Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 2
lượt xem 88
download
Làm chính sách công trong nền kinh tế thị trường Hành chính công như một ngành học • E. Pendleton Herring, Hành chính Công và Lợi ích Công (1936) – Hành chính công đòi hỏi phải diễn dịch và áp dụng luật trong những tình huống cụ thể – Sự tùy định về mặt hành chính là không tránh khỏi, và cần thiết, nhưng đòi hỏi phải có đào tạo chuyên ngành • Harold Lasswell, Ngành khoa học chính trị (1951) – Khoa học chính sách nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách đạt được mục tiêu của mình – Cách tiếp cận liên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 2
- Nhập môn chính sách công Bài giảng 2 Làm chính sách công trong nền kinh tế thị trường Hành chính công như một ngành học • E. Pendleton Herring, Hành chính Công và Lợi ích Công (1936) – Hành chính công đòi hỏi phải diễn dịch và áp dụng luật trong những tình huống cụ thể – Sự tùy định về mặt hành chính là không tránh khỏi, và cần thiết, nhưng đòi hỏi phải có đào tạo chuyên ngành • Harold Lasswell, Ngành khoa học chính trị (1951) – Khoa học chính sách nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách đạt được mục tiêu của mình – Cách tiếp cận liên ngành bao gồm kinh tế học, khoa học chính trị, xã hội học, luật và kinh doanh – Nghiên cứu tình huống lịch sử, mô phỏng, đào tạo trên công việc – Khoa học chính sách không tách biệt và khách quan như khoa học chính trị 1
- Từ hành chính công đến chính sách công • Tăng trưởng tình trạng phúc lợi, qui mô chính phủ thời hậu chiến • Chuyên nghiệp hóa ngành công chức và nhu cầu kỹ năng định lượng và quản lý gia tăng • Ở Mỹ, các chương trình cao học chính sách công tăng nhanh từ 1967-1971 – Các trường mới chú trọng vào “chính sách công” hơn “hành chính công” – Không chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu chính trị định trước, mà là sự phân tích các mục tiêu chính sách công. – Sinh viên chính sách công bao gồm các chính trị gia tương lai, các lãnh đạo và cả công chức – Thừa nhận tầm quan trọng của giá trị, kỹ năng thuyết phục và lãnh đạo • Thập niên 1980 trở đi, giảm lòng tin vào “chuyên gia” và chú trọng nhiều hơn và quyền lợi, giá trị và thuyết phục Làm chính sách giống như đi thuyết phục • Mệnh lệnh không phải lúc nào cũng được công chúng phục tùng và công chức tuân theo. – “Công chức khu phố” có nhiều sự tùy định hơn là đáng có hay cần có (Michael Lipsky, 1980). – Thực tiễn xã hội nhìn chung phức tạp hơn các nhà kế hoạch nghĩ hay biết để đưa vào kế hoạch của họ • Các chính sách phải chuyển tải được giá trị và tuân theo các qui phạm xã hội (Frank Fisher, Reframing Public Policy: Discursive Politics and Deliberative Practices, 2003) • Chính sách phải đưa ra được những dẫn giải đối với vấn đề thực tế. • Nhà phân tích chính sách phải chuẩn bị để nói với các lãnh đạo những điều mà họ có thể không muốn nghe (Aaron W ildavsky, Speaking Truth to Power: The Art and Craft of Policy Analysis, 1979) • Đàm phán là một phần không thể tránh của công tác chính sách: chính trị học là một phần, không phải là kẻ thù của công tác làm chính sách. 2
- Kết quả từ “Khảo sát Giá trị Thế giới” Niềm tin USA Europe Người nghèo có bị trói buộc 29 60 trong nghèo khó? Liệu vận may có quyết định 30 54 thu nhập? Người nghèo có lười biếng 60 26 không? Chi tiêu xã hội theo % GDP, 1998 Quốc gia Tuổi già, Gia Sức Tổng Khác khuyết đình khỏe tật USA 7.0 0.5 5.9 1.3 14.6 France 13.7 2.7 7.3 5.2 28.8 Germany 12.8 2.7 7.8 4.1 27.3 Sweden 14.0 3.3 6.6 7.1 31.0 UK 14.2 2.2 5.6 2.6 24.7 3
- Thay đổi những suy nghĩ về phạm vi đúng của hành động nhà nước • Vấn đề tư nhân là gì và vấn đề xã hội/công cộng hợp pháp là gì? • Định hình lại vấn đề: hỗ trợ công cho người nghèo như là “việc tạo ra xã hội tốt” hay “làm xói mòn trách nhiệm cá nhân”? • Bill Clinton: chiến dịch cam kết ““chấm dứt kiểu phúc lợi như chúng ta vẫn biết” năm 1992 – Trợ giúp cho Gia đình có trẻ phụ thuộc (AFDC) được xem như chính sách của đảng Dân chủ không được nhiều cử tri thích vì họ cho rằng nó khuyến khích phụ nữ có con ngoài hôn nhân – Quyết định buộc người nhận phải làm việc và áp đặt giới hạn thời gian đã loại bỏ vấn đề cảm tính khỏi phe Cộng hòa Tác động chính sách của cải cách phúc lợi • Chương trình Hỗ trợ tạm thời gia đình có nhu cầu (TANF) thay thế chương trình AFDC và trách nhiệm triển khai được giao cho tiểu bang – Trước đó, Clinton đã mở rộng chương trình Hoàn thuế thu nhập tiền lương để tăng thu nhập cho giới lao động nghèo – Thập niên 1980s gia tăng tiêu chuẩn hộ nghèo để được hỗ trợ y tế (Medicaid) • Tác động ngân sách là nhỏ vì chi phí y tế đã tăng tiết kiệm nhờ chương trình hỗ trợ gia đình 4
