Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
lượt xem 4
download
Giáo trình “Giải phẫu - sinh lý” gồm 11 bài, giảng viên biên soạn để học sinh học được những đặc điểm cơ bản về giải phẫu, chức năng, hoạt động chức năng của các cơ quan, hệ thống của cơ thể phù hợp với chương trình đào tạo y sỹ đa khoa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: GIẢI PHẪU SINH LÝ NGÀNH: Y SỸ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ....... năm…….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2020
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tƣ 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thƣơng binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chƣơng trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chƣơng trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ Cao đẳng nhằm từng bƣớc xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lƣợng học tập 90 giờ (58 giờ lý thuyết; 26 giờ thực hành; thí nghiệm, thảo luận, bài tập; 06 giờ kiểm tra). Môn Giải phẫu sinh lý giảng dạy cho học sinh với mục tiêu: - Cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản về đặc điểm giải phẫu của của các cơ quan trong cơ thể ngƣời. - Cung cấp những kiến thức cơ bản về chức năng, hoạt động chức năng sinh lý của các cơ quan, hệ thống các cơ quan trong mối liên hệ thống nhất giữa chúng với nhau và giữa cơ thể với môi trƣờng. - Vận dụng đƣợc những kiến thức giải phẫu sinh lý vào việc học tập các học phần chuyên ngành. Do đối tƣợng giảng dạy là Y sỹ đa khoa nên nội dung của chƣơng trình tập trung chủ yếu vào những đặc điểm giải phẫu sinh lý thƣờng gặp ở mỗi hệ cơ quan, tƣơng ứng với nội dung giảng dạy môn. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1. Giới thiệu môn giải phẫu sinh lý học và Đại cƣơng về hệ vận động Bài 2. Giải phẫu các xƣơng và khớp Bài 3. Giải phẫu cơ – mạch máu – thần kinh Bài 4. Giải phẫu sinh lý hệ tuần hoàn Bài 5. Giải phẫu sinh lý hệ hô hấp Bài 6. Giải phẫu sinh lý hệ tiêu hóa Bài 7. Giải phẫu sinh lý hệ tiết niệu Bài 8. Giải phẫu sinh lý hệ sinh dục Bài 9. Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh Bài 10: Sinh lý máu Bài 11: Giải phẫu sinh lý hệ nội tiết Học sinh muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức Giải phẫu sinh lý có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dƣỡng, bác sĩ về lĩnh vực này nhƣ: Bài giảng giải phẫu sinh lý dành cho cử nhân điều dƣỡng, bài giảng giải phẫu dành cho đào tạo bác sĩ đa khoa, Atlas giải phẫu ngƣời. Các kiến thức liên quan đến Giải phẫu sinh lý chúng tôi không đề cập đến trong chƣơng trình giảng dạy. 2
- Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu đƣợc liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn ngƣời học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Sơn La, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Phạm Hồng Thắng 2. Thành viên: - ThS Hà Thị Thu Trang - BS Lƣờng Thị Hà 3
- MỤC LỤC Bài 1. GIỚI THIỆU MÔN GIẢI PHẪU SINH LÝ HỌC VÀ ĐẠI CƢƠNG VỀ HỆ VẬN ĐỘNG .................................................................................................................... 1 Bài 2. GIẢI PHẪU CÁC XƢƠNG VÀ KHỚP ............................................................ 23 Bài 3. GIẢI PHẪU CƠ – MẠCH MÁU – THẦN KINH ............................................. 48 Bài 4. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN ........................................................ 72 Bài 5. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ HÔ HẤP ................................................................. 95 Bài 6. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA ........................................................... 110 Bài 7. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU ........................................................... 139 Bài 8. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ SINH DỤC ........................................................... 153 Bài 9. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ THẦN KINH ........................................................ 177 Bài 10. SINH LÝ MÁU .............................................................................................. 197 Bài 11. GIẢI PHẪU SINH LÝ NỘI TIẾT.................................................................. 210 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Giải phẫu – sinh lý 2. Mã môn học: 210107 Thời gian thực hiện môn học: 90 giờ (58 giờ lý thuyết; thảo luận/bài tập: 26 giờ; Kiểm tra: 06 giờ) 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Môn học này là môn học cơ sở cho các môn bệnh học, là môn tiền lâm sàng cho các môn thực hành tại các cơ sở y tế. 3.2. Tính chất: Môn học cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản về đặc điểm giải phẫu của của các cơ quan trong cơ thể ngƣời; cung cấp những kiến thức cơ bản về chức năng, hoạt động chức năng sinh lý của các cơ quan, hệ thống các cơ quan trong mối liên hệ thống nhất giữa chúng với nhau và giữa cơ thể với môi trƣờng. Vận dụng đƣợc những kiến thức giải phẫu sinh lý vào việc học tập các học phần chuyên ngành. Đồng thời giúp ngƣời học hình thành và rèn luyện tính chủ động trong học tập, nghiên cứu và chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: - Giáo trình “Giải phẫu - sinh lý” gồm 11 bài, giảng viên biên soạn để học sinh học đƣợc những đặc điểm cơ bản về giải phẫu, chức năng, hoạt động chức năng của các cơ quan, hệ thống của cơ thể phù hợp với chƣơng trình đào tạo y sỹ đa khoa. - mỗi bài đều có mục tiêu học tập, nội dung bài học và các câu hỏi tự lƣợng giá, giúp học sinh bám sát vào nội dung cơ bản và cũng tự kiểm tra đƣợc kiến thức cơ bản của mình để việc tự học đƣợc tốt hơn. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Mô tả đƣợc những đặc điểm cơ bản về giải phẫu của các cơ quan trong cơ thể. A2. Trình bày đƣợc chức năng, hoạt động chức năng của các cơ quan, hệ thống các cơ quan trong mối liên hệ thống nhất giữa chúng với nhau và giữa cơ thể với môi trƣờng. 4.2. Về kỹ năng: B1. Chỉ đƣợc các cơ quan, các bộ phận trên tranh, mô hình giải phẫu, đối chiếu đƣợc các bộ phận lên cơ thể sống. B2. Vận dụng đƣợc kiến thức giải phẫu sinh lý vào các môn học chuyên ngành và trong lâm sàng. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Chủ động nghiên cứu về giải phẫu sinh lý các cơ quan trong cơ thể. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân. 5
- 5. Nội dung của môn học: 5.1. Chƣơng trình khung: THỜI GIAN HỌC TẬP (GIỜ) Trong đó Số Mã môn Thực hành/ TÊN MÔN HỌC tín Tổng học thực tập/ chỉ số Lý Thi/ thí nghiệm/ Kiểm thuyết bài tập/thảo tra luận I Các môn học chung 11 210 85 112 13 210101 Chính trị 2 30 22 6 2 210102 Ngoại ngữ 3 60 30 28 2 210103 Tin học 1 30 0 28 2 210104 Giáo dục thể chất 1 30 3 24 3 210105 Giáo dục QP- An ninh 3 45 19 23 3 210106 Pháp luật 1 15 11 3 1 II Các môn học chuyên môn 82 2.130 572 1479 79 II.1 Môn học cơ sở 14 240 142 82 16 210107 Giải phẫu – Sinh lý 5 90 58 26 6 210108 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 30 28 0 2 210109 Dƣợc lý 4 60 28 28 4 Điều dƣỡng cơ bản – Kỹ 3 60 28 28 4 210110 thuật điều dƣỡng II.2 Môn học chuyên môn 55 1.635 308 1277 50 210111 Lâm sàng KTĐD 2 90 86 4 210112 Bệnh Nội khoa 5 75 40 32 3 210113 Bệnh Ngoại khoa 4 60 34 23 3 210114 Sức khỏe trẻ em 5 75 54 18 3 6
- 210115 Sức khỏe sinh sản 5 90 50 36 4 210116 Bệnh truyền nhiễm, xã hội 5 75 72 3 210117 Y học cổ truyền 3 60 29 26 5 210118 Phục hồi chức năng 2 30 29 0 1 210119 Lâm sàng BH Nội V1 2 90 88 2 210120 Lâm sàng BH Ngoại V1 2 90 88 2 210121 Lâm sàng BH SKSS V1 2 90 88 2 210122 Lâm sàng BH SKTE V1 2 90 88 2 Lâm sàng BH Truyền 2 90 88 2 210123 nhiễm 210124 Lâm sàng BH Nội V2 2 90 88 2 210125 Lâm sàng BH Ngoại V2 2 90 88 2 210126 Lâm sàng BH SKSS V2 2 90 88 2 210127 Lâm sàng BH SKTE V2 2 90 88 2 210128 Lâm sàng Y học cổ truyền 2 90 88 2 210129 Thực hành nghề nghiệp 4 180 0 176 4 II.3 Môn học tự chọn 13 255 122 120 13 210130 Vệ sinh phòng bệnh 2 30 23 5 2 210131 Y tế cộng đồng 2 30 28 2 Kỹ năng giao tiếp và 3 45 28 14 3 210132 GDSK 210133 Tổ chức và quản lý y tế 2 30 28 0 2 Dinh dƣỡng - Vệ sinh an 2 30 15 13 2 210134 toàn thực phẩm 210135 Thực tế cộng đồng 2 90 88 2 Tổng cộng 93 2.340 657 1591 92 7
- 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học: Thời gian (giờ) TT Tên chƣơng, mục Tổng LT TH KT 1 Bài 1. Giới thiệu môn giải phẫu sinh lý học và 1 1 0 Đại cƣơng về hệ vận động 2 Bài 2. Giải phẫu các xƣơng và khớp 7 3 4 3 Bài 3. Giải phẫu cơ – mạch máu – thần kinh 5 3 2 4 Bài 4. Giải phẫu sinh lý hệ tuần hoàn 11 8 3 5 Bài 5. Giải phẫu sinh lý hệ hô hấp 11 8 3 6 Bài 6. Giải phẫu sinh lý hệ tiêu hóa 13 9 4 1TH 7 Bài 7. Giải phẫu sinh lý hệ tiết niệu 8 6 2 8 Bài 8. Giải phẫu sinh lý hệ sinh dục 7 5 2 9 Bài 9. Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh 9 7 2 1TL 10 Bài 10: Sinh lý máu 9 5 4 11 Bài 11: Giải phẫu sinh lý hệ nội tiết 3 3 0 1TN Tổng Cộng 90 58 26 6 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, tranh và mô hình giải phẫu sinh lý. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, ngƣời học cần: + Nghiên cứu bài trƣớc khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lƣợng môn học. 8
- + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tƣ số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. - Hƣớng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La nhƣ sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thƣờng xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra A1, A2, Sau khi Thƣờng xuyên Viết Trắc nghiệm 1 học xong B1, B2, C1, C2 bài 10, 11 Sau khi học xong hết bài 1-6 (1 điểm tự Thực A1, A2, Thuyết luận) và Định kỳ hành/Tự 2 trình/Viết B1, B2, C1, C2 khi học luận xong hết bài 7-9 (1 điểm thực hành) Kết thúc môn A1, A2, Viết Trắc nghiệm 1 Sau 90 giờ học B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học đƣợc chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tƣơng ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 9
- 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học đƣợc áp dụng cho đối tƣợng học sinh Y sỹ đa khoa hệ chính quy học tập tại Trƣờng CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, phát vấn, động não. + Thực hành: Minh họa trực quan, cầm tay chỉ việc, thực hành trên tranh và mô hình theo nhóm. + Hƣớng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trƣởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu lần lƣợt theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Ngƣời học phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trƣớc khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ đƣợc cung cấp nguồn trƣớc khi ngƣời học vào học môn học này (trang web, thƣ viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu ngƣời học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới đƣợc tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phƣơng pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 ngƣời học sẽ đƣợc cung cấp chủ đề thảo luận trƣớc khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi ngƣời học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1]. Trƣờng Đại Điều dƣỡng Nam Định (2019), Bài giảng giải phẫu học (tái bản lần thứ nhất), NXB Giáo dục Việt Nam. [2]. Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tƣ số 54/2018/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội về việc quy định khối lƣợng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà ngƣời học đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. [3]. Frank H.Netter (2013), Atlas Giải phẫu người (ngƣời dịch: Nguyễn Quang Quyền), NXB Y hoc. [4]. Bộ Y Tế (2009), Sinh lý học (Dùng cho đào tạo cử nhân điều dƣỡng, tái bản lần thứ nhất), NXB Giáo dục. 10
- Bài 1. GIỚI THIỆU MÔN GIẢI PHẪU SINH LÝ HỌC VÀ ĐẠI CƢƠNG VỀ HỆ VẬN ĐỘNG GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về nguyên tắc gọi tên các chi tiết và sử dụng đƣợc thuật ngữ trong Giải phẫu sinh lý học. Giới thiệu về chức năng, thành phần, hình thể ngoài và quy luật phát triển của bộ xƣơng ngƣời; sơ lƣợc giải phẫu về các loại khớp và hệ cơ. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày đƣợc nguyên tắc gọi tên các chi tiết và sử dụng đƣợc thuật ngữ trong Giải phẫu sinh lý học. - Trình bày đƣợc chức năng, thành phần, hình thể ngoài và quy luật phát triển của bộ xƣơng ngƣời; sơ lƣợc giải phẫu về các loại khớp và hệ cơ. Về kỹ năng: - Chỉ đƣợc các bộ phận của hệ vận động trên tranh, mô hình giải phẫu. - Đối chiếu đƣợc các bộ phận giải phẫu lên cơ thể sống. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động nghiên cứu về giải phẫu sinh lý. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chƣơng trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: 11
- + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá: Điểm kiểm tra thường xuyên: không có Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 12
- NỘI DUNG BÀI 1 GIỚI THIỆU MÔN GIẢI PHẪU SINH LÝ HỌC 1. Về giải phẫu học Hình thái trong Giải phẫu học là một lĩnh vực cơ bản đầu tiên của sinh học và là cơ sở cho lĩnh vực sinh lý học. Giải phẫu học và sinh lý học là 2 môn không thể tách rời nhau đƣợc. Hình thái luôn đi cùng chức năng, hình thái nào thì chức năng đó. Cho nên giải phẫu chức năng đã trở thành một quan điểm và phƣơng châm cơ bản của nghiên cứu và mô tả giải phẫu. 1.1. Tư thế giải phẫu và định hướng vị trí giải phẫu * Tư thế giải phẫu. Tƣ thế ngƣời đứng thẳng 2 tay buông xuôi, mắt và 2 bàn tay hƣớng về phía trƣớc. Các vị trí và cấu trúc giải phẫu đƣợc xác định theo 3 mặt phẳng không gian. * Các mặt phẳng giải phẫu - Mặt phẳng đứng dọc Là mặt phẳng đứng theo chiều trƣớc sau. Có nhiều mặt phẳng đứng dọc song song với nhau, song chỉ có một mặt phẳng đứng dọc giữa nằm chính giữa cơ thể và chia cơ thể làm 2 nửa đối xứng, phải và trái. Ngoài ra, cho mỗi nửa cơ thể, mặt phẳng đứng dọc giữa còn là mốc để so sánh 2 vị trí trong và ngoài. - Mặt phẳng đứng ngang Là mặt phẳng trán, là một mặt phẳng đứng theo chiều ngang, từ bên nọ sang bên kia, thẳng góc với mặt phẳng đứng dọc. Có nhiều mặt phẳng đứng ngang song song, song ngƣời ta thƣờng lấy một mặt phẳng đứng ngang tƣợng trƣng qua giữa chiều dày trƣớc sau của cơ thể làm mốc, chia cơ thể thành phía trƣớc và phía sau. - Mặt phẳng nằm ngang Là mặt phẳng nằm theo chiều ngang, thẳng góc với trục đứng thẳng của cơ thể hay thẳng góc với 2 mặt phẳng đứng. Có nhiều mặt phẳng nằm ngang khác nhau, song song với các chiều nằm ngang phải trái và trƣớc sau của cơ thể. Song cũng có một mặt phẳng nằm ngang qua chính giữa cơ thể, lúc này cơ thể chia thành 2 phần trên và dƣới. * Các vị trí chiều hướng giải phẫu - Trên: hay đầu, phía đầu. Dƣới: hay đuôi, phía đuôi. - Trƣớc: phía bụng. Sau: phía lƣng. - Phải trái là 2 phía đối lập nhau. - Trong ngoài là 2 vị trí so sánh theo chiều ngang ở cùng một phía đối với mặt phẳng đứng dọc giữa. 13
- - Gần hay phía gần, xa hay phía xa gốc chi. - Quay và trụ hay phía trụ và phía quay. - Phía chày và mác tƣơng ứng với ngoài và trong. - Phía gan tay và phía mu tay tƣơng ứng với trƣớc và sau bàn tay. - Phía gan chân và mu chân tƣơng ứng với trên và dƣới bàn chân. Mặt phẳng đứng ngang Mặt phẳng đứng dọc Mặt phẳng nằm ngang Vị trí số 0 và ba mặt phẳng cơ bản * Nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học Đây là môn học mô tả nên phải có các nguyên tắc đặt tên cho các chi tiết để ngƣời học dễ nhớ và không bị lẫn lộn, những nguyên tắc chính là: - Lấy tên các vật trong tự nhiên đặt cho các chi tiết có hình dạng giống nhƣ thế. - Đặt tên theo hình học (chỏm, lồi cầu, tam giác, tứ giác...). - Đặt tên theo chức năng (dạng, khép, gấp, duỗi...). - Đặt tên theo vị trí nông sâu (gấp nông, gấp sâu...) - Đặt tên theo vị trí tƣơng quan trong không gian (trên, dƣới, trƣớc, sau, trong, ngoài, dọc, ngang...) dựa vào 3 mặt phẳng trong không gian là mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang. 1.2. Phương pháp nghiên cứu và học giải phẫu * Phương pháp nghiên cứu Danh từ giải phẫu học có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp Anatome (cắt ra). Nói theo 14
- ngôn ngữ hiện nay là “phẫu tích”. Nhƣng khi khoa học phát triễn thì chỉ quan sát bằng mắt không đủ, mà phải sử dụng nhiều phƣơng pháp khác: Bơm tạng, nhuộm mầu, chụp Xquang, làm tiêu bản trong suốt, nhuộm tổ chức vv....tuỳ mục đích nhƣng chủ yếu là đại thể và vi thể. * Phương pháp học giải phẫu - Xác và xƣơng rời - Các xƣơng rời - Các tiêu bản phẫu tích sẵn - Các mô hình nhân tạo bằng chất dẻo hay thạch cao. - Tranh vẽ - Cơ thể sống - Hình ảnh Xquang - Các phƣơng tiện nghe nhìn Nói tóm lại Giải phẫu học là một môn quan trọng của y học, ngƣời sinh viên cũng nhƣ ngƣời thầy thuốc phải nắm vững giải phẫu con ngƣời thì mới có thể chữa đƣợc bệnh cho ngƣời bệnh. Phải nhớ rằng "Người thầy thuốc mà không có kiến thức về giải phẫu thì chẳng những vô ích mà còn có hại". 2. Về Sinh lý học Sinh lý học là một ngành của sinh học, nghiên cứu hoạt động chức năng của cơ thể sống. Sinh lý ngƣời là một ngành của Sinh lý học nghiên cứu chức năng, cơ chế thực hiện chức năng và điều hòa chức năng của từng cơ quan và mối liên quan giữa các cơ quan trong cơ thể toàn vẹn; mối liên quan giữa cơ thể và môi trƣờng để đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. Nghiên cứu sinh lý học giúp cho chúng ta nghiên cứu hoạt động của cơ thể con ngƣời, là cơ sở của các môn: sinh lý bệnh, dƣợc lý và các môn nội khoa, ngoại khoa, sản, nhi, v.v. phòng bệnh. Vì vậy sinh lý học là môn khoa học cơ bản của nhiều môn khoa học khác. Đối tƣợng nghiên cứu của môn Sinh lý học là cơ thể con ngƣời và nghiên cứu các chức năng của các cơ quan và hệ thống các cơ quan, cơ chế hoạt động trong mối liên hệ thống nhất với nhau và với môi trƣờng bên ngoài. Học tốt sinh lý học sẽ góp phần học các môn học khác, góp phần phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh và chăm sóc ngƣời bệnh. ĐẠI CƢƠNG VỀ HỆ VẬN ĐỘNG 15
- Bộ máy vận động gồm có 2 phần: - Phần thụ động gồm bộ xƣơng và hệ liên kết các xƣơng (khớp). - Phần vận động là các cơ. 1. Hệ xƣơng 1.1. Chức năng Xƣơng là yếu tố cứng rắn, nằm giữa các phần mềm của cơ thể, xƣơng có các chức năng chính sau đây: * Chức năng bảo vệ Các xƣơng hợp lại thành bộ xƣơng. Một số xƣơng tạo thành một hộp (hộp sọ), một ống (ống tuỷ) một khoang (lồng ngực chứa tim phổi và chậu hông chứa các tạng niệu dục). * Chức năng nâng đỡ Bộ xƣơng là trụ cột của cơ thể, xung quanh là các phần mềm, là chỗ bám của phần mềm và tạo nên hình dáng của cơ thể, phản ánh đặc trƣng hình thể và đặc tính của loài ngƣời. * Chức năng vận động Các xƣơng tiếp khớp với nhau và là nơi bám của phần lớn các cơ, là chỗ dựa cho cơ thể hoạt động, xƣơng nhƣ một đòn bẩy, đóng vai trò thụ động trong bộ máy vận động, khi bị kích thích, cơ co lại hay duỗi ra làm xƣơng chuyển động cơ thể chuyển động theo để đáp ứng một nhu cầu cần thiết. * Các chức năng khác Xƣơng sản sinh huyết cầu và tham gia chuyển hoá Fe++, Ca++. 1.2. Thành phần của bộ xương Có tổng số 206-208 xƣơng của cơ thể chia làm 3 loại: * Xương thân mình - Cột sống có 32 - 34 đốt, kéo dài từ nền sọ đến xƣơng cụt và đƣợc chia thành 5 đoạn: đoạn cổ có 7 đốt sống, đoạn ngực có 12 đốt sống, đoạn thắt lƣng có 5 đốt sống, đoạn cùng có 5 đốt sống, đoạn cụt có 3 - 5 đốt sống. - Xƣơng sƣờn: có 12 đôi - Xƣơng ức: gồm cán thân và mũi ức - Khung chậu * Xương đầu mặt Có 8 xƣơng sọ não, 14 xƣơng sọ mặt và 1 xƣơng móng. Các xƣơng đầu mặt tạo thành hộp sọ và khối xƣơng sọ mặt. * Xương chi - Chi trên dính vào thân bởi đai vai gồm có 64 xƣơng. - Chi dƣới dính vào thân bởi đai hông gồm có 62 xƣơng. 16
- Hộp sọ Xương ức Khớp khuỷu Xương cột sống Xương cẳng tay Xương bàn tay Xương đùi Xương cẳng chân Xương bàn chân Bộ xƣơng ngƣời 1.3. Hình thể ngoài của xương * Xương dài - Đầu xƣơng: là nơi tiếp khớp với xƣơng khác, thƣờng là chỏm hình cầu hay phẳng, có nhiều chỗ lồi chỗ lõm và chia làm hai loại: Tiếp khớp và không tiếp khớp. + Diện khớp: Có thể lõm (nhƣ ổ chảo) hoặc lồi lồi (nhƣ lồi cầu, ròng rọc..) + Diện không khớp: có tên gọi khác nhau nhƣ lồi củ, lồi cầu, gai. + Mặt: Có các chỗ bám của cơ hay cơ đi qua. - Cổ xƣơng: Là nơi nối tiếp giữa đầu và thân xƣơng. - Thân xƣơng: Hình lăng trụ tam giác có các mặt các bờ. Mặt xƣơng có thể nhẵn có thể gồ gề để cho gân cơ bám hay mạch thần kinh đi qua. * Xương dẹt Mô tả các mặt của xƣơng, các bờ và các góc. 1.4. Hình thể trong và cấu trúc Cƣa dọc hay cƣa ngang một xƣơng ta thấy : * Lớp cốt mạc: bao phủ mặt ngoài của xƣơng trừ diện khớp, gồm hai lá: - Lá trong có nhiều mạch máu có tác dụng sinh xƣơng. - Lá ngoài che chở xƣơng có nhiều thần kinh. 17
- Cấu trúc của các loại xƣơng * Lớp xương đặc Là một lớp xƣơng mịn rắn mầu vàng nhạt, dầy ở giữa mỏng ở hai đầu. Xƣơng đặc gồm các tấm xƣơng xếp thành nhiều lớp đồng tâm quanh một ống nhỏ có chứa mạch máu (ống Have) đó là hệ thống Have điển hình (trên những lá xƣơng có chứa tế bào xƣơng thông với nhau, những hệ thống Have gần nhau cũng thông với nhau). * Xương xốp bên trong xƣơng đặc, gồm các bè xƣơng bắt chéo nhau có những hốc tuỷ lớn thông với nhau bởi những vách ngăn không kín (có chứa tế bào xƣơng) các tế bào xƣơng có thể xếp thành hình nan quạt, hình cung làm cho xƣơng có độ chắc cao nhất. * Ống tuỷ xƣơng dài các bè xƣơng xốp tác dụng làm nhẹ xƣơng và tăng sức chống đỡ. Trong ống tuỷ có tuỷ, tuỷ đỏ có nhiều ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Tuỷ đỏ là cơ quan tạo huyết (ngƣời lớn có khoảng 1300gam). Tuỷ vàng ở ống tuỷ các xƣơng dài ngƣời lớn có nhiều tế bào mỡ. 1.5. Quy luật phát triển xương - Quy luật tuổi dậy thì Trƣớc tuổi dậy xƣơng phát triển chiều dài, sau tuổi dậy xƣơng phát triển chiều dầy. - Quy luật dãn cách Có sự phát triển không đồng đều về chiều dài và độ dầy hoặc hai xƣơng gần nhau một phát triển, một tạm dừng, chúng thay đổi nhau. - Quy luật tỷ lệ Tuổi nhỏ - 6 tuổi: 4 - 6 cm/năm. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Giải phẫu - Sinh lý: Phần 1
35 p | 2403 | 732
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạnh Cần Thơ
167 p | 38 | 12
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Dành cho ngành Chăm sóc sắc đẹp) - CĐ Y tế Hà Nội
90 p | 18 | 9
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
140 p | 49 | 8
-
Giáo trình Giải phẫu - Sinh lý người: Phần 1
156 p | 24 | 7
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
205 p | 10 | 5
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý - Trường Tây Sài Gòn
165 p | 21 | 5
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Tài liệu dành cho Trung cấp y) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
135 p | 16 | 5
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
259 p | 13 | 4
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
259 p | 11 | 4
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
199 p | 26 | 4
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
186 p | 22 | 3
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
188 p | 6 | 3
-
Giáo trình Giải phẫu-sinh lý - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
254 p | 8 | 2
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Nghề: Dược - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
230 p | 6 | 2
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý răng miệng (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
64 p | 0 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu - sinh lý chuyên ngành (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
47 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn