intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Giải phẫu sinh lý răng miệng (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Giải phẫu sinh lý răng miệng (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp cho người học biết đuợc cấu trúc giải phẫu, sinh lý răng miệng và đặc điểm hình thái của từng nhóm răng, sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Từ đó người học kỹ thuật phục hình răng có thể vẽ và điêu khắc được hình thể các răng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giải phẫu sinh lý răng miệng (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNG NGÀNH/NGHỀ: CAO ĐẲNG KỸ THUẬT PHỤC HÌNH RĂNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành theo Quyết định số: 549/ QĐ – CĐYT, ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá Thanh Hoá, Năm 2021 Thanh hoá, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho người học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Giải phẫu sinh lý răng miệng được các giảng viên Bộ môn Chuyên khoa biên soạn dùng cho hệ cao đẳng kỹ thuật phục hình răng dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Giải phẫu sinh lý răng miệng giúp cho người học nắm được những cấu trúc về giải phẫu, sinh lý răng miệng và đặc điểm hình thái của từng nhómrăng, sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn, từ đó người học có thể vẽ và điêu khắc được hình thể các răng. Môn “Giải phẫu sinh lý răng miệng” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về giải phẫu sinh lý răng miệng đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, tháng 8 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. Bs. Mai Văn Bảy – Chủ biên 2. Ths.Bs. Hoàng Thị Thuỳ 3. Ths. Bs. Nguyễn Minh Huyền 4. BS. Nguyễn Thị Hà Linh 5. BS. Nguyễn Thị Hằng 6. CNĐD: Trịnh Thị Thu 7. CNĐD: Hoàng Huy Hà
  4. MỤC LỤC BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG GIẢI PHẪU, SINH LÝ RĂNG MIỆNG 7 BÀI 2: BỘ RĂNG SỮA 15 BÀI 3: RĂNG VĨNH VIỄN NHÓM RĂNG CỬA 20 BÀI 4: RĂNG VĨNH VIỄN NHÓM RĂNG NANH 28 BÀI 5: RĂNG VĨNH VIỄN NHÓM RĂNG HÀM NHỎ 32 BÀI 6: RĂNG VĨNH VIỄN NHÓM RĂNG HÀM LỚN 39 BÀI 7: SỰ KHÁC NHAU RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN 48 BÀI 8: KHỚP CẮN 51 PHẦN THỰC HÀNH BÀI 1: KỸ THUẬT VẼ VÀ TẠO RĂNG 11 55 BÀI 2: KỸ THUẬT VẼ VÀ TẠO RĂNG 13 60 BÀI 3: KỸ THUẬT VẼ VÀ TẠO RĂNG 14 65 BÀI 4: KỸ THUẬT VẼ VÀ TẠO RĂNG 26 70 BÀI 5: KỸ THUẬT VẼ VÀ TẠO RĂNG 41 75 BÀI 6: KỸ THUẬT VẼ VÀ TẠO RĂNG 43 80 BÀI 7: KỸ THUẬT VẼ VÀ TẠO RĂNG 44 85 BÀI 8: KỸ THUẬT VẼ VÀ TẠO RĂNG 46 90
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Giải phẫu sinh lý răng miệng Mã môn học: MH08 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Giải phẫu sinh lý răng miệng là môn cơ sở ngành, thuộc môn đào tạo bắt buộc. - Tính chất: Môn học này cung cấp cho người học biết đuợc cấu trúc giải phẫu, sinhlý răng miệng và đặc điểm hình thái của từng nhóm răng, sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Môn học này cung cấp cho người học biết đuợc cấu trúc giải phẫu, sinh lý răng miệng và đặc điểm hình thái của từng nhóm răng, sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Từ đó người học kỹ thuật phục hình răng có thể vẽ và điêu khắc được hình thể các răng. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được những kiến thức về cấu trúc giải phẫu, sinh lý của bộ răng sữa. vàbộ răng vĩnh viễn. + Mô tả được đặc điểm hình thái học của từng nhóm răng. + Trình bày được sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. + Trình bày được các bước của quy trình kỹ thuật vẽ hình thể răng trên giấy A4. + Trình bày được các bước của quy trình kỹ thuật điêu khắc răng trên khối thạch cao. - Về kỹ năng: + Vận dụng kiến thức đã học để vẽ hình thể răng trên giấy + Vận dụng kiến thức đã học để điêu khắc được hình thể răng trên khối thạch cao. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo, gắn kết với nghề nghiệp trongquá trình học tập. + Thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn của ngành y tế và cácquy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế. + Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn của người kỹ thuật viên phục hình răng. Nội dung của môn học/mô đun:
  6. 6 PHẦN LÝ THUYẾT ĐẠI CƢƠNG GIẢI PHẪU, SINH LÝ RĂNG MIỆNG (2 tiết) GIỚI THIỆU: Răng là bộ phận đầu tiên của ống tiêu hoá, tuỳ theo từng loài mà răng có hình dáng hoặc sắp xếp, số lượng khác nhau. Trong phạm vi bài học này chúng ta chỉ nghiên cứu đến một số vấn đề thuộc phạm vi răng người. MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài học sinh cần phải biết 1. Nêu được chức năng chính của răng . 2. Vẽ, ghi chú được cấu tạo giải phẫu và tổ chức học của răng. 3. Đọc đúng và thành tạo được công thức răng. 4. Nêu được thời gian thay và mọc răng. NỘI DUNG : 1. Đại cƣơng Răng là một bộ phận đầu tiên của ống tiêu hoá, tuỳ theo từng loài mà răng có hình dáng hoặc sắp xếp, số lượng khác nhau, trong phạm vi bài này chúng ta chỉ nghiên cứu đến một số vấn đề thuộc phạm vi răng người. 1.1. Chức năng của răng : 1.1.1 Ăn nhai : Người có hàm răng không khoẻ mạnh hoặc mất răng sớm sẽ ăn nhai kém, ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻvà sức lao động. 1.1.2 Phát âm : Người mất nhóm răng cửả sớm sẽ phát âm không chuẩn, răng sữa còn có chức năng giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. 1.1.3. Thẩm mỹ: Ngoài ra răng còn giữ vai trò không nhỏ giúp cho khuôn mặt tươi tắn và đầy đặn hơn . 1.2. Số lƣợng răng bình thƣờng : - Răng sữa : 20 răng - Răng vĩnh viễn : 28 - 32 răng 1.3. Hình dáng răng : Hình dáng của răng khác nhau tuỳ theo chức năng của từng nhóm răng. Răng được chia làm 4 nhóm. - Nhóm răng cửa: gồm các răng số 1,2 các răng này dùng để cắn thức ăn. 2 1 1 2 2 1 1 2 - Nhóm răng nanh: là răng số 3 các răng này dùng để xé thức ăn - Nhóm răng hàm nhỏ gồm các răng số 4,5 là răng nhai nhưng sức nhai yếu, mặt nhai có 2 núm. 5 4 4 5 5 4 4 5 - Nhóm răng lớn gồm các răng số 6,7. Đây là những răng nhai chính, mặt răng rộng thường có 4 núm, thân răng hình lập phương.