- Chi tiêu cho 6 chương trình chống nghèo của Mỹ (thời giá USD năm 2000) 1996 2004 AFDC/TANF 25.3 13.0 Tem phiếu thực 29.2 28.6 phẩm Medicaid 170.4 277.4 Hoàn thuế thu 25.8 31.4 nhập lương Nhà ở 18.0 27.6 Thu nhập an sinh 34.3 36.8 bổ sung Chuyển dịch phạm vi bao quát theo TANF • Có ít bà mẹ đơn thân thất nghiệp và nhiều bà mẹ đi làm nhận trợ cấp hơn – Hỗ trợ nhiều hơn cho bà mẹ và trẻ khuyết tật – Chuyển từ hỗ trợ tiền mặt sang hiện vật (y tế, nhà ở và tem phiếu thực phẩm) • Những thay đổi phải ánh tầm quan trọng của sự lao động đối với văn hóa chính trị Mỹ: chấm dứt hỗ trợ cho người nghèo không làm việc – Tỉ lệ nghèo vẫn ổn định dù có những thay đổi này, nhưng điều này có thể thay đổi khi tỉ lệ thất nghiệp tiến gần đến 10% – Các chương trình hỗ trợ bằng hiện vật (y tế và thực phẩm) nhận được sự ủng hộ mạnh từ phía cung cấp (bác sĩ và nông dân) 5
- Nghèo trẻ em ở US (%) 25 20 15 10 5 100% poverty line 50% poverty line 0 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07 19 19 19 19 19 19 19 20 20 20 Những thay đổi trong tình trạng nghèo ở trẻ em • Nghèo ở trẻ em đang giảm trước khi cải cách phúc lợi theo xu hướng tăng trưởng kinh tế • Tăng trở lại bắt đầu với suy thoái 2001 • Không thể nói nguyên nhân giảm nghèo là do cải cách phúc lợi – Chi tiêu phúc lợi hiện vật tăng và chương trình EITC – Tăng việc làm và tiền lương (kể cả lương tối thiểu) – AFDC/TANF tương đối nhỏ so với các chương trình khác 6
- Các nhóm quyền lợi và cổ động • Nhóm quyền lợi: các bà mẹ hưởng phúc lợi không phải nhóm vận động hiệu quả, mà là nông dân. Do đó tem phiếu thực phẩm không bị giảm. • Nhóm cổ động: chống nghèo, quyền phụ nữ và ủng hộ quyền dân sự • Phong trào xã hội: người đóng thuế giận dữ và các phong trào chính trị bảo thủ đòi hỏi phải cải cách liên tục và toàn diện Các “mạng lưới” chính sách • Không có tác nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có đủ nguồn lực, thông tin và quyền lực để thực hiện chính sách (R. Rhodes, Understanding Governance: Policy Networks, Governance and Accountability, 1997) – Chính sách ngày càng được xem là sản phẩm của các tổ chức và cá nhân – Khả năng vận động sự ủng hộ phụ thuộc vào các mối quan hệ và hợp tác nhiều hơn là trật tự thứ bậc hay thị trường – Các nhà hoạch định chính sách khu phố phải xây dựng lòng tin ở nhiều mắc xích trong mạng lưới chính sách để mọi chuyện được thực hiện. • Sự thuyết phục nói đến các giá trị và qui phạm xã hội, nhưng cũng huy động các mối quan hệ cá nhân và thể chế 7
- Vượt qua trở ngại về thông tin thông qua “vừa học vừa làm” • “Những gì có khả năng” ngay từ đầu đã không rõ ràng – Các công cụ chính sách được phát hiện thông qua thử nghiệm – Định chuẩn và chuẩn mực được đề ra ngày càng cao • “Những điều kiện cơ sở” liên tục thay đổi: – Giá dầu tăng mạnh, sau đó giảm làm thay đổi các ưu tiên ngân sách – Những phát triển công nghệ (Internet) đòi hỏi phản ứng chính sách • Nguồn lực sẵn có không cố định ngay từ đầu – Các chương trình phổ biến có khuynh hướng thu thập sự ủng hộ và nguồn lực; các chương trình không phổ biến mất sự ủng hộ – “Ràng buộc ngân sách mềm”: các đơn vị hành chính “tìm” thêm tài trợ khi cần • Hệ quả ngoài dự kiến của chính sách: – Tạo mục tiêu và yêu cầu mới – Ví dụ, siết chặc qui định đối với chương trình hỗ trợ làm tăng nhu cầu chi trả khuyết tật theo an sinh xã hội. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 21
10 p | 179 | 40
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 14
4 p | 141 | 33
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 5
5 p | 133 | 30
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Chương 0: Giới thiệu môn học
7 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn