intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Giải phẫu dược: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Giải phẫu dược kết cấu gồm 9 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 này gồm 4 chương, cung cấp cho sinh viên những nội dung về: nhập môn giải phẫu học; giải phẫu hệ hô hấp; giải phẫu hệ tuần hoàn; giải phẫu hệ tiêu hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giải phẫu dược: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN KHOA Y ------***------ GIÁO TRÌNH GIẢI PHẪU DƢỢC ĐƠN VỊ BIÊN SOẠN: KHOA Y 2019
  2. MỤC LỤC 1. NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC ....................................................................... 1 2. GIẢI PHẪU HỆ HÔ HẤP ................................................................................. 8 3. GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN ...................................................................... 39 4. GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA ........................................................................... 76 5. GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU ........................................................................... 147 6. GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH ...................................................................... 171 7. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ SINH DỤC......................................................... 190 8. GIẢI PHẪU HỆ CƠ XƢƠNG KHỚP ........................................................... 207 9. GIẢI PHẪU HỆ NỘI TIẾT ........................................................................... 222
  3. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC Mục tiêu học tập 1. Trình bày được định nghĩa và lịch sử giải phẫu học. 2. Trình bày được các phương thức mô tả giải phẫu. 3. Nắm được tầm quan trọng của giải phẫu học đối với y sinh học và trong trường y. 4. Trình bày được tư thế và định hướng vị trí giải phẫu. Nội dung 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ LỊCH SỬ MÔN GIẢI PHẪU HỌC Giải phẫu học ngƣời (human anatomy) là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thể con ngƣời. Tuỳ thuộc vào phƣơng tiện quan sát, giải phẫu học đƣợc chia ra thành 2 phân môn: giải phẫu đại thể (gross anatomy hay macroscopic anatomy) nghiên cứu các cấu trúc có thể quan sát bằng mắt thƣờng; giải phẫu vi thể (microscopic anatomy hay histology) nghiên cứu các cấu trúc nhỏ chỉ có thể quan sát dƣới kính hiển vi. Tuy nhiên ở hầu hết các trƣờng đại học y, giải phẫu học chỉ trình bày giải phẫu đại thể còn giải phẫu vi thể hay mô học là một bộ môn riêng tách rời với giải phẫu đại thể. Việc nghiên cứu giải phẫu học có từ thời Ai Cập cổ đại, nhƣng đến giữa thế kỷ thứ tƣ (trƣớc công nguyên) Hypocrates “Ngƣời cha của y học” đƣa giải phẫu vào giảng dạy ở Hy Lạp. Ông cho rằng “khoa học y học bắt đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thể con ngƣời”. Một nhà y học nổi tiếng khác của Hy Lạp, Aristotle (384-322 trƣớc công nguyên), ngƣời sáng lập ra môn giải phẫu học so sánh và cũng là ngƣời có công lớn trong giải phẫu học phát triển và phôi thai học. Ông là ngƣời đầu tiên sử dụng từ “anatome”, một từ Hy Lạp có nghĩa là “chia tách ra hay phẫu tích”. Từ phẫu tích “dissection” bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là “cắt rời thành từng mảnh”. Từ này lúc đầu đồng nghĩa với từ giải phẫu (anatomy) nhƣng ngày nay nó chỉ là từ dùng để chỉ một kỹ thuật để bộc lộ và quan sát các cấu trúc cơ thể nhìn thấy đƣợc bằng mắt thƣờng (giải phẫu đại thể), trong khi đó từ giải phẫu là từ chỉ một chuyên ngành hay một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà những kỹ thuật đƣợc sử dụng nghiên cứu bao gồm không chỉ phẫu tích mà cả những kỹ thuật khác nhƣ siêu âm, chụp X- quang. 2. CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG THỨC MÔ TẢ GIẢI PHẪU Ngoài phân tích, ngƣời ta có thể quan sát đƣợc các cấu trúc cơ thể (hệ xƣơng - khớp và các khoang cơ thể) bằng chụp tia X gọi là giải phẫu X-quang (radiological anatomy). Giải phẫu X-quang là một phần quan trọng của giải phẫu đại thể và là cơ sở của chuyên ngành X-quang. Chỉ khi hiểu đƣợc sự bình thƣờng của các cấu trúc trên phim chụp X-quang thì ta 1
  4. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y mới nhận ra đƣợc các biến đổi bất thƣờng của chúng trên phim chụp do bệnh tật hoặc chấn thƣơng gây ra. Ngày nay, đã có thêm nhiều kỹ thuật mới làm hiện rõ hình ảnh cấu trúc cơ thể (chẩn đoán hình ảnh) nhƣ siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), chụp cộng hƣởng từ hạt nhân (MRI)... Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau. Các cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giải phẫu là: 2.1. Giải phẫu học hệ thống (systemic anatomy) Là mô tả cấu trúc giải phẫu theo từng hệ thống các cơ quan, bộ phận (cùng thực hiện một chức năng) nhằm giúp cho ngƣời học hiểu đƣợc chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan trong cơ thể là: hệ da, hệ xƣơng, hệ khớp, hệ cơ, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiết niệu, sinh dục và hệ nội tiết. Các giác quan là một phần của hệ thần kinh. 2.2. Giải phẫu vùng (regional anatomy) Giải phẫu vùng hay giải phẫu định khu (topographical) là nghiên cứu và mô tả các cấu trúc (thuộc các hệ cơ quan khác nhau) trong một vùng bao gồm cả những liên quan của chúng với nhau. Cách mô tả này phù hợp với quan điểm “Giải phẫu ứng dụng” hay “Giải phẫu lâm sàng”, nhằm phục vụ chủ yếu cho các thầy thuốc lâm sàng hàng ngày phải thực hành khám và can thiệp trên bệnh nhân. Cơ thể đƣợc chia thành những vùng lớn nhƣ: ngực, bụng, chậu hông và đáy chậu, chi, lƣng, đầu và cổ. Mỗi vùng lớn lại đƣợc chia thành nhiều vùng nhỏ hơn. 2.3. Giải phẫu bề mặt (surface anatomy) Là mô tả hình dáng bề mặt cơ thể ngƣời liên hệ với cấu trúc sâu ở bên trong. Mục đích là giúp cho ngƣời học hình dung ra các cấu trúc nằm dƣới da để áp dụng thăm khám ngƣời bệnh, đánh giá thƣơng tổn và can thiệp khi cần thiết. 2.4. Giải phẫu phát triển (developmental anatomy) Nghiên cứu và mô tả sự tăng trƣởng và phát triển của cơ thể. Sự tăng trƣởng và phát triển diễn ra trong suốt đời ngƣời, từ trong bụng mẹ đến khi ra đời, lớn lên, già và chết. Mỗi một giai đoạn cơ thể có sự phát triển và cốt hoá riêng. Nghiên cứu quá trình từ trong bụng mẹ đến khi ra đời gọi là phôi thai học. Nghiên cứu sự phát triển của con ngƣời từ nhỏ đến già gọi là giải phẫu học trẻ em, giải phẫu học ngƣời già. Mô tả giải phẫu là một công việc nhàm chán nếu không biết liên hệ và vận dụng kiến thức giải phẫu với các môn học khác có liên quan. Có rất nhiều cách tiếp cận để mô tả giải phẫu nhƣ giải phẫu chức năng, giải phẫu lâm sàng. - Giải phẫu chức năng (functional anatomy): là sự kết hợp giữa mô tả cấu trúc và chức năng của từng cơ quan bộ phận trong cơ thể 2
  5. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y - Giải phẫu lâm sàng (clinical anatomy): hay giải phẫu thực dụng là việc vận dụng thực tế các kiến thức giải phẫu vào vào việc giải quyết các vấn đề lâm sàng và ngƣợc lại áp dụng các kiến thức lâm sàng vào việc mở rộng các kiến thức giải phẫu. 3. VỊ TRÍ CỦA GIẢI PHẪU TRONG Y SINH HỌC Giải phẫu học là một môn cơ bản, mở đầu và khai sinh ra tất cả những môn phân hoá và phát triển đã nêu trên của nó. Hình thái học là một lĩnh vực cơ bản đầu tiên của sinh học và là cơ sở cho lĩnh vực sinh lý học. Giải phẫu và sinh lý học là 2 môn không thể tách rời nhau đƣợc. Hình thái luôn đi cùng chức năng, hình thái nào thì chức năng đó. Cho nên giải phẫu chức năng đã trở thành một quan điểm và phƣơng châm cơ bản của nghiên cứu và mô tả giải phẫu. 5. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẢI PHẪU HỌC TRONG Y HỌC Giải phẫu học là môn cơ sở của các môn cơ sở cũng nhƣ các môn lâm sàng của y học. Thật vậy, không thể hiểu đƣợc cấu tạo tế bào của từng mô, từng cơ quan (mô học), không thể hiểu đƣợc sự phát triển của từng cá thể (phôi thai học), cũng nhƣ chức năng của từng cơ quan (sinh lý học)... nếu chúng ta không biết gì về hình thái, cấu trúc của các cơ quan đó. Đối với các môn lâm sàng cũng vậy, ngƣời thầy thuốc cần phải có kiến thức giải phẫu mới có thể thăm khám các phủ tạng để chẩn đoán cũng nhƣ điều trị có kết quả. Vì vậy, đúng nhƣ Mukhin, một thầy thuốc Nga nói: “Ngƣời thầy thuốc mà không có kiến thức về giải phẫu học thì chẳng những vô ích mà còn có hại”. Đặc biệt với các môn học hệ ngoại - sản, kiến thức giải phẫu học lại càng cần thiết. Không thể mổ xẻ tốt trên ngƣời sống nếu không nắm vững giải phẫu từng cơ quan, từng bộ phận cũng nhƣ từng vùng. Nhà giải phẫu học nổi tiếng ngƣời Pháp Testut đã từng viết trong cuốn sách giải phẫu học đồ sộ của mình rằng: “Có thể khẳng định mà không sợ quá đáng là chỉ có trƣờng phái giải phẫu và đặc biệt là giải phẫu định khu mới là nơi đào tạo những nhà phẫu thuật giỏi”. Theo GS. Trịnh Văn Minh: “con ngƣời đứng vững bằng đôi bàn chân, Y học bắt đầu từ giải phẫu học”. 5. DANH TỪ VÀ DANH PHÁP GIẢI PHẪU HỌC Môn khoa học nào cũng có ít nhiều các từ ngữ chuyên ngành riêng. Đối với danh từ giải phẫu học thì nó có tầm quan trọng đặc biệt, nó không chỉ riêng cho ngành giải phẫu mà cho tất cả các ngành có liên quan nhƣ sinh học, thú y và nhất là trong y học vì nó chiếm tới 2/3 tổng số danh từ của y học. Mỗi chi tiết giải phẫu có một tên riêng, mỗi danh từ giải phẫu phải đảm bảo yêu cầu mô tả đúng nhất chi tiết mà nó đại diện. Thuật ngữ giải phẫu quốc tế có nguồn gốc từ tiếng Latin, tiếng Ả Rập và tiếng Hy Lạp nhƣng đều đƣợc thể hiện bằng ký tự và văn phạm tiếng 3
  6. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Latin. Trên con đƣờng tiến tới một bản danh pháp giải phẫu quốc tế hợp lý nhất và để bổ sung thêm những chi tiết mới phát hiện, đã có nhiều thế hệ danh pháp giải phẫu Latin khác nhau đƣợc lập ra qua các kỳ hội nghị. Bản danh pháp mới nhất là thuật ngữ giải phẫu quốc tế TA (Terminologia Anatomica) đƣợc hiệp hội các nhà giải phẫu quốc tế thống nhất và chấp thuận năm 1998. Hiện nay tất cả các danh từ giải phẫu mang tên ngƣời phát hiện (eponyms) đã hoàn toàn đƣợc thay thế. 6. TƢ THẾ GIẢI PHẪU VÀ ĐỊNH HƢỚNG VỊ TRÍ GIẢI PHẪU 6.1. Tƣ thế giải phẫu Tƣ thế ngƣời đứng thẳng 2 tay buông xuôi, mắt và 2 bàn tay hƣớng về phía trƣớc. Các vị trí và cấu trúc giải phẫu đƣợc xác định theo 3 mặt phẳng không gian. 6.2. Các mặt phẳng giải phẫu 6.2.1. Mặt phẳng đứng dọc Là mặt phẳng đứng theo chiều trƣớc sau. Có nhiều mặt phẳng đứng dọc song song với nhau, song chỉ có một mặt phẳng đứng dọc giữa nằm chính giữa cơ thể và chia cơ thể làm 2 nửa đối xứng, phải và trái. Ngoài ra, cho mỗi nửa cơ thể, mặt phẳng đứng dọc giữa còn là mốc để so sánh 2 vị trí trong và ngoài. 6.2.2. Mặt phẳng đứng ngang Là mặt phẳng trán, là một mặt phẳng đứng theo chiều ngang, từ bên nọ sang bên kia, thẳng góc với mặt phẳng đứng dọc. Có nhiều mặt phẳng đứng ngang, song ngƣời ta thƣờng lấy một mặt phẳng đứng ngang qua giữa chiều dày trƣớc sau của cơ thể làm mốc, chia cơ thể thành phía trƣớc và phía sau. 6.2.3. Mặt phẳng nằm ngang Là mặt phẳng nằm theo chiều ngang, thẳng góc với trục đứng thẳng của cơ thể hay thẳng góc với 2 mặt phẳng đứng. Có nhiều mặt phẳng nằm ngang khác nhau, song song với các chiều nằm ngang phải trái và trƣớc sau của cơ thể. Song cũng có một mặt phẳng nằm ngang qua chính giữa cơ thể, lúc này cơ thể chia thành 2 phần trên và dƣới. Chú ý: không nên nhầm mặt phẳng nằm ngang với mặt cắt ngang, hai mặt phẳng này có thể trùng nhau. 6.2.4. Các từ chỉ mối quan hệ vị trí và so sánh - Trên: hay đầu, phía đầu. Dƣới: hay đuôi, phía đuôi. - Trƣớc: phía bụng. Sau: phía lƣng. - Phải trái là 2 phía đối lập nhau. - Trong ngoài là 2 vị trí so sánh theo chiều ngang ở cùng một phía đối với mặt phẳng đứng dọc giữa. - Gần hay phía gần, xa hay phía xa gốc chi. - Quay và trụ hay phía trụ và phía quay. 4
  7. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y - Phía chày và mác tƣơng ứng với ngoài và trong. - Phía gan tay và phía mu tay tƣơng ứng với trƣớc và sau bàn tay. - Phía gan chân và mu chân tƣơng ứng với trên và dƣới bàn chân. 1. Mặt phẳng đứng ngang 2. Phía sau (lƣng) 3. Phía bụng (trƣớc) 4. Mặt phẳng cắt ngang 5. Tƣ thế sấp 6. Phía gần 7. Phía xa 8. Phía dƣới (đuôi) 9. Mặt phẳng đứng dọc 10. Tƣ thế ngửa 11. Mặt phẳng nằm ngang 12. Mặt phẳng đứng dọc giữa 13. Phía trên (đầu) Hình 1. Các mặt phẳng của cơ thể trong không gian 6.2.5. Nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học Đây là môn học mô tả nên phải có các nguyên tắc đặt tên cho các chi tiết để ngƣời học dễ nhớ và không bị lẫn lộn, những nguyên tắc chính là: - Lấy tên các vật trong tự nhiên đặt cho các chi tiết có hình dạng giống nhƣ thế. - Đặt tên theo hình học (chỏm, lồi cầu, tam giác, tứ giác...). - Đặt tên theo chức năng (dạng, khép, gấp, duỗi...). - Đặt tên theo vị từ nông sâu (gấp nông, gấp sâu...) - Đặt tên theo vị trí tƣơng quan trong không gian (trên, dƣới, trƣớc, sau, trong, ngoài, dọc, ngang...) dựa vào 3 mặt phẳng trong không gian là mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang. 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC GIẢI PHẪU 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
  8. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Danh từ giải phẫu học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là anatome (cắt ra), nói theo ngôn ngữ hiện nay là “phẫu tích”. Nhƣng khi khoa học phát triển thì chỉ quan sát bằng mắt không đủ, mà phải sử dụng nhiều phƣơng pháp khác: bơm tạng, nhuộm màu, chụp X-quang, làm tiêu bản trong suốt, nhuộm mô, tổ chức vv... tuỳ mục đích nhƣng chủ yếu là đại thể và vi thể. 7.2. Phƣơng pháp học giải phẫu 7.2.1. Xác và xương rời Học xƣơng thì phải trực tiếp cầm lấy xƣơng mà mô tả, đối chiếu với hình vẽ trong sách hoặc trên tranh. Học các phần mềm thì phải trực tiếp phẫu tích trên xác mà quan sát và hiểu nội dung đã nêu trong bài giảng hoặc sách vở. Xác đóng vai trò quan trọng trong giảng và học giải phẫu, nhƣng thực tế hiện nay có rất ít xác nên việc sinh viên trực tiếp phẫu tích trên xác là rất hiếm. Ngoài xác ƣớp để phẫu tích còn có các tạng rời, súc vật cũng giúp ích cho sinh viên học tập giải phẫu rất tốt. 7.2.2. Các xương rời Các xƣơng rời giúp cho việc học rất tốt nhƣng rễ thất lạc. 7.2.3. Các tiêu bản phẫu tích sẵn Các tiêu bản phẫu tích sẵn đƣợc bảo quản trong bô can thuỷ tinh, trình bày trong phòng học. Một số Thiết đồ cắt mỏng đặt giữa 2 tấm kính, hay các tiêu bản cắt đƣợc nhựa hoá, các tiêu bản này nhƣ thật nhƣng đã đƣợc ngấm nhựa. 7.2.4. Các mô hình nhân tạo bằng chất dẻo hay thạch cao Tuy không hoàn toàn giống thật song vẫn giúp ích cho sinh viên học về hình ảnh không gian hơn tranh vẽ và dễ tiếp xúc hơn xác. 7.2.5. Tranh vẽ Tranh vẽ là phƣơng tiện học tập rất tốt và rất cần thiết. 7.2.6. Cơ thể sống Là một học cụ vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Không gì dễ hiểu dễ nhớ, nhớ lâu, và dễ vận dụng vào thực tế bằng quan sát trực tiếp trên cơ thể sống những cái có thể quan sát đƣợc nhƣ: tai ngoài, mắt, mũi, họng, miệng, răng... 7.2.7. Hình ảnh X-quang Hình ảnh X-quang cũng là học cụ trực quan đối với thực tế trên cơ thể sống. 7.2.8. Các phương tiện nghe nhìn Ngày nay các phƣơng tiện nghe nhìn rất phát triển, thông qua công nghệ thông tin chúng ta có thể cập nhật các kiến thức, hình ảnh (kể cả không gian ba chiều trên mạng). Có thể trao đổi thông tin cũng nhƣ tự học. 6
  9. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Nói tóm lại giải phẫu học là một môn quan trọng của y học, ngƣời sinh viên cũng nhƣ ngƣời thầy thuốc phải nắm vững giải phẫu cơ thể ngƣời thì mới có thể chữa đƣợc bệnh cho ngƣời bị bệnh. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Quang Quyền (2010), Bài giảng Giải phẫu học, tập I – II, NXB Y học TP HCM. 2. Trƣờng Đại Học Y Khoa Thái Nguyên, Bài giảng Giải phẫu học, tập I – II, , NXB Y học Hà Nội, 2008 3. Nguyễn Văn Huy (2006), Giải phẫu ngƣời, NXB Y học Hà Nội. 4. Trịnh Văn Minh (2004), Giải phẫu ngƣời, tập I, NXB Y học Hà Nội. 5. Atlas Giải phẫu học. 7
  10. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y GIẢI PHẪU HỆ HÔ HẤP Mục tiêu học tập 1. Mô tả cấu tạo của mũi ngoài và các thành của ổ mũi, các xoang cạnh mũi. 2. Biết đƣợc hình dạng và kích thƣớc của hầu, đối chiếu hầu lên cột sống. 3. Mô tả đƣợc hình thể ngoài và trong của thanh quản. 4. Trình bày đƣợc đặc điểm giải phẫu của khí quản. 5. Trình bày đƣợc đặc điểm giải phẫu của phổi và màng phổi. Nội dung Sự hô hấp là một đặc trƣng cơ bản của sinh vật. Ở loài đơn bào sự trao đổi khí đƣợc thực hiện trực tiếp giữa tế bào và môi trƣờng sống. Ở động vật cấp cao nhƣ động vật có xƣơng sống sự hô hấp gồm hai động tác hít vào và thở ra. Không khí từ bên ngoài vào phổi khi hít vào và ngƣợc lại khi thở ra. Quá trình trao đổi khí giữa không khí và tế bào đƣợc thực hiện gián tiếp qua sự trao đổi khí và máu. Do đó hệ hô hấp gồm nhiều bộ phận đƣợc hình thành. Hệ hô hấp ở ngƣời gồm hệ thống dẫn khí và hệ thống trao đổi khí giữa máu và không khí. Hệ thống dẫn khí gồm có: mũi, hầu, thanh quản, khí quản và phế quản. Hệ thống trao đổi khí là phổi, chứa các phế nang là nơi trao đổi khí giữa máu và không khí. Hình 1. Hệ hô hấp I. MŨI Mũi là phần đầu của hệ hô hấp, có nhiệm vụ chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sƣởi ấm không khí trƣớc khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác. Mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnh mũi. 1. Mũi ngoài Mũi ngoài lồi lên ở giữa mặt, nhƣ một hình tháp 3 mặt mà mặt nhỏ nhất là 2 lỗ mũi trƣớc, 2 mặt bên nằm ở 2 bên. 8
  11. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Phía trên là gốc mũi, ở giữa 2 mắt, một gờ dọc tiếp tục từ gốc mũi xuống dƣới là sống mũi và tận cùng là đỉnh mũi. Sau sống mũi là vách mũi, hai bên là 2 cánh mũi. Giữa vách mũi và cánh mũi là 2 lỗ mũi trƣớc. Giữa cánh mũi và má là rãnh mũi má. Hình 2. Giải phẫu bề mặt tháp mũi Mũi ngoài đƣợc cấu tạo bởi một khung xƣơng sụn, cơ và da, bên trong đƣợc lót bởi niêm mạc. 1.1. Xƣơng Xƣơng tạo nên mũi ngoài gồm: 2 xƣơng mũi, mỏm trán và gai mũi trƣớc của xƣơng hàm trên. 1.2. Sụn Gồm sụn vách mũi, 2 sụn mũi bên, 2 sụn cánh mũi lớn, 2 sụn cánh mũi nhỏ, hai sụn lá mía mũi và các sụn phụ. - Sụn mũi bên: nằm ở hai bên mũi ngoài, hình tam giác, bờ trên ngoài khớp với xƣơng mũi và mỏm trán xƣơng hàm trên, bờ dƣới khớp với sụn cánh mũi lớn, bờ trong tiếp khớp với sụn vách mũi. - Sụn vách mũi: hình tứ giác, phía sau tiếp khớp xƣơng lá mía và mảnh thẳng đứng xƣơng sàng. Phía dƣới tiếp khớp với xƣơng hàm trên và sụn lá mía mũi. Bờ trƣớc tạo nên sống mũi. - Sụn cánh mũi lớn: nằm 2 bên đỉnh mũi. Có hai trụ: trụ trong tạo nên vách mũi và trụ ngoài lớn hơn tạo nên cánh mũi. - Sụn cánh mũi nhỏ và sụn phụ: nằm giữa sụn mũi bên và sụn cánh mũi lớn. - Sụn lá mía mũi: là 2 mảnh sụn dài nhỏ nằm dọc theo bờ sau dƣới của sụn vách mũi. 9
  12. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Hình 3. Khung xƣơng sụn của mũi 1.3. Cơ Cơ của mũi ngoài là phần cánh và phần ngang cơ mũi, cơ hạ vách mũi. 1.4. Da Mỏng, di động, trừ phần đỉnh và cánh mũi. 2. Mũi trong hay ổ mũi Gồm 2 ổ, nằm ngay dƣới nền sọ và trên khẩu cái cứng, cách nhau bởi vách mũi (còn gọi là thành mũi trong), thông với bên ngoài qua lỗ mũi trƣớc và thông với hầu ở sau qua lỗ mũi sau. Mỗi ổ mũi có 4 thành: trong, ngoài, trên và dƣới. Có nhiều xoang nằm trong các xƣơng lân cận, đổ vào ổ mũi. 2.1. Tiền đình mũi Là phần đầu tiên của ổ mũi, hơi phình ra, tƣơng ứng với phần sụn cánh mũi lớn. Phần lớn tiền đình mũi đƣợc lót bởi da với nhiều lông và tuyến nhầy để cản bụi. Giới hạn giữa tiền đình mũi và phần còn lại của ổ mũi nhìn rõ ở thành ngoài gọi là thềm mũi. 2.2. Lỗ mũi sau Là nơi thông thƣơng giữa ổ mũi với tỵ hầu. Gồm 2 lỗ, cách nhau bởi vách mũi. Lỗ mũi sau có hình bầu dục đứng, với giới hạn trên là thân xƣơng bƣớm và cánh xƣơng lá mía, giới hạn dƣới là chỗ nối giữa khẩu cái cứngvà khẩu cái mềm. Phía ngoài là mảnh trong mỏm chân bƣớm. Phía trong là bờ sau vách mũi. 2.3. Thành mũi trong Thành mũi trong hay vách mũi: có hai phần là sụn và xƣơng - Phần sụn: ở trƣớc, gồm trụ trong sụn cánh mũi lớn (tạo nên phần màng di động phía dƣới của vách mũi) và sụn vách mũi, sụn lá mía mũi. - Phần xƣơng: ở sau, do mảnh thẳng đứng của xƣơng sàng và xƣơng lá mía tạo nên. 2.4. Trần ổ mũi 10
  13. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Trần của ổ mũi có ba phần. - Phần trƣớc: là xƣơng mũi và xƣơng trán. - Phần giữa: gồm có mảnh sàng của xƣơng sàng. - Phần sau: là thân xƣơng bƣớm, cánh của xƣơng lá mía và mỏm bƣớm của xƣơng khẩu cái. 2.5. Nền ổ mũi Nền ổ mũi là khẩu cái cứng, ngăn cách giữa ổ mũi và ổ miệng. 2.6. Thành mũi ngoài Tạo nên bởi xƣơng hàm trên, xƣơng mũi, xƣơng lệ, mảnh thẳng xƣơng khẩu cái, mê đạo sàng và mỏm chân bƣớm. Có 3 - 4 mảnh xƣơng cuốn cong, nhô vào ổ mũi gọi là các xoăn mũi: xoăn mũi dƣới, xoăn mũi giữa, xoăn mũi trên và đôi khi có thêm xoăn mũi trên cùng. Các xƣơng xoăn mũi tạo với thành ngoài ổ mũi các ngách mũi tƣơng ứng. - Ngách mũi dƣới: có ống lệ mũi đổ vào ở phần trƣớc. - Ngách mũi giữa: phức tạp nhất, với các cấu trúc nhƣ bọt sàng, khe bán nguyệt, mỏm móc và là nơi đổ của các xoang sàng trƣớc, xoang sàng giữa và xoang hàm trên, xoang trán. - Ngách mũi trên hoặc trên cùng: có lỗ đổ của các xoang sàng sau và xoang bƣớm. Phía trƣớc xoăn mũi giữa và ngách mũi giữa, thành ngoài này lồi lên gọi là đê mũi. Trƣớc đê mũi là rãnh khứu. 11
  14. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Hình 5. Thành ngoài của mũi 2.7. Niêm mạc mũi Lót mặt trong ổ mũi, liên tục với niêm mạc các xoang, hầu, ... Khá đặc biệt, gồm 2 vùng: vùng khứu giác và vùng hô hấp. 2.7.1. Vùng khứu giác: là vùng trên xoăn mũi trên, trần ổ mũi và 1/3 trên vách mũi. Vùng này chứa nhiều đầu mút thần kinh khứu giác. Luồng không khí chạy từ ngoài theo rãnh khứu và ngách mũi trên vào vùng khứu giác nhờ đó mà ta phân biệt đƣợc các mùi. 2.7.2. Vùng hô hấp: là phần lớn phía dƣới ổ mũi. Niêm mạc có nhiều mạch máu, tuyến niêm mạc và tổ chức bạch huyết nhằm để sƣởi ấm, làm ẩm không khí, lọc bớt bụi và sát trùng trƣớc khi vào phổi. 3. Các xoang cạnh mũi Gồm có 4 đôi là: xoang hàm trên, xoang trán, xoang sàng và xoang bƣớm. Bình thƣờng chúng đều rỗng, thoáng và khô ráo, có nhiệm vụ cộng hƣởng âm thanh, làm ẩm niêm mạc mũi, sƣởi ấm không khí và làm nhẹ khối xƣơng đầu mặt. 3.1. Xoang hàm trên: là xoang lớn nhất, nằm trong xƣơng hàm trên, hai bên ổ mũi. Đổ vào ổ mũi ở ngách mũi giữa (qua phểu sàng). 3.2. Xoang trán: hai xoang phải và trái cách nhau bởi vách xƣơng trán và thƣờng không cân xứng nhau, đổ vào ngách mũi giữa qua ống mũi trán. 3.3. Xoang sàng: nằm trong mê đạo sàng. Gồm 3 - 18 xoang nhỏ, chia thành 3 nhóm: nhóm trƣớc và nhóm giữa: đổ vào ngách mũi giữa qua phểu sàng; nhóm sau: đổ vào ngách mũi trên. 3.4. Xoang bƣớm: nằm trong thân xƣơng bƣớm. Đổ vào ngách mũi trên hoặc ngách mũi trên cùng (nếu có). 12
  15. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Hình 6. Các xoang cạnh mũi 1. Xoang trán 2. Mê đạo sàng 3. Xoang bƣớm 4. Các xoang sàng 5. Xoang hàm trên 4. Mạch máu và thần kinh 4.1. Động mạch - Động mạch bƣớm khẩu cái: là nhánh của động mạch hàm, qua lỗ bƣớm khẩu cái cho hai nhánh. - Động mạch khẩu cái xuống: là nhánh của động mạch hàm, cho hai nhánh là động mạch khẩu cái lớn và khẩu cái bé, cấp máu cho khẩu cái cứng và khẩu cái mềm. - Động mạch sàng trƣớc: là nhánh của động mạch mắt, cấp máu cho vách mũi. - Động mạch môi trên: là nhánh của động mạch mặt, cấp máu cho phần trƣớc vách mũi. 4.2. Thần kinh - Khứu giác: các sợi thần kinh khứu giác từ niêm mạc mũi vùng khứu qua mảnh sàng vào hành khứu. - Cảm giác thân thể: do các nhánh từ thần kinh sinh ba và hạch chân bƣớm khẩu cái. II. HẦU 1. Vị trí Hầu là một ống cơ mạc không có thành trƣớc, chạy dài từ dƣới nền sọ đến ngang mức bờ dƣới sụn nhẫn (ngang mức đốt sống cổ thứ sáu), nằm trƣớc cột sống cổ, phía sau ổ mũi, ổ miệng và thanh quản. Hầu là một dạng tiền đình thông nối ổ mũi với thanh quản, ổ miệng với thực quản, hay nhƣ một ngã tƣ giữa đƣờng hô hấp và đƣờng tiêu hoá. 13
  16. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Hình 7. Hầu 1. Ổ mũi 2. Ổ miệng 3. Thanh quản 4. Tỵ hầu 5. Khẩu hầu 6. Thanh hầu 7. Lỗ mũi sau 8. Lƣỡi gà 9. Nắp thanh mon 10. Vách mũi 11. Ngách hình lê 12. Thực quản 2. Hình dạng và kích thƣớc Hầu có hình phễu, dài 12 – 15 cm, dẹt theo chiều trƣớc - sau, rộng nhất ở phần dƣới nền sọ (đƣờng kính ngang khoảng 5 cm) và hẹp nhất ở vị trí nối với thực quản (khoảng 2 cm), đƣờng kính trƣớc sau khoảng 2 cm. 3. Hình thể trong Hầu đƣợc chia làm 3 phần: hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản. 14
  17. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Hình 8. Hình thể trong của hầu 3.1. Phần hầu mũi Còn gọi là tỵ hầu, là phần hầu ở sau ổ mũi, trên khẩu cái mềm. - Phía trƣớc: thông với ổ mũi qua lỗ mũi sau. - Thành sau: hơi lõm, tƣơng ứng với phần nền xƣơng chẩm đến cung trƣớc đốt sống cổ thứ nhất (C1). - Thành trên: là vòm hầu, nằm dƣới thân xƣơng bƣớm và phần nền xƣơng chẩm. Ở đây có một khối bạch huyết nằm ở niêm mạc, kéo dài đến tận thành sau hầu, gọi là hạnh nhân hầu. Ở trẻ em hạch nhân hầu thƣờng bị viêm và khi viêm gây cho trẻ sổ mũi, tắc mũi, khó thở, ... - Thành bên: mỗi bên có một lỗ hầu của vòi tai (vòi Eustach) , nằm sau xoăn mũi dƣới khoảng 1cm. Qua vòi tai, hầu thông với tai giữa. Bờ trên và sau của lỗ hầu nổi gờ lên gọi là gờ vòi, do sụn vòi tai lồi ra tạo nên. 15
  18. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Hình 9. Vòi tai (vòi Eustach) Xung quanh lỗ hầu vòi tai có nhiều mô bạch huyết gọi là hạnh nhân vòi, mà khi viêm phì đại có thể làm bít lỗ hầu vòi tai, gây rối loạn thính giác. Hình 10. Tỵ hầu 1. Hạnh nhân hầu 2. Lỗ hầu của vòi tai 3. Gờ cơ nâng 4. Nếp vòi hầu 3.2. Phần hầu miệng hay khẩu hầu Khẩu hầu nằm sau ổ miệng, đi từ bờ sau khẩu cái mềm đến bờ trên nắp thanh môn. Phía trƣớc: thông với ổ miệng qua eo họng. Thành sau: tƣơng ứng ngang mức cung trƣớc đốt sống cổ thứ nhất (C1) đến bờ dƣới đốt sống cổ thứ ba (C3). Thành bên: mỗi bên có hai nếp niêm mạc từ khẩu cái mềm chạy xuống. Nếp trƣớc là cung khẩu cái lƣỡi do cơ cùng tên tạo thành, chạy xuống chỗ nối 2/3 trƣớc và 1/3 sau lƣỡi. 16
  19. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y Hình 11. Khẩu hầu 1. Khẩu cái mềm 2. Cung khẩu cái lƣỡi 3. Nếp vòi hầu 4. Hạnh nhân khẩu cái 5. Cung khẩu cái 6. Lỗ tịt Ở phần khẩu hầu ngƣời ta còn mô tả họng. Là khoang đƣợc giới hạn: phía trên là khẩu cái mềm, hai bên là các cung khẩu cái lƣỡi, khẩu cái hầu và hố hạnh nhân cùng hạnh nhân khẩu cái, phía dƣới là phần hầu của lƣỡi. Vùng tỵ hầu và khẩu hầu hình thành một vòng bạch huyết 6 cạnh: trên là hạnh nhân hầu, dƣới là hạnh nhân lƣỡi, hai bên là hạnh nhân vòi và hạnh nhân khẩu cái, đƣợc xem nhƣ các đồn tiền tiêu chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Hình 12. Các hạnh nhân vùng hầu 3.3. Phần hầu thanh quản hay thanh hầu Thanh hầu nằm sau thanh quản, từ bờ trên sụn nắp thanh môn đến bờ dƣới sụn nhẫn, tƣơng ứng từ đốt sống cổ thứ tƣ (C4) đến bờ dƣới đốt sống cổ thứ sáu (C6). Hơi rộng ở trên (ngang mức xƣơng móng, đƣờng kính ngang khoảng 4cm), hẹp ở chỗ nối với thực quản (đƣờng kính chỉ khoảng 2cm). 17
  20. Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y 4. Cấu tạo của hầu Hầu có cấu tạo gồm 4 lớp, thứ tự từ trong ra ngoài là: lớp niêm mạc, lớp dƣới niêm, lớp cơ và mạc má hầu. Hình 13. Các cơ khít hầu 1. Cơ nhị thân 2. Cơ trâm hầu 3. Cơ khít hầu trên 4. Cơ khít hầu giữa 5. Cơ khít hầu dƣới 6. Tuyến giáp 7. Thực quản 4.3.1. Ba cơ khít hầu Tạo thành lớp cơ vòng bên ngoài. Bao gồm: cơ khít hầu trên, cơ khít hầu giữa và cơ khít hầu dƣới. 4.4. Mạc má hầu Mạc má hầu liên tục từ má (bao phủ ngoài cơ mút) đến hầu, bao bọc phía ngoài các cơ khít hầu. 5. Liên quan của hầu - Phiá sau: hầu liên quan với cột sống, các cơ dài cổ, dài đầu và khoang sau hầu. - Phía bên: liên quan đến khoang bên hầu và mạch máu, thần kinh vùng cổ. - Phía sau bên: liên quan với các thần kinh sọ IX, X, XI và XII, thân giao cảm cổ, bao cảnh và các động mạch hầu lên, động mạch khẩu cái lên, động mạch mặt, động mạch lƣỡi, động mạch giáp trên và nhánh thần kinh thanh quản trên. 6. Mạch máu, thần kinh 6.1. Động mạch cấp máu cho hầu - Động mạch hầu lên và động mạch giáp trên: là nguồn cung cấp chính. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2