  7. 7 - Răng số 8 có tên riêng là răng khôn Mặc dù hình dáng có những điểm khác nhau nhưng răng đều có 5 mặt tiếp xúc : Ngoài, trong, Rìa cắn hoặc mặt nhai , gần, xa. 1.4. Khớp cắn bình thƣờng ( xét ở tƣ thế khớp cắn trung tâm). - Răng hàm trên trùm ra ngoài răng hàm dưới từ 0,5 mm - 1,5 mm - Răng hàm dưới từ răng cửa số 2 trở đi cứ một răng hàm dưới chạm khớp vai hai răng hàm trên. 1.5. Công thức răng : Để tiện ghi chép khi khám chữa bệnh người ta quy định như sau: Số răng : Răng gần đường giữa nhất là răng số 1 càng xa đường giữa số răng càng lớn cho đến số 8. 87654321 12345678 87654321 12345678 Cung hàm: Người ta kẻ một đường dọc qua nhõn trung và một đường ngang qua mép chia ổ miệng làm 4 cung: theo chiều kim đồng hồ người ta quy ước: Răng vĩnh viễn: hàm trên bên phải là số 1, hàm trên bên trái là số 2, hàm dưới bên trái là số 3, hàm dưới bên phải là số 4 ( hình 1) Răng sữa : Từ 5 đến 8 nếu là răng sữa ((Hình 2 ) (Hình 1 ) 1 2 5 6 (Hình 2 ) 4 3 8 7 Để thể hiện một cái răng nào đó ta phải ghi một số có 2 chữ số. Chữ số hàng chục chỉ cung răng, chữ số hàng đơn vị chỉ số răng. Ví dụ : Muốn chỉ răng cửa giữa vĩnh viễn hàm trên bên phải ta phải ghi răng 1.1. Muốn chỉ răng cửa giữa sữa hàm trên bên phải ta phải ghi: răng 5.1 1.6. Tuổi mọc răng sữa. - Bình thường răng sữa bắt đầu mọc vào lúc trẻ được khoảng 6 - 8 tháng tuổi. Thời gian trung bình để thành lập bộ răng sữa là 24 - 30 tháng. Dưới đây là thời gian mọc thông thường của các răng sữa: Tháng mọc Tên răng Hàm trên Hàm dƣới Răng cửa giữa 8 - 10 6-8 Răng cửa bên 10 - 12 12 - 14 Răng hàm thứ nhất 14 - 16 14 - 16 Răng nanh 16 - 20 16 - 20 Răng hàm thứ hai 20 - 30 20 - 30 - Bộ răng sữa giữa chức năng quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn cho trẻ
  8. 8 bằng cơ chế cắt, xé, nhai và nghiền nát thức ăn; răng sữa chính là nhân tố kích thích sự tăng trưởng của xương hàm nhờ vào cử động nhai, đồng thời có vai trò giữ vị trí trên cung hàm cho răng vĩnh viễn mọc sau này, ngoài ra răng sữa cũng có chức năng quan trọng trong phát âm. 1.7. Tuổi mọc răng vĩnh viễn. - Khi trẻ khoảng 6 tuổi, các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế dần các răng sữa và bộ răng vĩnh viễn sẽ hoàn tất lúc 18 - 25 tuổi. Giai đoạn từ 6 - 12 tuổi trong miệng trẻ có cả hai loại răng cùng tồn tại được gọi là hàm răng hỗn hợp. Khi răng vĩnh viễn mọc đồng thời diễn ra sự tiêu chân răng răng sữa, sớm nhất là các răng cửa. Cùng với việc tiêu chân răng thỡ chiều cao của xương ổ răng cũng giảm, điều này giải thích cho sự lung lay của răng sữa một thời gian trước khi rụng. Dưới đây là thời gian mọc thông thường của các răng vĩnh viễn. Tháng mọc Tên răng Hàm trên Hàm dƣới Răng cửa giữa 7-8 6-7 Răng cửa bên 7-8 8-9 Răng hàm nhỏ 1 10 - 11 10 - 12 Răng nanh 11 - 12 9 - 10 Răng hàm nhỏ 2 10 - 12 10 - 12 Răng hàm lớn 1 6-7 6-7 Răng hàm lớn 2 12 - 13 11 - 13 Răng khôn 18 - 25 18 - 25 - Cũng như răng sữa, hàm răng vĩnh viễn cũng có chức năng ăn nhai, phát âm, ngoài ra cũng đảm bảo chức năng về thẩm mỹ. 2. Cấu tạo tổ chức học của răng Nếu cắt dọc từ mặt nhai cho đến cuống răng ta thấy răng được cấu tạo theo các lớp sau: 2.1. Men răng : Màu răng trong bao bọc toàn bộ bên ngoài thân răng. Thành phần của men răng gồm : 97 % vô cơ, 3 % hữu cơ và nước. Men răng nơi dày nhất là ở núm răng (1,5 mm - 2 mm). Men răng bắt đầu hình thành từ tháng thứ tư của bài thai. 2.2. Ngà răng : Thành phần có 67 % chất vô cơ, 33% chất hữu cơ và nước. Trong ngà răng có dây thần kinh cảm giác. Ngà răng có cả ở thân răng và chân răng giữa ngà răng là một hốc rỗng chứa đựng tuỷ răng. 2.3. Tuỷ răng : Là một khối tổ chức liên kết mạch máu, bạch huyết, thần kinh. Tuỷ răng thông với tổ chức quanh cuống răng qua những lỗ cuống răng. 2.4. Lớp xƣơng răng : Còn gọi là lớp Cement bao phủ bên ngoài chân răng. Lớp này rất mỏng thành phần gồm 46 % chất khoáng 35,5 % chất vôi.
  9. 9 2.5. Khớp răng: Chân răng nằm trong huyệt ổ răng giữa chân răng và huyệt ổ răng là một lớp dây chằng có tác dụng giữ cho răng vững và chịu được một lực nhai (lực nén) từ 50 kg - 100 kg/1cm3. 3. Cấu tạo giải phẫu học của răng : Răng chia làm 3 phần : - Thân răng - Cổ răng - Chân răng 3.1. Thân răng : Là phần được men răng bao phủ bên ngoài, thường lộ ra trong hốc miệng. 3.2. Cổ răng: Nằm giữa thân răng và chân răng. Cổ răng được nhú lợi bao phủ. 3.3. Chân răng: Là phần nằm trong huyệt ổ răng và được lớp Cement bao bọc bên ngoài. Chân răng có đặc điểm là hơi nghiêng về phía xa. Số lượng chân răng thay đổi tuỳ theo từng nhóm răng - Nhóm răng cửa : Chỉ có một chân. - Nhóm răng hàm nhỏ : Thường là một chân, riêng răng số 4 hàm trên thường có 2 chân. - Nhóm răng hàm lớn trên có 3 chân, hàm dưới có 2 chân. - Răng số 8 số lượng chân răng không ổn định GHI NHỚ: - Bộ răng vĩnh viễn có 28 – 32 cái răng - Bộ răng vĩnh viễn chia làm 4 nhóm: nhóm răng cửa, nanh, hàm nhỏ, hàm lớn - Số chân răng của từng nhóm răng
  10. 10 LƢỢNG GIÁ: Câu 1: Bộ răng vĩnh viễn gồm 20 chiếc răng: A. Đúng B. Sai Câu 2: Theo giải phẫu, răng gồm 4 phần A. Đúng B. Sai Câu 3: Về cấu tạo tổ chức học, răng được chia làm 3 phần A. Đúng B. Sai Câu 4: Về kích thước răng vĩnh viễn lơn hơn so với răng sữa A. Đúng B. Sai Câu 5: Số lượng răng sũa ít hơn số lượng răng vĩnh viễn A. Đúng B. Sai
  11. 11 BÀI 2: BỘ RĂNG SỮA GIỚI THIỆU: Bộ răng sữa cua trẻ xuất hiện đánh dấu sự phát triển về cả thể chất lẫn môi trường ăn nhai của trẻ. Việc phát triển bộ răng sữa bình thường giúp trẻ có xu hướng có một hàm răng đẹp và khớp cắn đúng cho bộ răng vĩnh viễn sau này MỤC TIÊU: 1. Mô tả được hình dạng các loại răng sữa. 2. Liệt kê được thời gian mọc răng sữa NỘI DUNG 1. Đặc điểm chung của răng sữa - Hàm răng sữa có 20 chiếc. Nha thức cho ½ hàm: R cửa 2/2, R nanh 1/1, R hàm 2/2 - Răng sữa có màu trắng đục như sữa. Không cứng bằng răng vĩnh viễn. - Răng sữa mặt nhai thu hẹp, phần cổ răng phình lên tạo cho răng sữa có hình dáng bầu bĩnh, không thanh như răng vĩnh viễn và khi tạo xoang loại 2 theo Black khó hơn. - Vùng tủy và ống tủy rộng có nhiều ống tủy phụ từ sàn buồng tủy đến chỗ tách2 chân - Chân răng nghiêng theo chiều gần – xa nên khi nhổ răng dễ gãy chân răng. - Răng hàm sữa lớn hơn răng hàm nhỏ vĩnh viễn. Buồng tủy răng số 4 sữa lớnhơn buồng tủy răng số 5 sữa. - Nếu có viêm tủy thì phản ứng xảy ra nhanh tủy dễ hoại tử. - Vùng cuống răng sữa cách mầm răng vĩnh viễn bên dưới bởi 1 lớp xương mỏng, ít khi gặp U hạt ở cuống răng sữa. - Tuổi mọc răng sữa: Răng sữa bắt đầu mọc từ 6 – 24 tháng theo thứ tự sau:
  12. 12 Răng cửa giữa 6 tháng Răng cửa bên 7 tháng Răng hàm số 1 12 tháng Răng nanh 16 tháng Răng hàm số 2 20 tháng - Thường răng hàm dưới mọc trước, răng hàm trên tương ứng mọc sau đó vàitháng. Tuổi thay răng sữa: Răng cửa giữa 7 tuổi Răng cửa bên 7 tuổi Răng hàm số 1 10 tuổi Răng nanh 9 – 10 tuổi Răng hàm số 2 11 tuổi - Chức năng hàm răng sữa: + Răng sữa giúp trẻ em nhai được kĩ, tiêu hóa dễ dàng. + Có đầy đủ răng sữa giúp trẻ em nói được rõ răng. + Giúp khuôn mặt dễ nhìn xinh xắn. + Răng sữa giữ chỗ cho Răng vĩnh viễn mọc lên khỏi bị lệch lạc.
  13. 13 (Bộ răng sữa) 2.Mô tả hình dạng các loại răng sữa: 2.1. Răng cửa và răng nanh - Răng cửa giữa hình xẻng, răng cửa bên nhỏ và mỏng hơn. - Răng nanh nhỏ và nhọn hơn răng nanh vĩnh viễn. (Răng cửa giữa sữa hàm trên bên phải) (Răng nanh sữa hàm trên bên trái) 2.2. Răng hàm sữa: - Cổ răng thắt lại, thân răng phình, mặt nhai thu hẹp 2.2.1 Răng hàm sữa thứ nhất hàm trên (R54, R64)
  14. 14 (Răng sữa hàm nhỏ số 1 hàm trên bên phải) - Mặt nhai có 3 mấu: + 2 mấu ngoài + 1 mấu trong (lớn nhất) - 3 lỗ trũng: gần, xa và giữa - 1 rãnh ngang từ lỗ trũng gần đến lỗ trũng xa - 1 rãnh phụ chạy từ rãnh chính ra phía má - Mặt ngoài hình thang lồi - Răng có 3 chân doãng hơn răng vĩnh viễn 2.2.2. Răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới (R74, R84) - Thân R không giống bất cứ răng sữa hay răng vĩnh viễn nào - Mặt ngoài hình vuông lồi - Mặt gần rộng phía cổ răng - Mặt nhai hình bầu dục: chiều gần – xa > chiều ngoài – trong, có 4 múi: 2 múigần > 2 múi xa - Các mấu ở mặt má rất nhọn - Răng có 2 chân 2.2.3. Răng hàm sữa thứ 2 hàm trên và dưới (R55, R65, R75, R85) - Hình thể giống răng hàm thứ nhất vĩnh viễn, nhưng nhỏ hơn và thắt nhiều hơnphía cổ răng.
  15. 15 (Răng sữa hàm nhỏ số 1 hàm dưới bên trái) GHI NHỚ: - Bộ răng sữa gồm 20 chiếc răng - Thời gian mọc răng sữa LƢỢNG GIÁ: Câu 1: Nhóm răng cửa sữa gồm có 12 chiếc răng A. Đúng B. Sai Câu 2: Nhóm răng cửa sữa gồm răng cửa sữa giữa và răng cửa sữa bên A. Đúng B. Sai Câu 3: Nhóm răng cửa sữa có 2 chân răng chắc và dâp thức ăn A. Đúng B. Sai Câu 4: Nhóm răng cửa sữa trên có chân răng nhỏ hơn so với nhóm răng cửa sữa dưới A. Đúng B. Sai Câu 5: Buồng tủy răng cửa sữa hàm trên hẹp hơn buồng tủy của răng cửa hàm dưới A. Đúng B. Sai
  16. 16 BÀI 3: RĂNG VĨNH VIỄN NHÓM RĂNG CỬA GIỚI THIỆU: Răng vĩnh viễn nhóm răng cửa là những chiếc răng vĩnh viễn mọc thứ 2 sau răng hàm lớn vĩnh viễn có chức năng cắn thức ăn và thẩm mỹ. MỤC TIÊU 1. Trình bày được đặc điểm chung của nhóm răng cửa. 2. Mô tả được đặc điểm hình thể học của cặp răng 11; 21, cặp răng 12; 22, cặprăng 31; 41 và cặp răng 32; 42. 3. Phân biệt sự khác nhau giữa răng của trên và cửa dưới. NỘI DUNG 1. Đặc điểm chung của nhóm răng cửa - Có 8 răng: + 4 răng của trên: 11, 21, 12, 22 + 4 răng cửa dưới: 31, 41, 32, 42 - Răng của làm nhiệm vụ cắn xé thức ăn. Khi mới mọc rìa cắn có 3 múi chia thân răng thành 3 phần. - Răng của có hình lưỡi búa hay chêm khi nhìn nghiêng. Mặt ngoài lồi mặt trong lõm thường có gót răng. - Là nhóm răng một chân có hình chóp buồng tủy đơn giản.Buồng tủy có 3 sừng tương đương với 3 múi của thân răng. - Răng của hàm trên thuộc loại nhỏ dần R11.> R12 - Răng của hàm dưới thuộc loại lớn dần: R41
  17. 17 - Mặt ngoài: + Là mặt lớn nhất trong bốn mặt có hình thang đáy lớn quay về phía rìa cắn đáynhỏ về phía rìa cổ góc xa là góc tạo bởi rìa cắn và gò bên gần cao và tròn hơn góc gần( góc tạo bởi rìa cắn và gờ gần). Góc gần vuông hơn. + Có hai rãnh rõ ở rìa cắn chạy gần như song song. Càng lên cao càng nông đến giữa thân rằn thì mờ hẳn. Hai rãnh này mặt ngoài thành 3 múi múi lớn nhất là múi xa rồi đến múi gần và nhỏ nhất là múi giữa. - Mặt trong: + Nhỏ hơn mặt ngoài lồi lõm hơn mặt ngoài cao gần bằng mặt ngoài. + Có hai cạnh sống rất khỏe và một gót răng hai cạnh sống này mảnh ở phía rìa cắn càng đi về phía cổ nó càng lồi và rộng ra. Khi đến gần cổ răng thì hòa vào cùng với gót răng. - Mặt gần: + Hình tam giác đỉnh quay về phía rìa cắn, cao hơn và lớn hơn mặt xa một chút. - Mặt xa: Tương tự như mặt gân nhưng thấp hơn. - Rìa cắn: Khi răng mới mọc có hình răng cưa sau khi trong quá trình ăn nhai rìa cắn mòn dần tạo thành một mặt phẳng chếch từ dưới lên trên, từ gần đến xa. Bề rộng hẹp của rìa cắn phụ thuộc vào quá trình ăn nhai. 2.1.2. Cổ răng - Hình chữ V tròn. 2.1.3. Chân răng - Là răng một chân to bè hình chóp - Cuống răng tròn - Chân răng chếch trong và nghiêng xa 2.2. Mô tả cặp răng 12 và 22. - Thời gian biểu: Ngấm vôi 1 tuổi Hoàn tất thân răng 4 - 5 tuổi Mọc 8 - 9 tuổi Hoàn tất chân răng 11 tuổi 2.2.1. Thân răng - Mặt ngoài thon nhỏ có 3 múi. Góc gần tròn hơn răng 11 - Mặt trong: + Nhỏ hơn và lõm hơn mặt ngoài
  18. 18 + Hai gờ bên rõ hơn răng 11. + Gót răng xuống thấp hơn, phần lõm ở dưới gót răng sâu hơn, ở đây có một lỗdo cấu tạo của men mỏng hơn nên dễ phát sinh sâu răng - Mặt gần tương tự R11. - Mặt xa: Phồng hơn mặt gần. - Rìa cắn: Tương tự R11. và R21 chéo hơn về phía xa 2.2.2. Cổ răng: - Hình chữ V đáy tròn 2.2.3. Chân răng - Dài và mảnh hơn R11. - Dẹt theo chiều gần xa - Chếch trong và nghiêng xa, cắt ngang có hình bầu dục. 2.2.4. Buồng tủy và ống tủy - Buồng tủy: Nhỏ hơn R11 và R 21 - Dẹt theo chiều ngoài trong. - Ống tủy: hẹp có hình dạng của chân răng. 2.3. Mô tả cặp răng 31, 41. - Là cặp răng nhỏ nhất và yếu nhất trong nhóm răng cửa - Thời gian biểu: Ngấm vôi 3-4 tháng Hoàn tất thân răng 4 - 5 tuổi Mọc 6 – 7 tuổi Hoàn tất chân răng 9 tuổi 2.3.1. Thân răng - Mặt ngoài: Hình thang đáy lớn quay về phía rìa cắn + Có hai rãnh xuất phát từ rìa cắn, đậm nét của rìa cắn đi đến nửa chiều cao của thân răng thì mờ dần, chúng chia mặt ngoài thành 3 mũi đều nhau - Mặt trong: + Nhỏ hơn và tương tự mặt ngoài do hai mặt gần và xa chạy chếch vào trong. Tương đối phẳng và không rõ gót răng( gót răng và gờ bên rất mờ) gót rănggần như không có. - Mặt xa và mặt gần: +Mặt gần lớn hơn mặt xa. Hình tam giác, đỉnh quay về phía rìa cắn, hai mặtnày tương tự giống nhau: - Rìa cắn: + Lúc răng mới mọc có hình răng cưa, 3 múi sau do ăn nhai rìa cắn
  19. 19 mảnh dầnthành một mặt phẳng chếch từ dưới lên trên 2.3.2. Cổ răng - Hình chữ V, đáy tròn. 2.3.3. Chân răng - Nhỏ và thanh. cắt ngang có hình bán nguyệt. - Dẹt theo chiều gần xa, chếch trong nghiêng xa 2.3.4. Buồng tủy và ống tủy Buồng tủy nhỏ, có hình dạng tương tự thân răng, ống tủy dẹt theo chiều gần xa 2.4. Mô tả cặp R32, 42 - Cặp răng ít cân đối bằng răng cửa giữa, kích thước lớn hơn răng của giữa - Thời gian biểu: Ngấm vôi 1 tuổi Hoàn tất thân răng 4 - 5 tuổi Mọc 8 – 9 tuổi Hoàn tất chân răng 10 tuổi 2.4.1 Thân răng - Mặt ngoài : Giống cặp răng 31, 41 nhưng lớn hơn. - Mặt trong giống mặt ngoài nhưng nhỏ hơn và phẳng hơn. - Mặt gần và mặt xa: Hình tam giác đỉnh quay về phía rìa cắn. - Rìa cắn là một mặt phẳng chếch từ dưới lên trên theo chiều môi lưỡi và hơivát về phía xa. 2.4.2. Cổ răng: - Hình chữ , đáy tròn 2.4.3. Chân răng: - Tương đối thẳng, dẹt theo chiều gần xa, chếch trong nghiêng xa 2.4.4. Buồng tủy và ống tủy: - Buồng tủy hẹp nhưng lớn hơn răng 31 ống tủy dẹt theo chiều chân răng. GHI NHỚ: - Nhóm răng cửa gồm 8 răng chia đều ra 4 cung răng - Nhóm răng cửa có 1 chân răng và thường có 1 ống tuỷ LƢƠNG GIÁ: Câu 1: Nhóm răng cửa gồm có 12 chiếc răng A. Đúng B. Sai Câu 2: Nhóm răng cửa gồm răng cửa sữa giữa và răng cửa bên A. Đúng
  20. 20 B. Sai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2