intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiễm khuẩn đường tiểu

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

106
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm khuẩn đường tiểu là tình trạng phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu. Đây là một trong các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiễm khuẩn đường tiểu

  1. Nhiễm khuẩn đường tiểu Nhiễm khuẩn đường tiểu là tình trạng phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu. Đây là một trong các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em. Số bé trai mắc nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều hơn các bé gái (google image) Tỉ lệ mắc lần đầu cao nhất trong năm đầu đời của các bé, phần lớn là viêm thận - bể thận cấp. Trong những tháng đầu sau khi sinh, số bé trai mắc nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều hơn các bé gái. Nhưng sau 6 tháng tuổi, bé gái trở nên mắc bệnh này nhiều hơn.
  2. Nguồn gốc và biểu hiện của bệnh Các vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thường có nguồn gốc từ đường ruột, bé trai có nguồn từ dưới bao qui đầu. Hiện tượng tiểu dắt, viêm nhiễm bao quy đầu bởi sự kết hợp chất cặn của tế bào thượng bì bong ra. Để phát hiện nhiễm khuẩn đường niệu, nhiều khi không hề dễ dàng bởi tùy theo lứa tuổi mà bệnh có những biểu hiện khác nhau hoặc đôi lúc, bệnh không có triệu chứng gì. * Đối với trẻ sơ sinh và bú mẹ: Thường có biểu hiện là bú kém, không tăng cân, có thể sốt hoặc hạ thân nhiệt, hay khóc khi tiểu tiện. Cần chú ý các triệu chứng thể hiện nhiễm khuẩn nặng giống nhiễm khuẩn máu như biếng ăn, nôn, vô cảm, da nổi vân tím, tăng cảm giác đau. Trẻ nhỏ nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể dẫn đến chậm lớn. * Ở trẻ lớn hơn: Triệu chứng của bệnh thể hiện rất rõ. Trẻ muốn đi tiểu mà không đi được hoặc thường xuyên tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, phát hiện có màu đục, thậm chí có trẻ tiểu ra máu. Một số
  3. trường hợp có thể kèm theo sốt, đau bụng, đau hông lưng hoặc đau bụng dưới. Một số trường hợp nhiễm khuẩn niệu cấp thường có dấu hiệu sau: - Sốt cao trên 38,5oC có khi kèm rét run, nổi vân tím, sốc nhiễm trùng - Mệt mỏi, nôn, kém ăn, trẻ nhũ nhi có tình trạng kích thích. - Đau bụng - thắt lưng. - Nước tiểu không trong, có khi đục như mủ. Có trẻ còn tiểu ra vài giọt máu tươi cuối bãi. Các biến chứng có thể xảy ra Nhiễm khuẩn tiết niệu không có sốt cao hay xảy ra chủ yếu trong 6 tháng đầu của trẻ nhỏ, lứa tuổi liên quan đến nguy cơ tăng cao cho việc bị tạo sẹo thận (nghiên cứu cho thấy số này chiếm khoảng 15,1%). Đây là bệnh rất nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Sau một đợt nhiễm khuẩn niệu nặng hoặc tái phát nhiều lần, nhiều trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận. Từ sẹo thận này, thường
  4. dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khi trẻ lớn lên như thiếu máu, tăng huyết áp, suy thận mạn về sau... Đặc biệt đối với trẻ gái, còn có thể gây tiền sản giật hoặc sản giật sau này. Vì thế, các bệnh nhi có sẹo thận cần được theo dõi lâu dài đến tuổi trưởng thành. Cách điều trị Các bé bị nhiễm khuẩn đường niệu nên được theo dõi ít nhất 1 năm. Nhiều trẻ bị các dị dạng tiết niệu đã giảm chức năng thận từ khi sinh, nếu bị nhiều đợt nhiễm khuẩn đường niệu có thể dẫn đến chức năng thận tiếp tục tổn thương và cuối cùng là suy thận mạn tính. Vì thế khi trẻ sốt, cần lưu ý các xét nghiệm nước tiểu, nếu chúng có vi khuẩn cần đưa con đi khám bệnh để điều trị sớm là biện pháp quan trọng nhất đề phòng tổn thương thận. Các bệnh nhân viêm bàng quang tái phát cũng nên điều trị dự phòng. Sự tuân thủ điều trị dự phòng có tính chất quyết định cho sự thành công vì bệnh nhân phải uống thuốc hàng ngày, có khi kéo dài vài năm. Loại thuốc kháng sinh bactrim được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục. Đây là một
  5. thuốc kháng sinh với nhiều loại hàm lượng khác nhau tùy thuộc loại dùng cho người lớn hay trẻ em, khá phổ biến trên thị trường, giá thành rẻ, dễ sử dụng và có tác dụng đặc hiệu đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: các vi khuẩn nhiễm lậu cầu, nhiễm trùng đường tiểu cấp, trừ trực khuẩn lao và trực khuẩn mủ xanh. Phòng bệnh cho trẻ Để phòng ngừa bệnh ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các em gái, sau mỗi lần đi tiêu đi tiểu, nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước, do lỗ tiểu ở phía trước và hậu môn nằm phía sau. Nên động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. Ngoài ra, các bà mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã lót và nên thay tã ngay sau khi bé đi tiêu, đi tiểu. Phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bé trai cần lưu ý điều trị hẹp bao qui đầu cho trẻ. Đặc biệt, do hẹp bao qui đầu và bị viêm nhiễm gây đau nên trẻ không đi tiểu hết mà bị gián đoạn nên đi tiểu lắt nhắt, gọi là tiểu dắt.
  6. Nhiều trường hợp do bố mẹ, cô nuôi trẻ không hề biết về bệnh hẹp bao qui đầu nên thường la mắng trẻ vì tưởng rằng bé thích đi tiểu, làm phiền lòng cho cha mẹ hay cô nuôi trẻ. Vì hẹp bao qui đầu nên nước tiểu dễ bị ứ đọng nhiều lần và dài ngày, kèm theo luôn có các chất cặn bã của tế bào thượng bì da bao quy đầu bong ra, gây hiện tượng viêm nhiễm và viêm ngược dòng đường tiết niệu rất nguy hiểm, ví dụ như gây viêm bàng quang, viêm thận... Đây là những bệnh lẽ ra không đáng mắc phải nếu chúng ta phát hiện sớm để điều trị bệnh hẹp bao qui đầu cho con trẻ. Vì bất kỳ lí do gì, việc nhịn đi tiểu là rất nguy hiểm bởi nước tiểu là một môi trường tuyệt hảo cho vi khuẩn phát triển. Nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang, các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Và khi xâm nhập vào bàng quang, chúng sinh sôi nảy nở dễ dàng và gây nhiễm khuẩn tiết niệu. Khi trẻ ngại đi vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng không dám uống nước nhiều và điều này rất hại cho cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể cần từ 1,5 - 2 lít nước cung cấp từ thức ăn và thức uống. Uống nhiều nước sẽ giúp thận thải tốt các chất
  7. cặn bã... Các bậc cha mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước, tránh nhịn tiểu để tránh ứ đọng nước tiểu là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, thường xuyên vệ sinh bao qui đầu cho các bé trai. Cung cấp không đủ nước cho trẻ trong thời gian dài sẽ tạo thành thói quen lười uống nước hoặc đôi khi trẻ mải chơi sợ uống nước phải đi tiểu. Điều này thật không tốt đối với sức khỏe của trẻ. Nếu bé có thói quen ít uống nước làm cho lượng máu lưu thông đến thận không đủ, gây ra tình trạng tiểu gắt hay không đi tiểu, từ đó sẽ gây tác hại đến chức năng thận. BS CKII Phạm Thị Thanh Mai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2