intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Tài liệu dành cho Trung cấp y) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Giải phẫu sinh lý (Tài liệu dành cho Trung cấp y)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học mô tả hình thể ngoài, hình thể trong và các cấu trúc liên quan của các cơ quan trong cơ thể; trình bày chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể người và hoạt động điều hòa chức năng các cơ quan đó. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Tài liệu dành cho Trung cấp y) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh

  1. TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINH TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2016
  2. TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINH BỘ MÔN Y HỌC CƠ SỞ        CHỦ BIÊN BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh GIÁO VIÊN THAM GIA BIÊN SOẠN BS.CKI. Nguyễn Sanh Tâm BS.CKI. Nguyễn Kim Ngân BS. Võ Thành Sơn MINH HỌA - TRÌNH BÀY BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
  3. Trang 1 Mục lục. MỤC LỤC Trang 1. Lời nói đầu 2 2. Chương trình giải phẫu sinh lý 3 3. Đại cương về giải phẫu sinh lý 5 4. Cấu tạo và chức năng da-cơ-xương-khớp 17 5. Giải phẫu vùng đầu mặt cổ và thân mình 27 6. Giải phẫu vùng chi trên và chi dưới 37 7. Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh 47 8. Giải phẫu sinh lý hệ tuần hoàn 59 9. Sinh lý máu 73 10. Giải phẫu sinh lý hệ hô hấp 85 11. Giải phẫu sinh lý hệ tiêu hóa 95 12. Giải phẫu sinh lý hệ tiết niệu 105 13. Giải phẫu sinh lý hệ sinh dục 111 14. Giải phẫu sinh lý hệ nội tiết 119 15. Điều hòa thân nhiệt 127 16. Tài liệu tham khảo 133 Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  4. Lời nói đầu. Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU Với mục tiêu hoàn chỉnh bộ công cụ giảng dạy và lượng giá, phục vụ tốt công tác đào tạo, năm 2003 Nhà trường đã tổ chức biên soạn bộ giáo trình Giải phẫu sinh lý, phục vụ chương trình giảng dạy môn Giải phẫu sinh lý cho đối tượng Điều dưỡng và Hộ sinh trung cấp. Trong quá trình áp dụng, chúng tôi luôn cập nhật và điều chỉnh nội dung theo từng năm. Năm 2014, thực hiện Quy chế đào tạo mới theo Thông tư 22/2014/TT- BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 09/7/2014, chúng tôi tiếp tục rà soát và hoàn chỉnh tất cả tài liệu liên quan đến hoạt động đào tạo đang triển khai tại Trường Trường theo hướng Tinh gọn – Sát hợp – Chất lượng. Với tinh thần đó, năm 2016 chúng tôi điều chỉnh chương trình chi tiết tất cả các ngành đào tạo để đảm bảo tính đồng bộ. Bộ giáo trình Giải phẫu sinh lý điều chỉnh lần này tập trung chủ yếu cung cấp các kiến thức cơ bản, bổ sung một số hình ảnh giúp học sinh dễ nhận dạng trực quan các chi tiết giải phẫu, lược bớt một số nội dung để phù hợp với các đối tượng Y sỹ, Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật xét nghiệm bậc học trung cấp. Trong mỗi nội dung chúng tôi cố gắng chọn lọc những chi tiết cần thiết và liên quan mật thiết đến chức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp, bổ sung những nội dung sát hợp với thực tế để đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo của đối tượng trung cấp đặc thù tại Tây Ninh. Mặc dù được bổ sung và chỉnh lý lại nhưng cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, mong các bạn học sinh, quý đồng nghiệp và Hội đồng đào tạo Nhà trường góp ý để bộ giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Nhóm Giáo viên biên soạn Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  5. Trang 3 Chương trình Giải phẫu sinh lý. CHƯƠNG TRÌNH GIẢI PHẪU SINH LÝ - Mã số học phần: B.01.1 - Số đơn vị học trình: 04 (3/1) - Số tiết: 60 tiết (35/0/22/3) MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Mô tả hình thể ngoài, hình thể trong và các cấu trúc liên quan của các cơ quan trong cơ thể; - Trình bày chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể người và hoạt động điều hòa chức năng các cơ quan đó. 2. Về kỹ năng: - Nhận định được các cấu trúc giải phẫu trên mô hình; - Vận dụng kiến thức đã học về giải phẫu sinh lý trong hoạt động chuyên môn. 3. Về thái độ: - Rèn luyện thái độ nghiêm túc và cầu thị khi tiếp cận các nội dung chuyên môn. NỘI DUNG: Số tiết Tt Nội dung bài học Tổng LT TN TT 1. Đại cương về giải phẫu sinh lý 2 2 0 0 2. Cấu tạo và chức năng da-cơ-xương-khớp 3 3 0 0 3. Giải phẫu vùng đầu mặt cổ và thân mình 6 3 2 0 4. Giải phẫu vùng chi trên và chi dưới 6 3 2 0 5. Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh 6 3 3 0 6. Giải phẫu sinh lý hệ tuần hoàn 6 3 4 0 7. Sinh lý máu 3 3 0 0 8. Giải phẫu sinh lý hệ hô hấp 6 3 3 0 9. Giải phẫu sinh lý hệ tiêu hóa 6 3 4 0 10. Giải phẫu sinh lý hệ tiết niệu 5 3 2 0 11. Giải phẫu sinh lý hệ sinh dục 5 3 2 0 12. Sinh lý nội tiết và điều hòa thân nhiệt 3 3 0 0 13. Định nhóm máu 3 0 0 3 Cộng 60 35 22 3 Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  6. Chương trình Giải phẫu sinh lý Trang 4 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: ▪ Yêu cầu giáo viên: - Giáo viên là Bác sỹ, Cử nhân điều dưỡng hoặc hộ sinh. ▪ Phương pháp giảng dạy: - Lý thuyết: thuyết trình, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. - Thực hành nhận dạng (TN): thực hành tại lớp học hoặc phòng giải phẫu. Lớp học chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 25-30 học sinh. Thực tập xem và nhận định các cấu trúc giải phẫu trên tranh, mô hình. - Thực hành thao tác (TT): thực tập tại phòng Vi sinh. Lớp học chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm tư 12-18 học sinh. Thực tập thao tác xác định nhóm máu của từng học sinh. ▪ Trang thiết bị dạy học: - Lý thuyết: có thể sử dụng máy Overhead, Projector ... - Thực hành: Sử dụng mô hình, tranh, tiêu bản. ... ▪ Đánh giá: - Kiểm tra thường xuyên: 02 cột điểm. - Kiểm tra định kỳ: 02 cột điểm. - Thi kết thúc học phần: • Lý thuyết: bài thi trắc nghiệm 50 câu trong thời gian 40 phút (hệ số 3). • Thực hành: nhận định chi tiết giải phẫu dưới hình thức OSPE (hệ số 1). ▪ Tài liệu tham khảo: - Nguyễn Văn Thịnh và giáo viên Trường TCYT Tây Ninh, 2015. Giáo trình Giải phẫu sinh lý, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh. - Trịnh Văn Minh, 2004. Giải phẫu người. Bộ môn giải phẫu, Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. - Phạm Quang Quyền & cộng sự, 2004. Giản yếu giải phẫu người. Nhà xuất bản y học, TP. Hồ Chí Minh. - Vụ khoa học và đào tạo - Bộ Y tế, 2005. Giải phẫu – sinh lý. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  7. Trang 5 Đại cương về Giải phẫu sinh lý. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày đặc điểm của cơ thể sống. 2. Mô tả cấu trúc và chức năng của tế bào. 3. Trình bày phân loại về mô. 4. Nêu những quy ước chung về giải phẫu học. ĐẠI CƯƠNG Giải phẫu học người (human anatomy) là ngành khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thể người. Trong y học, giải phẫu học đóng vai trò là môn học cơ sở. Kiến thức giải phẫu học không những giúp ta hiểu được hoạt động của cơ thể con người mà còn là nền tảng kiến thức căn bản của tất cả các chuyên ngành lâm sàng. Sinh lý học là một ngành của sinh học, nghiên cứu hoạt động chức năng của cơ thể sống. Nghiên cứu sinh lý học giúp chúng ta hiểu được hoạt động của cơ thể, hiểu được sự điều hòa chức năng từng cơ quan và mối liên quan toàn vẹn giữa các cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Kiến thức của sinh lý học là cơ sở của các môn học như sinh lý bệnh, dược lý, bệnh học … Giải phẫu sinh lý là môn học tích hợp nghiên cứu cả về cấu trúc và chức năng của cơ thể người. Đây là môn học trang bị kiến thức nền tảng cho tất cả những môn học khác trong toàn bộ chương trình đào tạo điều dưỡng và hộ sinh trung cấp. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG CHUYỂN HÓA CƠ THỂ SỐNG CHỊU KÍCH THÍCH SINH SẢN Hình 1.1. Các đặc điểm của cơ thể sống Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  8. Đại cương về Giải phẫu sinh lý. Trang 6 Trước khi xuất hiện sự sống đã có những biểu hiện về khả năng của chất sống như khả năng tồn tại bền vững và chuyển hóa. Hiện nay, tuy có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc sự sống nhưng tất cả đều thống nhất rằng quá trình xuất hiện sự sống là một khoảng thời gian rất dài, sự tồn tại và phát triển của sinh vật trải qua nhiều thế hệ với những đặc điểm chung là chuyển hóa vật chất, chịu sự kích thích và sinh sản. 1. Chuyển hóa: Là sự biến đổi của vật chất trong cơ thể sống, gồm 2 quá trình: 1.1. Đồng hóa: Quá trình đồng hoá còn gọi là quá trình tổng hợp. Đồng hoá là quá trình tổng hợp những chất mà cơ thể nhận được từ môi trường để chuyển hóa thành những chất dinh dưỡng trong đó sự tổng hợp các chất protid đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển các cơ quan. 1.2. Dị hóa: Là quá trình phân giải các chất thành những chất đơn giản trong đó sinh ra chất cặn bã như CO2, H2O … để thải ra ngoài cơ thể. Quá trình này cần có Oxy để phục vụ cho các phản ứng Oxy hóa và phát sinh ra năng lượng giúp cho cơ thể hoạt động được. Hai quá trình trên tương phản nhau nhưng liên hệ mật thiết với nhau qua hệ thống men (Enzyme). 2. Tính chịu kích thích: Là khả năng của cơ thể đáp ứng được với các tác nhân kích thích từ nội tại (mô, cơ quan nội tạng, thành mạch máu …) hoặc từ ngoại môi (môi trường bên ngoài cơ thể). Những tác nhân kích thích có thể là cơ học như châm, cắt, sang chấn … lý học như lửa, tiếng động, ánh sáng … hay hóa học như acid, base … - Cường độ kích thích vừa đủ đạt đến ngưỡng kích thích: cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng một quá trình gọi là hưng phấn, tạo nên phản xạ. - Cường độ kích thích rất lớn, quá mức chịu đựng: gây ra quá trình tương phản với hưng phấn, đó là quá trình ức chế. - Cường độ kích thích dưới ngưỡng sẽ không đủ để gây đáp ứng. Tuy nhiên, nhiều kích thích dưới ngưỡng tác động cùng lúc hay liên tục nối tiếp nhau cũng gây được đáp ứng, đây là hiện tượng cộng hưng phấn. Một số tế bào có thể tự động hưng phấn mà không cần đến kích thích bên ngoài như tế bào trung tâm hô hấp ở hành tuỷ, các nút thần kinh tim ... Hai quá trình hưng phấn và ức chế tương phản nhau nhưng lại phối hợp nhau làm cho cơ thể thích nghi và thống nhất với ngoại cảnh. BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
  9. Trang 7 Đại cương về Giải phẫu sinh lý. 3. Sự sinh sản: Sinh sản là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển giống loài. Sinh vật sinh sản theo 2 cách: vô tính và hữu tính. Con người thuộc loại sinh sản hữu tính. Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tức là có sự kết hợp giữa các nhiễm sắc thể của cả tế bào bố và mẹ. Vì vậy, con cái vừa mang đặc tính của bố, vừa mang đặc tính của mẹ, nghĩa là chúng có tính di truyền. Tính di truyền không phải bất di bất dịch, nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của điều kiện môi trường. Sự thay đổi di truyền của sinh vật gọi là biến dị. Di truyền và biến dị là 2 quá trình đối lập tạo cơ sở cho sự tiến hóa của mọi sinh vật. ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO Tế bào là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo và thực hiện chức năng của cơ thể. Kích thước tế bào rất nhỏ, thay đổi từ 5 - 200m. Ở người, neuron của tiểu não là loại tế bào nhỏ nhất và noãn là tế bào có kích thước lớn nhất. Hình dáng của tế bào thay đổi tuỳ theo vị trí và chức năng của chúng: - Các tế bào máu có hình tròn hoặc hình đĩa dẹt. - Tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột có hình trụ. - Tế bào các tuyến có hình vuông. - Tế bào thần kinh có hình tháp hoặc hình sao … 1. Cấu tạo: 1 6 Protid tạo nên những cấu 7 trúc cơ bản của tế bào. Lipid 2 tham gia cấu tạo màng tế bào, 3 8 màng nhân, ty thể và là nguồn 9 dự trữ năng lượng của tế bào. Glucid chủ yếu tạo nguồn năng 4 lượng, tham gia cấu tạo các 10 men của tế bào. Muối khoáng thường có tỷ lệ hằng định, duy 5 trì áp suất thẩm thấu của tế bào. Nước kết hợp với protid và các chất hữu cơ tạo ra một khối dung dịch keo. Hình 1.1. Cấu trúc của tế bào Mỗi tế bào đều có 3 bộ 1.Bào tương 2.Ribosom 3.Màng tế bào 4.Bộ Golgi phận: màng, bào tương và 5.Lysosom 6.Hạt nhân 7.Ty thể 8.Màng nhân nhân. 9.Không bào 10.Lưới nội bào Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  10. Đại cương về Giải phẫu sinh lý. Trang 8 1.1. Màng: Là màng kép bao quanh tế bào, liên tiếp với lưới nội nguyên sinh và màng nhân. Màng tạo bởi 2 lớp phospholipid xen kẽ những phân tử protein. 1.2. Bào tương: Hay còn gọi là chất nguyên sinh. Bao gồm: - Lưới nội nguyên sinh: là hệ thống gồm những ống, túi nhỏ có vai trò dẫn lưu, chuyển hoá. - Ribosom: bào quan nhỏ chứa ARN, có tác dụng tổng hợp protein. - Hệ tiểu vật (ty thể): chứa đầy men hô hấp, có nhiệm vụ hô hấp, tích luỹ và cung cấp năng lượng. - Lưới Golgi: gồm những túi dẹt, có chức năng chế tiết các chất. - Không bào: những túi nhỏ, chứa các chất do tế bào tạo ra. - Lysosom: những vật nhỏ hình trứng, chứa nhiều men, làm tiêu huỷ những chất hữu cơ lạ xâm nhập vào tế bào. - Bào tâm: gồm một hay hai tiểu thể trung tâm. Đóng vai trò trong sự phân chia tế bào và chi phối cho sự vận động của tế bào. Đây là những thành phần chung, ở những tế bào đặc biệt còn chứa thêm những thành phần khác như: sợi tơ cơ, hạt sắc tố … 1.3. Nhân tế bào: Nằm giữa tế bào, hình cầu hay bầu dục. Gồm có: - Màng nhân: màng kép, có những lỗ thủng để chất nguyên sinh thông thương giữa nhân và bào tương. - Chất nhân: phần chất lỏng có thể hữu hình, bao gồm hạt nhân và thể nhiễm sắc - Hạt nhân: là một khối cầu tạo bởi ARN. - Thể nhiễm sắc: thể nhỏ hình vòng xoắn, cấu tạo bởi ADN gắn với protid. ADN giữ mã thông tin di truyền của loài. Số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào ở người cố định là 23 * 2, riêng ở tế bào sinh dục là 23. 2. Sự phân chia: Tế bào phân chia theo 2 hình thức: trực phân và gián phân. 2.1. Trực phân: Tế bào mẹ thắt lại thành 2 thuỳ, sau đó 2 thuỳ rời nhau thành 2 nhân con. Bào tương cũng thắt lại phân đôi. Như vậy, một tế bào mẹ tạo ra 2n tế bào con. BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
  11. Trang 9 Đại cương về Giải phẫu sinh lý. 2.2. Gián phân: Là cách phân chia cao cấp trong tiến hóa. Quá trình này diễn biến qua 4 thời kỳ: Hình 1.2. Quá trình phân chia tế bào - Tiền kỳ: có 3 hiện tượng cần chú ý: các thể nhiễm sắc xuất hiện rõ ràng hình chữ V hay chữ U. Bào tâm chia đôi, chạy về 2 cực tế bào sau đó màng nhân biến đi. - Biến kỳ: các thể nhiễm sắc xếp thành vòng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào và mỗi thể nhiễm sắc tách dọc thành 2 thể nhiễm sắc con. - Hậu kỳ: có 3 hiện tượng xảy ra: đầu tiên hai thể nhiễm sắc con tiến về 2 cực tế bào sau đó hai nhóm thể nhiễm sắc này vây quanh 2 bào tâm con rồi tế bào thắt lại. - Chung kỳ: có 2 hiện tượng xảy ra: hai nhân con hình thành ở 2 cực và tế bào cắt hẳn thành 2 tế bào con. Như vậy, nhân của mỗi tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể không thay đổi, tức là có 2n nhiễm sắc thể. Vì vậy, quá trình này gọi là gián phân nguyên số. Riêng các tế bào sinh dục trải qua quá trình phân chia riêng và kết quả là số nhiễm sắc thể giảm đi một nửa, tức chỉ còn n. Quá trình đặc biệt này gọi là gián phân giảm số. ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔ Mô là tập hợp những tế bào đã biệt hóa giống nhau để đảm nhiệm một chức năng nhất định. Dựa vào cấu tạo và chức năng của các tổ chức, người ta phân chúng thành 2 loại chính: 1. Biểu mô: Là những mô mà tế bào đứng sát nhau, không có chất gì chen vào giữa chúng. Có 2 loại biểu mô: Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  12. Đại cương về Giải phẫu sinh lý. Trang 10 1.1. Biểu mô phủ: Phủ mặt ngoài cơ thể hay lót ở thành các khoang. Có 6 loại: - Biểu mô lát đơn: cấu tạo bởi một lớp tế bào đa diện dẹt. Loại này có ở màng phổi, màng tim … - Biểu mô lát tầng: cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào đa diện, càng lên phía trên tế bào càng dẹt dần. Loại này có ở thực quản, âm đạo, mặt trước của giác mạc. Có những nơi lớp trên cùng trở thành những lá sừng sau đó bỐng đi như biểu bì ở da. - Biểu mô vuông đơn: gồm một lớp tế bào hình khối vuông, lót ở Hình 1.3. Biểu mô lát tầng phế quản. - Biểu mô vuông tầng: gồm nhiều lớp tế bào vuông đơn, là cấu tạo của ống bài xuất tuyến mồ hôi. - Biểu mô trụ đơn: cấu tạo bởi một lớp tế bào trụ, loại này có mặt ở lớp lót mặt trong dạ dày và ruột. - Biểu mô trụ tầng: cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào, trong đó lớp trên cùng có hình trụ. Loại này có mặt ở đường hô hấp như hốc mũi, khí qủan, phế quản lớn … Hình 1.4. Biểu mô trụ đơn 1.2. Biểu mô tuyến: Là tập hợp tế bào thích ứng với chức năng chế tiết hay bài xuất. Theo cách bài xuất, người ta chia làm 2 loại tuyến: a. Tuyến ngoại tiết: Là những tuyến mà chất chế tiết của nó được bài xuất trực tiếp ra ngoài cơ thể hay vào các khoang để thông ra ngoài. Cấu tạo của tuyến ngoại tiết gồm 2 phần: phần túi đóng vai trò chế tiết và các ống bài xuất. Theo hình thể, chia làm 2 loại: - Tuyến ống: tuyến mồ hôi, các tuyến ở dạ dày, ruột. - Tuyến túi: phần chế tiết phình thành những túi, còn gọi là tuyến chùm. Cấu trúc này có ở tuyến nước bọt, tuyến tuỵ ngoại tiết. BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
  13. Trang 11 Đại cương về Giải phẫu sinh lý. b. Tuyến nội tiết: Là những tuyến mà chất tiết ngấm thẳng vào máu, không qua ống dẫn nào. Gồm 3 loại: - Tuyến lưới: các tế bào xếp thành những dây, các dây nối với nhau thành mạng lưới. Hầu hết các tuyến trong cơ thể thuộc loại này: thượng thận, hoàng thể, thuỳ trước tuyến yên, tuỵ nội tiết … - Tuyến tản mác: các tế bào đứng tản mác hoặc họp thành đám nhỏ trong mô liên kết như tuyến kẽ của tinh hoàn. - Tuyến túi: các tế bào tập họp thành túi, xen kẽ với lưới mao mạch: tuyến giáp... 2. Mô liên kết: Mô liên kết là những mô có tác dụng chống đỡ cho cơ thể. Các tế bào trong mô liên kết không xếp sát nhau mà đứng rải rác trong chất gian bào. Chất gian bào gồm chất căn bản và các loại sợi có nhiều mô liên kết như mô sụn, xương, cơ, thần kinh … Nói chung, mô liên kết có 3 chức năng chính: dinh dưỡng, bảo vệ và tạo thành hệ thống đệm cho các cấu trúc khác. Cấu tạo mô liên kết gồm 2 thành phần: - Tế bào liên kết: có nhiều loại tế bào liên kết như tế bào sợi, tế bào võng, mô bào, đại thực bào … trong đó tế bào sợi là chủ yếu. - Chất gian bào: gồm chất căn bản nền và sợi tạo keo, sợi chun, sợi võng. Có 3 loại mô liên kết chính thức: - Mô liên kết thưa: có tác dụng đệm và dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể và sự hàn gắn vết thương. Mô mỡ là hình thái đặc biệt, là nơi dự trữ mỡ và có tác dụng chống rét cho cơ thể. - Mô liên kết màng: bao bọc các cơ quan như màng bụng, màng phổi, màng tim ... các màng này thường có cấu tạo 2 lá: lá tạng bao sát các tạng và lá thành bọc bên ngoài, ở giữa thường có lớp thanh dịch để giảm cọ sát. - Mô liên kết có hướng nhất định: các tế bào liên kết và sợi đều xếp theo chiều tác động của lực như gân, dây chằng … Mô da Mô sụn Mô cơ Hình 1.5. Các loại mô liên kết Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  14. Đại cương về Giải phẫu sinh lý. Trang 12 CÁC QUY ƯỚC VỀ GIẢI PHẪU 1. Tư thế giải phẫu: Để đảm bảo các mô tả giải phẫu rõ ràng và chính xác và mang tính thống nhất, người ta quy ước tư thế giải phẫu như sau: - Đứng thẳng, đầu, mắt và các ngón chân hướng ra trước. - Các gót chân và ngón chân áp sát nhau. - Hai tay buông thõng ở hai bên, lòng bàn tay hướng ra trước. Hình 1.6. Tư thế giải phẫu BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
  15. Trang 13 Đại cương về Giải phẫu sinh lý. 2. Các mặt phẳng giải phẫu: Mô tả giải phẫu dựa trên 4 loại mặt phẳng cắt qua cơ thể ở tư thế giải phẫu quy ước. Tác dụng chính của các mặt phẳng giải phẫu là để mô tả các mặt cắt và các hình ảnh của cơ thể. 2.1. Mặt phẳng đứng dọc giữa: Mặt phẳng đứng, đi dọc qua trung tâm cơ thể, chia cơ thể thành hai nửa phải và trái. Mặt phẳng đứng dọc giữa Mặt phẳng đứng ngang Mặt phẳng nằm ngang Hình 1.7. Các mặt phẳng giải phẫu Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  16. Đại cương về Giải phẫu sinh lý. Trang 14 2.2. Các mặt phẳng đứng dọc: Là những mặt phẳng đứng đi qua cơ thể và sỐng sỐng với mặt phẳng đứng dọc giữa. 2.3. Các mặt phẳng đứng ngang: Là những mặt phẳng đứng đi qua cơ thể và vuông góc với mặt phẳng đứng dọc giữa. Mặt phẳng đứng ngang chia cơ thể thành các phần trước và sau. 2.4. Các mặt phẳng nằm ngang: Là những mặt phẳng đi qua cơ thể và vuông góc với cả mặt phẳng đứng dọc giữa và mặt phẳng đứng ngang. Các mặt phẳng nằm ngang chia cơ thể thành các phần trên và dưới. Lưu ý rằng có nhiều mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang nhưng chỉ có một phẳng đứng dọc giữa. 3. Các từ chỉ mối quan hệ so sánh: Có nhiều tính từ để mô tả mối liên hệ về vị trí của các phần trong cơ thể ở tư thế giải phẫu bằng cách so sánh vị trí tương đối của hai cấu trúc với nhau, của một cấu trúc với bề mặt giải phẫu hay với các cực cơ thể. 3.1. Gần (proximal) và xa (distal): Vị trí nằm gần hơn hoặc xa hơn so với thân hay điểm gốc (nguyên uỷ) của cấu trúc như mạch máu, thần kinh, chi … 3.2. Trên (superior/cranial/cephalic) và dưới (inferior/caudal): - Trên là nằm gần hơn về phía đầu, dưới là nằm gần hơn về phía bàn chân, phía đuôi. - Trên và dưới là 2 vị trí đối lập với mặt phẳng nằm ngang. 3.3. Trước (anterior) và sau (posterior): - Trước là ở phía bụng (ventral), gần mặt trước cơ thể hơn. Sau là ở phía lưng (dorsal), nằm gần mặt sau cơ thể hơn. - Trước và sau đối lập so với mặt phẳng đứng ngang. 3.4. Bên (lateral) và giữa (medial): - Nằm xa hoặc gần mặt phẳng dọc giữa hơn: giữa là nằm gần mặt phẳng giữa, bên là nằm xa mặt phẳng giữa. - Bên và giữa là so sánh 2 vị trí theo chiều ngang ở cùng bên mặt phẳng đứng dọc giữa. 3.5. Phải (dexter) và trái (sinister): Là hai phía đối lập mặt phẳng đứng dọc giữa. BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
  17. Trang 15 Đại cương về Giải phẫu sinh lý. 3.6. Nông (superficial) và sâu (deep): So sánh vị trí nằm gần hay xa hơn so với bề mặt: - Nông là nằm gần bề mặt. - Sâu là nằm sâu bên trong của cơ quan. 3.7. Bên trong (internal) và bên ngoài (external): So sánh vị trí ở gần hay xa hơn về phía trung tâm của cơ quan hơn. - Bên trong: nằm gần phía trung tâm của cơ quan. - Bên ngoài: nằm xa phía trung tâm của cơ quan. 3.8. Trụ (ulnar) và quay (radial): Đồng nghĩa với giữa và bên: - Trụ là ở gần mặt phẳng giữa hơn. - Quay là ở xa mặt phẳng giữa hơn. Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  18. Đại cương về Giải phẫu sinh lý. Trang 16 TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Biểu mô có chức năng tạo màng mỏng, nhẵn, trơn cho tim, mạch máu: A. Lát đơn. C. Trụ tầng. B. Trụ đơn. D. Lát tầng. 2. Bào quan có chức năng chế tiết các chất: A. Hạt ribosom. C. Không bào. B. Lưới Golgi. D. Lysosom. 3. Chất nào là thành phần quan trọng nhất cấu tạo nên màng tế bào: A. Protid. C. Muối khoáng. B. Glucid. D. Nước. 4. Thời kỳ nào của quá trình gián phân có hiện tượng bào tâm phân đôi: A. Tiền kỳ. C. Hậu kỳ. B. Biến kỳ. D. Chung kỳ. 5. Mô mỡ thuộc loại: A. Biểu mô tuyến. C. Mô liên kết màng. B. Mô liên kết thưa. D. Mô liên kết có hướng nhất định. 6. Quá trình gián phân giảm nhiễm tạo ra: A. Tế bào gốc. C. Hợp tử. B. Tế bào dòng đơn bội. D. Giao tử. 7. Mặt phẳng đứng, đi qua trung tâm cơ thể, chia cơ thể thành 2 nửa trái-phải: A. Đứng dọc giữa C. Đứng ngang. B. Đứng dọc ngang. D. Đứng dọc. 8. Nằm gần hay xa hơn về phía trung tâm của cơ quan gọi là: A. Gần hay xa. C. Trong hay ngoài. B. Phải hay trái. D. Trụ hay quay. BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
  19. Trang 17 Cấu tạo và chức năng da, cơ, xương, khớp. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG DA - CƠ - XƯƠNG - KHỚP BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Mô tả cấu tạo và các chức năng của da. 2. Mô tả cấu tạo và phân loại cơ, xương, khớp. 3. Nêu chức năng và hoạt động sinh lý của cơ, xương, khớp. CẤU TẠO - SINH LÝ DA Da, các tổ chức dưới da và các phần phụ như lông, tóc, móng … tạo nên vỏ bọc cho cơ thể. Da có chức năng bảo vệ, bài tiết mồ hôi, điều hòa thân nhiệt và là cơ quan xúc giác của cơ thể. Ở vùng 2 1 mặt da có cấu 4 3 trúc mỏng. Vùng trán, khoé mắt, miệng da có nhiều nếp nhăn. A Khi các cơ vùng mặt co sẽ có biểu hiện như nhăn trán, cau mày… biểu hiện này rõ hơn đối với 5 người già. B Ở vùng cổ da có cấu trúc tương đối dày hơn, có nhiều 6 nếp nhăn vùng phía trước cổ C giúp các động tác cúi, gập cổ dễ dàng. Da vùng Hình 2.1. Cấu tạo của da thân mình có trúc dày hơn, nhất là A. Lớp thượng bì B. Lớp bì C. Lớp hạ bì phần lưng và mặt 1. Lớp sừng 2. Tuyến mồ hôi 3. Lớp TB gai lưng của cơ thể. 4. Lông 5. Tuyến bã 6. M.máu-t.kinh Giáo trình Giải phẫu sinh lý.
  20. Cấu tạo và chức năng da, cơ, xương, khớp. Trang 18 CẤU TẠO - SINH LÝ XƯƠNG Xương được cấu tạo bởi mô liên kết rắn, tạo nên bộ khung, giúp tạo dáng, nâng đỡ, bảo vệ và làm chỗ dựa cho toàn bộ cơ thể. Xương phối hợp với hệ cơ giúp cơ thể vận động được. Ngoài ra xương còn là nơi sản sinh các tế bào máu và là kho dự trữ chất khoáng và chất béo cho cơ thể. Xương sọ Xương đòn Xương ức Đốt sống cổ Xương vai Lồng ngực Đốt sống ngực Xương cánh tay Đốt sống thắt lưng Xương trụ Xương chậu Xương quay Xương mu Xương cổ tay Xương bàn-ngón tay Xương đùi Xương bánh chè Xương mác Xương chày Xương bàn-ngón chân Xương cổ chân Hình 2.2. Bộ xương người BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2