Một số nghiệp vụ công an xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở: Phần 2
lượt xem 4
download
Nội dung cuốn sách gồm 4 chương, giới thiệu những vấn đề cơ bản về bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở như lực lượng tham gia, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Công an, văn hóa giao tiếp, ứng xử của lực lượng Công an ở địa bàn cơ sở; một số nghiệp vụ của Công an ở địa bàn cơ sở như công tác cấp, quản lý căn cước công dân, quản lý cư trú và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; công tác xử lý vi phạm hành chính; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”... Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số nghiệp vụ công an xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở: Phần 2
- Chương 3 CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH; PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI; QUẢN LÝ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY I- CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN 1. Nhận thức chung - Khái niệm: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Công tác xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Công an nhân dân là hoạt động thu thập thông tin, tài liệu về cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức xử lý hình sự nhằm áp dụng một số loại biện pháp 113
- cưỡng chế hành chính theo thủ tục hành chính vì lý do bảo đảm an ninh, trật tự. - Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. + Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm, gây thiệt hại đến những khách thể được pháp luật bảo vệ, do đó, nếu không kịp thời phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả xấu, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước. Hoạt động xử lý cần tiến hành nhanh chóng, triệt để và tuân thủ các quy định của pháp luật. + Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng thu thập tài liệu, ra quyết định để ngăn chặn hành vi vi phạm, không để kéo dài. Quá trình xử lý phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, rõ ràng để người vi phạm nhận ra sai phạm, bảo đảm tính giáo dục, tuyên truyền cũng như răn đe cần thiết. Trong trường hợp vi phạm 114
- hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện. + Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. + Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. + Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc thu thập các tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Các cá nhân, tổ chức không bắt buộc phải chứng minh hành vi của mình có vi phạm hành chính hay không; nếu thấy việc xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền là sai, thì phải có chứng cứ chứng minh hành vi của mình không vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Người đại diện hợp pháp bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý. Nguyên tắc này bảo đảm quyền tự do, bình đẳng, tự bào chữa cho chính mình. 115
- + Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nguyên tắc này nhằm xử lý nghiêm minh, công bằng đối với trường hợp vi phạm hành chính của một tổ chức. Mức phạt tiền tăng gấp đôi so với cá nhân là để tăng cường tính răn đe. - Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính. Việc xác định đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính được căn cứ vào một số yếu tố như: đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của các đối tượng, thực tế vi phạm hành chính của các đối tượng... Bao gồm cá nhân và tổ chức: + Cá nhân: (i) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. (ii) Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác. (iii) Trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý. + Tổ chức: Bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do tổ chức gây ra. 116
- Tổ chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện: (i) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. (ii) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, 117
- thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Luật xử lý vi phạm hành chính cũng quy định cụ thể đối với trường hợp cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính. + Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết. Tình thế cấp thiết là tình thế mà cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. + Do phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên. 118
- + Do sự kiện bất ngờ. Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra. + Do sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng có thể, cho phép. + Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính. Là người dưới 14 tuổi đối với mọi vi phạm hành chính và dưới 16 tuổi đối với các vi phạm hành chính do vô ý. - Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. + Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà sau khi hết thời hạn đó thì chủ thể của quan hệ pháp luật được miễn trừ trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý hoặc được hưởng cũng như bị mất quyền pháp lý theo quy định của pháp luật. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước là 01 năm. Đa số các lĩnh vực có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Tuy nhiên, để bảo đảm việc xử lý 119
- vi phạm hành chính được triệt để, Luật xử lý vi phạm hành chính cũng quy định một số trường hợp như: vi phạm hành chính về kế toán, thủ tục thuế, chứng khoán, sản xuất, buôn bán hàng cấm, dầu khí, khoáng sản, đất đai, rừng, lao động nước ngoài... thì thời hiệu xử phạt là 02 năm. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: (i) Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Trường hợp những hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu sẽ được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. (ii) Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp những hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu sẽ được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. (iii) Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến, Luật quy định rõ thời điểm tính thời hiệu được áp dụng chung như đối với các vi phạm khác và nhấn mạnh thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt 120
- vi phạm hành chính. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, chuyển xử lý hành chính thì thời hiệu được áp dụng như trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời hạn được quy định về thời hiệu xử phạt hành chính mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mà bị phát hiện khi hành vi đó kết thúc hoặc đang thực hiện nhưng cố tình chống đối, trốn tránh, trì hoãn, cản trở việc xử phạt hành chính thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt những hành vi trên. + Thời hiệu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Thời hiệu áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo quy định hiện hành. + Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Tương tự như chế định xóa án tích 121
- trong pháp luật hình sự, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian nhất định do Luật này quy định, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã chấp hành xong hình phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì đương nhiên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà không cần bất cứ một thủ tục pháp lý nào. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị lực lượng Công an nhân dân xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý. Trong thời gian 06 tháng đối với phạt cảnh cáo, 01 năm đối với xử phạt hành chính khác mà không tái phạm thì đương nhiên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. 122
- Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp tại một số điều của Luật quy định là ngày làm việc. - Các hình thức, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. + Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: (i) Cảnh cáo; (ii) Phạt tiền; (iii) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; (iv) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; (v) Trục xuất. Hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. 123
- Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Cụ thể là: Cảnh cáo là hình phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ. Áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện, cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. Phạt tiền là việc Nhà nước bắt buộc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt vi phạm hành chính phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Để bảo đảm tính thống nhất với quy định của các luật đặc thù có quy định mức xử phạt tiền tính theo số lần giá trị hàng hóa, tang vật vi phạm (như Luật quản lý thuế, Luật sở hữu trí tuệ...), Luật xử lý vi phạm hành chính quy định theo hướng áp dụng mức phạt tiền tối đa theo quy định của các luật trong lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh. Trên cơ sở khung phạt tiền tối thiểu, tối đa đã được quy định, người có thẩm quyền căn cứ vào tính chất, 124
- mức độ hành vi vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt tiền thích hợp trong khung phạt đó. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm 125
- hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Căn cứ vào loại tang vật, phương tiện mà sẽ được tịch thu, hoặc đấu giá chuyển giao cho các cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Đối với hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả bị xử phạt vi phạm hành chính thì hàng giả sẽ bị tiêu hủy nếu không còn giá trị sử dụng, nếu còn giá trị sử dụng và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thì bị tịch thu và tổ chức bán đấu giá. Nếu có phương tiện thì tịch thu phương tiện. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hình thức xử phạt như cảnh cáo và phạt tiền được sử dụng là hình thức xử phạt chính. 126
- Còn đối với hình thức xử phạt như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và hình thức trục xuất được sử dụng là hình thức xử phạt bổ sung hoặc là hình thức xử phạt chính. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Khắc phục hậu quả có thể được hiểu là việc người có hành vi vi phạm hành chính sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra. Theo quy định thì một hành vi vi phạm có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả bên cạnh các hình thức phạt khác. + Biện pháp xử lý hành chính: (i) Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. (ii) Biện pháp đưa đối tượng vào trường giáo dưỡng. (iii) Biện pháp đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục bắt buộc. (iv) Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 2. Thẩm quyền và hình thức xử phạt vi phạm hành chính - Thẩm quyền: Trưởng Công an cấp xã có quyền: + Phạt cảnh cáo. + Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 127
- Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 2.500.000 đồng. + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng. + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính. - Hình thức: + Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Hình thức xử phạt này áp dụng trong trường hợp: xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Bản chất của thủ tục xử phạt không lập biên bản là vụ việc vi phạm đơn giản, rõ ràng, không có tình tiết phức tạp. Trong trường hợp này, vụ việc được giải quyết nhanh chóng, trật tự quản lý được khôi phục ngay, không gây khó khăn, phiền hà cho người bị xử phạt, người vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. + Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản. Hình thức xử phạt này áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định có thể áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân từ 128
- 250.000 đồng trở lên và áp dụng mức phạt tiền đối với tổ chức từ 500.000 đồng trở lên. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. 3. Một số nội dung liên quan đến công tác xử phạt hành chính - Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. + Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp (theo thủ tục hành chính): (i) Tạm giữ người; (ii) Áp giải người vi phạm; (iii) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; (iv) Khám người; (v) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; (vi) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; (vii) Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; (viii) Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính; (ix) Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn. 129
- + Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải tuân thủ nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục và chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết; việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, như: (i) Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. (ii) Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết theo quy định. (iii) Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. (iv) Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác. - Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính. + Nguyên tắc xử lý vi phạm: (i) Việc xử lý chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm 130
- giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. (ii) Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên được áp dụng trong quá trình xử lý vi phạm. (iii) Việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được thực hiện khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn. (iv) Việc áp dụng hình thức, quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. (v) Tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người chưa thành niên. (vi) Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính. + Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên: (i) Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên ít hơn người thành niên. Trên cơ sở các nguyên tắc về xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên, 3 hình thức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên là cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong 5 hình thức xử phạt quy định chung. (ii) Hình thức xử phạt cảnh cáo: Áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 131
- 16 tuổi thực hiện. (iii) Hình thức xử phạt tiền. Hình thức xử phạt này không được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì có thể áp dụng hình thức xử phạt này. Tuy nhiên, mức tiền phạt áp dụng đối với từng hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước do người chưa thành niên thực hiện không được áp dụng theo nguyên tắc chung như đối với người thành niên mà phải thực hiện theo nguyên tắc: “Người chưa thành niên bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên”. Trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. (iv) Chỉ áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với năng lực trách nhiệm hành chính của người chưa thành niên. Trên cơ sở cân nhắc về độ tuổi, mức độ trưởng thành và năng lực trách nhiệm hành chính của người chưa thành niên khi tham gia các quan hệ pháp luật, theo quy định chỉ áp dụng 4 trong số 9 biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định. Bên cạnh đó, để bảo đảm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả nâng cao trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, trường hợp người chưa thành niên không có khả năng 132
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công dân &cộng đồng
29 p | 347 | 48
-
Ảnh hưởng của một số dự án đầu tư đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
8 p | 92 | 11
-
Tăng cường hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho học viên các học viện công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay
6 p | 93 | 8
-
Tạp chí Thông tin & Tư liệu Số 2 - 2001
51 p | 82 | 7
-
Kinh nghiệm lãnh đạo trong quá trình chuyển đổi số ở một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam
3 p | 28 | 5
-
Một số nghiệp vụ công an xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở: Phần 1
114 p | 12 | 5
-
Một số vấn đề về an ninh việc làm đối với người lao động tại các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
8 p | 41 | 4
-
Đánh giá thực trạng và đê xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tập trung môn Giáo dục quốc phòng và An ninh tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
5 p | 12 | 3
-
Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ thời kì 4.0
8 p | 24 | 3
-
Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục đại học công an nhân dân đáp ứng yêu cầu theo bộ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
7 p | 6 | 3
-
Nghiệp vụ thông tin cơ sở - Tài liệu bồi dưỡng
164 p | 9 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác hành chính văn thư tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
8 p | 37 | 2
-
Đổi mới phương pháp xác định danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ kinh tế - xã hội địa phương: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Ninh Thuận
12 p | 4 | 2
-
Hoạt động TTSP ở trường CĐSP Nghệ An theo hướng vận dụng quy chế 36 của bộ giáo dục và đào tạo
5 p | 7 | 1
-
Một số định hướng trong cách soạn giáo án môn Tiếng Việt
5 p | 9 | 1
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến đời sống lao động nữ có hoàn cảnh đặc biệt hiện nay
5 p | 7 | 1
-
Nghiên cứu nguồn nhân lực công tác xã hội tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020
8 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn