Giáo trình Giải phẫu - Sinh lý: Phần 1
lượt xem 732
download
Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu trúc và các quy luật hoạt động sinh lý của các cơ quan cơ thể người trong mối liên hệ thống nhất với nhau, cũng như mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường sống. Giáo trình Giải phẫu - Sinh lý: Phần 1 gồm 3 bài đầu của giáo trình, trình bày đại cương về giải phẫu sinh lý, giải phẫu hệ xương và giải phẫu hệ cơ. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Giải phẫu - Sinh lý: Phần 1
- LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu trúc và các quy luật hoạt động sinh lý của các cơ quan cơ thể người trong mối liên hệ thống nhất với nhau, cũng như mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường sống. Nhiều năm nay “Giải phẫu – Sinh lý“ là môn học chính khóa của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và các ngành sơ cấp y tế. Đã có nhiều giáo trình, tài liệu được biên soạn để phục vụ cho công việc học tập của sinh viên. Cũng chính vì thế mà các kiến thức và các quan điểm, các thuật ngữ được đề cập tới trong giáo trình này, tài liệu thuộc các trường khác nhau, đôi lúc không thống nhất, gây khó khăn trong việc tiếp cận thông tin của sinh viên. Nhằm giúp cho sinh viên sơ cấp dân số y tế có tài liệu cơ bản, các tác giả biên soạn còn nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong chương trình không chỉ nắm vững các kiến thức cơ bản về Giải phẫu – Sinh lý mà còn có thể thực hiện tốt việc truyền đạt kiến thức về Giải phẫu – Sinh lý trong chương trình, đồng thời có thể vận dụng những hiểu biết về môn học này trong việc tự rèn luyện bản thân về mặ thể lực cũng như trí tuệ. Trong quá trình biên soạn bài giảng này, các tác giả đã cố gắng bám sát khung chương trình đào tạo mới, cập nhật các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu, nhằm thể hiện được kiến thức cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Đây là giáo trình biên soạn lần đầu dành riêng cho đối tượng sơ cấp Dân số Y tế, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, nhà quản lý và đông đảo bạn đọc. Các tác giả 1
- MỤC LỤC Trang Bài 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU - SINH LÝ ..................................................3 Bài 2: GIẢI PHẪU HỆ XƯƠNG ..............................................................................6 Bài 3: GIẢI PHẪU HỆ CƠ .................................................................................... 35 Bài 4: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ THẦN KINH ................................................ 91 Bài 5: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN............................................. 117 Bài 6: SINH LÝ MÁU ......................................................................................... 143 Bài 7: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ HÔ HẤP...................................................... 157 Bài 8: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA.................................................. 181 Bài 9: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU ................................................. 227 Bài 10: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ SINH DỤC................................................ 247 Bài 11: SINH LÝ NỘI TIẾT - CHUYỂN HÓA ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT ..2475 2
- Bài 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU - SINH LÝ MỤC TIÊU 1. Trình bày các đặc điểm của cơ thể sống 2- Nêu được khái niệm tế bào và phân loại tế bào dựa vào chức năng của chúng. NỘI DUNG 1. Đặc điểm của sự sống: 1.1. Đặc điểm thay cũ đổi mới (hoạt động chuyển hoá): Hoạt động chuyển hoá được xảy ra trong tế bào, gồm hai quá trình: 1.1.1. Quá trình đồng hoá: Là quá trình thu nhận vật chất, biến vật chất thành những chất dinh dưỡng và những thành phần cấu tạo đặc trưng của tế bào để cho sinh vật tồn tại và phát triển. 1.1.2. Quá trình dị hoá: Là quá trình phân giải vật chất, giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động và đào thải các sản phẩm chuyển hoá khỏi cơ thể. Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình đối lập nhau, đồng thời lại liên quan chặt chẽ với nhau và thường phải cân bằng nhau để cơ thể tồn tại và phát triển. 1.2. Đặc điểm chịu kích thích: Đặc điểm chịu kích thích là khả năng đáp ứng với tác nhân kích thích. Ví dụ: Chạm tay vào vật nóng làm tay rụt lại. Lo sợ, hồi hộp làm tim đập nhanh… Đặc điểm này vừa là biểu hiện của sự sống, vừa là điều kiện tồn tại của sự sống. Ngưỡng kích thích là cường độ tối thiểu của kích thích để gây ra một đáp ứng. Nếu kích thích dưới ngưỡng không gây được hưng phấn, nếu kích thích vượt quá ngưỡng lại gây nên ức chế (không đáp ứng với kích thích). 1.3. Đặc điểm sinh sản: Là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển giống nòi. Nó được thực hiện nhờ mã di truyền nằm trong phân tử ADN của tế bào, nhờ đó mà tạo ra được các tế bào con giống hệt tế bào mẹ đó là tính di truyền. Sự thay đổi tính di truyền gọi là biến dị. Di truyền và biến dị là 2 quá trình đối lập tạo cơ sở cho sự tiến hoá của sinh vật. 3
- 2. Đại cương về tế bào Tế bào là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo và thực hiện chức năng của cơ thể. 2.1. Kích thước, hình dáng và chức năng chung của tế bào: - Kích thước: rất nhỏ, có thể thay đổi từ 5 – 200 micromet (1/1000 mm). Trong cơ thể người tế bào thần kinh tiểu não là loại tế bào nhỏ nhất; noãn là tế bào lớn nhất. - Hình dáng: hình dáng tế bào thay đổi tùy theo vị trí và chức năng, như: hình tròn (tế bào máu), hình trụ (biểu mô dạ dày, ruột), hình vuông (tế bào tuyến giáp), hình sao (các tế bào thần kinh)… - Chức năng màng tế bào: + Ngăn cách với các tế bào khác và môi trường bên ngoài + Có khả năng cho nước và các chất dinh dưỡng thấm qua đảm bảo sự sống cho tế bào. + Đồng thời bài tiết ra các chất cặn bã cho tế bào. + Thông tin từ ngoài vào tế bào và từ tế bào ra + Dẫn truyền hưng phấn từ điểm kích thích ra cả tế bào 2.2.Cấu tạo của tế bào: - Tế bào đều có một cấu tạo chung, bao gồm: màng tế bào, chất nguyên sinh và nhân tế bào, (nhân tế bào thường nằm giữa tế bào, có hình cầu hay hình bầu dục). - Cấu tạo hóa học của tế bào: tế bào được cấu tạo bởi các chất: protit, lypit, gluxid, nước và muối khoáng. 2.3. Sự phân chia tế bào: Tế bào phân chia theo 2 cách: -Trực phân: nhân chia thành 2 thùy, rồi 2 thùy rời nhau thành 2 nhân con và bào tương cũng chia đôi. -Gián phân: là hình thức phân bào cao cấp hơn gồm 4 thời kỳ +Tiền kỳ: các NST1 tách hình chữ V, bào tâm chia đôi chạy về 2 cực TB2. Màng nhân biến mất. 1 Nhiễm sắc thể. 2 Tế bào. 4
- +Biến kỳ: Các NST xếp thành một vòng trên mặt phẳng xích đạo của TB. Rồi mỗi NST tách thành 2 NST con Các TB sau phân chia giữ nguyên số NST giữ nguyên, riêng NST giới tính giảm đi một nửa +Hậu kỳ: - Hai nhóm NST con tiến về 2 cực TB. Hai nhóm NST này vây quanh 2 bào tâm. TB thắt lại +Chung kỳ: - Hai nhân con hình thành ở 2 cực - TB cắt hẳn thành 2 TB con CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ * Điền vào chỗ trống 1. Tế bào là đơn vị ……………………….. cơ bản của cơ thể sống. Dựa vào chức năng có thể xếp tế bào trong cơ thể thành …….. nhóm. * Khoanh tròn vào câu trả lời đúng A. Đúng/ Sai 1. Tính chịu kích thích a. Hưng phấn là khả năng của cơ thể đáp ứng lại với kích thích b. Co cơ hay bài tiết của các tuyến không phải là hưng phấn c. Cường độ kích thích nhỏ nhất gây ra đáp ứng là ngưỡng kích thích d. Cường độ kích thích quá lớn cũng gây ra đáp ứng. 2. Tính sinh sản giống mình a. Đặc điểm của sinh vật để tồn tại và phát triển b. Từ một tế bào sinh ra hai tế bào c. Để phát triển cơ thể và thay thế tế bào cũ d. Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái để duy trì nòi giống B. Chọn câu trả lời đúng nhất 3. Về đặc điểm thay cũ đổi mới a. Hai quá trình đồng hóa và dị hóa luôn thống nhất với nhau b. Quá trình đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhau 5
- c. Đồng hóa là quá trình lấy năng lượng dùng cho duy trì cơ thể d. Cả a và c e. Cả a và b Bài 2: GIẢI PHẪU HỆ XƯƠNG MỤC TIÊU 1- Mô tả được cấu trúc của bộ xương người 2- Chỉ được trên tranh, mô hình cấu trúc của bộ xương 3- Trình bày được chức năng của bộ xương người. NỘI DUNG 1. Giải phẫu bộ xương người: Xương người gồm 206 xương lớn, nhỏ liên kết với nhau bởi các khớp tạo thành bộ xương và chia ra (Hình 1): - Các xương trục (hệ xương trục) theo trục thẳng đứng của cơ thể gồm: xương đầu - mặt 22 xương, xương cột sống 26 xương, xương lồng ngực (khung xương lồng ngực) 25 xương. - Các xương bên (hệ xương bên hay các xương phụ) gồm: Xương bên chi trên 64 xương, xương bên chi dưới 62 xương 1- Xương sọ. 2- Đốt sống cổ. 3- Xương đòn. 4- Xương vai. 5- Xương ức. 6- Xương cánh tay. 7- Đốt sống thắt lưng I. 8- Xương quay. 9- Xương trụ. 10- Xương chậu. 11- Xương cùng. 12- Xương cổ tay. 13- Xương đùi. 14 Xương bánh chè. 15- Xương chày. Hình 1 - Hệ xương người phía trước 6
- 16- Xương mác. 17- Xương - cổ chân. Ngoài ra còn có các xương nằm trong gân cơ và những xương bất thường khác. - Phân loại + Theo hình thái: Phân làm 5 loại. - Xương dài: xương cẳng tay, xương cánh tay, xương đùi, xương cẳng chân… - Xương ngắn: xương cổ tay, cổ chân, xương ngón tay - ngón chân. - Xương dẹt: xương vòm sọ, xương vai, xương ức. - Xương khó định hình: xương hàm trên, xương thái dương, xương sàng, xương bướm... - Xương vừng (xương nhỏ) xương nằm trong gân cơ hay bao khớp như xương bánh chè. + Theo cấu tạo mô học: - Xương cốt mạc do màng xương tạo ra. - Xương Havers do sự hình thành xương trong quá trình cốt hoá, có 2 loại: + Havers đặc ở thân xương dài. + Havers xốp ở đầu xương dài và ở xương dẹt. CÁC XƯƠNG TRỤC (HỆ XƯƠNG TRỤC) Gồm xương đầu mặt, xương cột sống và xương lồng ngực (khung xương lồng ngực). 1.1. Xương đầu mặt Có 22 xương, trong đó 21 xương tiếp khớp với nhau là khớp bất động chỉ có 1 xương hàm dưới tiếp khớp với xương thái dương là khớp bán động (khớp thái dương - hàm) và chia làm 2 phần: Hộp sọ và sọ mặt. - Hộp sọ hay sọ thần kinh là một khoang rỗng lớn chứa não bộ và 2 ống tai mở ra 2 bên. - Sọ mặt hay sọ tạng có các hốc tự nhiên như hốc mắt, hốc miệng, hốc mũi có chứa cơ quan thị giác, khứu giác và vị giác là phần đầu của hệ tiêu hoá, hô hấp. 1.1.1 Hộp sọ (Sọ thần kinh). Gồm 8 xương hợp thành: 4 xương lẻ (xương trán, xương sàng, xương bướm và xương chẩm), 2 xương chẵn (xương đỉnh và xương thái dương). 7
- - Xương trán: Nằm phía trước hộp sọ tiếp khớp ở phía sau với xương đỉnh, cánh bướm lớn, ở phía dưới với xương gò má, xương mũi, mỏm trán xương hàm và được chia làm 3 phần: Phần trai trán là phần đứng tạo thành thành trước vòm sọ, phần ổ mắt và phần mũi nằm ngang tạo nên tầng trước nền sọ và phần lớn trần ổ mắt, ổ mũi. - Xương đỉnh Gồm 2 xương nằm 2 bên đường khớp giữa của vòm sọ thuộc xương dẹt gần vuông có 2 mặt, 4 bờ và 4 góc. * Mặt có 2 mặt + Mặt ngoài lồi nhô lên là ụ đỉnh dưới, ụ đỉnh có 2 đường cong là đường thái dương trên và đường thái dương dưới. + Mặt trong liên quan với não và có nhiều rãnh để cho các động mạch màng não giữa nằm. * Các bờ có 4 bờ: 8
- + Bờ trên (Bờ dọc giữa) hình răng cưa, tiếp khớp với bờ răng cưa xương đỉnh dối diện. + Bờ sau (Bờ chẩm) tiếp khớp với xương bờ trước xương chẩm (Khớp lamda). + Bờ trước (Bờ trán) tiếp khớp với xương trán tạo thành khớp vành. + Bờ dưới (Bờ trai của xương thái dương) tiếp khớp với phần trai xương thái dương tạo thành khớp vẩy. * Góc có 4 góc: - Góc trán là góc trước trên. - Góc chẩm là góc sau trên. - Góc bướm là góc trước dưới. - Góc chũm là góc sau dưới. - Xương chẩm Nằm ở phần sau dưới hộp sọ, tham gia tạo lên vòm sọ và nền sọ, ở giữa có lỗ chẩm (rộng) để hành não đi qua. Xương chẩm chia làm 3 phần: Trai chẩm, phần bên và phần nền. + Trai chẩm có 2 mặt : . Mặt ngoài có ụ chẩm ngoài, dưới ụ chẩm có mào chẩm và có 3 đường cong gọi là đường gáy (trên cùng, trên và dưới). . Mặt trong có ụ chẩm trong, dưới ụ chẩm có mào chẩm trong chạy sang 2 bên có xoang tĩnh mạch ngang, xoang tĩnh mạch dọc trên, dọc dưới tạo thành hội lưu tĩnh mạch Herofil. Có 2 bờ là: Bờ trên trai chẩm (lamda) tiếp khớp với xương đỉnh, bờ dưới tiếp khớp với mỏm chũm xương thái dương. . Phần bên: nằm 2 bên lỗ chẩm ở mặt ngoài có lồi cầu chẩm tiếp khớp với đốt sống cổ I còn mặt trong sọ có diện lồi hình bầu dục gọi là lồi cầu trong (củ cảnh). . Phần nền. Nằm ở trước có 2 mặt và 3 bờ. + Mặt ngoài sọ hình vuông, dẹt có củ hầu cách phía trước lỗ chẩm 1cm và tuyến hạch nhân hầu nằm ở chỗ lõm phía trước củ hầu. + Mặt trong sọ có rãnh rộng và nông để hành não và cầu não nằm. + Bờ trước tiếp khớp với thân xương bướm. + Bờ dưới tiếp khớp với xương đá thuộc xương thái dương và có xoang đá dưới. - Xương thái dương 9
- Gồm 3 phần hợp thành là: Phần trai, phần đá và phần nhĩ. + Phần trai: Chủ yếu tạo nên thành bên hộp sọ, tiếp khớp ở trên với bờ dưới xương đỉnh, ở dưới với cánh lớn xương bướm và ở sau với xương chẩm. +. Phần đá: Hình tháp không đều, nền khớp với phần trai và phần nhĩ tạo thành vành ngoài vỏ não và mỏm chũm nhô ra ngoài. + Phần nhĩ: Là một mảnh xương cong lòng máng, gắn vào mặt trước, dưới phần đá để tạo nên ống tai ngoài, ở phía sau phần nhĩ hợp với mỏm chũm. .Mặt phần nhĩ. Mặt sau lõm tạo lên thành trước dưới và một phần thành sau của ống tai ngoài, mặt trước tạo nên phần sau hố hàm dưới và ngăn cách với phần trước của hố bởi khe nhĩ trai. . Bờ của phần nhĩ : Bờ ngoài tự do tạo lên phần lớn lỗ ống tai ngoài, bờ trên tạo lên bờ sau của khe đá nhĩ còn bờ dưới kéo dài thành mỏm bao quanh gốc của mỏm trâm. - Xương sàng Là xương của phần nền sọ, nằm giữa, dưới phần ngang xương trán tham gia tạo thành hốc mũi và hốc mắt gồm 3 phần (Hình 8) : + Mảnh sàng ngang: là mảnh xương nằm ngang có nhiều lỗ để các sợi thần kinh khứu giác từ mũi đi lên, ở giữa nhô lên mảnh xương dày gọi là mào sàng. + Mảnh sàng đứng: là mảnh xương đứng thẳng vuông góc với mảnh sàng, ở dưới tạo thành một phần vách mũi, ở trên nhô lên chính là mào sàng. + Mê đạo sàng: gồm 2 khối vuông có nhiều hốc chứa không khí là các xoang sàng, chia 3 nhóm: trước, giữa và sau. Hai khối này treo vào dưới 2 bên mảnh sàng ngang. - Xương bướm Xương bướm nằm ở tầng giữa nền sọ. Phía trước tiếp khớp với xương trán, xương sàng, phía sau tiếp khớp với xương chẩm và 2 bên tiếp khớp với xương thái dương. Xương sàng hình con bướm có thân bướm, cánh bướm (lớn và nhỏ) và chân bướm. - Thân bướm. Nằm giữa nền sọ, hình hộp vuông, bên trong có khoang rỗng gọi là xoang bướm được ngăn cách bởi vách xương mỏng. Thân bướm có 6 mặt: 10
- Mặt trên ở phía trước có mào bướm tiếp khớp với mào xương sàng và mảnh sàng, sau có rãnh giao thoa thị giác, 2 đầu rãnh là 2 lỗ thị giác để động mạch và thần kinh thị giác đi qua và trên yên bướm có tuyến yên nằm. Mặt dưới tạo lên vòm ổ mắt. Mặt trước tiếp khớp với mảnh thẳng xương sàng và 2 bên có lỗ xoang bướm. Mặt sau tiếp khớp xương chẩm. 2 mặt bên liên kết với cánh nhỏ xương bướm ở trước, cánh lớn xương bướm ở sau, giữa 2 cánh bướm có khe ổ mắt để cho dây thần kinh vận nhãn chung, dây ròng dọc, dây vận nhãn ngoài đi qua. Mỏm cánh bướm lớn có rãnh cảnh - Cánh bướm: + Cánh bướm lớn: . Bờ có 4 bờ: Bờ trán, bờ đỉnh, bờ gò má và bờ trai (xương thái dương). . Mặt có 4 mặt: Mặt não liên quan với não và có 3 lỗ là: lỗ tròn có dây thần kinh hàm trên đi qua, lỗ bầu dục có dây thần kinh hàm dưới đi qua và lỗ gai có động mạch màng não giữa đi qua, mặt thái dương, mặt hàm trên và mặt ổ mắt. + Cánh bướm nhỏ có ống thị giác để cho dây thần kinh và động mạch mặt đi qua. - Mỏm chân bướm. Có 2 mỏm chân ở 2 bên là mảnh xương hình chữ nhật, từ mặt dưới thân và cánh bướm đi xuống ở giữa 2 mảnh có hố chân bướm. 1.1.2. Sọ mặt (khối xương mặt hay sọ tạng). Khối xương mặt được tạo thành 15 xương, có 6 đôi xương kép và 3 xương đơn. * Xương kép gồm: 2 xương lệ, 2 xương xoăn mũi dưới, 2 xương nhĩ, 2 xương hàm trên, 2 xương khẩu cái, 2 xương gò má * Xương đơn: xương hàm dưới, xương lá mía và xương móng. - Xương lệ Là xương rất nhỏ, mỏng hình tứ giác nằm ở phần trước thành trong ổ mắt - Xương xoăn mũi dưới (Xoăn mũi dưới) Là xương nhỏ ở trong hốc mũi, dính vào thành ngoài hốc mũi, mặt ngoài lõm hợp vào thành ngoài hốc mũi gọi là ngách mũi dưới, mặt trong có nhiều lỗ, 11
- rãnh cho các mạch máu, thần kinh nằm. Bờ trên không đều tiếp khớp với xương hàm trên, xương khẩu cái, xương lệ (góp phần tạo lên ống lệ tỵ) và xương sàng còn bờ dưới tự do, dày hơn. - Xương mũi Là xương nhỏ, dài tạo lên sống mũi có 2 mặt, 4 bờ. - Mặt trước lõm từ trên xuống dưới, mặt sau có rãnh sàng để dây thần kinh sàng trước đi qua. - Bờ trên khớp với nửa trong phần mũi xương trán, bờ dưới gắn với sụn lá mía ngoài, bờ dưới khớp với mỏm trán xương hàm trên còn bờ trong 2 xương mũi tiếp khớp với nhau dọc theo đường giữa. - Xương lá mía Là xương chiếm phần sau của vách mũi, hình tứ giác gồm 2 mặt, 4 bờ. - Mặt bên được phủ niêm mạc mũi và rãnh thần kinh khẩu cái, động mạch bướm khẩu cái. - Bờ trên có rãnh lá mía tiếp khớp với mỏm bướm, 2 bên có 2 mảnh xương gọi là cánh lá mía, bờ dưới tiếp khớp với mào mũi, bờ sau tự do là giới hạn trong mũi sau. - Xương hàm trên: Là xương chính của khối xương mặt tạo lên thành hốc mắt, hốc mũi và vòm miệng gồm 1 thân, 4 mỏm. + Thân: hình tháp 4 mặt, nền quay vào trong tạo thành ổ mắt, đỉnh quay ra ngoài khớp với xương gò má. Trong thân xương có hốc lớn là xoang hàm trên. . Mặt ổ mắt hình tam giác nhẵn, tạo thành nền ổ mắt và có rãnh dưới ổ mắt để dây thần kinh dưới ổ mắt đi qua. .Mặt trước ngăn cách với ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt có lỗ dưới ổ mắt và dây thần kinh dưới ổ mắt thoát ra. . Mặt dưới thái dương có ụ hàm trên, trên ụ có 4 - 5 lỗ để dây thần kinh huyệt răng sau đi qua (Hố huyệt răng). .Mặt mũi có rãnh lệ, lỗ xoang hàm trên và diện khớp với xương khẩu cái + Mỏm : . Mỏm trán khớp với xương trán, có mỏm lệ, khuyết lệ và mào sàng. .Mỏm gò má khớp với xương gò má. 12
- . Mỏm khẩu cái là mỏm nằm ngang tách ra từ phần dưới xương mũi, thân xương hàm trên cùng với mỏm khẩu cái xương đối diện tạo thành vòm miệng. - Xương khẩu cái` Do 2 xương phải và trái tạo thành, mỗi xương có 2 mảnh. + Mảnh thẳng có 2 mặt. . Mặt mũi là phần sau thành mũi ngoài và mào sàng tiếp khớp với xương soăn giữa, mào soăn với xương xoăn dưới. . Mặt hàm trên là thành trong hố châm bướm - khẩu cái, dưới tiếp khớp với củ hàm, ở giữa rãnh khẩu cái lớn hợp với rãnh xương hàm trên tạo thành ống khẩu cái. + Mảnh ngang hình hơi vuông có 2 mặt. - Mặt mũi ở trên nhẵn là nền ổ nhĩ. - Mặt khẩu cái là phần sau của vòm miệng. - Xương gò má Là xương nhô ra ở 2 bên mặt, đi từ xương thái dương đến xương hàm trên gồm 3 mặt, 2 mỏm và 1 diện tiếp khớp với xương hàm trên. * Mặt ngoài có vài cơ bám da mặt bám vào, mặt thái dương liên quan với hố thái dương, mặt ổ mắt là thành ngoài ổ mắt đồng thời 3 mặt đều có lỗ: lỗ xương gò má, lỗ xương thái dương, lỗ ổ mắt và mặt. * Mỏm thái dương tiếp khớp với mỏm gò má xương thái dương còn mỏm trán tiếp khớp với mỏm gò má của xương trá - Xương hàm dưới Là xương di động duy nhất của khối xương mặt, có răng hàm dưới cắm vào huyệt răng, khớp với hố hàm dưới của xương thái dương tạo thành khớp thái dương - hàm dưới, xương hàm dưới có thân hình móng ngựa và có 2 ngành hàm đi lên gần như thẳng đứng. .Mặt ngoài ở giữa là lồi cầu. 2 bên có đường chéo và trên đường chéo gần răng hàm bé thứ 2 có lỗ cằm để cho mạch máu thần kinh đi qua. .Mặt trong ở giữa có 4 gai cằm, đường hàm móng ở 2 bên và trên có hõm dưới lưỡi, dưới gần răng hàm bé thứ 2 có hõm dưới hàm còn bờ trên có nhiều huyết răng để răng cắm vào và bờ dưới liên tiếp với ngành hàm và thân xương hàm có một rãnh nhỏ để động mạch mắt đi qua. - Xương móng 13
- Là xương nhỏ hình móng ngựa, nằm ở cổ, trên sụn giáp thanh quản ** Tóm lại: Xương đầu - mặt gồm 2 khối là khối xương sọ và khối xương mặt. + Khối xương sọ chia làm 2 phần : Vòm sọ và nền sọ. - Vòm sọ do các phần đứng xương trán ở trước, phần đứng 2 xương thái dương ở hai bên. 2 xương đỉnh ở trên và phần đứng xương chẩm ở sau, tiếp khớp với nhau bới khớp răng cưa hoặc khớp sợi tạo thành khớp bất động. - Nền sọ do phần ngang xương trán, xương sàng, xương bướm, phần ngang 2 xương thái dương và phần ngang xương chẩm, các xương này liên kết với nhau tạo thành khớp bất động, đồng thời tạo thành các lỗ, rãnh và khe để các thành phần từ trong sọ đi ra và ngoài sọ đi vào và có lỗ thông với các hốc tự nhiên ở khối xương mặt. ** Vì vậy khi chấn thương vỡ nền sọ thì thường gây tụ máu hoặc chảy ra các lỗ và hốc tự nhiên ở vùng mặt. + Khối xương mặt gồm 15 xương liên kết với nhau bởi khớp bất động, trừ khớp thái dương hàm là khớp bán động, đồng thời tạo thành các hốc tự nhiên như hốc 14
- mắt, hốc mũi, khoang miệng và ống tai, trong đó có chứa các tạng của cơ quan thị giác, thính giác, khứu giác, tiêu hoá… và một số xương có xoang như xương hàm trên, xương sàng… 1.2. Xương thân mình Xương thân người gồm: Cột sống như một trục chính đỡ thân mình, xương ức và các xương sườn hợp với các đốt cột sống tạo thành khung xương lồng ngực. 1.2.1. Cột sống Cột sống gồm 26 xương xếp chồng lên nhau thành một cột xương dài, uốn cong vẹo từ mặt dưới xương chẩm đến tận xương cụt giống hình chữ S và bao bọc bảo vệ tủy sống. 24 đốt sống trên được chia ra 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, còn các đốt sống dưới tiếp theo đốt sống thắt lưng có 5 đốt dính vào nhau thành xương cùng và 3- 4 đốt sống cuối rất nhỏ dính với nhau thành xương cụt. 1.2.1.1. Thân đốt sống. Hình trụ, có 2 mặt (Trên và dưới) hơi lõm ở giữa và có vành xương đặc ở xung quanh. 1.2.1.2. Cung đốt sống. Cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt ống sống, cung đốt là 2 mảnh cung đốt sống và 2 cuống cung đốt sống. Bờ trên và dưới mỗi cuống có khuyết đốt sống (Trên và dưới), khi các đốt sông tiếp khớp với nhau tạo thành lỗ liên hợp để cho dây thần kinh tủy sống chui qua 1.2.1.3. Các mỏm đốt sống: - Mỏm gai từ giữa mặt sau cung đốt sống chạy ra sau và xuống dưới. - Mỏm ngang từ chỗ nối giữa cung đốt và thân xương đi ngang ra phía ngoài. - Mỏm tiếp gồm 4 mỏm tiếp: 2 mỏm trên và 2 mỏm dưới từ chỗ nối giữa cuống và mảnh xương cung đốt. Mỗi mỏm đều có diện khớp tiếp khớp với mỏm tiếp của đốt sống kế cận. 1.2.1.4. Lỗ đốt sống. Giới hạn ở trước là mặt sau thân đốt, 2 bên và phía sau bởi cung đốt sống. Khi các đốt sống chồng lên nhau tạo thành cột sống thì các lỗ đốt sống tạo thành lỗ ống sống trong có chứa tủy sống. 1.2.2. Xương sườn và xương ức 1.2.2.1. Xương sườn Có 12 đôi xương sườn thuộc loại xương dài, dẹt, cong ở 2 bên lồng ngực được phân ra: 7 đôi xương sườn thật (từ đôi xương sườn I- VII) nối với xương ức bởi sụn 15
- sườn, 3 đôi xương sườn giả (đôi xương sườn VIII- IX- X) Nối với xương ức nhờ sụn sườn VII và 2 đôi xương sườn cụt (đôi xương sườn XI- XII) không có sụn sườn nối với xương ức. Mỗi xương sườn có 1 đầu, 1 cổ và 1 thân. * Đầu xương sườn (chỏm) có diện khớp với diện khớp thân đốt sống ngực. * Cổ xương sườn nối giữa đầu xương sườn với củ xương sườn. * Củ xương sườn ở phía sau nối giữa cổ sườn với thân xương sườn, có diện khớp, khớp với mỏm ngang đốt sống ngực. * Thân xương sườn dài, dẹt, rất mỏng, mặt ngoài nhẵn có cơ bám vào, mặt trong lõm dọc theo phía bờ dưới có rãnh sườn để cho bó mạch thần kinh liên sườn nằm. 1.2.2.2. Xương ức: Là một xương dẹt, dài, nằm ở phía trước của lồng ngực gồm 3 phần: Cán ức, thân ức và mũi ức. Đặc điểm: + Mặt trước hơi cong, lồi ra trước, có mào ngang, mặt sau nhẵn cong lõm ra sau và 2 bờ bên của thân xương có 7 diện khớp (Khuyết sườn) để tiếp khớp với 7 sụn sườn. + Nền (đáy) xương ức có khuyết tĩnh mạch cảnh, 2 bên có diện khớp (Khuyết đòn) tiếp khớp với diện khớp đầu trong xương đòn. + Đỉnh mỏng, nhọn gọi là mũi ức cấu tạo toàn sụn. 1.2.3. Khung xương lồng ngực Khung xương lồng ngực được hợp bởi: 12 đốt sống đoạn ngực ở sau, 12 đôi xương sườn, đầu xương sườn và củ sườn khớp với thân và mỏm ngang đốt sống đoạn ngực đi vòng từ sau ra phía trước, trong đó 7 đôi xương sườn thật khớp với xương ức ở phía trước qua sụn sườn VII, 3 đôi xương sườn giả dính vào sụn sườn VII và 2 đôi xương sườn cụt không có sụn sườn nối với xương ức. Giữa 2 xương sườn (xương sườn trên và xương sườn dưới) gọi là khoang gian sườn (khoang liên sườn). Trong lồng ngực có chứa đựng phổi và tim cùng với các mạch máu lớn…. 1.3.Xương chân tay (xương bên) Gồm xương bên chi trên và xương bên chi dưới. 1. 3.1. Xương bên chi trên : Mỗi xương bên chi trên gồm 32 xương và chia ra: Đai vai (đai ngực) thuộc phần cố định do xương đòn ở trước, xương bả vai ở sau. Khớp với nhau ở trước bởi khớp 16
- cùng vai- đòn và tiếp khớp với hệ xương trục bởi khớp ức- đòn là nơi chi trên dính với thân xương. Phần tự do gồm: 1 xương cánh tay, 2 xương cẳng tay (xương quay ở ngoài, xương trụ ở trong), 8 xương nhỏ cổ tay xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 4 xương, 5 xương bàn tay đánh số từ ngón I(cái) - V(út) và 14 xương đốt ngón tay (mỗi ngón tay có 3 đốt xương ngón tay trừ ngón I có 2 đốt xương ngón tay). 1.3.1.1. Đai vai (đai ngực) Gồm xương bả vai và xương đòn tạo thành - Xương bả vai Là xương dẹt, mỏng hình tam giác, úp vào phía sau trên của khung xương lồng ngực có 2 mặt. 3 bờ và 3 góc. + Mặt: 2 mặt. Mặt trước (mặt sườn) lõm là hố dưới vai có cơ dưới vai bám. Mặt sau lồi có gờ nổi lên gọi là sống vai (gai vai) hướng lên trên ra ngoài, tận cùng là mỏm dẹt gọi là mỏm cùng vai, đồng thời chia mặt sau thành hố trên sống và hố dưới sống, để cho các cơ trên sống và dưới sống bám vào. Mỏm cùng vai có diện tiếp khớp với diện khớp của đầu ngoài xương đòn. + Bờ: 3 bờ. Bờ trong: dày, song song với cột sống (trên khung xương). Bờ ngoài phía trên dày, phía dưới mỏng có cơ tròn bé, tròn to bám vào. Bờ trên mỏng, sắc có khuyết vai (khuyết quạ) để mạch máu, thần kinh vai trên đi qua, phía ngoài có mỏm quạ để cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay, cơ ngực bé bám vào. + Góc: 3 góc. Góc trên trong gần vuông có cơ nâng vai bám. Góc trên ngoài có hõm khớp (ổ chảo) hình bầu dục khớp với chỏm xương cánh tay thành khớp vai. Khớp này nông nên dễ trật khớp khi bị chấn thương. Góc dưới: hơi nhọn ** Định hướng xương bả vai. - Ổ chảo lên trên ra ngoài. - Sống vai (gai vai) ra sau 17
- Xương bả vai 1.3.2. Xương đòn Xương dài, hình chữ S nằm phía trước trên lồng ngực. Nhìn thấy và sờ được trên người sống gồm có 1 thân và 2 đầu. 1.3.2.1. Thân xương. Có 2 mặt và 2 bờ. + Mặt trên phẳng ở ngoài, lồi ở trong và nhẵn ở giữa, Phía trong có cơ ức - đòn chũm bám, phía ngoài có cơ Delta, cơ thang bám + Mặt dưới gồ ghề theo thân xương có rãnh cơ dưới đòn. + Bờ trước mỏng, cong lõm ở ngoài cơ Delta bám và cong lồi ở trong cơ ngực to bám. + Bờ sau lồi, gồ ghề ở ngoài cơ thang bám, lõm ở trong cơ ức - đòn chũm bám. 1.3.2.2. Đầu xương có 2 đầu. + Đầu trong (Đầu ức) to, dày có diện khớp tiếp khớp với xương ức. + Đầu ngoài (Đầu cùng vai) dẹt, rộng có diện khớp tiếp mỏm cùng xương vai. ** Định hướng xương đòn: - Đầu dẹt ra ngoài - Bờ lõm của đầu này ra trước - Mặt có rãnh xuống dưới ** Chú ý. Do tiếp khớp của xương đòn nên ít di động, khi bị ngã chống khuỷu tay hay vai xuống trọng lượng cơ thể dồn vào xương vai, xương đòn sẽ thường bị gẫy xương đòn. 18
- 1.3.2. Xương cánh tay Là xương dài có 1 thân, 2 đầu: đầu trên khớp với ổ chảo xương bả vai, đầu dưới khớp với diện khớp đầu trên 2 xương cẳng tay. 1.3.2.1. Thân xương Có 3 mặt, 3 bờ. 1.2.1.1. Mặt: có 3 mặt + Mặt trước trong phẳng, nhẵn giữa có lỗ nuôi xương, mào củ bé ở 1/3 trên, phía dưới có cơ quạ cánh tay bám. + Mặt trước ngoài ở gần giữa có ấn Delta hình chữ V để cơ Delta bám, dưới có cơ cánh tay bám. + Mặt sau có rãnh xoắn chếch xuống dưới, ra ngoài (hay gọi rãnh thần kinh quay) có dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu nằm. Nên khi gẫy, hoặc tiêm bắp ở 1/3 giữa cánh tay sau dễ gây tổn thương dây thần kinh quay. - Các bờ gồm 3 bờ: +Bờ trước ở giữa tròn, ở dưới kéo dài tới một gờ nhỏ giữa hố vẹt và hố quay. +Bờ ngoài có vách gian cơ ngoài bám. +Bờ trong có vách gian cơ trong bám. 1.3.2.2. Đầu xương - Đầu trên: Có chỏm xương hình 1/3 khối cầu hướng chếch lên trên, vào trong tiếp khớp với ổ chảo xương bả vai. Cổ giải phẫu là chỗ thắt hẹp giữa chỏm xương tiếp 19
- với đầu trên, ngoài chỏm và cổ giải phẫu có mấu động lớn (củ lớn) ở ngoài và mấu động nhỏ (củ nhỏ) ở trong, giữa 2 mấu động là rãnh nhị đầu (rãnh củ) có phần dài cân cơ nhị đầu nằm. Cổ phẫu thuật nơi nối giữa thân xương và đầu xương thắt hẹp không rõ ràng là điểm yếu dễ bị gẫy khi bị chấn thương. Trục của đầu trên hợp với trục thân xương góc khoảng 1300. - Đầu dưới: Dẹt, bè ngang sang 2 bên cấu tạo bởi một khối có diện khớp, các hố và mỏm đi kèm theo. Khối có diện khớp gọi là lồi cầu xương cánh tay gồm: Lồi cầu nhỏ (chỏm) ở ngoài tiếp khớp với đài quay (chỏm xương quay), ròng rọc ở trong tiếp khớp với hõm xích- ma lớn (khuyết ròng rọc) đầu trên xương trụ. Trước lồi cầu nhỏ có hố quay và trước ròng rọc có hố vẹt, ở mặt sau có hố khuỷu. 2 bên lồi cầu xương cánh tay có 2 mỏm trên lồi cầu (ngoài và trong). Xương cánh tay mặt trước Xương cánh tay mặt sau 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Giải phẫu người: Phần 1 - Trịnh Xuân Đàn (chủ biên)
106 p | 365 | 45
-
Giáo trình Giải phẫu học: Phần 1
115 p | 383 | 43
-
Giáo trinh giải phẫu bệnh thú y : Giới thiệu môn giải phẫu bệnh part 8
7 p | 283 | 33
-
Giáo trinh giải phẫu bệnh thú y : Rối loạn tuần hoàn part 5
8 p | 94 | 10
-
Giáo trình Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh
100 p | 71 | 10
-
Giáo trình Giải phẫu học định khu và ứng dụng: Phần 2
119 p | 6 | 4
-
Giáo trình Giải phẫu học định khu và ứng dụng: Phần 1
154 p | 14 | 3
-
Giáo trình Giải phẫu học định khu và ứng dụng: Phần 2 - Trịnh Xuân Đàn (Chủ biên)
119 p | 10 | 3
-
Giáo trình Giải phẫu học định khu và ứng dụng: Phần 1 - Trịnh Xuân Đàn (Chủ biên)
154 p | 7 | 3
-
Giáo trình Giải phẫu bệnh (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
70 p | 1 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
260 p | 1 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
260 p | 0 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
253 p | 0 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
253 p | 1 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 1 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu bệnh (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
94 p | 0 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu vùng hàm mặt (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
47 p | 1 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu bệnh (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
94 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn