Nhập môn Giải phẫu học - Giải phẫu người: Phần 2
lượt xem 13
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của tài liệu Nhập môn Giải phẫu học - Giải phẫu người sẽ tiếp tục trình bày các nội dung về các bài thị giáo xương như: Các xương và khớp của đầu, các xương và khớp của thân, các xương và khớp của chi trên, các xương và khớp của chi dưới. Ngoài ra phần 2 còn cung cấp đến các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm về giải phẫu người. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhập môn Giải phẫu học - Giải phẫu người: Phần 2
- P H Ầ N II. CÁC BÀI THỊ GIÁO XƯƠNG Bài 39 CÁC XƯƠNG VÀ KHỚP CỦA ĐẦU 1. XƯƠNG SỌ (bones of cranium) (các H.39.1 - 39.2) Xương sọ là một khối gồm 22 xương nằm ở đầu trên của cột sống. Phản chia. Sọ do hai nhóm xương hợp thành: các xương hộp sọ và các xương mặt. Hộp sọ là hộp xương bảo vệ cho não do tám xương tạo nên: hai xương đỉnh, một xương trán, một xương chẩm, một xương bướm, một xương sàng và hai .xương thái dương. Các xương mặt tạo nên khung xương của mặt, gồm mười ba xương dính thành một khối và dính với hộp sọ, và một xương liên kết với khối xương sọ bằng khớp hoạt dịch. Mười bốn xương mặt là: hai xương lệ. hai xương xoăn m ữréưới, hai xương mủLr hai xương hàm trên, hai xương khẩu cái, hai xương gò má, một xương hờm dưới và một xương lá mứu Những đặc điểm chung. Ngoài việc tạo nên hộp sọ, các xương sọ cũng tạo nên một số khoang nhỏ khác, bao gồm ổ mũi và các ổ mắt mở ra phía trước. Một số xương sọ chứa những khoang được lót bằng niêm mạc và thông với mũi; chúng được gọi là những xoang cạnh mũi. Trong xương thái dương có những khoang nhỏ chứa các cấu trúc liên quan tới thính giác và thăng bằng. Trong các xương sọ, chỉ có xương hàm dưới là có thể chuyển động được, các xương còn lại dính chặt với nhau thành một khối bằng các đường khớp bất động. Hộp sọ có một nền để não nằm trên và một vòm bao quanh và đậy trên não. Các xương của vòm sọ được tạo nên từ hai bản xương đặc (bản ngoài và bản trong) ngăn cách nhau bằng một lớp xương xốp gọi là lõi xốp. Mặt trong hộp sọ dính với màng não cứng, mặt ngoài tạo nên chỗ bám cho các cơ đầu mặt. Ngoài việc tạo nên khung xương của mặt, các xương mặt còn bảo vệ cho đường vào của các hệ hô hấp và tiêu hoá. Cả khối xương sọ bảo vệ và nâng đỡ cho các giác quan chuyên biệt về nhìn, nếm, ngửi, nghe và thăng bằng. 1.1. Các xương hộp sọ (brain box) Xương trán (frontal bone). Xương trán gồm hai phần chính: một phần tạo nên trán (phần trước của hộp sọ) là trai trán, một phần nằm ngang tạo nên phần lớn trần ổ mất và hầu hêt hố sọ trước là phần ổ mắt (orbital part). Ở mặt ngoài, hai phần của xương trán gặp nhau tại bờ trên ổ mắt (supra-orbital margin). Ngay trên bờ này, bên trong trai trán có hai xoang trán. Trai trán. Ở mặt ngoài, nằm ngay trên các bờ trên ổ mắt là những gờ xương nhô lên gọi là cung mày (superciliary arches). Ở giữa các cung này là một chỏ lõm nho gọi là glabella (điểm trên gốc mũi). Ỏ phần trong của bờ trên ổ măt có lỗ (hoặc khuyết) trên ổ mắt (supra-orbital foramen), ồ mặt trong, trên đường giữa của trai trán có mào trán (frontal crest) nằm giữa lỗ tịt và rãnh xoang dọc trên. 388
- Phần ổ mắt. Mặt ổ mắt của phần ổ mắt có hai điểm đáng chú ý: ở phía trước trong là hõm ròng rọc (trochlear fovea) cho ròng rọc của cơ chéo trên bám, ở phía trước ngoài là hô' tuyến lệ (fossa for lacrimal gland) chứa phần ổ mắt của tuyến lệ. Mặt hướng vào hộp sọ của phần ổ mắt bị khuyết trên đường giữa thành khuyêt sàng (ethmoidal notch) và mảnh sàng của xương sàng lắp vào khuyết này. Các xương đỉnh (parietal bone). Hai xương đỉnh tạo nên phần lớn của các mặt bên và đỉnh sọ. Chúng tiếp khớp với nhau tại đường khớp dọc, với xương trán tại đường khớp vành, với xương chẩm tại đường khớp lambda và với các xương thái dương tại các đường khớp trai. Mặt trong của xương đỉnh lõm và có những rãnh để các mạch máu đi qua. Trai trán _ __ Xg trán Ị Khớp trán-m ũi Đ ư ờ n g k h ớ p giữ a trán I / ỳ , \ Ị I I Xương mũi Điểm trên gốc mũi \ ____ —r —yL / / V. ị / Cun9 mày Điểm gốc mũi v \ / / \ / ^ \ / ỵ n lệ Xg đỉnh Lỗ trên ổ mắt Xg bướm Ổ mắt Hỗ thái Mỏm gò má (xg trán) Ống thị giác Xg thái dương Lỗ gò má-măt Xg gò má Cung gò má Lối cầu xg hàm dưới Xg xoăn dưới Mỏm chũm Xg sàng Ngành xg hàm dưới Vách mũi ô mũi mũi trước Xg lá mía nanh hàm trên Hố nanh huyệt răng Hố răng Góc hàm dưới Lỗ cằm dính hàm dưới Lồi cằm Củ cằm Xg hàm dưới Hình 39.1. Xương sọ: nhìn trước Các xương thái dương (temporal bone). Mỗi xương thái dương tạo nên một mặt dưới-bên cùa hộp sọ và một phần của nền sọ. Nó tiếp khớp với các xương đỉnh, chẩm, bướm và gò má bằng các khớp bất động. Xương thái dương do ba phần tạo nên: phần đá, phần trai và phần nhĩ. 389
- Phần đá (petrous part) có hình tháp tam giác (với ba mặt trước, sau và dưới) nãm ngang qua nền sọ, giữa xương bướm và xương chẩm. Phần này chứa tai giữa và tai trong, và những ống cho động mạch cảnh trong và thần kinh mặt đi qua. óng động mạch cảnh có một lỗ ngoài mở ra ờ mặt dưới phần đá và một lỗ trong mờ ra ờ đỉnh phần đá. Mỏm nhọn từ mặt dưới phần đá nhô xuống dưới là móm trám (styloid process). Nền phần đá hướng ra ngoài và ra sau. Mỏm lồi trên nền phần đá. ờ ngay sau lỗ tai ngoài, được gọi là mỏm chũm (mastoid process). Trong mòm chũm có hang chũm và nhiều xoang nhỏ. Ở giữa mỏm trâm và mỏm chũm có lỗ trám-chũm, nơi ra khỏi sọ của thần kinh mặt. Trên mặt sau phần đá có lỗ và ong tai trong, nơi các thần kinh sọ VII và VIII đi qua. Ở mặt trước và gần đỉnh phần đá có ấn thần kinh sinh ba (trigeminal impression), nơi mà hạch cảm giác thần kinh sinh ba nằm: ờ nooài ấn này là lói cung (arcuate eminence), được tạo nên bởi ống bán khuyên trước nãm bén dưới; ờ trước và ngoài lồi cung là trần hòm nhĩ (tegmen tympani). Bờ sau phần đá cùng với xương chẩm giới hạn nên lỗ tĩnh mạch cảnh (jugular foramen), nơi đi qua cùa tĩnh mạch cảnh trong và bốn thần kinh sọ cuối. Trai xương Đ iểm thóp thái d '" *— Đ iểm thóp trước Xg đỉnh trán Đường khớp vành Đường khớp bướm-đỉnh C ánh lớn xương bướm Đường khớp bướm-trán Đường khớp trai Đường khơp bướm-gò má Đưj)ng khớp trán-gò má Điểm thóp sau Đ iểm gian mày gò má Đường khớp đỉnh-chũm má mũi Xg chẩm lệ sàng Đường khớp lambda Đường khớp bướm-trai Đường khớp gò m á-thái dương Ụ chẩm ngoà Xương hàm trên Đ iểm thóp sau-bên Mỏm vẹt Xg thái d Đường khớp chẩm -chũm Ông tai ngoà Xương hàm dưới Mỏm ch Mỏm Lôi câu xg hàm Góc hàm d ung gò má Củ khớp Hình 39.2. Xương sọ: nhìn bên Phần trai (squamous part) là mảnh xương mỏng hình quạt. Phần dưới cùa trai thái dương tách ra mỏm gò má (zygomatic process) chạy ra trước tiếp khớp với mòm thái dương của xương gò má; mỏm cùa hai xương cùng nhau tạo nên cung gò má (zygomatic arch). Hố lõm nằm ờ mặt sau-dưới mỏm gò má là hô'hàm dưới và chỏ lồi 390
- tròn ớ trước hổ này là củ khớp. Hô và củ tiêp khớp với chòm xương hàm dưới tạo nen khớp thái dương-hàm dưới. Phần n h ĩ (tympanic part) là mảnh xương mỏng vây quanh lỗ và ôhg tai ngoài (external acoustic opening and external acoustic meatus). Xương chẩm (occipital bone). Xương chẩm tạo nên phần sau của vòm và nền sọ. Xương chẩm gồm ba phần vây quanh lỗ lớn xương chẩm. Lổ lớn (foramen magnus) là nơi hành não liên tiếp với tuỷ sống. Trước lỗ lớn là phần nền (basilar part), hai bên là các phần bên (lateral part) và ớ sau là trai chẩm (squamous part of occipital bone). Mặt trên phần nền dốc đứng và được gọi là dốc (clivus); mật dưới phần nền có củ hầu (pharyngeal tubercle). Trên mỗi phần bên có một lồi càu chẩm (occipital condyle) tiếp khớp với mặt trên của khối bên đốt đội và một ống thần kinh hạ thiệt (hypoglossal canal), nơi đi qua của thần kinh sọ XII. Mặt sau trai chẩm có ụ chẩm ngoài (external occipital protuberance) ờ giữa và các đường gáy (trên cùng, trên và dưới) ở mỗi bên. Giữa mặt trước (hay mặt trong) trai chẩm có ụ chẩm trong (internal occipital protuberance). Gờ xương từ ụ này đi tới lỗ lớn xương chẩm là mào chẩm trong , còn hai rậnh kế tiếp nhau từ ụ chạy sang hai bên là rãnli xoang ngang (groove for transverse sinus) và rãnlì xoang sigma (groove for sigmoid sinus. Rãnh xoang ngang ngãn cách hai hố ở mặt trong trai chẩm: h ố đại não (cerebral fossa) ở trên và h ố tiểu não (cerebellar fossa) ở dưới. Xương bướm (sphenoid/sphenoidal bone). Xương bướm nằm ở giữa nền sọ và tiếp khớp với tất cả các xương khác của hộp sọ. Ngoài hộp sọ, nó còn góp phần tạo nên trần ổ mũi và các thành ổ mắt. Các phần của xương bướm là thân, cánh nhỏ, cánh lớn và các mỏm chân bướm. Thân. Thân xương bướm là vùng nhô cao ở giữa hố sọ giữa, tiếp giáp với xương sàng ờ trước và xương chẩm ờ sau. Mặt trên của thân xương bướm có rãnh trước giao thoa ở trước và h ố tuyến yên (hypophysial fossa) ở sau. Thành xương ở sau hố tuyến yên được gọi là lưng yên và hai góc bên của lưng yên nhô lên thành các mỏm yên sau (posterior clinoid processes). Trong thân xương bướm có các xoang bướm thông với ngách bướm-sàng của ổ mũi. Cánh nhỏ. Hai cánh nhỏ xương bướm từ phần trước của thân chạy sang hai bên rồi tận cùng phía bèn tại một đỉnh nhọn. Từ đỉnh trở vào trong, bờ sau của cánh nhỏ chạy theo một đường cong rồi tận cùng như là mỏm yên trước (anterior clinoid process); chính bờ sau tạo nên giới hạn cho các phần bên của các hố sọ trước và giữa. Mỗi cánh nhỏ rộng dần từ đình vào trong rồi dính vào phần trước thân bướm bằng hai rễ và cùng thân bướm giới hạn nên ống thị giác (optic canal), nơi đi qua của thần kinh sọ II và động mạch mắt. Cánh lớn. ở phía sau, mỗi cánh lớn cũng từ một bên thân bướm chạy sang bên, tạo nên phần lớn hố sọ giữa. Cánh lớn cùng với cánh nhò giới hạn nên khe ổ mắt trên (superior orbital fissure), nơi đi qua của các thần kinh V I. Ill, IV, VI và các tĩnh mạch mắt. Trên cánh lớn và sau đầu trong của khe ổ mắt trên là lỗ tròn (foramen rotundum), nơi đi qua của thần kinh hàm trên (V2); ờ sau-ngoài lỗ tròn là một lỗ lớn hơn. lỗ bầu dục (foramen ovale), nơi đi qua cùa thần kinh hàm dưới (V3); ớ sau-ngoài lỗ bầu due là một lỗ cho động mạch màng não giữa đi qua: lỗ gai (foramen spinosum). ớ phía sau 391
- trong lỗ bầu dục, có thể nhìn thấy lỗ mờ vào trong sọ cùa ống động mạch cảnh tại đình phần đá xương thái dương; ở ngay dưới lỗ mờ này lằ một lỗ năm giữa xương bướm và phần đá xương thái dương có tên là lỗ rách (foramen lacerum. Các mỏm chán bướm (pterygoid processes). Các mỏm chán bướm từ chỗ nối giữa thân và cánh lớn chạy xuống các thành bên ổ mũi. Mỗi mòm có một mành trong (medial plate) và một mánh ngoài (lateral plate) ngãn cách nhau bời ho chán bướm (pterygoid fossa). Mỗi mảnh trong mỏm chân bướm tận cùng ở dưới tại móc chán bướm và chia ra ở trên để tạo nên hố thuyền. Ỏ ngay trên hố thuyền, tại gốc của mảnh trong mỏm chán bướm, là lỗ mờ của ống chân bướm. Xương sàng (ethmoid/ethmoidal bone). Xương sàng nằm trên đường giữa, ờ phần trước nền sọ. Nó còn góp phần tạo nên vách mũi, trần ổ mũi. thành ngoài ổ mũi và thành trong ổ mắt. Các phần của xương sàng gồm mảnh sàng, mảnh thãng đứng và các mê đạo sàng. Mảnh sàng (cribriform plate) lắp vào chỗ khuyết cùa phần ổ mắt xương trán, ngăn cách hố sọ trước với ổ mũi; giữa mặt trên của mành sàng nhô lên một mỏm hình tam giác gọi là mào gà (crista galli); trên mảnh sàng có các lỏ sàng cho các thần kinh khứu đi qua. Mánh thẳng đứng (perpendicular plate) chạy xuống góp phần tạo nên vách mũi. Mỗi mé đạo sàng (ethmoidal labyrinth) là một khói xương xốp nằm giữa ổ mắt và ổ mũi. Khối này chứa các xoang sàng (ethmoidal cells), gồm ba nhóm trước, giữa và sau, thông với ổ mũi. Hai mảnh xương từ mặt trong mỗi mê đạo sàng nhô vào ố mũi được gọi là các xoăn mũi trên và dưới (superior and inferior nasal concha). Nhóm xoang sàng giữa làm cho thành ngoài ngách mũi giữa lồi lên thành một vòm gọi là bọt sàng (ethmoidal bulla). 1.2. Các xương mặt (facial skeleton) Xương hàm trén (maxilla). Hai xương hàm trên (đã dính lại) tạo nên hàm trén và tiếp khớp với tất cả các xương mặt khác, trừ xương hàm dưới. Nó tạo nén một phần của sàn ổ mắt, một phần của thành bên và sàn ổ mũi, và hầu hết khẩu cái cứng. Xương hàm trẽn gồm thân và các mỏm liên tiếp với thán. Thán có các mặt hướng về ổ mắt, ổ mũi. hố dưới thái dương (được gọi lán lượt là mặt ó mắt, mặt mũi và mặt dưới thái dương) và về phía trước (mặt trước). Thán xương chứa một xoang lớn mở vào ổ mũi, xoang hàm trên. - Trên mặt trước, ngay dưới bờ dưới ổ mắt, có lỗ dưới ổ mắt (infra-orbital foramen). - Mặt ổ mắt xương hàm trên tạo nén phần lớn sàn ổ mất. Bờ ngoài cùa mặt này cùng với cánh lớn xương bướm giới hạn nén khe ổ mắt dưới (inferior orbital fissure): trên mặt ổ mất có có rãnh dưới ổ mắv, rãnh này thông với lỗ dưới ổ mắt ờ mãt trước qua ống dưới ổ mắt. - ơ mặt dưới thái dương có củ hàm. - Mặt mũi xương hàm trên góp phần tạo nên thành ngoài ổ mũi; trên mãt này có rãnh lệ và lỗ xoang hàm trẽn. C á c m ỏm 392
- - Ở phía ngoài, mỏm gò má (zygomatic process) xương hàm trên tiếp khớp với xương gò má. - Ỏ phía trong, mỏm trán (frontal process) xương hàm trên chạy lên tiếp khóp với xương trán. - Ỏ phía dưới, thân xương hàm trên tận cùng bời mỏm huyệt răng (alveolar process); mỏm nàv là một cung mang các huyệt răng của các răng hàm trên. Móm khẩu cái (palatine process) nhô ra từ mặt trong (mặt mũi) thân xương hàm trên, bắt đầu từ ngay trên mặt trong của mỏm huyệt rãng và đi tới đường giữa, nơi nó tiếp khớp với mỏm của xương bên đối diện. Hai mỏm cùng nhau tạo nên hai phần ba trước cùa khẩu cái cứng. Tại đầu trước của đường giữa khẩu cái cứng có một hô nhỏ (hô ráng cửa - incisive fossa) nằm ngay sau cic răng cửa. Hai ống răng cửa (incisive canals), mỗi ống ờ một bên, từ hô này chạy về phía sau-trên rồi mờ vào sàn ổ mũi. Các ống và hố này là đường đi cùa các mạch khẩu cái lớn và thần kinh mũi-khẩu cái. Xương hàm dưới (mandible). Xương hàm dưới gồm một thân và hai ngành hàm. Thản xương hàm dưới (body of mandible) cong hình móng ngựa, gồm một nên dày ờ dưới và phần huyệt răng (alveolar part) ờ trên. Giữa mặt trước nền hàm dưới lồi ra ờ thành lỏi cằm (mental protuberance) và mỗi bên có một lỗ cằm (mental foramen). Phần huyệt răng cong thành cung huyệt răng (alveolar arch) và mang các lỗ huyệt chân răng hàm dưới, ở mật trong thân xương và ngay sau khớp dính hàm dưới là một đôi gai nhỏ gọi là các gai cằm trên và dưới (superior and inferior mental spines). Từ đường 2Íữa và ở dưới các gai cằm có một đường gờ gọi là đường hàm-móng (mvlohyoid line) chạy ra sau và lên trên ờ mặt trong mỗi bên thân xương. Ò trên phần ba trước của đường hàm-móng là một vùng lõm nông gọi là hô'dưới lưỡi (sublingual fossa), và bên dưới hai phần ba sau của đường hàm móng là một hố lõm khác gọi là h ố dưới hàm (submandibular fossa). Ngành xưoĩig hàm dưới (ramus of mandible). Bờ sau ngành hàm dưới liên tiếp với bờ dưới thàn hàm dưới tại góc hàm dưới (angle of mandible). Từ đầy. ngành hàm chạy lên trên gần như vuông 2ÓC với thân hàm. Đầu trên của ngành hàm tách ra thành mỏm vẹt (coronoid process) ờ trước và mỏm lồi cấu (condvlar process) ờ sau; giữa hai mỏm này là khuyết hàm dưới (mandibular notch). Mỏm lồi cầu có một chỏm tiếp khớp với hố hàm dưới và cù khớp của xương thái dươna. Trên mặt trong của ngành hàm có một lỗ cho thần kinh và các mạch huyệt rãng dưới đi vào xương hàm. lỗ hàm dưới (mandibular foramen). Lỗ nàv là cừa vào cùa ống hàm dưới (mandibular canal). Miệng lỗ được chắn bằng một mảnh xương gọi là lưỡi hàm dưới (linsula). 393
- Đường khớp dọc Hỉnh 39.3. Xương sọ: nhìn từ sau Xương mũi (nasal bone). Các xương mũi gặp nhau trên đường giữa và tạo nên một phần của cầu mũi. Xương lệ (lacrimal bone). Hai xương lệ là những xương nhỏ nằm ờ sau và ngoài các xương mũi và tao nên một phần thành trong ổ mắt. Xương lệ cùng với mỏm trán xương hàm trên giới hạn nên hố lệ, nơi mà túi lệ nằm. Xương gò má (zygomatic bone). Xương gò má làm cho gò má lồi lẽn thành gò và tạo nên m ột phần cùa thành n g o à i và sàn ổ mắt. N ó tiếp khớp với các xươ ng trán, hàm trên, bướm và thái dương. Xương khẩu cái (palatine bone). Xương này gồm mảnh nằm ngang và mảnh thẳng đứng hợp thành hình chữ L. M ảnh nằm ngang cù n g với m ảnh nằm n s a n s cùa xư ơ n g bên đối diện tạo thành phần sau của khẩu cái cứng. M ảnh thẳng đ ứ n s nhó lén trên để tạo nên một phần của thành ngoài ổ mũi và một phần sàn ổ mắt. 394
- Điểm thóp trước Hình 39.4. Xương sọ: nhìn từ trên Xương xoăn mũi dưới (inferior nasal concha). Mỗi xương nàv là một xương mỏng cuộn lại và nhô vào ổ mũi ờ dưới xương xoăn mũi giữa. Xương lá mía (vomer). Đây là một xương mỏng hình tam giác tạo nên một phần vách mũi. Nó tiếp khớp ờ dưới với các xương của khẩu cái cứng tại đường giữa và ờ trên với mảnh thẳng đứng của xương sàng và xương bướm. Xương móng (hyoid bone). Xương này không thuộc xương sọ nhưng được mô tả cùng xương sọ cho tiện. Nó là một xương rời hình móng ngựa nằm trong các mô mềm của vùng cổ, ớ ngay trên thanh quản và dưới xương hàm dưới. Xương móng gồm một thân nằm ngang và hai sừng ở mỗi bên: sìmg lớn và sừiĩg nhò. 395
- Lỗ răng cửa Xg hàm trên Mỏm khẩu cái xg hàm trèn \ Mỏm huyệt răng xg hàm trên Mỏm thái dương xg gò má Phần ngang xg khẩu cái Gai mũi sau Mỏm gò má xg thái dương Xg lá mía Gai bướm Mảnh trong mỏm chân bướm Củ khớp— Phần nền xg chẩm Mỏm trâm ng ĐM cảnh Hố hàm dưới Lỗ trâm chũm Lỗ TM cảnh Khối bên xg chẩm Mỏm chũm Lỗ chẩm lớn Xg thái dương Trai xg chẩm Ụ chấm ngoài Hình 39.5. Mặt ngoài nền sọ 396
- Lỗ lớn xương chẩm Hình 39.6. Mặt trong nền sọ 2. CÁC KHỚP HOẠT DỊCH CỦA s ọ (cranial synovial joints) Sọ chỉ có một khớp hoạt dịch là khớp thái dương-hàm dưới. Tuy nhiên, xét đến các cử động của đầu, khớp đội-chẩm, khớp đội-trục giữa và khớp đội-trục bên cũng được xếp vào khớp hoạt dịch sọ. Khớp đội-chẩm (atlanto-occipital joint) là khớp lồi cầu giữa các mặt khớp trên của đốt đội và các lồi cấu xương chẩm. Khớp này cho phép gấp, duỗi và nghiêng đầu sang hai bên. Khớp đội-trục giữa (median atlanto-axial joint) (H.39.7) là khớp trục giữa một bên là răng của đốt trục với một bên là cung trước đốt đội và dây chằng ngang đốt đội. Động tác cùa khớp này là xoay đầu. 397
- Hình 39.7. Khớp đội - trục giữa (nhìn trên) Khớp đội-trục bên (lateral atlanto-axial joint) là khớp phẳng giữa mặt khớp dưới của khối bên đốt đội với mặt khớp trên của đốt trục. Động tác của khớp này cũng là xoay đầu. Dưới đây chỉ mô tả chi tiết khớp thái dương - hàm dưới. Khớp thái dương-hàm dưới (temporomandibular joint) (H.39.8 và H.39.9) Khớp thái dương-hàm dưới là khớp hoạt dịch, thuộc loại lưỡng lồi cấu, nối xương thái dương với xương hàm dưới. M ặt khớp. Mặt khớp cùa xương thái dương nằm ở phần trai, gồm củ khớp ở trước và phần trước hố hàm dưới ở sau. v ề phía xương hàm dưới, mặt khớp là chỏm xương hùm dưới. Chỏm là thành phần cùa mỏm lồi cầu xương hàm dưới. Xen giữa mặt khớp của hai xương là một tấm sụn-sợi gọi là đĩa khớp (articular disc). Đĩa khớp có hai mặt trên và dưới thích ứng với mặt khớp của hai xương. Chu vi đĩa khớp dính vào bao khớp, lỏng ở phía sau, chắc ở phía trước. Nó còn dính vào gân cơ chân bướm ngoài và vào chỏm xương hàm dưới bằng một dải sợi. Dải này giúp cho đĩa dịch chuyển ra trước và sau cùng chỏm xương hàm dưới. Bao khớp dính vào chu vi các mặt khớp của hai xương và bám vào chu vi của đĩa khớp; đĩa khớp chia ổ khớp thành hai khoang: khoang thái dương-đĩa khớp và khoang đĩa khớp-hùm dưới. Bao khớp thường lỏng giữa đĩa khớp và xương thái dương, chắc và chặt hơn ờ giữa đĩa khớp và xương hàm dưới. M àng hoạt dịch. Do ổ khớp bị chia đôi nên màng hoạt dịch cũng bị chia đôi thành: Màng lioạt dịch trên (superior synovial membrane) lót mặt trong bao sợi của khớp thái dương - đĩa khớp. Màng hoạt dịch dưới (inferior synovial membrane) lót mật trong bao sợi cúa khớp đĩa khớp - hàm dưới. 398
- Dây chằng Dây chằng ngoài (lateral ligament) và dây chằng trong (medial ligament) là những phần dày lên ở hai mặt ngoài và trong của bao khớp. Dây chằng ngoài bám ở trên vào củ khớp (thuộc rễ của mỏm gò má). Các sợi của nó chạy xuống dưới và ra sau bám vào mặt ngoài của cổ lồi cầu xương hàm dưới, qua đó bảo vệ ống tai ngoài. Dây chằng bướm-hàm dưới (sphenomandibular ligament) nằm ờ mặt trong của khớp. Nó là một dải sợi chạy từ gai xương bướm tới lưỡi xương hàm dưới. Dây chằng trâm-hàm dưới (stylomandibular ligament) nằm ở phía sau-trong của khớp. Nó chỉ là một dải dày lên của mạc cổ sâu chạy từ đỉnh mỏm trâm tới góc xương hàm dưới. Các cơ và những cử động Hạ xương hàm dưới. Khi há miệng, chỏm xương hàm dưới xoay trên mặt dưới của đĩa khớp quanh một trục ngang, c ổ xương hàm dưới và đĩa khớp cùng được cơ chân bướm ngoài kéo ra trước và đĩa khớp dịch chuyển tới dưới củ khớp. Chuyên động ra trước của đĩa khớp được giới hạn bởi sức căng của mô xơ-chun buộc đĩa khớp vào xương thái dương. Xương hàm dưới được hạ thấp nhờ hai cơ bụng, cơ cằm-móng và cơ hàm- móng. Cơ chân bướm ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc kéo xương ra trước. Nàng xương hàm dưới. Động tác này ngược với động tác hạ xương hàm dưới. Đầu tiên chỏm xương hàm dưới và đĩa khớp dịch chuyển ra sau, tiếp đó chỏm xoay trên mặt dưới đĩa khớp. Xương hàm được nâng lên nhờ cơ thái dương, cơ cắn và cơ chân bướm trong; các sợi sau của cơ thái dương kéo chỏm xương hàm dưới ra sau. Đĩa khớp được kéo ra sau nhờ mô xơ -chun. Đưa hàm dưới ra trước. Đĩa khớp được kéo ra trước tới mặt dưới củ khớp và chỏm xương hàm dưới được kéo theo cùng đĩa khớp. Tất cả cử động chỉ diễn ra ờ khớp thái dương-đĩa khớp. Hàm dưới đưa ra trước làm cho các răng hàm dưới nằm trước rãng hàm trên. Động tác này xảy ra khi cơ chân bướm ngoài ở cả hai bên cùng co với sự hỗ trợ của hai cơ chân bướm trong. Hình 39.8. o khớp của khớp thái dương-hàm dưới 399
- Ỉì lt (í ^ ơnỉ ị! à m d ư ớ ir a sau; ĩ ĩa khófp và chỏm xương hàm dưới được kéo ra sau về hô hàm dưới. Động tác này diễn ra nhơ các sợi sau cua cơ thái dương. Cac cư đọng nhai tưng bên. Các cử động này bao gồm viêc luân phiên đưa hàm dưới ra trước và ra sau ở mỗi bên. D/c ngoài Củ khớp Bao khớp Lỗ ống tai ngoài. Phần nhĩ xg thái dương. Mỏm chũm Mỏm trâm D/c trâm - hàm dưới Hình 39.9. Khớp thái dương-hàm dưới nhìn bên 400
- Bài 40 CÁC XƯƠNG VÀ KHỞP CỦA THÂN 1. XƯƠNG THÂN Xương của thân gồm có: cột sống và các xương ngực. Xương thân bị xương sọ đè lên và liên hệ với các xương chi qua các đai chi. 1.1 Cột sống (vertebral column) (H.40.1 ) Cột sống là cột trụ chính của thân người đi từ mặt dưối xương chẩm đến đỉnh xương cụt. Cột sống gồm 33 - 35 đốt sống chồng lên nhau, được chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn có một chiều cong và các đặc điểm riêng thích ứng với chức năng của đoạn đó; từ trên xuống dưới, đoạn cổ có 7 đốt - cong lồi ra trước, đoạn ngực có 12 đốt - cong lồi ra sau, đoạn thắt lưng có 5 đốt - cong lồi ra trước, đoạn cùng có 5 đốt dính liền với nhau tạo thành xương cùng - cong lồi ra sau, đoạn cụt gồm 4 - 6 đốt sống cuối cùng cũng dính với nhau tạo thành xương cụt. Chiều dài của toàn bộ cột sống xấp xỉ bằng 40% chiều cao cơ thể. Đốt đội (C I) ---------- Đốt trục (C II)------------ ----- £>ốt sống đoạn oổ---------- A B Đốt sống t / đoạn thắt lưng Xg cùng Xg cụt Hình 40.1. Cột sống nhìn trước (A) và bên (B) 401
- 1.1.1. Đặc điểm hình th ể chung của các đốt sống (H .40.2) Mỗi đốt sống gồm có thân đốt sống và cung đốt sông vây quanh lỗ đốt sông. T hân đốt sống (vertebral body) có hình trụ dẹt, mặt trên và mặt dưới đều hơi lõm để tiếp khớp với đốt sống kế cận qua đĩa gian đốt sống. Cung đốt sống (vertebral arch) ở phía sau thân đốt sống, cùng với thân đốt sống giới hạn nên lỗ đốt sống. Cung gồm mảnh cung đốt sống (lamina of vertebral arch) rộng và dẹt, nằm ở sau; 2 cuống cung đốt sống (pedicle of vertebral arch) ở trước mảnh, dính với thân; và các mỏm từ cung mọc ra. Cuống có hai bờ (trên và dưới) đều lõm gọi là các khuyết sống trên và dưới. Khuyết sống dưới của đốt sống trên cùng khuyết sống trên của đốt sống dưới liền kề giới hạn nên lỗ gian đốt sông (intervertebral foramen), nơi mà các dây thần kinh sống và các mạch máu đi qua. Các mỏm tách từ cung đốt sống ra là: 1 mỏm gai (spinous process) từ giữa mặt sau của mảnh cung đốt sống chạy ra sau và xuống dưới, sờ thấy được ở dưới da lưng; 2 mỏm ngang (transverse process) từ chỗ nối giữa cuống và mảnh chạy ngang ra hai bên; 4 mỏm khớp, gồm 2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới (superior and inferior articular process), cũng tách ra từ khoảng chỗ nối giữa cuống và mảnh; khi các đốt sống tiếp khớp với nhau thì 2 mỏm khớp dưới của đốt sống trên tiếp khớp với 2 mỏm khớp trên của đốt sống dưới. Lỗ đốt sống (vertebral foramen) nằm giữa thân đốt sống và cung đốt sống. Khi các đốt sống chồng lên nhau tạo thành cột sống thì các lỗ này hợp thành ống sống (vertebral canal) chứa tuỷ sống. Mảnh Mỏm ngang -- Mỏm khớp trên Mỏm khớp dưới Hình 40.2. Hình thể chung của các đốt sống
- 1.1.2. Đặc điểm hình th ế riêng của đốt sống ở tùng đoạn Các đốt sống cổ (cervical vertebrae) (H.40.3 ) Các đốt sống cổ có chung đặc điểm là: mỏm ngang dính vào thân và cuống cung đốt sống bằng 2 rễ, giới hạn nên lỗ ngang (foramen tranversarium), nơi có các mạch đốt sống đi qua. Một số đốt sống cổ lại có thêm các đặc điểm riêng. Đốt cổ I hay đốt đội (atlas) không có thân mà có cung trước (anterior arch), cung sau (posterior arch) và 2 khối bên (lateral mass). Mỗi khối bên có mặt khớp trên (superior articular surface) tiếp khớp lồi cầu xương chẩm và mặt khớp dưới (inferior articular surface) tiếp khớp với đốt cổ II. Đ ố t c ổ II hay đ ố t trục (axis) có một mỏm từ mặt trên của thân nhô lên gọi là răng đốt trục (dens). Răng có một đỉnh và hai mặt khớp: mặt khớp trước (anterior articular facet) tiếp khớp với cung trước đốt đội, mặt khớp sau (posterior articular facet) tiếp khớp với dây chằng ngang. Đốt cổ V II hay đốt lồi (vertebra prominens) có mỏm gai dài nhất trong số các mỏm gai đốt sống cổ. Mòn Mặt khớp với dây chằng ngang Mặt khớp với đốt đội Lỗ mỏm ngang Cuống Mỏm ngang B Mỏm ngang A Hình 40.3. Đốt sống cổ I (A) và II (B) 403
- Các đốt sống ngực (thoracic vertebrae) (H.40 4) Đặc điêm cua các đôt sông ngực là chúng có hõm sườn ngang (transverse costal facet) trên mỏm ngang để tiếp khớp với củ sườn và các hõm sườn trén và dưới (superior/inferior costal facet) trên thân đốt để tiếp khớp với chỏm sườn. Mỏm khớp trên Thân Cuống Mỏm ngang Các hõm sườn i,.V r ? r — Mỏm khớp dưới W Ễ.T.jyfrV Êk Mảnh Mỏm g a i' Hình 40.4. Đốt sống ngực nhìn từ trên (A) và nhìn bên (B) Các đốt sông thát lưng (lumbar vertebrae) (H.40.5) Đặc điểm giúp phân biệt các đốt sống thắt lưng là chúng không có lỗ ngang như đốt sống cổ và không có các hõm sườn trên mỏm ngang và thân như đốt sống ngực. 404
- Mỏm khớp trên Cuống cung đốt sống Mỏm gaii 'tan , . \ j f : • ' J _ _ - T h â n đốt sống ẩ ;;- - / / ' M ảnh cung đốt sống Mỏm khớp dưới B Hình 40.5. Đốt sống thắt lưng A . N h ìn từ trên B . N h ìn b ê n Xương cùng (sacrum) (H.40.6) Các đốt sống cùng dính chặt với nhau thành một khối gọi là xương cùng. Nó tiếp khớp ờ trên với đốt sống thắt lưng V, ở dưới với xương cụt và hai bên với xương chậu. Xương cùng hình tháp có 2 mặt (trước, sau), 2 phần bên, nền ở trên, đỉnh ờ dưới. M ặt trước hay mặt chậu hông (pelvic surface) có 4 đường ngang, ở hai đầu mỗi đường có các lỗ củng trước (anterior sacral foramina) cho các ngành trước cùa các dây thần kinh cùng đi qua. M ặt sau hay mặt hnig (dorsal surface) lồi, gồ ghề có 5 mào dọc là mào cùng giữa (median sacral crest), 2 mào cùng trung gian (intermediate sacral crest) và 2 mào cùng bên (lateral sacral crest); chúng là di tích của các mỏm gai, mỏm khớp và mỏm 405
- ngang. Phía ngoài mào trung gian có các lỗ cùng sau (posterior sacral foramina) tương ứng với các lỗ cùng trước (ở mặt trước). Phần dưới của mặt sau có hai sừng cùng (sacral comu) nằm ở hai bên đầu dưới của ống cùng (sacral canal). Hai phần bén (lateral part) có cliện rt/ỉĩhay diện loa tai (auricular surface) tiếp khớp với xương chậu, phía sau diện nhĩ là lồi củ cùng (sacral tuberositv). Nên xương cùng (base of sacrum). Phần giữa nền có lỗ tren cùa ỏng cùng ờ sau và mặt trên thân đốt sống cùng I ở trước; bờ trước của mặt trên thân đốt sống cùng I nhô ra trước nên được gọi là ụ nhô (promontory). Hai bên của nền là hai cánh xương cùng (ala/wing of sacrum) và hai mỏm khớp trên (superior articular process). Đỉnh xương cùng (apex of sacrum) quay xuống dưới, khớp với xương cụt. Xương cụt (coccyx) (H.40.6) do 4 - 6 đốt sống cụt dính liền nhau tạo nên. Hình 40.6. X ư ơ n g c ù n g và xư ơ n g cụt 1.2. Các xương ngực và lồng ngực Lồng ngực (thoracic cage) (H.40.7) được tạo thành bởi 12 đôi xương sườn tiếp khớp với các đốt sống ngực ở phía sau và với xương ức ở phía trước. Các xương lồng ngực giới hạn nên khoang (hay ổ) ngực (thoracic cavity). Khoang ngực có 2 lỗ: lỗ ngực trên (superior thoracic aperture; thoracic inlet) được giới hạn bởi mặt trước đốt sống ngực I, xương sườn I và khuyết tĩnh mạch cảnh của cán xương ức; lỗ ngực dưới (inferior thoracic aperture;thorcic outlet) được giới hạn bởi thân đốt sống ngực XII, xương sườn XII, cung sườn và góc dưới ức. 22 khoang gian sườn mà mỗi khoang nằm giữa một cặp xương sườn liên tiếp; hai rãnh phổi (pulmonary groove) nằm hai bên cột sống đoạn ngực. Các đốt sống ngực đã được mô tả ở trên, dưới đây chỉ mô tả xương ức và các xương sườn. 406
- Hình 40.7. Lồng ngực 1.2.1. Xương ức (sternum) (H.40.8) Xương ức là xương dẹt, nằm ở giữa thành trước lồng ngực và gồm 3 phần tính từ trên xuống là: cán ức (manubrium of sternum), thản ức (body of sternum) và mỏm mũi kiếm (mũi ức) (xiphoid process). Giữa cán ức và thân ức là góc ức (sternal angle). Cán ức có khuyết tĩnh mạch cảnh (jugular notch) ở bờ trên và khuyết đòn (clavicular notch) để tiếp khớp với đầu ức của xương đòn. Mỗi bờ bên của cán và thân có 7 khuyết sườn (costal notches) để tiếp khớp với sụn của 7 xương sườn trên sườn. Khuyết Ưm cảnh 407
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sách bài giảng Giải phẫu học tập 1: Phần 1 - NXB Y học
191 p | 1355 | 309
-
Bài giảng giải phẫu học
182 p | 879 | 287
-
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 1)
5 p | 1390 | 249
-
Chương 1. Nhập môn giải phẫu học
4 p | 931 | 184
-
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 2)
6 p | 483 | 142
-
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 3)
6 p | 224 | 59
-
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
91 p | 386 | 59
-
Chuyên đề Giải phẫu người: Phần 1
204 p | 220 | 48
-
Giáo trình Giải phẫu học: Phần 1
115 p | 383 | 43
-
Nhập môn Giải phẫu học - Giải phẫu người: Phần 1
391 p | 97 | 16
-
Bài giảng Giải phẫu học (Tập 1): Phần 1
238 p | 137 | 13
-
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội
91 p | 44 | 13
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
98 p | 13 | 4
-
Giáo trình Nhập môn giải phẫu sinh lý học (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
134 p | 12 | 4
-
Bài giảng Giải phẫu: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
145 p | 16 | 3
-
Giáo trình Giải phẫu dược: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
148 p | 4 | 2
-
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
18 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn