Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
Mục tiêu của Giáo trình Giải phẫu là mô tả được những nét cơ bản về vị trí, hình thể, liên quan và cấu tạo của các bộ phân/ cơ quan/ hệ cơ quan của cơ thể người và nêu lên được những liên hệ về chức năng và lâm sàng thích hợp. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Giải phẫu NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 9 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Thanh Hoá Thanh Hóa, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Giải phẫu học được các giảng viên Bộ môn Y cơ sở biên soạn dùng cho hệ Trung cấp điều dưỡng dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Trong khuôn khổ thời gian mà chương trình qui định thì mục tiêu của cuốn sách này được xác định là mô tả được những nét cơ bản về vị trí,hình thể, liên quan và cấu tạo của các bộ phân/ cơ quan/ hệ cơ quan của cơ thể người và nêu lên được những liên hệ về chức năng và lâm sàng thích hợp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Mai Văn Bảy 2. Nguyễn Quốc Thịnh 3. Nguyễn Thị Thanh 4. Trần Thị Hải Yến 5. Trương Thị Nam
- 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................. 2 Bài Mở đầu ................................................................................................................ 4 BÀI 1: BỘ XƯƠNG NGƯỜI ................................................................................... 8 BÀI 2: HỆ CƠ ......................................................................................................... 27 Bài 3: HỆ THẦN KINH .......................................................................................... 55 Bài 4: HỆ TUẦN HOÀN ........................................................................................ 85 Bài 5: HỆ HÔ HẤP ............................................................................................... 112 Bài 6: HỆ TIÊU HOÁ ........................................................................................... 124 Bài 7: HỆ TIẾT NIỆU ........................................................................................... 152 Bài 8: HỆ SINH DỤC ........................................................................................... 162 THỰC HÀNH GIẢI PHẪU BỘ XƯƠNG NGƯỜI ............................................. 178 THỰC HÀNH GIẢI PHẪU HỆ CƠ ..................................................................... 187 THỰC HÀNH GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH ................................................... 197 THỰC HÀNH GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN................................................... 210 THỰC HÀNH GIẢI PHẪU HỆ HÔ HẤP............................................................ 220 THỰC HÀNH GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA........................................................ 229 THỰC HÀNH GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU ....................................................... 240 THỰC HÀNH GIẢI PHẪU HỆ SINH DỤC........................................................ 247 THỰC HÀNH MỔ CHÓ ..................................................................................... 257
- 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC GIẢI PHẪU Mã môn học: MH07 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Thuộc khối kiến thức cơ sở ngành - Tính chất: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về vị trí, hình thể, liên quan và cấu tạo của các bộ phận, cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người; nhận biết và trình bày đúng được tên gọi của những chi tiết giải phẫu chính, của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể người. - Ý nghĩa và vai trò: trong giải y học, giải phẫu học đóng vai trò của một môn học cơ sở. Kiến thức giải phẫu học người là kiến thức nền tảng, giúp ta hiểu được hoạt động của cơ thể người ( sinh lí học). Giải phẫu học cũng là nền tảng kiến thức căn bản của tất cả chuyên ngành lâm sàng. Mục tiêu của môn học: 1. Kiến thức Mô tả được vị trí, hình thể ngoài và liên quan, hình thể trong và cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể người. 2. Kỹ năng Chỉ được, nhận diện được các mốc, các chi tiết giải phẫu chủ yếu trên tranh, trên mô hình, trên người. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm Hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, khoa học trong học tập và công tác. Vận dụng được kiến thức giải phẫu vào các môn học khác và công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nội dung của môn học:
- 4 Bài Mở đầu Giới thiệu: Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu trúc của cơ thể, mối liên quan của các chi tiết giải phẫu trong cơ thể với nhau cũng như tương quan của toàn cơ thể với môi trường.Trong y học giải phẫu đóng một vai trò hết sức quan trọng. Mục tiêu: 1. Trình bày được định nghĩa giải phẫu học. 2. Trình bày được tầm quan trọng của giải phẫu trong y học. 3. Trình bày được nguyên tắc đặt tên, phân loại và danh từ giải phẫu. Nội dung chính 1. Định nghĩa. Giải phẫu học (Anatomia) là môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu trúc của cơ thể, mối liên quan của các chi tiết giải phẫu trong cơ thể với nhau cũng như tương quan của toàn cơ thể với môi trường. Giải phẫu theo tiếng Latin nghĩa là phân tích ra để tìm hiểu. Cần phân biệt giải phẫu và phẫu thuật: phẫu thuật là mổ xẻ trong ngoại khoa bao gồm các thủ thuật mổ người sống nhằm mục đích chữa bệnh. Còn giải phẫu là phẫu tích trên xác chết để tìm hiểu cấu tạo cơ thể. Giúp "những xác chết nói lên tiếng nói cuối cùng phục vụ người sống" 2. Tầm quan trọng của môn giải phẫu trong y học. Trong y học giải phẫu đóng một vai trò hết sức quan trọng, có thể nói nó là môn học cơ sở cho mọi môn học khác. Giải phẫu được xem như chiếc chìa khoá giúp chúng ta mở được cánh cửa để bước những bước chân đâù tiên vào thế giới y học. Một bác sỹ không thể giỏi nếu không nắm vững những kiến thức giải phẫu. - Đối với các môn học cơ sở (sinh lý, mô học, giải phẫu bệnh,...): chúng ta không thể hiểu được cấu tạo tế bào của từng mô, từng cơ quan (mô học), không thể hiểu được chức năng của từng cơ quan, bộ phận trong cơ thể (sinh lý học), không thể hiểu được như thế nào là hình thái , cấu trúc bất thường của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể (giải phẫu bệnh)... nếu như chúng ta không nắm được hình thái cấu trúc bình thường của chúng (giải phẫu học). Như vậy giảI phẫu học cung cấp các kiến thức để chúng ta tiếp thu được các kiến thức của các môn y cơ sở khác. - Đối với các môn lâm sàng như: nội, ngoại, sản nhi,...: Nếu người thầy thuốc không có kiến thức giải phẫu thì không thể thăm khám lâm sàng để chẩn đoán và điều trị có hiệu quả được. 3. Phân loại giải phẫu.
- 5 Lúc đầu giải phẫu chỉ đơn thuần là phẫu tích xác (giải phẫu đại thể) về sau giải phẫu phát triển rộng khắp và tuỳ vào các tiêu chí khác nhau mà phân giải phẫu thành cácloại cho phù hợp. 3.1. Theo mục đích nghiên cứu. - Giải phẫu y học: Là môn giải phẫu được dùng để dạy và học trong các trường y, chủ yếu nghiên cứu hình thái cấu trúc các chi tiết giải phẫu và mối liên quan của chúng với nhau. - Giải phẫu nhân chủng học: Nghiên cứu các đặc điểm chủng tộc loài người trên người sống và các di tích hoá thạch. - Giải phẫu mỹ thuật học: Nghiên cứu các đặc điểm cơ thể người để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật hài hoà và sinh động. - Giải phẫu học thể dục thể thao: Chuyên nghiên cứu các kích thước các phần cơ thể và khả năng đạt được tối đa của các hoạt động để phục vụ cho chuyên ngành thể dục thể thao. - Giải phẫu nhân trắc học: Chuyên nghiên cứu kích thước các đoạn cơ thể và tỷ lệ giữa các đoạn cơ thể nhằm phục vụ cho y học và các chuyên ngành liên quan như ecgonomic (sản xuất các loại dụng cụ lao động), thời trang, khoa học hình sự,... - Giải phẫu học so sánh: Nghiên cứu so sánh từ động vật thấp đến động vật cao nhằm tìm ra quy luật tiến hoá từ động vật đến con người. 3.2. Theo mức độ nghiên cứu. - Giải phẫu đại thể (giải phẫu học): Mô tả các chi tiết giải phẫu qua quan sát bằng mắt thường. - Giải phẫu vi thể (mô học): Mô tả các chi tiết giải phẫu qua quan sát dưới kính hiển vi quang học. - Giải phẫu siêu vi và phân tử: Mô tả các chi tiết giải phẫu qua quan sát dưới kính hiển vi điện tử. 3.3. Theo phương pháp nghiên cứu. - Giải phẫu học chức năng: Mô tả các chi tiết giải phẫu khi chúng đang hoạt động. - Giải phẫu học phát triển: Mô tả các chi tiết giải phẫu qua quá trình phát triển của loài người. - Giải phẫu học hệ thống: Mô tả các chi tiết giải phẫu theo hệ thống chức năng chung. - Giải phẫu học định khu:
- 6 Mô tả các chi tiết giải phẫu theo từng vùng lớn như: chi trên, chi dưới, đầu mặt, cổ, ngực bụng,... - Giải phẫu học từng vùng: Chú ý mô tả từng lớp cấu tạo của từng vùng. - Giải phẫu học bề mặt: Mô tả giải phẫu bề mặt lồi lõm của chúng. - Giải phẫu hình ảnh: Dựa trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để mô tả các chi tiết giải phẫu. 4. Nguyên tắc đặt tên và thuật ngữ giải phẫu 4.1. Nguyên tắc đặt tên. - Lấy tên của những vật trong tự nhiên giống tên của các chi tiết giải phẫu đó để đặt tên. Ví dụ: xương chày, xương mác, vì những xương này giống hình cái chày, cái mác. Cây phế quản vì phế quản có hình giống cái cây,... - Đặt tên theo các dạng hình học. Ví dụ: Chỏm xương, lồi cầu, tam giác chày, trám khoeo,... - Đặt tên theo chức năng. Ví dụ: cơ dạng, cơ khép, cơ gấp, ... - Đặt tên theo nguyên tắc nông, sâu. Ví dụ: Cơ gấp nông, cơ gấp sâu,... - Đăt tên theo vị trí tương quan với 3 mặt phẳng: * Mặt phẳng đứng dọc theo chiều phải - trái. * Mặt phẳng đứng dọc theo chiều trước -sau. * Mặt phẳng ngang. 4.2. Thuật ngữ giải phẫu. 4.2.1. Tư thế giải phẫu Tư thế giảI phẫu là tư thế xác khi nghiên cứu giải phẫu. Theo quy ước đúlà tư thế thẳng đứng, mắt và mặt hưóng về phía trước, hai tay buông thõng tự nhiên, gan bàn tay hướng về phía trước. 4.2.2. Thuật ngữ giải phẫu Hội nghị hình thái học thế giới tổ chức tại Paris năm 1995 thống nhất các danh từ giải phẫu bằng bản danh pháp P. N. A (Paris Nomina Anatomica), và ngày nay danh pháp P. N. A(1995) vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và ở Việt Nam. Danh pháp P. N. A có đặc điểm: - Mỗi chi tiết giải phẫu quy định một tên gọi. - Danh từ giải phẫu là những danh từ đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu.
- 7 - Không dùng tên các danh nhân giải phẫu để đặt cho các chi tiết giải phẫu.(trừ trường hợp gân Achille) Ghi nhớ: 1. Định nghĩa giải phẫu học. 2. Ý nghĩa môn học. - Với các môn cơ sở - Với các môn lâm sàng. 3 Nguyên tắc đặt tên và danh từ giải phẫu. Lượng giá 1. Trình bày định nghĩa giải phẫu. 2. Trình bày phân loại giải phẫu. 3. Trình bày nguyên tắc đặt tên và danh từ giải phẫu. Tài liệu tham khảo [1]. Bài giảng Giải phẫu - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa,2020 [2]. Bộ Y tế : Giải phẫu - sinh lý, NXB Y học, Hà Nội, 2007. [3] . Bộ môn Giải phẫu học - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Y học, Bài giảng Giải phẫu học, tập I,II, 2020. [4] Frank Netter : Atlas Giải phẫu người, 2019. [5] Nguyễn Văn Huy : Bài giảng giải phẫu. Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, Hà Nội, 2020 [6] Giải phẫu hệ thống - Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, Hà Nội, 2020
- 8 BÀI 1: BỘ XƯƠNG NGƯỜI Giới thiệu Xương là những cơ quan được cấu tạo chủ yếu bằng những mô xương, một loại mô liên kết rắn. Bộ xương đảm nhiệm chức năng nâng đỡ cơ thể, bảo vệ, vân động cũng là nơi sản sinh các tế bào máu và dự trữ chất khoáng và chất béo. Mục tiêu 1. Kể được tên các xương vùng đầu mặt và thân mình. 2. Mô tả, định hướng được xương đai vai, xương cánh tay, các xương cẳng tay, xương chậu, xương đùi và xương cẳng chân. 3 Vận dụng được kiến thức giải phẫu bộ xương người vào các môn học lâm sàng khác để chăm sóc sức khỏe người bệnh. Nội dung chính 1. Đại cương Bộ xương người gồm có 206 xương được nối với nhau bởi các khớp tạo nên bộ khung của cơ thể người. 1.1. Cấu tạo Bộ xương người được chia làm các phần: 1.1.1. Các xương trục: - Xương đầu mặt: 23 xương. - Xương cột sống: 26 xương. - Xương lồng ngực: 25 xương. 1.1.2. Các xương phụ: - Xương chi trên: 64 xương. - Xương chi dưới: 62 xương. - Xương nhĩ: 6 xương. Ngoài ra còn một số xương vừng nằm trong bao gân cơ và một số xương bất thường khác. 1.2. Chức năng Xương có 4 chức năng chính: 1.2.1. Nâng đỡ. Nhờ có bộ xương nâng đỡ mà con người có được vị trí và hình dạng nhất định trong không gian. 1.2.2. Bảo vệ. Như: hộp sọ và cột sống bao bọc và bảo vệ cho não bộ và tuỷ sống, lồng ngực che chở và bảo vệ cho phổi và tim hoặc xương chậu che chở và bảo vệ các cơ quan trong chậu hông,... 1.2.3. Vận động.
- 9 Xương là nơi các cơ vân đến bám nên được coi như điểm tựa của các khớp xương. 1.2.4. Tạo máu và trao đổi chất. Tuỷ xương là nơi tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Ngoài ra tuỷ xương còn là nơi dự trữ các chất mỡ, muối khoáng và canxi, photpho. 1.3. Hình thể ngoài của hệ xương. Về mặt hình thể ngoài có thể chia xương thành các loại sau: 1.3.1. Xương dài. Là những xương có hình dài, cấu trúc gồm thân xương và 2 đầu. Như xương đùi, xương cánh tay,... 1.3.2. Xương ngắn. Như xương cổ tay, xương cổ chân. 1.3.3. Xương dẹt. Như xương vai, xương ức, xương vòm sọ,.... 1.3.4. Xương hình bất định. Như xương hàm trên, xương thái dương, xương sàng,... 1.3.5. Xương vừng. Là những xương nằm trong bao gân cơ hay bao khớp hư xương bánh chè. 1.4. Hình thể trong 1.4.1. Xương dài Xương dài luôn có 1 thân xương và 2 đầu xương. - Thân xương: từ ngoài vào trong gồm có các lớp sau: + Màng xương: mỏng bao quanh đầu xương. + Lớp ngoài. + Lớp giữa. + Lớp trong. + Buồng tuỷ: có chứa tuỷ xương. 1.4.2. Đầu xương Được bao bọc bởi màng xương, trừ phần khớp, phía trong màng xương là xương Havers xốp. 2. XƯƠNG ĐẦU MẶT Xương đầu mặt được phần bố thành 2 vùng: vùng xương sọ và vùng xương mặt.
- 10 Xương đầu mặt nhìn thằng 2.1. Phần sọ. Phần sọ gồm có 8 xương: xương trán, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh, xương chẩm, xương sàng và xương bướm. Các xương: trán, 2 xương đỉnh, xương chẩm và 2 xương thái dương nối liền nhau bởi các khớp sọ tạo thành hộp sọ. Các xương sàng và xương bướm họp lại tạo thành nền sọ. 2.2. Phần mặt. Xương vùng mặt có 14 xương nằm quanh hàm và họp với các xương sọ thành các hố miệng, hố mũi, hố mắt. Các xương vùng mặt được phân làm 2 loại:
- 11 Xương đầu mặt nhìn nghiêng 2.2.1. Các xương kép Mỗi loại xương gồm có hai xương : - Xương hàm trên. - Xương gò má. - Xương mũi. - Xương lệ. - Xương khẩu cái. - Xương xoăn dưới. 2.2.2. Các xương đơn: - Xương lá mía . - Xương hàm dưới. 3. Xương thân mình. Gồm có xương cột sống và lồng ngực. 3.1. Xương cột sống. Xương cột sống bao gồm có 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, trong đó có :
- 12 - 7 đốt sống cổ. - 12 đốt sống ngực. - 5 đốt sống thắt lưng. - 5 đốt sống cùng và 3 đốt sống cụt. Trong đó 5 đốt sống cùng dính liền nhau tạo thành xương cùng và 3 đốt sống cụt dính liền nhau tạo thành xương cụt. 3.1.1. Tính chất chung của các đốt sống. Mỗi đốt sống đều có 3 phần chính: - Thân đốt: ở phía trước, có 2 đầu: trên và dưới để tiếp khớp với các đốt sống phía trên và phía dưới. - Cung đốt: ở phía sau và 2 bên, xếp chồng lên nhau tạo thành ống sống, có chứa tuỷ sống bên trong. - Mỏm đốt sống: có 3 loại: mỏm gai, mỏm ngang và mỏm khớp: + Mỏm gai: hướng ra phía sau đốt sống. + Mỏm ngang: hướng sang hai bên của đốt sống. + Mỏm khớp: để tiếp khớp với các xương sườn và tiếp khớp với các đốt sống khác. 3.1.2. Tính chất riêng: - Đốt cổ: Thân đốt bè ngang, lỗ đốt rộng, mỏm gai chẽ đôi và nằm ngang cho động mạch đốt sống đi qua. - Đốt sống ngực: Thân đốt sống khá dày, lỗ đốt sống tròn, mỏm ngang có diện khớp với củ sườn, mỏm gai to và chúc đều xuống dưới. - Đốt sống thắt lưng: Thân đốt sống rất to, các mỏm ngang dài và nhọn, các mỏm gai nằm ngang và hướng thẳng ra sau. Do đó có thể chọc kim qua khe các đốt sống thắt lưng được. - Xương cùng: hình tháp 4 mặt, đáy ở trên, đỉnh ở dưới. - Xương cụt: Hình tam giác, nền ở trên khớp với xương cùng, 2 mặt trước và sau đều có mào ngang. 3.2. Lồng ngực. Lồng ngực được hình thành do có sự tiếp khớp của các đốt sống ngực ở phía sau, xương ức ở phía trước và 12 đôi xương sườn tạo thành. 2.2.1. Xương sườn. Là xương dẹt, hẹp, uốn cong. 12 đôi xương sườn có: - 7 đôi xương sườn thật có đầu sau là phần xương có diện khớp để khớp với thân đốt sống ngực, đầu trước khớp với sụn sườn để khớp vào xương ức. - 3 đôi xương sườn giả: đầu sau khớp với đốt sống ngực còn đầu trước bám vào sụn sườn số VII.
- 13 - 2 đôi xương sườn cụt: số XI , XII đầu sau tiếp khớp với các đốt sống ngực còn đầu trước tự do. 3.2.2. Xương ức. Là xương dẹt, nằm ở phía trước lồng ngực, gồm có 3 phần: cán ức, thân ức và mũi ức. - Cán ức: ở phía trên, có khuyết cảnh để tiếp khớp với xương đòn và khuyết để tiếp khớp với xương sườn số I. - Thân ức: có các khuyết để tiếp khớp với các sụn sườn. - Mũi ức: Nằm phía dưới, có hình mũi kiếm. Là nơi thường được dùng để chọc lấy tuỷ sống khi cần thiết.
- 14 5 3.3. Xương móng. Xương móng là một xương nhỏ hình móng ngựa, nằm ở giữa cổ, ngay phía trước trên của thanh quản. 4. Xương chi. 4.1. Chi trên. 4.1.1. Các xương đai vai Được tạo thành bởi 2 xương đòn và 2 xương bả vai. - Xương đòn: có hình chữ S nằm ngang, nằm ở phía trước trên của lồng ngực. Xương đòn có 1 thân và 2 đầu: + Đầu trong: to và tròn có diện khớp để khớp xương ức. + Đầu ngoài mỏng và dẹt có diện khớp để tiếp khớp với mỏm cùng của xương bả vai. + Thân xương: uốn cong hình chữ S nằm ngang, mặt dưới có rãnh, là nơi bám vào của cơ dưới đòn. Định hướng: đầu to tròn vào trong, đầu mỏng dẹt ra ngoài. phần lõm của bờ trước ra ngoài. - Xương vai: là xương dẹt, hình tam giác, có 2 mặt, 3 bờ, 3 góc. + Mặt trước: lõm, áp vào các xương sườn ở phía sau trên của lồng ngực, có hố dưới vai. + Mặt sau: có gai vai chia mặt này là 2 hố: hố trên gai và hố dưới gai.
- 15 Đầu ngoài của gai vai to và dẹt gọi là mỏm cùng vai, tiếp khớp với đầu ngoài của xương đòn. + Bờ trên mỏng và sắc , phía ngoài có mỏm quạ và khuyết quạ. + Bờ trong: Nằm song song với cột sống. + Bờ ngoài: Dày. + 3 góc là: góc dưới, góc trong và góc ngoài. Góc ngoài là mỏm cùng vai. Định hướng: mặt lõm ra trước, mỏm cùng vai lê trên và ra ngoài. 4.1.2. Xương cánh tay Là xương dài có 1 thân và 2 đầu. - Thân xương: hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt: mặt ngoài, mặt trong và mặt sau: + Mặt ngoài: có ấn delta để cơ đelta bám vào. + Mặt trong: có chỗ bám của cơ quạ cánh tay, có lỗ dưỡng cốt để mạch máu chui vào xương. + Mặt sau có rãnh xoắn, trong rãnh xoắn có động mạch cánh tay sâu và thần kinh quay . - Đầu trên: có chỏm xương, cổ giải phẫu, cổ phẫu thuật, củ lớn, củ nhỏ, giữa 2 củ là rãnh liên củ. - Đầu dưới: có lồi cầu ở phía ngoài và ròng rọc ở phía trong, có hố vẹt ở phía trước và hố khuỷu ở phía sau, mỏm trên ròng rọc và mỏm trên lồi cầu. 4.1.3. Xương cẳng tay Có 2 xương dài hình lăng trụ tam giác là xương trụ và xương quay. - Xương quay: Nằm ở phía ngoài, là một xương dài, về mặt hình thể ngoài gồm có: + Thân xương: hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt: mặt trước, mặt sau và mặt ngoài. Có 3 bờ: bờ trước, bờ sau và bờ trong. Bờ trong sắc và có màng gian cốt nối với bờ ngoài xương trụ. + Đầu trên: nhỏ hơn đầu dưới, có chỏm xương, vành quay, cổ xương và lồi củ nhị đầu. + Đầu dưới: to hơn, có mỏm trâm quay và các diện khớp để tiếp khớp với các xương: xương thuyền, xương bán nguyệt của xương cổ tay.
- 16
- 17 - Xương trụ: là một xương dài nằm trong xương quay, về mặt hình thể ngoài gồm có: + Thân xương: cũng có hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt: mặt trước, mặt sau và và mặt trong, và 3 bờ: bờ trước, bờ sau và bờ ngoài. Trong đó bờ ngoài sắc có màng gian cốt bám vào + Đầu trên: to hơn đầu dưới, có 2 mỏm là mỏm khuỷu và mỏm vẹt, 2 hõm là Khuyết ròng rọc và khuyết quay.
- 18 + Đầu dưới: nhỏ hơn, tròn gọi là chỏm xương trụ, có mỏm trâm trụ và các diện khớp để khớp với các xương cổ tay và đầu dưới xương quay. 4.1.4. Xương cổ và bàn tay. Có 8 xương cổ tay, 5 xương bàn tay và 14 xương đốt ngón tay. Có 8 xương cổ tay, 5 xương bàn tay và 14 xương đốt ngón tay. - Xương cổ tay: gồm 8 xương, xếp thành 2 hàng: + Hàng trên: từ ngoài vào trong: xương thuyền, xương bán nguyệt, xương tháp, xương đậu. + Hàng dưới: từ ngoài vào trong: xương thang, xương thê, xương cả và xương móc. - Xương bàn tay: Có 5 xương bàn tay được đánh số từ I đến V tương ứng từ ngón tay cái tới ngón tay út. - Xương đốt ngón tay: 14 xương đốt ngón tay, mỗi ngón tay có 3 đốt theo thứ tự từ trên xuống dưới là đốt gần, đốt giữa và đốt xa (hoặc đốt 1, đốt 2, đốt 3). Riêng ngón
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIẢI PHẪU NGƯỜI
104 p | 767 | 147
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạnh Cần Thơ
167 p | 38 | 12
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
140 p | 49 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Y tế Hà Nội
162 p | 30 | 6
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
199 p | 27 | 4
-
Giáo trình Điều dưỡng nhi (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
236 p | 6 | 3
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
325 p | 3 | 2
-
Giáo trình Giải phẫu bệnh (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
94 p | 2 | 1
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
253 p | 3 | 1
-
Giáo trình Giải phẫu bệnh (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
94 p | 2 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng sản - phụ khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
211 p | 4 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng sản phụ khoa - kế hoạch hóa gia đình (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
211 p | 2 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
170 p | 1 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
192 p | 2 | 1
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 1 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu bệnh (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
70 p | 1 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý răng miệng (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
64 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn