Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
NHẬN XÉT KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U NÃO<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115<br />
Chu Tấn Sĩ*<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét u não theo kết quả giải phẫu bệnh (GPB) theo WHO, theo vị trí, mức độ cắt<br />
bỏ u, kết quả khi xuất viện.<br />
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả cắt ngang 69 trường hợp u não được phẫu thuật tại BVND 115<br />
trong 6 tháng đầu năm 2011.<br />
Kết quả: U não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là trên 40 tuổi, trung bình là 50,22 ± 11 tuổi. Tỉ lệ<br />
nam/nữ là ¾. Dấu hiệu nổi bật là nhức đầu 89,8%, giảm thị lực 36,2%. Trên lều 78,2%, dưới lều 21,8 %. Kích<br />
thước u từ 3-5 cm chiếm 40,6%. U tế bào sao chiếm tỉ lệ cao nhất 40,5%, kế tiếp là u màng não 28,9%. Cắt u<br />
toàn phần là 55%, bán phần là 26,8%. Chảy máu sau mổ 4,4 %. Tử vong 1 trường hợp do tiến triển của bệnh<br />
nặng. Tỉ lệ GOS tốt gần 70%, trung bình 26%.<br />
Kết luận: Phẫu thuật là sự lựa chọn ưu tiên trong điều trị u não. Bản chất mô học của u, vị trí u, các<br />
phương tiện hỗ trợ trong chẩn đoán và điều trị có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị và tiên lượng u não.<br />
Từ khóa: u não, WHO, GOS.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF SURGERY OF BRAIN TUMORS IN 115 PEOPLE’S HOSPITAL<br />
Chu Tan Si * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 38 - 41<br />
Reviews the results of surgery of brain tumor in six months in 2011 at 115 people’s hospital<br />
Objectives: 1. Reviews anapathology of brain tumors as WHO; 2. Reviews of brain tumors by location; 3.<br />
Reviews on the extent of tumor excision; 4. Reviews results at discharge: GOS.<br />
Methods: Retrospective cross-sectional study of 69 cases surgery of brain tumor from Jan. 2011 to June<br />
2011. Reviews anapathology of brain tumors as WHO, location, tumor excision and GOS.<br />
Results: Brain tumors can occur in all ages, mostly older than 40 years, average age 50.22 ± 11. The rate of<br />
male / female is ¾. Prominent signs were headache 89.8%, loss of vision 36.2%. Supratentorient 78.2%, soustentorient 21.8%. From 3-5 cm tumor size accounted for 40.6%. Astrocytomas is highest proportion 40.5%,<br />
followed by meningiomas 28.9%. Resection total is 55%, partial is 26.8%. 4.4% post-operative bleeding. A case of<br />
death due to severe progression of the disease. GOS good rate near 70%, averaging 26%.<br />
Conclusion: Surgery is the preferred choice in the treatment of brain tumors. The nature of the tumor<br />
histology, tumor location, means of support in the diagnosis and treatment may influence treatment outcome and<br />
prognosis of brain tumor.<br />
Keyword: brain tumor, WHO, GOS.<br />
sớm hơn.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong khoảng các thập niên gần đây, nhờ sự<br />
phát triển vượt bậc của các phương tiện chẩn<br />
đoán, u não được phát hiện ngày càng nhiều và<br />
<br />
U não chiếm khoảng 5,8 % các loại u trong<br />
cơ thể. Tại Mỹ, u não xuất hiện với tần suất 4,24,5 / 100.000 dân/năm. Tại Việt Nam chưa có số<br />
<br />
* Khoa Ngoại Thần kinh – BV Nhân dân 115, Bộ môn Ngoại Thần kinh – Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Chu Tấn Sĩ<br />
<br />
38<br />
<br />
ĐT: 0913770055<br />
<br />
Email: chutansi2004@yahoo.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
liệu thống kê dịch tễ học của u não(8).<br />
Phẫu thuật u não vẫn là lựa chọn hàng đầu<br />
trong các phác đồ điều trị u não, đặc biệt là có<br />
sự hổ trợ của hệ thống navigation. Các chỉ định<br />
hóa – xạ bổ sung sau phẫu thuật làm gia tăng tỉ<br />
lệ sống sau mổ(1,4).<br />
Tại nước ta, ý thức chăm sóc sức khỏe của<br />
người dân ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa<br />
cao, nhất là ở các khu vực cách xa các trung tâm<br />
thành phố lớn. Do vậy, khi phát hiện u não<br />
thường khá muộn và thường gặp khó khăn<br />
trong chỉ định điều trị, trong đó phẫu thuật lấy<br />
u vẫn là lựa chọn ưu tiên.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Nhận xét kết quả phẫu thuật u não trong 6<br />
tháng đầu năm 2011 tại BVND 115.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Nhận xét u não theo kết quả GPBL theo<br />
WHO.<br />
Nhận xét u não theo vị trí.<br />
Nhận xét u não theo mức độ cắt bỏ u.<br />
Nhận xét kết quả khi xuất viện: GOS.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br />
Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các BN được chẩn đoán và phẫu thuật u<br />
não tại khoa Ngoại thần kinh BVND 115 từ<br />
01/2011 đến 06/2011.<br />
Có hồ sơ bệnh án đầy đũ, rõ ràng.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nhận xét kết quả phẫu thuật u não:<br />
Các yếu tố dịch tễ học.<br />
Phân tích u não theo kết quả GPBL theo<br />
WHO: astrocytoma, meningioma, neurinoma…<br />
Phân tích u não theo vị trí.<br />
Phân tích u não theo mức độ cắt bỏ u.<br />
Phân tích kết quả khi xuất viện: GOS.<br />
Các số liệu được lấy vào mẫu soạn sẵn và<br />
xử lý trên Excel.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Mẫu NC là 69 trường hợp.<br />
- Lứa tuổi gặp nhiều nhất là 40-60 tuổi,<br />
chiếm tỉ lệ 56%, trong đó nhỏ nhất là 6 tuổi,<br />
lớn nhất là 86 tuổi, trung bình là 50,22 ± 11<br />
tuổi. Tỉ lệ này cũng tương tự NC của các tác<br />
giả khác(1,4,5,6,8). U não có thể gặp ở mọi lứa<br />
tuổi, chủ yếu là trên 40 tuổi.<br />
- Tỉ lệ nam/nữ là 29/40 # 3/4. So với một số<br />
NC khác, nam thường gặp nhiều hơn nữ, có NC<br />
với tỉ lệ là 2/1(4). Tuy nhiên sự khác biệt này cũng<br />
có thể do số liệu các NC cũng nhiều ít khác<br />
nhau.<br />
Kết quả NC của chúng tôi cũng phù hợp<br />
với các NC của các tác giả khác ở trong và<br />
ngoài nước.<br />
<br />
Dấu hiệu khởi phát<br />
Dấu hiệu LS<br />
Nhức đầu<br />
Giảm thị lực<br />
Nôn, buồn nôn<br />
Động kinh<br />
<br />
Số lượng<br />
62<br />
26<br />
24<br />
15<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
89,8<br />
36,2<br />
34,7<br />
21,7<br />
<br />
Dấu hiệu nổi bật là nhức đầu 89,8% (62),<br />
giảm thị lực 36,2% (26), nôn, buồn nôn 34,7%<br />
(24), động kinh 21,7% (15)…<br />
Các dấu hiệu khác như: yếu liệt, rối loạn tri<br />
giác … xuất hiện với tỉ lệ thấp hơn.<br />
U não là một tổn thương tân sinh, kéo theo<br />
phản ứng phù nề quanh u theo cơ chế mạch<br />
máu (vasogenic edema). Tùy theo bản chất u, vị<br />
trí u … mà biểu hiện của hội chứng tăng áp lực<br />
trong sọ sẽ đến sớm hay muộn, đặc trưng hay<br />
không đặc trưng.<br />
Hội chứng tăng áp lực trong sọ kinh điển<br />
bao gồm: nhức đầu, nôn-buồn nôn và phù gai<br />
thị…Thường các dấu hiệu của hội chứng tăng<br />
áp lực trong sọ chính là lý do nhập viện của<br />
người bệnh (>90%). Trong thực hành lâm sàng,<br />
soi đáy mắt thường quy trên những người bệnh<br />
này sẽ giúp phát hiện phù gai thị và hướng<br />
người thầy thuốc đến các chỉ định tiếp theo.<br />
Chỉ định chụp CT scanner não ở những<br />
người bệnh này sẽ giúp phát hiện sớm các tổn<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
39<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
thương tân sinh trong hộp sọ.<br />
<br />
Kết quả NC của chúng tôi cũng phù hợp với<br />
các NC khác(1,7).<br />
<br />
Vị trí u não<br />
Dưới lều: 21,8 % (15).<br />
Trong đó có 18,9% (13) trường hợp u cạnh<br />
đường giữa, 8,7% (6) trường hợp u góc cầu tiểu<br />
não, 6% (4) trường hợp u não thất, 6% (4) trường<br />
hợp u sàn sọ.<br />
Kết quả NC của chúng tôi cũng phù hợp với<br />
các NC khác(5,7,8).<br />
<br />
Kích thước u não<br />
Số lượng<br />
17<br />
28<br />
24<br />
<br />
28<br />
20<br />
18<br />
3<br />
<br />
40,5<br />
28,9<br />
26,2<br />
4,4<br />
<br />
U tế bào sao chiếm tỉ lệ cao nhất 40,5%, kế<br />
tiếp là u màng não 28,9%.<br />
<br />
Trên lều: 78,2% (54).<br />
<br />
Kích thước u não<br />
< 3cm<br />
3-5 cm<br />
>5 cm<br />
<br />
Astrocytoma<br />
Meningioma<br />
Khác<br />
“Âm tính”<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
24,6<br />
40,6<br />
34,8<br />
<br />
Trong đó nhỏ nhất là 1cm, lớn nhất là 10 cm<br />
Kích thước này được xác định chủ yếu trên<br />
MRI, một số ít trên CT scanner và mang tính<br />
thực hàn. Đây chỉ là kích thước tương đối của<br />
tổn thương theo đường kính lớn nhất, thường<br />
được xác định trên lát cắt ngang (axial),trong khi<br />
u não là một tổn thương hình khối cầu, do đó<br />
kích thước đúng phải được xác định bằng thể<br />
tích thì mới phản ánh được sự to lớn của tổn<br />
thương.<br />
<br />
Kết quả NC của chúng tôi cũng phù hợp với<br />
các NC khác(1,4,5,7,8).<br />
Có 3 trường hợp “âm tính” được trả lời là<br />
phản ứng tế bào thần kinh đệm.<br />
<br />
Phẫu thuật cắt u<br />
Phẫu thuật cắt u<br />
Sinh thiết<br />
Một phần<br />
Bán phần<br />
Trọn u<br />
<br />
Số lượng<br />
8<br />
5<br />
18<br />
38<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
11,6<br />
7,2<br />
26,2<br />
55<br />
<br />
Chúng tôi thực hiện sinh thiết qua hệ thống<br />
khung stereotaxy hoặc mổ hở giải áp + sinh thiết<br />
u. Các tổn thương trong nhóm (*), (**) và các tổn<br />
thương được phẫu thuật lấy một phần u …<br />
được hội chẩn xét chỉ định hóa – xạ bổ sung sau<br />
đó.<br />
Kết quả này cũng phù hợp với các NC<br />
khác(1,5, 7,8).<br />
Điều trị bổ sung hóa – xạ sau mổ làm tăng<br />
thời gian sống còn sau mổ của người bệnh, ví<br />
dụ như GBM có thời gian sống còn 17 tuần với<br />
phẫu – hóa và 30 tuần với phẫu - hóa – xạ(2).<br />
<br />
Kích thước to thường dẫn đến sự khó khăn<br />
trong phẫu thuật lấy hết tổn thương, mặc dù<br />
không phải là luôn luôn.<br />
<br />
Bản chất mô học của u, vị trí u có tính quyết<br />
định trong kết quả điều trị và tiên lượng<br />
bệnh(1,2,7).<br />
<br />
Một số tổn thương có kích thước không to<br />
nhưng phản ứng phù nề quanh u lại rất to (như<br />
Astrocytoma grade cao, u di căn… chẳng hạn)<br />
dẫn đến sự nặng nề trong điều trị và dự hậu của<br />
người bệnh.<br />
<br />
Biến chứng sau mổ<br />
Chảy máu sau mổ: 4,4 % (3) trường hợp,<br />
trong đó phải mổ lại lấy máu tụ và cầm máu là 1<br />
trường hợp.<br />
<br />
Tương tự, một số tổn thương có kích thước<br />
nhỏ nhưng vị trí là “ác tính” (các u nằm sâu<br />
trong não, vùng chức năng…) cũng có tiên<br />
lượng rất nghèo nàn.<br />
<br />
Dò dịch não tủy: 1 trường hợp, được chỉ<br />
định đặt dẫn lưu DNT qua thắt lưng, sau đó vết<br />
mổ (VM) tự lành.<br />
<br />
Giải phẫu bệnh của u não<br />
Giải phẫu bệnh<br />
<br />
40<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Nhiễm trùng vết mổ: 0.<br />
<br />
Tử vong: 1 trường hợp do tiến triển của<br />
bệnh nặng.<br />
Kết quả này cũng phù hợp với các NC<br />
khác(1,4,5,8).<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Tình trạng ra viện: tính theo thang điểm<br />
GOS ở thời điểm xuất viện.<br />
GOS<br />
5<br />
4<br />
3<br />
2<br />
1<br />
<br />
Số lượng<br />
48<br />
18<br />
2<br />
0<br />
1<br />
<br />
III<br />
IV<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
69,5<br />
26<br />
2,8<br />
0<br />
1,4<br />
<br />
Phẫu thuật là sự lựa chọn ưu tiên trong điều<br />
trị u não<br />
<br />
Kết quả này cũng phù hợp với các NC<br />
khác(5,8).<br />
Theo Greenberg(2), tỉ lệ sống còn đối với các<br />
astrocytoma là như sau:<br />
I<br />
8-10<br />
<br />
II<br />
7-8<br />
<br />
III<br />
2-3<br />
<br />
Sống còn 1 năm (%) Sống còn 2 năm (%)<br />
NC A<br />
NC B<br />
NC A<br />
NC B<br />
60<br />
73<br />
38<br />
50<br />
30<br />
35<br />
12<br />
8<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Tỉ lệ tốt đạt gần 70%, tỉ lệ trung bình đạt<br />
26%.<br />
<br />
Grade<br />
Thời gian (năm)<br />
<br />
Loại u<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
IV<br />