, hệ số KMO = 0,719> 0.5; Sig. = 0,000 < 0,05; hệ số tải nhân tố > 0,5; giá trị trích Eigenvalue = 2.220 (yêu cầu lớn hơn 1); và tổng phương sai trích đạt khá 74,009%. Bảng 2: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần KMO and Bartlett's Test Hệ số KMO .719 Giá trị Chi-Square 230.730 Mô hình kiểm tra Bartlett Bậc tự do 3 Sig (p – value) .000 (Nguồn: Phân tích dữ liệu) 290
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 4.3. Phân tích tương quan Pearson Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Ma trận tương quan cho biết tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập cũng như tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan của việc đánh giá công tác kế toán với từng biến độc lập khá tương đối. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập khá thấp. Tuy nhiên, ta vẫn phải xét vai trò của các biến độc lập và hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả phân tích tương quan cho biến phụ thuộc CTKT có hệ số Sig = .000 < 5%, chỉ có Sig của biến CGTV là không phù hợp do lớn hơn 5% do vậy, chúng tôi loại biến CGTV. Còn lại 07 biến độc lập: MTPL, NV, NT, DD, CNTT, KSNB, NC. Cả 07 biến này đều tương quan với biến phụ thuộc CTKT, và 07 biến độc lập này được giữ lại để phân tích hồi quy. 4.4. Phân tích hồi quy Phát hiện từ bước nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến và kết quả phân tích EFA cho thấy các nhân tố môi trường pháp lí, nhân lực kế toán, nhận thức nhà quản lí, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập, công nghệ thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ, nhu cầu thông tin kế toán đều ảnh hưởng đến công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh. Phương trình hồi quy: CTKT = β0+ β1 MTPL + β2 NV + β3 NT + β4 DD + β5 CNTT+ β6KSNB + β7 NC + ε Trong đó: Biến MTPL: Môi trường pháp lí Biến NV: Nhân lực kế toán Biến NT: Nhận thức nhà quản lí Biến DD: đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập Biến CNTT: công nghệ thông tin Biến KSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ Biến NC: Nhu cầu thông tin kế toán ε: Hệ số nhiễu. β: Hệ số hồi quy. CTKT: Công tác kế toán Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu (R2 = 0,835). Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted Square) trong mô hình này là 0,830, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 83%. Điều này cũng có 291
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” nghĩa là có 83% sự biến thiên kiểm soát nội bộ được giải thích chung bởi 08 biến độc lập trong mô hình. Bảng 3: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình Model Summaryb Sai số chuẩn của Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 - hiệu chỉnh ước lượng 1 .914a .835 .830 .291 (Nguồn: Phân tích dữ liệu) a. Biến độc lập: MTPL, NV, NT, DD, CNTT, KSNB, NC b. Biến phụ thuộc: CTKT Kiểm định F về tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kiểm định này cho chúng ta biết biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với toàn bộ các biến độc lập hay không. Giả thuyết H0 là: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = β7 = 0 Kiểm định F và giá trị sig. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, chúng ta có thể kết luận các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc, điều này đồng nghĩa mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu các biến. Bảng 4: Bảng phân tích ANOVA ANOVAa Tổng bình Bậc tự Trung bình bình Mô hình F Sig. phương do phương Hồi quy 88.335 7 12.619 149.057 .000b 1 Phần dư 17.440 206 .085 Tổng 105.776 213 (Nguồn: Phân tích dữ liệu) 292
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” a. Biến phụ thuộc: CTKT b. Biến độc lập: MTPL, NV, NT, DD, CNTT, KSNB, NC Kết quả cho thấy giá trị Sig = .000 (< 0.05), điều này chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5% nên bác bỏ giả thuyết H0. Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp và có thể sử dụng được. Bảng 5: Bảng kết quả hồi quy Coefficientsa Model Unstandardized Standardi T Sig. Collinearity Coefficients zed Statistics Coefficie nts B Std. Beta Toleran VIF Error ce (Constan -1.223 .165 -7.394 .000 t) MTPL .383 .061 .297 6.322 .000 .362 2.764 NV .290 .053 .254 5.494 .000 .374 2.675 1 NT .047 .040 .041 1.187 .237 .678 1.475 DD .113 .061 .086 1.870 .063 .376 2.662 CNTT .096 .036 .089 2.655 .009 .712 1.405 KSNB .303 .054 .261 5.642 .000 .373 2.680 NC .094 .035 .095 2.717 .007 .655 1.527 (Nguồn: Phân tích dữ liệu) a. Dependent Variable: CTKT Nhìn vào bảng kết quả hồi quy, ta thấy hệ số Sig của 07 nhân tố độc lập MTPL, NT, NV, DD, CNTT, KSNB, NC đều < 5% và hệ số phóng đại phương sai VIF rất thấp (< 2,764). Điều này chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra với các biến độc lập. 293
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Phương trình hồi quy: CTKT= 0,297MTPL+0,261KSNB + 0,254NV + 0,095NC + 0,089CNTT + 0,086DD+ 0,041NT Để so sánh mức độ ảnh hưởng từng nhân tố độc lập đối với công tác kế toán, ta căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Theo đó, nhân tố nào có trọng số Beta chuẩn hóa càng lớn có nghĩa là nhân tố đó ảnh hưởng càng mạnh đến biến phụ thuộc. Ta thấy, ở phương trình hồi quy, trong 7 nhân tố ảnh hưởng công tác kế toán, nhân tố môi trường pháp lí ảnh hưởng mạnh nhất đến công tác kế toán với Beta = 0,297; nhân tố hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0,261; nhân tố nhân lực kế toán ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0,254; nhân tố tiếp theo nhu cầu thông tin kế toán ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0,095; nhân tố thứ sáu là đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập hệ số Beta = 0,086 và ảnh hưởng thấp nhất là nhận thức nhà quản lí với hệ số Beta = 0,041. 5. KẾT LUẬN Nhằm mục đích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp – trường hợp Sở NN&PTNT Tây Ninh, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác kế toán, đồng thời xem xét sự khác biệt trong đánh giá mức tác động của chúng. Thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA được dùng để kiểm định thang đo trong nghiên cứu định lượng chính thức với cỡ mẫu n = 127. Các thang đo này được đưa vào khảo sát trong nghiên cứu định lượng chính thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 08 yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở NN&PTNT Tây Ninh: nhận thức nhà quản lí, chuyên gia tư vấn, nhân lực kế toán, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập, công nghệ thông tin, nhu cầu thông tin kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, môi trường pháp lí. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và là căn cứ để đưa ra các định hướng, quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở NN&PTNT Tây Ninh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006. Hà Nội; 2006. [2] Nguyễn Đình Thọ. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà Xuất bản Lao động Xã hội; 2011. [3] Đinh Phi Hổ. Thống kê ứng dụng trong kinh doanh. TP. HCM: Nhà Xuất bản Tài chính; 2014. 294
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết
3 p | 194 | 16
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam
14 p | 54 | 9
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
7 p | 42 | 7
-
Các nhân tố tác động tới sự hài lòng của người dùng dịch vụ ví điện tử
4 p | 81 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khоán Việt Nam
15 p | 42 | 6
-
Nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận công nghệ dịch vụ mobile banking của khách hàng: Minh họa cụ thể từ việc khảo sát khách hàng cá nhân tại Techcombank - chi nhánh Vĩnh Long
11 p | 46 | 5
-
Đánh giá một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
6 p | 84 | 4
-
Nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp
4 p | 41 | 3
-
Nhân tố tác động ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp thương mại - dịch vụ niêm yết
4 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn