intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhìn lại 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Truyền thống và ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:440

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn "Kỷ yếu hội thảo khoa học 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Truyền thống và ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay" tập trung vào các nhóm chủ đề chính sau: chiến dịch Điện Biên Phủ - sự kiện lịch sử, lý luận và thực tiễn; phát huy giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; chiến thắng Điện Biên Phủ - ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhìn lại 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Truyền thống và ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay

  1. NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
  2. 1097-2024/CXBIPH/06-15/CAND
  3. TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM 1. Trường Đại học Đà Lạt (Khoa Lý luận Chính trị), Học viện Lục quân (Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Công tác đảng, công tác chính trị), Ban tổ chức/biên tập Hội thảo không chịu trách nhiệm về bất kỳ chi phí hoặc thiệt hại nào cho dù trực tiếp hay gián tiếp, có liên quan tới hoặc là hậu quả của việc sử dụng hoặc không sử dụng được các nội dung xuất bản trong Kỷ yếu này, bởi bất cứ bên nào, hoặc liên quan đến các sai sót, vi phạm bản quyền, hay những vi phạm tương tự khác của tác giả các bài tham luận được xuất bản trong Kỷ yếu. 2. Tác giả và đồng/nhóm tác giả bài tham luận có trách nhiệm tuân thủ đạo đức nghiên cứu và công bố công trình khoa học; chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung của bài tham luận, sự chính xác và tính liêm chính học thuật của nội dung ấy (ví dụ, tất cả các trích dẫn trong bài tham luận đã được dẫn nguồn đầy đủ và đúng quy định; các dữ liệu, kết quả phân tích là trung thực và không bị ngụy tạo hoặc chỉnh sửa). 3. Nội dung của các bài tham luận trong Kỷ yếu thể hiện quan điểm cá nhân (nếu có) của tác giả và đồng/nhóm tác giả (nếu có) và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Đà Lạt (Khoa Lý luận Chính trị), Học viện Lục quân (Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Công tác đảng, công tác chính trị), Ban tổ chức/biên tập Hội thảo.
  4. BAN TỔ CHỨC STT Họ và tên Chức vụ/Đơn vị Nhiệm vụ Đồng Trưởng Khoa LLCT - Trường 1 TS. Đinh Thị Hoàng Phương Trưởng Đại học Đà Lạt ban Phó Chủ nhiệm Khoa Mác - Đồng 2 Đại tá, ThS. Vũ Ngọc Lâu Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Trưởng - Học viện Lục quân ban Quyền Chủ nhiệm Khoa Công Đồng 3 Đại tá, TS. Trần Sinh Huy tác đảng, công tác chính trị - Trưởng Học viện Lục quân ban BAN BIÊN TẬP STT Họ và tên Chức vụ/Đơn vị Nhiệm vụ GVCC, Khoa Mác - Lênin, Tư Đồng 1 Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Sỹ Họa tưởng Hồ Chí Minh - Học Trưởng viện Lục quân ban Chủ nhiệm BM Lịch sử Đảng Đồng Cộng sản Việt Nam, Khoa 2 Đại tá, TS. Đỗ Quang Lưu Trưởng Công tác đảng, công tác chính ban trị - Học viện Lục quân Phó BM Lịch sử Đảng Cộng Đồng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ 3 ThS. Trần Thị Thúy Nga Trưởng Chí Minh, Khoa LLCT - ban Trường Đại học Đà Lạt Trưởng BM Việt Nam học, 4 TS. Lê Thị Nhuấn Khoa Quốc tế học - Trường Ủy viên Đại học Đà Lạt GVC, Khoa Ngữ văn và Lịch 5 TS. Nguyễn Thị Hà Giang Ủy viên sử - Trường Đại học Đà Lạt
  5. Chuyên gia nghiên cứu độc 6 TS. Ngô Xuân Trường Ủy viên lập GV, Khoa LLCT - Trường 7 TS. Phạm Hữu Doanh Ủy viên Đại học Đà Lạt GVC, Khoa LLCT - Trường 8 TS. Ngô Thành Vinh Ủy viên Đại học Đà Lạt GV, Khoa LLCT - Trường 9 ThS. Hồ Ngọc Châu Ủy viên Đại học Đà Lạt GVC, Khoa LLCT - Trường 10 ThS. Trần Thị Ái Vân Ủy viên Đại học Đà Lạt CV, Khoa LLCT - Trường 11 ThS. Nguyễn Hoàng Mai Ủy viên Đại học Đà Lạt Phó Chủ nhiệm BM Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, 12 Đại tá, ThS. Nguyễn Văn Nhiên Ủy viên Khoa Công tác đảng, công tác chính trị - Học viện Lục quân CBNC, Khoa Công tác đảng, 13 Đại tá, ThS. Đinh Văn Hưng công tác chính trị - Học viện Ủy viên Lục quân GV, Khoa Công tác đảng, 14 Thiếu tá, CN. Phan Thành Chung công tác chính trị - Học viện Ủy viên Lục quân GV, Khoa Công tác đảng, Thiếu tá, ThS. Nguyễn Thiên 15 công tác chính trị - Học viện Ủy viên Tân Lục quân GV, Khoa Công tác đảng, 16 Trung tá, ThS. Phan Phước Tư công tác chính trị - Học viện Ủy viên Lục quân GV, Khoa Công tác đảng, 17 Thiếu tá, ThS. Trần Văn Thịnh công tác chính trị - Học viện Ủy viên Lục quân
  6. LỜI GIỚI THIỆU Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là bản hùng ca viết bằng bản lĩnh, ý chí, trí tuệ và sức mạnh con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do. 70 năm đã trôi qua, hào khí và âm hưởng của chiến dịch luôn trường tồn và song hành cùng với lịch sử dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử và ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị và mang tầm vóc thời đại. Nhằm tạo điều kiện, môi trường để đô ̣i ngũ cán bộ, giảng viên và các nhà khoa học giao lưu, trao đổi ho ̣c thuâ ̣t, nâng cao nhâ ̣n thứ c về nghệ thuật quân sự, truyền thống đấu tranh, giáo dục lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên, giảng viên, sinh viên, góp phần cổ vũ, phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý chí kiên cường, sáng tạo, tự lực tự cường, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chung sức, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ chính trị và sứ mệnh công dân trong thời đại mới, Trường Đại học Đà Lạt (Khoa Lý luận Chính trị), Học viện Lục quân (Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Công tác đảng, công tác chính trị) đồng tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - truyền thống và ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay”. Nội dung Hội thảo tâ ̣p trung và o cá c nhó m chủ đề chinh sau: ́ - Chiến dịch Điện Biên Phủ - sự kiện lịch sử, lý luận và thực tiễn; - Phát huy giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; - Chiến thắng Điện Biên Phủ - ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay.
  7. Ban tổ chức đã nhận, phản biện và chọn đăng kỷ yếu 51 tham luận đến từ các tác giả/nhóm tác giả thuộc các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong cả nước. Từ những nghiên cứu này, các vấn đề liên quan đến Chiến thắng Điện Biên Phủ - truyền thống và ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay đã được khai thác, phân tích, đánh giá và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, thể hiện được sự quan tâm, nghiên cứu công phu và tâm huyết của Quý tác giả/nhóm tác giả. Trong điều kiện có hạn, Ban tổ chức/biên tập và các tác giả/nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng các tham luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế về nội dung lẫn hình thức. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành từ các nhà khoa học để các tác giả/nhóm tác giả hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. Ban tổ chức trân trọng giới thiệu đến Quý nhà khoa học và những người quan tâm. BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
  8. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ SỰ KIỆN LỊCH SỬ, LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ HIỆN THỰC 16 Thượng tá, TS. Bùi Lê Phong 16 “CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ” - BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ TỔNG QUÂN ỦY 22 Thiếu tá, ThS. Hồ Thị Thủy 22 XUÂN GIÁP NGỌ 1954 TRƯỚC CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 30 ThS. Trần Thị Thuý Nga* - ThS. Phạm Thanh Thủy 30 HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VỚI CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 36 ThS. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh* - ThS. Đinh Quang Trung 36 TRIẾT LÝ QUÂN SỰ TRONG NGHỆ THUẬT CẦM QUÂN CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP 43 ThS. Nguyễn Trọng Khánh1* - ThS. Nguyễn Thái Hòa2 43 MẶT TRẬN LIÊN VIỆT TRONG CUỘC KHANG CHIẾ N CHÔNG THỰC DÂN ́ ́ PHAP VA CHIẾ N THĂNG ĐIỆN BIÊN PHU ́ ̀ ́ ̉ 52 TS. Ngô Thành Vinh 52 SỨC MẠNH TOÀN DÂN TRÊN MẶT TRẬN HẬU CẦN TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 60 ThS. Trương Thị Thu Thảo 60 TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 67 ThS. Hồ Ngọc Châu1* - CN. Vương Tuấn An2 67 NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 75 ThS. Vũ Thanh Tùng 75 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - BÀI HỌC VỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 84 ThS. Nguyễn Kim Hồng 84
  9. CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 BIỂU TƯỢNG LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU ĐẶC BIỆT VIỆT - LÀO 92 Trung tá, ThS. Cao Thị Bích Hường - Thiếu tá, ThS. Đinh Thị Thủy Bình* 92 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - BIỂU TƯỢNG CỦA TINH THẦN DÂN TỘC VỚI KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP, TỰ DO 102 ThS. Dương Thị Hậu1* - ThS. Phạm Hồng Hải2 102 Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 110 Đại tá, ThS. Vũ Ngọc Lâu 110 Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM 115 TS. Đàm Thế Vinh* - ThS. Trần Thị Lê 115 Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN NAY 125 TS. Phan Thị Hà1* - ThS. Trần Văn Viễn1 - TS. Phạm Hữu Doanh2 125 TẦM VÓC LỊCH SỬ CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 131 Đại tá, TS. Đinh Văn Thành - Thượng tá, ThS. Nguyễn Xuân Cẩn* 131 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ 139 ThS.NCS. Nguyễn Thị Thanh Nga1 - TS. Lê Đức Hạnh2* 139 THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ NĂM 1954: 70 NĂM NHÌN LẠI VÀ SUY NGẪM 147 TS. Nguyễn Thị Hoàn 147 MỐI QUAN HỆ GIỮA MẶT TRẬN NGOẠI GIAO VÀ QUÂN SỰ NHÌN NHẬN TỪ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954) 156 SV. Võ Lập Phúc 156 TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (CUỐI THẬP NIÊN 50 CỦA THẾ KỶ XX) 166 CN. Bùi Huỳnh Hữu Phúc 166 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ MỞ ĐẦU QUÁ TRÌNH SỤP ĐỔ HOÀN TOÀN HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN CŨ TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI 177 CN. Nguyễn Việt Trung 177
  10. PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY PHÁT HUY BÀI HỌC ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀO XÂY DỰNG TỈNH LÂM ĐỒNG 186 ThS. Kiều Hoài Sơn 186 PHÁT HUY GIÁ TRỊ TINH THẦN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 192 CN. Phạm Ngọc Hòa1* - ThS. Thái Ngọc Như Quỳnh2 192 VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 198 Thiếu tá, ThS. Nguyễn Thị Hương 198 VAI TRO CUA HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DICH ĐIỆN BIÊN PHU 1954 - ̀ ̉ ̣ ̉ BAI HỌC VA Y NGHĨA TRONG XÂY DỰNG NỀ N QUÔC PHONG TOAN DÂN ̀ ̀ ́ ́ ̀ ̀ HIỆN NAY 210 TS. Nguyễn Thi ̣Ngân 210 KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CHIẾN THUẬT QUÂN SỰ “VÂY, LẤN, TẤN, TRIỆT, DIỆT” Ở CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀO XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 219 CN. Nguyễn Thị Thu Phương 219 TƯ DUY NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VỀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI 228 Trung tá, TS. Chu Minh Quốc - Thiếu tá, ThS. Đinh Thị Thủy Bình* 228 ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỀ PHÁT HUY THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN: TỪ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 ĐẾN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY 236 ThS. Nguyễn Cao Siêng1* - ThS. Nguyễn Thị Thùy Oanh2 236 VẬN DỤNG BÀI HỌC ĐỘNG VIÊN BỘ ĐỘI VÀ NHÂN DÂN XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 244 Trung tá, ThS. Dương Nhật Thái* - Thiếu tá, ThS. Trần Thị Lệ Thanh 244
  11. ĐỈNH CAO CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 252 Thượng tá, ThS. Trịnh Hùng Thanh - Thiếu tá, ThS. Phan Viết Thịnh* 252 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 265 Đại tá, TS. Đinh Văn Thành1* - TS. Phan Thị Hà2 265 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - Ý NGHĨA GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT HIỆN NAY 275 Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Sỹ Họa 275 VAI TRÒ CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ - Ý NGHĨA TRONG GIẢNG DẠY Ở HỌC VIỆN LỤC QUÂN HIỆN NAY 283 Đại tá, TS. Đỗ Quang Lưu 283 THANH NIÊN HÀ TĨNH VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 289 ThS. Đường Thế Anh 289 DẤU ẤN LỊCH SỬ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - BÀI HỌC CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY 296 Thượng tá, ThS. Nguyễn Xuân Cẩn 296 PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRONG GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY 302 Trung tá, CN. Nguyễn Quốc Duy 302 ́ PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRONG GIAO DỤC ́ ̉ ́ LY TƯƠNG CACH MẠNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 310 TS. Vũ Trà Giang* - ThS. Tạ Thị Năm 310 GIÁO DỤC VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 318 ThS. Trương Minh Hoài 318
  12. Ý CHÍ QUYẾT CHIẾN QUYẾT THẮNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ - GIÁ TRỊ TRONG XÂY DỰNG KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH HẠNH PHÚC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 325 Đại tá, TS. Nguyễn Thanh Hải - Thiếu tá, ThS. Trần Thị Tươi* 325 ́ NGHỆ THUẬT PHAT HUY NHÂN TỐ TINH THẦN TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN ̉ ̉ BIÊN PHỦ CUA ĐANG, BÁC HỒ VÀ BÀI HỌC CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM THỜI ĐẠI 4.0 335 PGS. TS. Bùi Trung Hưng1 - ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo2 335 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - NHÌN TỪ “PHÍA BÊN KIA” Ý NGHĨA TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 343 Thượng úy, CN. Đỗ Trung Linh 343 NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO CHIẾN TRANH CỦA ĐẢNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 352 Đại tá, TS. Đào Văn Minh 352 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ SỨ MỆNH, TRÁCH NHIỆM KẾ THỪA CỦA THẾ HỆ CÁCH MẠNG ĐỜI SAU TRƯỚC NHỮNG CỐNG HIẾN, HY SINH CỦA THẾ HỆ TIỀN BỐI 360 ThS. Lê Chí Nhân1* - CN. Trương Bảo Trúc2 360 NGHỆ THUẬT PHÁT HUY NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ, TINH THẦN TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ - GIÁ TRỊ TRONG KHƠI DẬY KHÁT VỌNG CỐNG HIẾN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA HIỆN NAY 369 Trung tá, TS. Hoàng Ngọc Sơn1* - Đại tá, TS. Nguyễn Thanh Hải2 369 NGHỆ THUẬT “LẤY NHỎ THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU" TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY 377 Thượng tá, ThS. Nguyễn Viết Tuấn 377 THANH NIÊN QUÂN ĐỘI TIẾP NỐI LỊCH SỬ HÀO HÙNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 385 Trung tá, ThS. Dương Nhật Thái* - Thiếu tá, ThS. Nguyễn Thị Hương 385 GIÁ TRỊ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 393 Thiếu tá, ThS. Trần Thị Lệ Thanh - Thiếu tá, ThS. Phan Viết Thịnh* 393
  13. CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 – BÀI HỌC VỀ GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 403 ThS. Nguyễn Thanh Trạng* - ThS. Lương Thị Hoài Thanh 403 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ, Ý NGHĨA LỊCH SỬ, BÀI HỌC GIỮ NƯỚC DÀNH CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP HIỆN NAY 408 ThS. Dương Thị Tuyết Trinh1* - ThS. Dương Thị Ngọc Thu2 408 ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 – BÀI HỌC VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY 420 ThS. Trần Thị Ái Vân* - TS. Đinh Thị Hoàng Phương 420 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 VỚI GIÁO DỤC TINH THẦN DÂN TỘC CHO SINH VIÊN TRONG THỜI ĐẠI SỐ 429 SV. Dương Bùi Vinh* - SV. Nguyễn Ngọc Nhi - SV. Nguyễn Hữu Phước 429
  14. CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ SỰ KIỆN LỊCH SỬ, LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
  15. VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ HIỆN THỰC Thượng tá, TS. Bùi Lê Phong Khoa Công tác đảng, công tác chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1 Email: builephonglq1@gmail.com Tóm tắt: Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là thắng lợi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo, khơi dậy ý chí quyết chiến, quyết thắng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để giành thắng lợi hoàn toàn. Trong tình hình mới, nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và hiện thực sâu sắc. Từ khóa: vai trò, Đảng, Chiến dịch Điện Biên Phủ, ý nghĩa lịch sử, hiện thực. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách đây tròn 70 năm, ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân ta toàn thắng. Qua 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ “bất khả chiến bại” đã bị quân và dân ta xóa sổ hoàn toàn, thắng lợi này đã trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để Nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào năm 1975. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ xứng đáng “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”1. Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, thức tỉnh khát vọng giành độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, nô dịch đứng lên đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Với tầm vóc và ý nghĩa to lớn đó, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã trở thành một trong những chiến công chói lọi nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta và đi vào lịch sử nhân loại trên thế giới. 1 Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.55-56. 16
  16. Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 do nhiều nhân tố tạo thành, trong đó nhân tố trước tiên, xuyên suốt và có vai trò quyết định đó là sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của các cấp ủy đảng từ Đảng ủy chiến dịch đến cấp ủy cơ sở thực sự là hạt nhân lãnh đạo đơn vị thực hiện sáng tạo, hiệu quả phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến và cách đánh. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trong suốt cả cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát động chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại ngày nay trong sự kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp năm châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện. Để làm được điều đó, chính là nhờ sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các tổ chức, lực lượng trong chiến dịch. Vai trò của các cấp ủy đảng từ Đảng ủy chiến dịch đến cấp ủy cơ sở thực sự là hạt nhân lãnh đạo đơn vị thực hiện sáng tạo, hiệu quả phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến và cách đánh. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau: Một là, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng, củng cố giữ vững ý chí quyết tâm chiến đấu của bộ đội trong mọi hoàn cảnh, tình huống của chiến dịch. Đây là nội dung lãnh đạo có ý nghĩa rất quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của bộ đội trên chiến trường. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta, chưa có chiến dịch nào trước đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng, củng cố ý chí quyết tâm chiến đấu của bộ đội lại phức tạp, khó khăn nhưng rất hiệu quả như trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - bởi đây là chiến dịch dài ngày nhất, quy mô lớn nhất, tính chất gay go ác liệt, phức tạp nhất, trong đó đặc biệt là có sự thay đổi về cách đánh từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Một thành công lớn nhất của các cấp ủy, tổ chức đảng trong chiến dịch này là đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ kịp thời có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, qua đó đã làm cho cán bộ, chiến sỹ và các lực lượng tham gia chiến dịch quán triệt sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến dịch, tư tưởng chiến thuật của từng giai đoạn chiến dịch, từng trận đánh, từng đơn vị, trong từng tình huống, thời cơ cụ thể của chiến dịch. Đặc biệt phương châm tác chiến mới “đánh chắc, tiến chắc” sau khi được Bộ Chính trị 17
  17. và Bác Hồ đồng ý đã lập tức được chuyển đến các đơn vị tham gia chiến dịch. Sự thay đổi phương châm và kế hoạch tác chiến đã gây nên những xáo động lớn về tâm lý, tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ. Nhận rõ tình hình đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã kịp thời tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho cán bộ, chiến sỹ trên toàn mặt trận thông suốt, chấp hành nghiêm chỉnh sự thay đổi phương châm tác chiến mới và tin tưởng vào thắng lợi ở phương châm tác chiến mới - “đánh chắc, tiến chắc”. Một thành công có ý nghĩa rất quan trọng của các cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo tư tưởng trong chiến dịch là đã kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống tư tưởng chủ quan, khinh địch, tự mãn, chấp hành mệnh lệnh không nghiêm sau thắng lợi bước đầu của chiến dịch. Trong đợt tấn công đầu tiên (từ ngày 13 đến 17/3/1954), quân ta đã mưu trí dũng cảm tiêu diệt gọn cụm cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 01 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; đại tá Pirốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ, bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát. Bước vào tiến công đợt 2 của chiến dịch, chúng ta gặp không ít khó khăn, bộ đội thương vong nhiều. Tư tưởng của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ từ chủ quan, coi thường địch chuyển thành hoang mang, bi quan, thiếu tin tưởng vào khả năng thắng lợi của ta, sợ gian khổ, hy sinh... Để khắc phục tình trạng trên, củng cố quyết tâm tiến công tiêu diệt địch, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã chủ trương mở đợt sinh hoạt chính trị, phát động cuộc đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực sâu rộng trong tất cả các đơn vị. Nhờ đó đã tạo được khí thế mới, quyết tâm mới trong chuẩn bị tiến công đợt ba - đợt cuối cùng, kết thúc thắng lợi hoàn toàn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bài học rút ra từ đây là, trong bất cứ nhiệm vụ gì, muốn thực hiện tốt, trước hết các cấp ủy đảng phải coi trọng việc lãnh đạo và thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng từ trong nội bộ đảng ra đến ngoài quần chúng. Lúc thuận lợi cũng như khi gặp khó khăn, phải xác định rõ nội dung lãnh đạo chính trị, tư tưởng; xác định đúng thái độ chính trị của bộ đội, nhất là trong những lúc tình hình diễn biến phức tạp, khó khăn, ác liệt. Đặc biệt phải nhạy bén phát hiện, chỉ rõ những vấn đề tư tưởng mới nảy sinh do diễn biến phức tạp trên chiến trường để nắm bắt, xử lý kịp thời. Trong mọi hoàn cảnh, tình huống phải giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng của Đảng trong quân đội. Đây là nguyên tắc, là điều kiện cơ bản bảo đảm cho bộ đội vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Hai là, không ngừng chăm lo củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, làm hạt nhân lãnh đạo ở các đơn vị để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của chiến dịch. Điểm nổi bật trong hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là đã chấp hành nghiêm cơ chế lãnh đạo của Đảng; quán triệt và vận 18
  18. dụng sáng tạo quan điểm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Đảng tới từng đơn vị và thông suốt đến cán bộ, chiến sĩ, đã kịp thời có những quyết định chính xác, góp phần hoàn thành thắng lợi, mục tiêu, nhiệm vụ của chiến dịch đã đề ra. Các cấp ủy, tổ chức Đảng đã thực sự là hạt nhân lãnh đạo đơn vị, nhất là những lúc trong tình thế khó khăn, ác liệt. Đội ngũ cán bộ, cấp ủy viên thực sự là những tấm gương tiêu biểu, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, là chỗ dựa vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” xuất phát từ tình hình địch và ta, chứ không phải do ý muốn chủ quan và đã được thực tiễn chứng minh là một quyết định đúng đắn - Một sự thay đổi có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của chiến dịch. Điều đó đã phản ánh năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của hệ thống tổ chức đảng trong chiến dịch thật sự vững vàng, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ, trước Nhân dân, trước tính mạng, xương máu của bộ đội trong chiến dịch ở vào thời điểm gay cấn nhất. Trong quá trình tác chiến chiến dịch, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã bám sát tình hình thực tiễn, các tình huống chiến dịch, bình tĩnh, tự tin với tinh thần chủ động, sáng tạo đề ra các phương án xử lý theo đúng quan điểm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến, nên chiến dịch lịch sử ấy đã vượt qua muôn vàn khó khăn và đã kết thúc thắng lợi vẻ vang - khẳng định rõ sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến dịch. Thực tế đã cho thấy, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng cần phải nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc, chế độ, nội dung lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong chiến dịch. Cấp ủy, tổ chức đảng phải nắm vững nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng; kết hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo toàn diện với lãnh đạo có trọng điểm; giữa lãnh đạo tư tưởng với lãnh đạo tổ chức. Đảng ủy chiến dịch phải quán triệt quan điểm tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Đảng, đề ra chủ trương kế hoạch tổ chức thực hiện không những cho toàn chiến dịch mà cả cho những hướng, những mũi quan trọng, những trận đánh then chốt. Phải lãnh đạo phát huy trí tuệ, dân chủ ở các cấp, động viên trí tuệ, khả năng của cán bộ, chiến sỹ trong việc nghiên cứu, đề xuất, sáng tạo cách đánh, vượt qua những khó khăn, thách thức ác liệt. Trong quá trình chiến đấu phải thường xuyên, chủ động, tích cực làm tốt việc bồi dưỡng các cấp ủy từ bí thư chi bộ, chi ủy viên và tổ trưởng đảng để vừa nâng cao năng lực lãnh đạo, vừa có nguồn bổ sung cán bộ đáp ứng yêu cầu của chiến dịch. Mặt khác, chủ động, tích cực xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, đi đôi với việc phát triển đảng, phải phân bố đảng viên cho hợp lý, chú trọng những đơn vị làm nhiệm vụ quan trọng. Cần tận dụng tất cả các nguồn để bảo đảm số lượng đảng viên, trong đó nguồn được lựa chọn, bồi dưỡng kết nạp tại đơn vị trong thực tế chiến đấu là chủ yếu. Để làm tốt công tác phát triển đảng trong chiến đấu, ngay từ khi chuẩn bị chiến dịch đã phải có kế hoạch 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2