intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét kết quả cấp cứu điều trị: Nhân một trường hợp chấn thương sai khớp gối tổn thương động mạch khoeo

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét kết quả cấp cứu điều trị một trường hợp chấn thương sai khớp gối tổn thương động mạch khoeo (ĐMK). Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét kết quả cấp cứu điều trị: Nhân một trường hợp chấn thương sai khớp gối tổn thương động mạch khoeo

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br /> <br /> NHẬN XÉT KẾT QUẢ CẤP CỨU ĐIỀU TRỊ:<br /> NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG SAI KHỚP GỐI<br /> TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH KHOEO<br /> Hồ Hữu Phước*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nhận xét kết quả cấp cứu điều trị một trường hợp chấn thương sai khớp gối tổn<br /> thương động mạch khoeo (ĐMK). Kết quả và kết luận: tổn thương mạch máu lớn ở chi thể cần<br /> được điều trị sớm, tốt nhất trong 6 giờ đầu sau khi bị thương. Để tránh việc thiếu máu ở chi thể,<br /> nên chẩn đoán và xử trí cấp cứu kịp thời gian. Nếu để muộn sẽ để lại di chứng ở chi thể, cắt<br /> cụt chi, thậm chí tử vong. Với nhiều bệnh nhân (BN) có vết thương và chấn thương vùng gối<br /> được cấp cứu vào Khoa Ngoại Dã chiến, hiếm gặp BN sai khớp gối có tổn thương ĐMK. BN<br /> nam chấn thương sai khớp gối trái do tai nạn giao thông được cấp cứu vào Khoa Ngoại Dã<br /> chiến, Bệnh viện Quân y 103 được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chi thể của BN được bảo tồn.<br /> * Từ khóa: Sai khớp gối; Tổn thương động mạch khoeo.<br /> <br /> Review on Results of Treatment for Dislocation of Knee Injury<br /> with Popliteal Artery Lesion<br /> Summary<br /> Objectives: To review the results of treatment for dislocation of knee injury with popliteal<br /> artery lesion. Results: Large blood vessel damage in the limb should be treated early,<br /> preferably within the first 6 hours after injury. To avoid anemia in the limb, it needed to be<br /> diagnosed and managed timely. A delay for treatment will result in sequelae in the limb,<br /> amputation even death. However, there are few patients with dislocated knee and popliteal<br /> artery damage at admisson. In this study, a male patient who had dislocated knee injury by<br /> traffic accident was admitted, diagnosed and treated promptly at the Department B15, 103<br /> Hospital. Conclusion: The patient's leg is well-preserved.<br /> * Key words: Dislocated knee; Popliteal artery damage.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chấn thương sai khớp gối hiếm gặp, là<br /> chấn thương rất mạnh gây thương tổn<br /> phức tạp và có nhiều biến chứng, nên chú<br /> ý đến tổn thương mạch máu và thần kinh.<br /> Tổn thương mạch máu vùng gối thường<br /> <br /> gặp ở ĐMK (38% trường hợp sai khớp<br /> gối) do ĐMK bị cố định chắc ở đầu trên<br /> và đầu dưới. Đầu trên, ĐMK chui qua<br /> vòng cơ khép lớn, bị cố định chắc vào<br /> thân xương đùi. Đầu dưới, ĐMK chui qua<br /> vòng cân của cơ dép, bị giữ chặt vào xương.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Hồ Hữu Phước (huuphuoc103@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 18/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/09/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 30/09/2016<br /> <br /> 191<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br /> Do vậy, sai khớp gối hay bị tổn thương<br /> ĐMK [4, 8]. Thần kinh hay bị thương tổn<br /> là thần kinh mác (thần kinh hông khoeo<br /> ngoài), cả biến chứng mạch máu và thần<br /> kinh khi chấn thương sai khớp gối có tỷ lệ<br /> 54% [7]. Tháng 4 - 2015, chúng tôi đã cấp<br /> cứu một trường hợp chấn thương sai<br /> khớp gối có tổn thương ĐMK. Bài viết này<br /> nhằm: Thông báo một trường hợp chấn<br /> thương sai khớp gối trái tổn thương ĐMK<br /> được cấp cứu điều trị tại Khoa Ngoại Dã<br /> chiến, Bệnh viện Quân y 103. Qua đó,<br /> những kinh nghiệm lâm sàng mà chúng<br /> tôi tích luỹ được sẽ giúp chẩn đoán và<br /> điều trị cho nhiều ca bệnh tiếp theo.<br /> <br /> chói 1/3 giữa cẳng tay, bờ quay. Động<br /> mạch quay và động mạch trụ bắt được,<br /> vận động được bàn tay và các ngón tay.<br /> BN được chẩn đoán sai khớp gối trái nghi<br /> tổn thương động mạch (ĐM) (khả năng<br /> nhiều là tổn thương ĐMK), gãy 1/3 giữa<br /> xương quay trái do tai nạn giao thông giờ<br /> thứ 3.<br /> - Điều trị: ngay khi vào viện, BN được<br /> gây tê ổ khớp và nắn chỉnh sớm khớp gối,<br /> bất động tư thế gối gấp 150. Thủ thuật<br /> thuận lợi, an toàn, khớp gối trái được<br /> nắm trả về vị trí giải phẫu. Sau nắn chỉnh,<br /> mạch mu chân vẫn không xác định được.<br /> <br /> CA LÂM SÀNG<br /> Tóm tắt bệnh án: BN Phùng Khắc Nam<br /> H, 30 tuổi (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội).<br /> Bệnh sử: 15 giờ 30 phút ngày 12 - 4 2015, đi xe máy ngã đập gối trái và chống<br /> tay trái xuống nền đường. Sau ngã, BN<br /> tỉnh táo, đau nhiều ở gối trái, đau bất lực<br /> vận động cẳng tay trái. BN được sơ cứu<br /> băng cố định tạm thời gối trái và cẳng tay<br /> trái và cấp cứu vào Khoa Ngoại Dã chiến<br /> giờ thứ 3 trong tình trạng BN tỉnh táo, đau<br /> bất lực vận động gối và cẳng tay trái.<br /> * Khám cấp cứu:<br /> - Toàn thân: BN tỉnh táo, da niêm<br /> mạch hồng. Mạch: 90 lần/phút, huyết áp:<br /> 110/70 mmHg.<br /> - Tại chỗ: cẳng chân trái tư thế gối<br /> gấp, sưng nề biến dạng, da không nhợt<br /> hay tím. Các khối cơ cẳng chân không<br /> căng, mạch mu chân ống gót không bắt<br /> được, dấu hiệu lò xo gối trái (+), da lạnh<br /> hơn so với bên lành, cảm giác tê bì cẳng<br /> bàn chân trái, tuần hoàn mao mạch kém.<br /> Hạn chế vận động bàn ngón chân trái.<br /> Cẳng tay trái sưng nề, biến dạng, ấn đau<br /> 192<br /> <br /> Hình 1: Phim X quang thẳng nghiêng sai<br /> khớp gối trái.<br /> BN được chẩn đoán tổn thương ĐM<br /> (có thể là ĐMK), chỉ định phẫu thuật cấp<br /> cứu.<br /> - Tiến hành cuộc mổ: BN được mê nội<br /> khí quản, sau đó nằm sấp. Đường mổ<br /> vùng trám khoeo chân trái để bộc lộ ĐMK,<br /> kiểm tra thấy thương tổn vị trí tại phía trên<br /> thân ĐM chày mác 4 cm, một đoạn ĐMK<br /> 2 cm co nhỏ tổn thương lớp áo trong và<br /> giữa, chỉ còn lại lớp áo ngoài. Phía trên<br /> đoạn thương tổn mạch đập rõ, phía dưới<br /> đoạn thương tổn ĐM co nhỏ, không đập,<br /> tím, không như mạch bình thường, trắng<br /> đục, mềm mại và đập nảy. Xác định đoạn<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br /> mạch thương tổn, cắt bỏ đoạn ĐM tổn<br /> thương 2 cm, kiểm tra phía dưới có đoạn<br /> huyết khối 1,5 cm, lấy bỏ huyết khối.<br /> <br /> Hình 2: Hình ảnh đoạn ĐM bị tổn thương.<br /> Bơm rửa 2 đầu mạch, kiểm tra thấy<br /> lưu thông tốt, máu phun tốt cả đầu trung<br /> tâm và ngoại vi. Tiến hành ghép đoạn ĐM<br /> nhân tạo dài 5 cm. Sau ghép, các miệng<br /> nối kín thông tốt, kiểm tra bắt được mạch<br /> mu chân ống gót, đo độ bão hòa oxy đầu<br /> chi SpO2 = 100%.<br /> Sau nối ghép, mạch ổn định. BN được<br /> cố định gối tư thế chức năng bằng khung<br /> cố định ngoài. Sau mổ, đảm bảo tưới<br /> máu, nhưng cẳng chân nề tăng hơn,<br /> khoảng 6 giờ sau mổ, BN có biểu hiện<br /> chèn ép khoang trước và khoang ngoài.<br /> Mạch mu chân yếu hơn so với bên chân<br /> lành, ngay khi đó đã được mở cân theo<br /> đường ngoài giải phóng chèn ép.<br /> <br /> Hình 3: Đoạn ĐM nhân tạo ghép.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Chấn thương gối là một trong những<br /> thương tích hay gặp nhất trong thể thao,<br /> lao động, sinh hoạt, đặc biệt do tai nạn<br /> giao thông. BN cần được chẩn đoán, xử<br /> trí đúng, kịp thời nếu không sẽ để lại di<br /> chứng ảnh hưởng đến chức năng vận<br /> động của khớp gối, đặc biệt trong những<br /> trường hợp chấn thương khớp gối nặng<br /> có sai khớp. Vì sai khớp gối là chấn<br /> thương nặng phá huỷ cấu trúc khớp gối<br /> như hệ thống dây chằng, sụn chêm,<br /> chiếm tỷ lệ cao tổn thương ĐMK và dây<br /> thần kinh [6, 9]. Vì vậy, việc phục hồi<br /> chức năng gặp nhiều khó khăn. Không ít<br /> trường hợp chấn thương sai khớp gối,<br /> mặc dù khớp trả lại vị trí giải phẫu, khi<br /> khám lâm sàng chỉ thấy gối nề đau, chụp<br /> phim X quang quy ước không nhìn thấy<br /> hình ảnh sai khớp. Mạch mu chân ống<br /> gót vẫn xác định được giai đoạn sớm,<br /> nhưng do thương tổn ĐM bầm dập, lớp<br /> nội mạc tổn thương cơ sở hình thành cục<br /> máu đông do tiểu cầu bám vào tạo cục<br /> nghẽn và dần dần làm tắc mạch [1]. Vòng<br /> nối của ĐMK tuy tiếp nối với ĐM đùi bằng<br /> ngành khớp trên trong nối với ngành nối<br /> lớn của ĐM đùi. Với vùng dưới, nhánh gối<br /> dưới nối các ngành quặt ngược chày và<br /> mác trước, sau hợp thành vòng quanh<br /> bánh chè. ĐMK tuy có 7 ngành bên và<br /> các nhánh nối, nhưng các ngành này<br /> mảnh, chạy trên mặt phản sợi, khó giãn<br /> nở, khó tái lập được tuần hoàn [2, 4]. Khi<br /> tổn thương hay thắt ĐMK rất nguy hiểm<br /> (90% gây hoại tử cẳng chân) và nhiều<br /> trường hợp bị bỏ sót tổn thương ĐM đã<br /> phải cắt cụt cẳng chân do hoại tử.<br /> 193<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br /> - Cấp cứu BN: BN sau khi được sơ<br /> cứu và cấp cứu vào khoa giờ thứ 3 sau<br /> chấn thương, được chụp phim X quang<br /> quy ước thẳng nghiêng gối trái. Thăm<br /> khám lâm sàng toàn thân và tại chỗ và<br /> trên phim chụp X quang, BN được chẩn<br /> đoán sai khớp gối trái. Chấn thương sai<br /> khớp gối thường kèm theo tổn thương<br /> dây chằng, sụn chêm, vì vậy, trong chẩn<br /> đoán phải xác định có tổn thương ĐM hay<br /> không?. Vì tổn thương mạch chiếm tỷ lệ<br /> 38%, kết hợp tổn thương thần kinh là<br /> 54% [7]. Với BN này, chúng tôi nghĩ đến<br /> tổn thương ĐMK do dựa vào vị trí và cấu<br /> trúc giải phẫu.<br /> - Về điều trị: BN được gây tê ổ khớp<br /> và nắn chỉnh ngay khớp gối về vị trí giải<br /> phẫu. Kỹ thuật thực hiện thuận lợi và trả<br /> khớp gối về vị trí giải phẫu. Khớp gối tuy<br /> phẳng, nhưng rất chặt do các dây chằng<br /> bên trong, bên ngoài, dây chằng chéo<br /> trước, dây chằng chéo sau. Khi sai khớp<br /> gối, dây chằng tổn thương sẽ làm cho<br /> khớp lỏng lẻo [5]. Tư thế khớp sai sẽ làm<br /> căng giãn quá mức các dây chằng bao<br /> khớp, mạch máu, thần kinh. Do BN rất<br /> đau kèm theo nhiều thương tổn thứ phát<br /> ngay sau sai khớp. Vì vậy, càng nắn<br /> chỉnh sớm khớp sai về vị trí giải phẫu<br /> càng tốt. Khi xác định có tổn thương ĐM,<br /> cần phẫu thuật cấp cứu sớm.<br /> - Tư thế mổ: BN nằm sấp, bộc lộ và<br /> kiểm tra ĐMK (vì hầu hết sai khớp gối tổn<br /> thương ĐMK). Hình thái thương tổn ĐM<br /> có thể là rách tổn thương cả ba lớp áo<br /> của mạch máu, có thể rách dọc hoặc rách<br /> ngang, nhưng không rách hết chu vi<br /> mạch máu. Có thể đứt tổn thương toàn<br /> bộ chu vi của mạch máu, hai đầu mạch<br /> máu co nhỏ lại, giãn cách và tổn thương<br /> bầm dập hai đầu mạch. Căng giãn quá<br /> 194<br /> <br /> mức tổn thương gây bầm dập đoạn mạch<br /> máu. Hình thái thương tổn có thể kết hợp<br /> bầm dập thành mạch, co thắt, tắc mạch<br /> do cục máu đông và mảnh nội mạc [1].<br /> Tổn thương mạch do sai khớp gối hình<br /> thái hay gặp là tổn thương bầm dập thành<br /> mạch, hình thành cục máu đông gây tắc<br /> mạch. BN của chúng tôi có tổn thương<br /> đúng như vậy, đoạn ĐM 2 cm thương tổn<br /> bầm dập tạo huyết khối tắc mạch hoàn<br /> toàn ở ĐMK. Vì ĐMK vòng nối nghèo nàn<br /> nên khi có thương tổn, chúng tôi phải sửa<br /> chữa mạch, nếu không sẽ không giữ<br /> được cẳng chân cho BN. Có nhiều kỹ<br /> thuật sửa chữa mạch khác nhau, tùy vào<br /> hình thái thương tổn của ĐM. Khâu vết<br /> thương thành mạch đối với vết rách và<br /> tổn thương nhỏ. Khâu nối mạch (tận tận) sau khi cắt lọc tới tổ chức lành đoạn<br /> mạch dập nát không nhiều (thường < 2<br /> cm), giải phóng hai đầu mạch đủ để<br /> miệng nối không căng. Ghép mạch khi<br /> mất nhiều đoạn mạch (> 2 cm). Đối với<br /> mạch ngoại vi, tốt nhất là dùng đoạn ghép<br /> tĩnh mạch tự thân (thường dùng tĩnh<br /> mạch hiển đảo chiều, tĩnh mạch đầu cánh<br /> tay), vì khả năng kháng nhiễm khuẩn tốt.<br /> Nối bắc cầu ngoài vị trí giải phẫu với<br /> trường hợp tổn thương phần mềm rộng,<br /> phức tạp, nguy cơ nhiễm khuẩn cao.<br /> - Kết quả điều trị ca lâm sàng:<br /> BN đã được cắt đoạn mạch tổn<br /> thương bầm dập, co nhỏ, tạo huyết khối<br /> gây tắc mạch. Ghép đoạn ĐM nhân tạo<br /> 5 cm, sau ghép tái lập tuần hoàn. BN<br /> được cố định khung cố định ngoài vượt<br /> khớp đùi cẳng chân để ổn định đoạn<br /> mạch ghép. Sau 6 giờ tái tưới máu,<br /> khoang trước và khoang ngoài căng,<br /> mạch mu yếu hơn so với chân lành, được<br /> mở cân chủ động, sau mở diễn biến tốt.<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br /> KẾT LUẬN<br /> - Thương tổn ĐM có tỷ lệ cao ở ĐMK<br /> và tổn thương thần kinh mác chung hoặc<br /> dây thần kinh chày là một biến chứng của<br /> sai khớp gối.<br /> - Chúng tôi gặp ca lâm sàng được cấp<br /> cứu, chẩn đoán và xử trí kịp thời, kết quả<br /> điều trị tốt. Đóng góp thêm kinh nghiệm<br /> lâm sàng trong những trường hợp chấn<br /> thương khớp gối.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Sinh Hiền. Tổn thương mạch<br /> khoeo trong chấn thương kín: những khó<br /> khăn trong chẩn đoán và điều trị. Tạp chí<br /> Ngoại khoa. 2000, 3, tr.29-37.<br /> 2. Đỗ Xuân Hợp. Giải phẫu chức năng và<br /> ứng dụng chi trên chi dưới. Nhà xuất bản<br /> Y học. 1981.<br /> 3. Nguyễn Văn Khôi. Điều trị ngoại khoa<br /> tổn thương ĐMK do chấn thương. Tạp chí<br /> Y học Việt Nam. 2002, 4 (271), tr.25-29.<br /> <br /> 4. Nguyễn Đức Phúc. Sai khớp gối. Chấn<br /> thương chỉnh hình. Trường Đại học Y Hà Nội<br /> và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Nhà xuất<br /> bản Y học. Hà Nội. 2004.<br /> 5. Davenport R, Tai N, Walsh M. Vascular<br /> trauma. Journal of Vascular Surgery. 2009,<br /> 27, pp.346-352.<br /> 6. Lopez - Hualda A, Valencia - Garcia H,<br /> Matinez - Matiz J. Vascular injuries associated<br /> with dislocation of the knee: diagnosis protocol.<br /> Rev Esp Cir Ortho Traumatol. 2012, 56 (4),<br /> pp.260-266.<br /> 7. Nicandri GT, Dunbar RP, Wahl CJ. Are<br /> evidence - based protocols which indentify<br /> vascular injury associated with knee dislocation<br /> underutilized?. Knee Surg, Sports Traumatol<br /> Arthrosc. 2010, 18, pp.1005-1012.<br /> 8. Steele HL, Singh A. Vascular injury after<br /> occult knee dislocation presenting as compartment<br /> syndrome. Journal of Emergency Medicine.<br /> 2012, 42 (3), pp.271-274.<br /> 9. Witz M, Tobi E, Shnaker A, Lehmann J.<br /> Isolated complete popliteal artery rupture<br /> associated with knee dislocation. Knee Surg<br /> Sports Traumatol Arthrosc. 2004, 12, pp.3-6.<br /> <br /> 195<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0