Nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền và nguyên tắc làm việc của Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn, phường, thị trấn
lượt xem 3
download
Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ; cùng tập thể Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn và thực hiện các nhiệm vụ sau: Chủ trì chỉ đạo việc xây dựng quy chế làm việc, nội dung, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền và nguyên tắc làm việc của Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn, phường, thị trấn
- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, THẨM QUYỀN VÀ NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA BÍ THƯ ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NHIỆM VỤ, CỦA BÍ THƯ ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN , PHƯỜNG, THỊ TRẤN Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ; cùng tập thể Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn và thực hiện các nhiệm vụ sau: Chủ trì chỉ đạo việc xây dựng quy chế làm việc, nội dung, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Phân công công việc các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng và các nhiệm vụ thường xuyên của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Kiểm tra, đôn đốc, điều phối hoạt động của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của cấp trên; Ký các văn bản theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ với cơ quan Đảng cấp trên; 1
- Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết công tác hàng năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định; Là đại diện của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy trong mối quan hệ công tác với các cơ quan ở cấp xã, phường, thị trấn và cấp trên; ủy quyền công việc cho Phó Bí thư thực hiện các nhiệm vụ khi vắng mặt tại cơ quan theo quy chế làm việc; Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài chính, tài sản được cấp có thẩm quyền giao cho Đảng ủy cấp xã, phường, thị trấn theo quy định; Triệu tập và chủ tọa các Hội nghị, cuộc họp định kỳ, đột xuất; Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ. NHIỆM VỤ CỦA BÍ THƯ ĐẢNG ỦY Bí thư Cấp ủy là người đứng đầu cấp ủy và là người có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của cấp ủy trên mọi mặt công tác theo quy định của Điều lệ Đảng. Cụ thể là: 1.Bí thư cấp ủy chịu trách nhiệm chung về công tác lãnh đạo của chi ủy, cấp ủy, đồng thời trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng. - Bí thư cấp ủy đề xuất để cấp ủythống nhất phân công công tác cho từng cấp ủyviên, cho đảng viên của cấp ủy theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Trên cơ sở phân công, mỗi cấp ủyviên phụ trách từng công việc. Bí thư cấp ủy thường xuyên theo dõi, đôn đốc để các mặt hoạt động của cấp ủy được triển khai đồng bộ, đồng thời tạo điều kiện cho từng cấp ủy viên phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, bí thư cấp ủy phát huy đầy đủ vai trò đầu tàu, gương mẫu, cùng tập thể cấp ủylàm tốt vai trò hạt nhân đoàn kết, lãnh đạo các hoạt động của đơn vị xây dựng cấp ủy, cấp ủytrong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Trong công tác tư tưởng, bí thư cấp ủy thường xuyên nắm bắt tình hình, dự báo chiều hướng phát triển về tư tưởng trong cấp ủy và cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là những trường hợp cá biệt, đang có vướng mắc trong nhận thức tư tưởng. Bí thư cấp ủy nhạy bén phát hiện vấn đề, nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận trong đơn vị, cùng cấp ủycó những biện pháp thích hợp để làm tốt công tác tư tưởng. 2. Bí thư cấp ủy thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với người phụ trách cơ quan, đơn vị - Trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, mối quan hệ giữa bí thư cấp ủy và người phụ trách cơ quan, đơn vị là mối quan hệ về trách nhiệm, tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy vai trò và cùng nhau lãnh đạo, điều hành, quản lý đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2
- - Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc giữa cấp ủyvới lãnh đạo cơ quan, đơn vị, giữa bí thư cấp ủy với người phụ trách cơ quan, đơn vị. - Bí thư cấp ủy cần có đủ trình độ, kiến thức, cả về chuyên môn nghiệp vụ và công tác đảng; đồng thời, có khả năng tham gia vào việc kiểm tra công tác của người phụ trách đơn vị khi cần thiết. - Bí thư cấp ủy và người phụ trách đơn vị cần bảo đảm sự thống nhất về quan điểm và các quyết định thuộc về chủ trương công tác xây dựng cơ quan, đơn vị. Trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất, không thể chờ đợi sự bàn bạc thống nhất về chủ trương công tác theo quy định, thì người phụ trách cơ quan, đơn vị có quyền chủ động quyết định, sau đó hai bên đều có trách nhiệm thảo luận, thống nhất và báo cáo lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo. Trong trường hợp hai bên không thống nhất ý kiến, thì bí thư cấp ủy có trách nhiệm báo cáo với cấp ủyvà báo cáo lên cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. - Các ý kiến và quyết định của bí thư cấp ủy phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, phải có sự thảo luận, thống nhất trong cấp ủy. Bí thư cấp ủy phải chịu trách nhiệm trước những ý kiến và quyết định của mình trước cấp ủy và cấp ủy. 3. Bí thư cấp ủy chuẩn bị ra nghị quyết của cấp ủy Thông thường, việc ra nghị quyết được thực hiện một cách phổ biến theo các bước sau: Bước 1: Bí thư cấp ủy chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi ủy. Bí thư cấp ủy chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi ủy, xác định những nội dung cốt lõi, trọng tâm và cần thiết của mỗi kỳ sinh hoạt để đưa ra cấp ủythảo luận, quyết định. Nội dung sinh hoạt có hai dạng chủ yếu là họp cấp ủy hằng tháng và nội dung sinh hoạt chuyên đề. Bước 2: Chủ trì sinh hoạt cấp ủychuẩn bị nội dung sinh hoạt cấp ủy. Sau khi đã chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt, bí thư cấp ủy thông báo thời gian, triệu tập các cấp ủyviên đến họp. Trong cuộc họp chi ủy, cần ghi biên bản cuộc họp. Khi tổ chức cuộc họp chi ủy, các bước tiến hành theo thứ tự sau: - Bí thư cấp ủy nêu dự kiến những nội dung sinh hoạt cấp ủy mà mình đã chuẩn bị; nhấn mạnh những trọng tâm cần đi sâu thảo luận và yêu cầu cần đạt được khi thảo luận trong cấp ủy. - Bí thư cấp ủy yêu cầu và khuyến khích các cấp ủyviên thảo luận kỹ để thống nhất quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương hướng và giải pháp tổ chức thực hiện. Trong quá trình thảo luận, cần phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo của từng cấp ủyviên. - Bí thư cấp ủy lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cấp ủyviên, tóm tắt, kết luận và ghi văn bản thành dự thảo nghị quyết cấp ủy, với sự nhất trí của chi ủy. Bước 3: Chủ trì sinh hoạt cấp ủy. - Bí thư cấp ủy chủ trì các cuộc sinh hoạt cấp ủy. Trong sinh hoạt cấp ủy, bí thư phải nêu lý do, mục đích, nội dung, chương trình, dự kiến thời gian sinh hoạt; thay mặt cấp 3
- ủytrình bày nội dung sinh hoạt, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm để cấp ủy tập trung thảo luận thư ký ghi biên bản, ý kiến phát biểu của đảng viên. - Trên cơ sở ý kiến thảo luận của đảng viên, bí thư cấp ủy tổng hợp, khái quát, kết hợp với chuẩn bị của cấp ủythành những kết luận để cấp ủy biểu quyết, thông qua nghị quyết của cấp ủy. Nội dung nghị quyết của cấp ủy thể hiện sự lãnh đạo toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, có nội dung và biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể. Đồng thời, phải phân công từng đảng viên, từng bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện. 4. Tổ chức thực hiện nghị quyết Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong quá trình hoạt động lãnh đạo của cấp ủy. Vì vậy, bí thư cấp ủy phải làm tốt những công việc sau: Một là, lập chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết. - Trong chương trình, kế hoạch thực hiện cần cụ thể hoá các vấn đề nêu trong nghị quyết, làm rõ những yêu cầu cần đạt được, những điểm cần chú ý, từng việc phải làm và phương pháp tổ chức thực hiện. - Xác định thời gian hoàn thành từng việc cụ thể, có việc phải hoàn thành ngay, có việc phải hoàn thành trong từng tháng, từng quý. Thường xuyên đôn đốc mọi người giữ nghiêm kỷ luật trong công tác, bảo đảm thời gian, tiến độ thực hiện nghị quyết. - Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, xác định mục tiêu, nội dung cần kiểm tra và cách tiến hành kiểm tra. Hai là, phân công trách nhiệm, phối hợp hoạt động của các tổ chức, cá nhân để thực hiện nghị quyết của cấp ủy. - Bí thư cấp ủy phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cấp ủyviên, tổ trưởng đảng và đảng viên để thực hiện tốt các nội dung của nghị quyết. - Thay mặt chi ủy, cấp ủy Bí thư là đầu mối phối hợp với người đứng đầu cơ quan, chính quyền, đoàn thể cung cấp để triển khai hoạt động của các tổ chức trong đơn vị theo động chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, bảo đảm nghị quyết được thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả. - Bí thư cấp ủy theo dõi, đôn đốc, nắm chắc tình hình thực hiện nghị quyết cấp ủy của các tổ chức trong đơn vị; nắm vững những công tác trọng tâm, trọng điểm, tập trung chỉ đạo trong từng thời gian. Ba là, kiểm tra, sơ kết, tổng kết. - Nội dung kiểm tra bao gồm: + Kiểm tra việc chấp hành nghị quyết cấp ủy của các tổ chức và cán bộ, đảng viên thuộc quyền. + Kiểm tra và phát hiện những chủ trương, chỉ tiêu giải pháp trong nghị quyết lãnh đạo chưa sát thực, cần bổ sung, hoàn chỉnh; phát hiện vấn đề mới do thực tế đặt ra cần nghiên cứu. + Đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận và cá nhân trong quá trình thực hiện nghị quyết của cấp ủy. Biểu dương những cá nhân và bộ phận làm tốt, phê bình, nhắc nhở những việc làm chưa tốt. 4
- - Để làm tốt việc sơ kết, tổng kết, bí thư cấp ủy cần chú ý một số điểm sau: + Xác định rõ kết quả, chất lượng các mặt công tác đạt được đánh giá đúng mức những ưu điểm, khuyết điểm, những việc làm tốt, những việc chưa đạt yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết, thực hiện chương trình hành động; tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan làm cơ sở để rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo; xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận và từng cá nhân. + Rút ra được những kinh nghiệm bổ ích, cụ thể, lấy đó làm bài học kinh nghiệm của cấp ủy trong công tác lãnh đạo. + Kiến nghị, đề nghị với cấp trên trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy. Những công việc cụ thể của chi ủy, bí thư chi bộ trong thực hiện các nhiệm vụ về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường. a) Tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường Trên cơ sở hướng dẫn của cấp ủy, cơ quan tuyên giáo cấp ủy cấp trên, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn và nhu cầu thông tin của đảng viên chi ủy, bí thư chi bộ cần xác định nội dung quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Nội dung quán triệt, học tập gồm: Nghị quyết Đại hội XII, các nghị quyết của Trung ương, của cấp ủy cấp tính có liên quan, đặc biệt là các Nghị quyết số 24-NQ/TW; Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Về pháp luật, chính sách của Nhà nước: cần tổ chức quán triệt, học tập các luật của Quốc hội, pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, quyết định của Chính phủ, thông tư, chỉ thị của các bộ, ban, ngành chức năng liên quan đến phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường. Ngoài ra, ở các địa phương cấp ủy cần tổ chức quán triệt, học tập các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường do chính quyền và cơ quan chức năng các cấp ở địa phương ban hành. - Đối tượng quán triệt, học tập: Việc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường phải được tiến hành đối với mọi đảng viên trong chi bộ; các tầng lớp nhân dân địa phương; các tổ chức, cơ quan, đơn vị và lực lượng khác hoạt động, đứng chân tại địa phương. - Hình thức tổ chức quán triệt, học tập: Đối với đối tượng là đảng viên, chi ủy, bí thư chi bộ tổ chức cho đảng viên của chi bộ tham gia lớp quán triệt, học tập do cấp ủy cấp 5
- trên mở. Hình thức này thường áp dụng cho việc quán triệt, học tập nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngoài ra, chi ủy, bí thư chi bộ tổ chức quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường cho đảng viên thông qua sinh hoạt học tập, ra nghị quyết lãnh đạo của chi bộ thường kỳ. Đối với đối tượng là quần chúng, chi ủy, bí thư chi bộ tổ chức quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường thông qua sinh hoạt đoàn thể (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tập thể....), thông qua các cuộc họp thôn, làng, tổ dân phố. Ngoài ra bí thư chi bộ có thể sử dụng hình thức phát tài liệu, thông qua các phương tiện thông tin để quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường đến đông đảo mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức, lực lượng khác ở địa phương. - Biện pháp tổ chức quán triệt, học tập: Trên cơ sở kế hoạch của cấp ủy cấp trên, chi ủy, bí thư chi bộ phải xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai học tập, quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở chi bộ, địa phương mình, bảo đảm đúng thời gian, tiến độ theo yêu cầu của trên. Lựa chọn, bố trí báo cáo viên là những cán bộ chủ chốt của cấp ủy có trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng truyền thụ kiến thức, giải đáp vấn đề, có tâm huyết, trách nhiệm với nhiệm vụ báo cáo viên; căn cứ nội dung của từng nghị quyết để phân công, sử dụng báo cáo viên truyền đạt đúng với chuyên môn, sở trường của báo cáo vốn. - Do việc quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường không phải một lần là xong nên chi ủy, bí thư chi bộ cần tổ chức cho đảng viên tiếp tục tự nghiên cứu, quán triệt, học tập; tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên của chi bộ, quần chúng ở địa phương tự nghiên cứu quán triệt, học tập nghị quyết; khơi dậy phong trào tìm hiểu, học tập, nghiên cứu và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên môi trường. b) Xây dựng dự thảo kế hoạch, nghị quyết của cán bộ lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ - Các nghị quyết chuyên đề của Trung ương khóa XI đều yêu cầu các cấp ủy tổ chức đảng các cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết phù hợp với tình hình của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Thực hiện quy định này, các cấp ủy, tổ chức đảng đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau Đại hội XII, các cấp 6
- ủy, tổ chức đảng, trong đó có các chi ủy, bí thư chi bộ ở địa phương cần bổ sung, hoàn thiện kế hoạch, chương trình hành động theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đối với chi bộ ở địa phương, bí thư chi bộ là người chuẩn bị dự thảo kế hoạch của chi bộ. - Nội dung và cách thức tiến hành công tác này của chi ủy, bí thư chi bộ như sau: + Nắm vững những căn cứ xây dựng dự thảo kế hoạch, nghị quyết của chi bộ. Để xây dựng dự thảo kế hoạch hành động cần căn cứ vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 (do Đại hội XI của Đảng thông qua), các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, văn kiện Đại hội XII của Đảng các nghị quyết Trung ương nhiệm kỳ Đại hội XII,... và các nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở địa phương về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đồng thời, phải căn cứ vào các văn bản pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch,... của Nhà nước và các cơ quan chức năng về các vấn đề này. Ngoài ra, chi ủy, bí thư chi bộ cần căn cứ tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của địa phương, như các phong trào khuyến học, toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp để xây dựng kế hoạch sát với thực tế và nhu cầu của địa phương. + Về nội dung dự thảo kế hoạch, nghị quyết của chi bộ. Đối với dự thảo kế hoạch của chi bộ thực hiện các nghị quyết của Đảng về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường; chi ủy, bí thư chi bộ cần xác định rõ mục tiêu, nội dung cụ thể trong nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ 5 năm đối với chi bộ cơ sở; nhiệm kỳ 2,5 năm đối với chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở. Về mục tiêu của kế hoạch, cần căn cứ vào các mục tiêu chung của quốc gia, mục tiêu của cấp trên để xác định mục tiêu về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường, phù hợp với địa phương. Về nội dung kế hoạch, chi ủy, bí thư chi bộ cần xác định những nội dung cụ thể về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương. + Phương thức tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch, nghị quyết chi bộ. Bí thư chi bộ trực tiếp xây dựng dự thảo kế hoạch, nghị quyết của chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương hoặc phân công đồng chí trong cấp ủy chuẩn bị dự thảo; tổ chức họp chi ủy để thảo luận, thống nhất dự thảo trước khi đưa ra hội nghị chi bộ thảo luận, biểu quyết thông qua. Trong quá trình chuẩn bị dự thảo kế hoạch, nghị quyết của chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương, chi ủy, bí thư chi bộ cần tranh thủ sự chỉ đạo của bí thư, cấp ủy, cơ quan đảng cấp trên; ý kiến tham mưu, tư vấn của các tổ chức, cơ 7
- quan chức năng, nhất là những tổ chức, cơ quan chức năng về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đặc biệt là, trong việc xây dựng dự thảo kế hoạch, nghị quyết của chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương, chi ủy, bí thư chi bộ phải thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chú trọng phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể cấp ủy và của đảng viên trong chi bộ, tránh áp đặt ý kiến cá nhân. c) Triển khai kế hoạch, nghị quyết của chi bộ, tổ chức, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ Sau khi chi bộ thông qua kế hoạch, ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương, chi ủy, bí thư chi bộ chủ trì triển khai kế hoạch, nghị quyết của chi bộ. Triển khai kế hoạch, nghị quyết của chi bộ đến đảng viên trong chi bộ. Sau khi chi bộ thông qua nghị quyết phân công thực hiện kế hoạch, nghị quyết của chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương, chi ủy, bí thư chi bộ triển khai nhiệm vụ cho các bộ phận đảng viên. Triển khai cho đảng viên trong chi bộ xây dựng kế hoạch hành động cá nhân thực hiện nghị quyết của Đảng và kế hoạch, nghị quyết của chi bộ về thực hiện phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương. Chi ủy, bí thư chi bộ tiến hành đôn đốc, kiểm tra đảng viên thực hiện kế hoạch, nghị quyết của chi bộ. Trong quá trình các bộ phận, đảng viên của chi bộ thực hiện kế hoạch, nghị quyết của chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương, bí thư chi bộ cần sâu sát, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện, kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề nảy sinh; biểu dương, động viên, khích lệ những tập thể, cá nhân thực hiện tốt; kịp thời, phát hiện và uốn nắn những hạn chế, khuyết điểm. - Định kỳ, sơ kết, tổng kết, kiểm điểm công tác lãnh đạo thực hiện kế hoạch, nghị quyết. Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đều yêu cầu cấp ủy tổ chức đảng hằng năm phải kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nghị quyết. Hằng năm, các chi bộ ở các địa phương phải tiến hành kiểm điểm việc lãnh đạo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương. Để chi bộ thực hiện tốt vấn đề trên, chi ủy, bí thư chi bộ phải tiến hành chuẩn bị dự thảo kiểm điểm công tác lãnh đạo của chi bộ thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương. Dự thảo kiểm điểm thực hiện công tác lãnh đạo của chi bộ phải bảo đảm chất lượng; khách quan, trung thực, phản ánh đầy đủ đặc điểm tình hình, nhiệm vụ và chủ trương, biện pháp, kết quả lãnh đạo của chi bộ, nhất là phải nêu rõ 8
- những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp chi bộ lãnh đạo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương trong năm tới. - Gương mẫu trong thực hiện kế hoạch, nghị quyết của chi bộ. Trong quá trình tiến hành triển khai kế hoạch, nghị quyết của chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương, chi ủy, bí thư chi bộ cần gương mẫu trong thực hiện kế hoạch, nghị quyết của chi bộ. Cần phát huy vai trò của tập thể cấp ủy chi bộ và đảng viên; làm tốt công tác động viên, khuyến khích đảng viên, quần chúng thực hiện kế hoạch, nghị quyết của chi bộ. Đồng thời, trong quá trình tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch, nghị quyết của chi bộ, chi ủy, bí thư chi bộ cần tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của bí thư, cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên. Đặc biệt là bí thư chi bộ cần phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc quán triệt, học tập và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát triển văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy, bí thư chi bộ trong nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương Theo tinh thần Đại hội XII của Đảng, để thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, chi ủy, bí thư chi bộ cần làm tốt những nội dung chính sau: - Cụ thể hóa nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với địa phương. Chi ủy, bí thư chi bộ cần quán triệt và kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng thành nghị quyết lãnh đạo của chi bộ. Việc ra nghị quyết, chủ trương lãnh đạo phải đúng quy trình, phù hợp với thực tiễn địa phương và đáp ứng lợi ích, nguyên vọng chính đáng của nhân dân địa phương. - Thực hiện tốt cơ chế kiểm soát quyền lực chính quyền địa phương. Trong quản lý nhà nước, dễ xuất hiện những biểu hiện lạm quyền, lợi dụng quyền lực để thực hiện mục đích riêng. Vì thế, rất cần thiết phải thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, của chi bộ để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu chính quyền địa phương, cán bộ chủ chốt ở địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước ở địa phương và việc giữ 9
- gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không để tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân. - Kiện toàn tổ chức nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên. Thực hiện vấn đề này ở địa phương, chi ủy, bí thư chi bộ cần tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, tạo chuyển biến về chất lượng hoạt động của chi bộ. Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Kiện toàn tổ chức, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của chi bộ đối với đơn vị, địa phương, ở xã, phường, thị trấn; xây dựng đội ngũ đảng viên của chi bộ thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm cao trong công việc, trong quản lý nhà nước ở địa phương, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức. Tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác quản lý, phát triển, sàng lọc đảng viên, bảo đảm chất lượng đảng viên. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Nâng cao hiệu quả công tác dân vận, phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn. Chi bộ là nơi thể hiện toàn diện, trực tiếp và cụ thể nhất mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Thực hiện tốt việc tăng cường quan hệ mật thiết với nhân dân. Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân địa phương đối với Đảng, đối với chi bộ và cán bộ, đảng viên của chi bộ; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa chi bộ với nhân dân ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn. Tập hợp, vận động nhân dân ở địa phương thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn. - Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở địa phương. Xác định rõ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của chi bộ, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương. Đồng thời đó là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài; là trách nhiệm của cấp ủy đảng, trước hết là của bí thư chi bộ, người đứng đầu chính quyền và của các đoàn thể ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn. Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí ở địa phương; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí và bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí ở địa phương. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao ở địa phương như: quản lý và sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản; thu, chi ngân sách, mua sắm công, tài chính, ngân hàng, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; công tác cán bộ; quản lý doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo và y tế ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn. 10
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy, bí thư chi bộ trong thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội, tuân thủ pháp luật của nhà nước Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và tuân thủ pháp luật của nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của chi bộ chi ủy và của bí thư chi bộ. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII, để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và tuân thủ pháp luật của nhà nước được hiệu quả, chi ủy, bí thư chi bộ cần thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau: - Quán triệt đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, chi ủy, bí thư chi bộ lập chương trình, kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý và chỉ đạo, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và tuân thủ pháp luật của nhà nước ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn. Chương trình, kế hoạch phải sát thực tiễn, phù hợp với tình hình địa phương, có tính khả thi, đi vào cuộc sống bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và tuân thủ pháp luật ở địa phương. - Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện quyền tự do, dân chủ, tuân thủ pháp luật của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn trong từng thời gian, chuẩn bị các vấn đề cần đề xuất để đưa ra hội nghị chi bộ xem xét quyết định; chuẩn bị nội dung và chỉ đạo, chủ trì các cuộc họp của chi bộ, thông qua chi bộ kết luận những vấn đề đã được thảo luận tại kỳ họp của chi bộ; bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đúng định kỳ, đúng thủ tục, đúng nguyên tắc, không ngừng tăng cường đoàn kết nội bộ chi bộ, lãnh đạo chỉ đạo thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và tuân thủ pháp luật ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn. - Chi ủy, bí thư chi bộ xây dựng và thực hiện tốt mối quan hệ chặt chẽ giữa chi bộ với Đảng ủy, chính quyền địa phương, chính quyền xã, phường, thị trấn và các tổ chức, đoàn thể liên quan thông qua quy chế làm việc cụ thể, để thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và tuân thủ pháp luật của nhà nước ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn. Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm Đại hội XII của Đảng: “Người đứng đầu cơ quan trong bộ máy nhà nước phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải được trao quyền quyết định tương ứng về tổ chức, cán bộ. Có chế tài xử lý thích đáng những cán bộ vi phạm pháp luật, nhất là cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý”9. Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, chính quyền xã, phường, thị trấn, các trưởng thôn, bản, tổ dân phố, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và tuân thủ pháp luật của 11
- nhà nước ở địa phương. Đề cao tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên của chi bộ trong vấn đề này. - Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự; đặc biệt, gắn việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đơn vị ở xã, phường, thị trấn. Chi bộ là nơi gần dân, sát dân nhất, chi ủy, bí thư chi bộ trực tiếp lắng nghe, tiếp thu ý kiến và giải quyết những vấn đề quần chúng nhân dân đặt ra hằng ngày hoặc báo cáo kịp thời lên cấp trên; giáo dục, vận động nhân dân phát huy quyền tự do dân chủ trong phát triển kinh tế - xã hội và tuân thủ pháp luật của nhà nước ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về dân chủ và phát huy dân chủ ở cơ sở. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và ban chỉ đạo các cấp trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. - Thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" ở địa phương, xã, phường, thị trấn. Mọi chủ trương, giải pháp đề ra về quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và tuân thủ pháp luật ở địa phương, phải luôn luôn bảo đảm phương hướng chính trị, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, phải tạo được sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội..., tích cực xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người lao động, của các tầng lớp nhân dân, chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng, ức hiếp quần chúng, kịp thời giải quyết những nguyện vọng, lợi ích chính đáng, thiết thực, hợp pháp của nhân dân. - Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chi bộ, xây dựng chính quyền địa phương, chính quyền xã, phường, thị trấn. Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tự do, dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền tự do, dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. - Bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng, trong chi bộ là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội ở địa phương. Phát huy dân chủ trong chi bộ trước hết chi ủy, bí thư chi bộ cần phát huy cao nhất phong cách dân chủ, trong giao việc, trong thảo luận, chủ trì các cuộc họp, cởi mở, biết động viên, khuyến khích tự phê bình và phê bình, những ý kiến xây dựng, thẳng thắn, trung thực phải được tôn trọng, tiếp thu một cách cầu thị; kịp thời chấn chỉnh, phê phán những cá nhân vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ hoặc có ý kiến thiếu tính xây dựng, bảo thủ trong trao đổi, thảo luận. Đồng thời, phải thường xuyên đặt yêu cầu, khuyến khích mỗi cán bộ, đảng viên tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, khả năng tư duy, năng lực 12
- công tác để tham gia ngày càng chất lượng hơn vào các công việc của chi bộ. Tránh "dân chủ hình thức" kìm hãm, làm thui chột ý chí đấu tranh tự phê bình và phê bình; kịp thời chấn chỉnh những cán bộ, đảng viên có tư tưởng né tránh sự thật, thực hiện “im lặng là vàng”, “dĩ hòa vi quý”, “ngại nêu ý kiến trái chiều”..., để khơi dậy và phát huy dân chủ của mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ. - Tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và tuân thủ pháp luật của nhà nước ở địa phương, ở xã, phường, thị trấn. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác; việc thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, chấp hành kỷ cương, kỷ luật, tác phong trong công tác, trong quan hệ giao tiếp của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cấp ủy, người đứng đầu chính quyền địa phương, chính quyền xã, phường, thị trấn. Tập trung xây dựng, thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định nhằm xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương. Kịp thời nêu gương cán bộ, đảng viên điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện cơ chế giám sát cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tăng cường quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ năng lực và quan hệ xã hội, gắn kết chặt chẽ công tác quản lý đảng viên với quản lý cán bộ, giữa quản lý đảng viên ở nơi công tác và nơi cư trú để chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, không để các thế lực thù địch lợi dụng phá hoại, ảnh hưởng đến thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân. - Để thực hiện tốt những vấn đề trên, chi ủy, bí thư chi bộ phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; đặc biệt là những quan điểm, chủ trương về thực hiện quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và tuân thủ pháp luật. Theo đó, cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18-2-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Quán triệt và triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3-6-2013 về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Trung ương; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, ngày 19-6-2013 của 13
- Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ tại nơi làm việc và các văn bản có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công tác Văn thư - Lưu trữ và quản trị văn phòng của văn phòng UBND Huyện Vĩnh Tường
51 p | 7033 | 1486
-
Bài giảng Bài 7: Chính quyền địa phương
149 p | 533 | 107
-
Bài thuyết trình: Tìm hiểu hệ thống thông tin quản lý thư viện của thư viện Quốc gia Việt Nam
51 p | 508 | 44
-
Luật báo chí
7 p | 195 | 38
-
Một số Nghị định của chính phủ về công chứng chứng thực
64 p | 152 | 15
-
Ôn tập môn Quản trị Hành chính văn phòng - TS. Bùi Quang Xuân
6 p | 115 | 9
-
Bài giảng Giới thiệu tóm tắt Quốc hội và đại biểu Quốc hội - Lương Phan Cừ
21 p | 113 | 6
-
Bài giảng bài 7: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - ThS. Trần Ngọc Định
17 p | 38 | 5
-
Bài thu hoạch Nhận thức về điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam và quy định về những điều Đảng viên không được làm
7 p | 71 | 5
-
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong tố tụng dân sự
9 p | 69 | 5
-
Một số nghiệp vụ công an xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở: Phần 2
110 p | 11 | 4
-
Bài giảng bài 7: Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam - ThS. Trần Ngọc Định
33 p | 20 | 2
-
Tiến đến thành lập Hội Thư viện Việt Nam
10 p | 22 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn