intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhìn lại việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Trường Đại học Đà Lạt

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nhìn lại việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Trường Đại học Đà Lạt" nhằm khái quát một số kết quả trong sưu tầm và xuất bản tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên; những kết quả trong việc dạy và học về văn học dân gian dân tộc thiểu số Tây Nguyên; những thành tựu trong việc nghiên cứu và công bố công trình khoa học của giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh về lĩnh vực này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhìn lại việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Trường Đại học Đà Lạt

  1. NHÌN LẠI VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TS. Lê Hồng Phong 34 Tóm tắt Từ cái nhìn tổng hợp và chủ yếu vận dụng phương pháp thực chứng, bài viết nhằm khái quát một số kết quả trong sưu tầm và xuất bản tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên; những kết quả trong việc dạy và học về văn học dân gian dân tộc thiểu số Tây Nguyên; những thành tựu trong việc nghiên cứu và công bố công trình khoa học của giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh về lĩnh vực này. Phạm vi các nội dung trình bày trong bài báo này được giới hạn trong thực tiễn đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Đà Lạt từ 1986 đến nay mà tác giả, đồng nghiệp và người học đã thực hiện. Từ khóa: Sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy, văn học dân gian, Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt REVIEWING THE RESEARCH AND TEACHING OF FOLKLORE OF ETHNIC MINORITIES IN THE CENTRAL HIGHLANDS AT DALAT UNIVERSITY Abstract From a comprehensive perspective, primarily employing empirical methods, the article aims to provide an overview of major outcomes in collecting and publishing folklore works of ethnic minorities in the Central Highlands, the results in teaching and learning about folklore of ethnic minorities in the Central Highlands, the achievements in researching and publishing scientific works of lecturers, students, and researchers in this field. The scope of the contents presented in this paper is limited to the practical training and scientific research activities at Dalat University from 1986 to the present, undertaken by the author, and his colleagues, and students. Keywords: Collecting, researching, teaching, folklore, Central Highlands, Dalat University. 1. Đặt vấn đề Văn học địa phương nói riêng, văn nghệ địa phương nói chung là một bộ phận của văn học nghệ thuật Việt Nam, trước hết phải phản ánh hiện thực đời sống, con người địa phương; do tài năng sáng tạo nghệ thuật của tác giả, nó sẽ vượt thoát khỏi tầm địa phương để vươn lên tầm quốc gia, chưa dám nói tầm quốc tế. Gần 50 năm sau ngày thống nhất đất nước, cũng gần 50 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Đà Lạt (1976-2024), rất cần có những đánh giá, nhận xét về văn học dân gian Tây Nguyên, xem nó có đặc điểm và có giá trị gì nhằm góp phần vào việc bảo tồn và phát 34. Chi Hội trưởng Chi hội Văn nghệ Dân gian Lâm Đồng, nguyên Giảng viên Trường Đại học Đà Lạt 149
  2. huy giá trị của tài sản ấy. Và muốn biết giá trị của nó thì không thể không tập hợp và nhìn lại một cách khái quát nhất những thành tựu trong việc sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy và học tập về văn học dân gian các dân tộc Tây Nguyên. Bởi vậy, từ cái nhìn tổng hợp và chủ yếu vận dụng phương pháp thực chứng, bài viết nhằm khái quát một số kết quả trong sưu tầm và xuất bản tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên; những kết quả trong việc dạy và học về văn học dân gian dân tộc thiểu số Tây Nguyên; những thành tựu trong việc nghiên cứu và công bố công trình khoa học của giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh về lĩnh vực này. Phạm vi các nội dung trình bày trong bài báo này được giới hạn trong thực tiễn đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Đà Lạt từ 1986 đến nay mà tác giả, đồng nghiệp và người học đã thực hiện. 2. Kết quả sưu tầm và xuất bản văn học dân gian Tây Nguyên Khác với nghiên cứu văn học viết, muốn nghiên cứu văn học dân gian thì việc tất yếu trước tiên là phải tiến hành điền dã tại thực địa, trực tiếp sưu tầm tác phẩm đang lưu giữ trong ký ức của nhân dân. Nhà nghiên cứu phải sưu tầm tác phẩm thì mới có tư liệu để nghiên cứu và giảng dạy về văn học dân gian nói riêng, văn hóa Tây Nguyên nói chung. Về thể loại sử thi, sau hàng chục năm sưu tầm sử thi của dân tộc Bana tại Kon Tum, nhà nghiên cứu Phan Thị Hồng đã công bố một số sử thi sau đây: - Giông nghèo tám vợ - Tre Vắt ghen ghét Giông, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội; - Giớ dòi (Gió hrai), Giông đi săn (Giông bok loa), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội; - Giông, Giớ mô côi từ thuở bé, NXB Tổng hợp Đà Nẵng.35 Về loại hình truyện kể dân gian, với sự hỗ trợ vô tư và nhiệt tình của các già làng, cộng tác viên, với sự tham gia của giảng viên và sinh viên Ngữ văn, Trường Đại học Đà Lạt, đã sưu tầm được khoảng 400 truyện cổ Mạ và K’Ho. Được sự quan tâm của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Viện Nghiên cứu văn hóa, một số truyện cổ của hai dân tộc này đã được xuất bản. Việc làm này đã góp phần bảo tồn và phổ biến tài sản văn học dân gian, cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn học địa phương, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Xin lược kê một số tuyển tập văn học dân gian sau đây: - Lê Phong và cộng sự (sưu tầm – biên soạn): Chàng Đu Đủ, NXB Kim Đồng, 2003. - Lê Hồng Phong (ĐTG): Truyện kể dân gian Cơ Ho ở Lâm Đồng (Truyện cổ một số dân tộc thiểu số), trang 287- 42236, NXB VHDT, 2012. - Lê Hồng Phong: A - Cơ Ho (trang 111-133); Đ - Mạ; (Thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam, Quyển 1), trang 315-366, NXB KHXH, 2013. - Lê Hồng Phong - Nguyễn Ngọc Chiến: V. Mạ; Truyện cổ tích các dân tộc thiểu số Việt Nam (Truyện cổ tích thần kỳ, Quyển 2), trang 343- 420, NXB KHXH, 2014. 35 . Thông tin được trích từ Lý lịch khoa học giảng viên năm 2012, chưa đủ số lượng đầu sách và chưa có năm xuất bản. 36 Số trang ở đây nhằm chỉ phần tác phẩm mà soạn giả Lê Hồng Phong và cộng sự biên soạn trong các tuyển chung. 150
  3. - Lê Hồng Phong - Ngọc Lý Hiển và cộng sự: II. Dân tộc Cơ Ho; III. Dân tộc Mạ (Truyện ngụ ngôn các dân tộc thiểu số Việt Nam), trang 182- 272, NXB KHXH, 2014. - Lê Hồng Phong - Ngọc Lý Hiển và cộng sự: II. Dân tộc Cơ Ho; III. Dân tộc Mạ (Truyện cười các dân tộc thiểu số Việt Nam) trang 201-301, NXB KHXH, 2014. - Lê Hồng Phong (chủ biên), Trần Thanh Hoài (đồng chủ biên), Mai Minh Nhật, Khuất Minh Ngọc, Hoàng Mạnh Tiến, Ngọc Lý Hiển: Văn học dân gian Lâm Đồng, tập 1: Truyện kể K’Ho, NXB Tổng hợp TPHCM, 2023. Nhiều năm qua, trong khi truyện cổ các dân tộc gốc Lâm Đồng đã được xuất bản ở phạm vi Việt Nam thì do điều kiện khách quan, ở Lâm Đồng lại ít người biết đến việc đó. Giáo viên và học sinh phổ thông gặp khó khăn về tư liệu để giảng dạy và học tập văn học địa phương. Đáp ứng nhu cầu đó, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã chủ trương xuất bản một bộ tuyển tập mang tên Văn học dân gian Lâm Đồng; tập 1 của bộ sách đã được xuất bản như vừa liệt kê cuối bảng trên. Gần 100 truyện kể được tuyển chọn sẽ góp phần cung cấp cho bạn đọc nguồn tư liệu tin cậy để tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy, học tập và thưởng thức để biết rằng có một nền văn học dân gian như thế. Thay mặt những người sưu tầm và biên soạn, chúng tôi ủng hộ và hoan nghênh cách làm này và hy vọng sẽ biên soạn và xuất bản các tập tiếp theo về văn học dân gian Mạ, Chu Ru… 3. Kết quả nghiên cứu văn học dân gian Tây Nguyên 3.1. Những đề tài khoa học về văn học dân gian Tây Nguyên Ý thức được tầm quan trọng của việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt và Bộ chủ quản đã phê duyệt cho các chủ nhiệm đề tài và các nhóm nghiên cứu thực hiện thành công các đề tài khoa học cấp Bộ, cụ thể là các đề tài sau đây: - Phạm Hậu Thành (Chủ nhiệm): Sưu tầm – nghiên cứu truyện cổ Tây 1993 - 1996 Nguyên; - Lê Hồng Phong (Chủ nhiệm): Văn học dân gian Tây Nguyên (sưu 1996 - 2000 tầm – nghiên cứu) - Phan Thị Hồng (Chủ nhiệm): Sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu sử thi 2000 - 2002 Giông Giớ mồ côi từ thuở bé của dân tộc Bahnar; - Phan Thị Hồng (Chủ nhiệm): Hệ thống nhân vật trong mối quan hệ 2004 - 2006 với các đề tài – cốt truyện của sử thi anh hùng Tây Nguyên; - Lê Hồng Phong (Chủ nhiệm): Nghiên cứu truyện cổ Mạ-K’Ho bằng 2004 - 2006 phương pháp so sánh loại hình Ngoài ra còn hàng chục đề tài cấp trường và cấp tỉnh mà đội ngũ giảng viên của Trường đã tham gia thực hiện trong hàng chục năm qua với tư cách chủ nhiệm hoặc thành viên đề tài. 151
  4. 3.2. Những cuốn sách nghiên cứu về văn học dân gian Tây Nguyên Trên cơ sở sự sưu tầm và nghiên cứu trong hàng chục năm qua, nhiều kết quả nghiên cứu đã được xuất bản dưới dạng những cuốn sách riêng mang tính chuyên khảo hoặc sách chung của nhóm tác giả cùng hướng nghiên cứu. Xin phép liệt kê một số công trình cụ thể sau: - Lê Hồng Phong: Tìm hiểu truyện cổ Tây Nguyên trường hợp Mạ và K’Ho, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học - NXB Văn học, Hà Nội, 2006. - Phan Thị Hồng: Nhóm sử thi dân tộc Bahnar (sách chuyên khảo), NXB Văn học, Hà Nội, 2006. - Nhiều tác giả: So sánh Folklore, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2012. - Lê Hồng Phong (Chủ biên): Nghiên cứu Folklore theo hướng tiếp cận liên ngành, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2014. - Lê Hồng Phong (Chủ biên): Nghiên cứu văn học và văn hóa theo loại hình, NXB ĐHQG TPHCM. 2019. - Lê Thị Quỳnh Hảo: Vị thế và trai trò của phụ nữ Ê-đê và M'nông trong xã hội truyền thống (qua khảo sát sử thi và luật tục), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2019 - Võ Thị Thùy Dung: Tín ngưỡng và lễ hội của dân tộc M’nông, NXB ĐHQG TPHCM, 2020. - Phạm Văn Hóa: Tiếp cận văn học từ văn hóa, NXB NXB ĐHQG TPHCM, 2022. - Nhiều tác giả: Nghiên cứu văn nghệ dân gian Lâm Đồng (2017-2022), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2022. Ngoài ra, Khoa Ngữ văn (nay là khoa Ngữ văn – Lịch sử) trong giai đoạn 2015 - 2020 còn xuất bản 02 công trình tập thể và 03 số chuyên đề Tạp chí Nghiên cứu Văn học, trong đó có các bài về văn học dân gian Tây Nguyên bên cạnh các lĩnh vực khác của khoa nghiên cứu văn học. 3.3. Những bài báo khoa học về văn học dân gian Tây Nguyên Khoảng hơn 30 năm nay, các giảng viên cũng đã nghiên cứu và lần lượt công bố các bài báo khoa học về những đặc điểm cụ thể của văn học dân gian Tây Nguyên về thể loại và nhận vật, về các thủ pháp nghệ thuật, về giá trị phản ánh hiện thực xã hội và giá trị nhân sinh của sử thi, ca dao, tục ngữ và truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên, về giá trị văn hóa mà tác phẩm văn học đã và đang bảo lưu trong đó. Để minh chứng, trong hàng trăm bài báo và tham luận khoa học, chúng tôi tuyển lựa 50 bài tiêu biểu, đa phần có chỉ số ISSN, đưa vào phụ lục để bài viết không quá dàn trải. Sự thống kê, liệt kê của chúng tôi chắc chắn là chưa cập nhật đầy đủ mà chỉ dừng lại ở thông tin của các tác giả là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam37. 37 PHỤ LỤC 1. CÁC BÀI BÁO VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN TÂY NGUYÊN 152
  5. 4. Việc giảng dạy và học tập về văn học dân gian Tây Nguyên Việc giảng dạy văn học dân gian Tây Nguyên trước hết được cập nhật trong các giáo trình Văn học dân gian Việt Nam cho các ngành Ngữ văn, sư phạm Ngữ văn và Việt Nam học, thể hiện rõ nhất ở chương về sử thi. Về các thể loại khác cơ bản vẫn trình bày tương tự các trường đại học khác với sự ưu tiên trình bày văn học dân gian dân tộc chủ thể, đa số vì thời lượng chương trình giảm dần từ 90 tiết (1985-1995), sau đó xuống 70 rồi 60 tiết và ngày nay chỉ còn 45 tiết chính thức. Bù đắp cho sự thiếu hụt về thời lượng dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức về văn học dân gian địa phương, trong những lần điều chỉnh chương trình về sau, cơ sở đào tạo đã kịp thời bổ sung các chuyên đề tự chọn, như: Sử thi Tây Nguyên, Truyện cổ Tây Nguyên. Và những năm gần đây đã tái xuất hiện một học phần tự chọn vừa mang tính thay thế vừa mang tính tổ hợp là Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục giới thiệu đặc điểm văn học dân gian Tây Nguyên cho người học. Bên cạnh việc kế thừa những thành tựu mang tính khai mở của các nhà khoa học như Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật và thành tựu của thế hệ tiếp theo, giảng viên bộ môn cũng sẽ cập nhật kết quả nghiên cứu của chính mình trong những giáo trình hoặc chuyên đề này. Ở cấp độ sau đại học, trong chương trình đào tạo cao học từ hàng chục năm nay đã hiện hữu các học phần tự chọn: Những vấn đề văn học dân gian Việt Nam, Sử thi Việt Nam. Trong các học phần này, giảng viên cũng đã trình bày tương đối sâu những vấn đề học thuật, có những đặc điểm chung cơ bản đã đồng thuận nhưng cũng có những vấn đề mới hoặc vấn đề chưa thống nhất trong giới chuyên môn, nhằm cung cấp thêm cho học viên thấy sự phức tạp trong việc nhìn nhận, đánh giá văn học dân gian Việt Nam nói chung, văn học dân gian Tây Nguyên nói riêng. Từ đó học viên có thể ít nhiều phát triển tư duy phản biện, kỹ năng phát hiện vấn đề, một số học viên có thể xác định vấn đề mới cần giải quyết và biến thành đề tài luận văn thạc sĩ. Đến nay đã có 23 luận văn thạc sĩ được bảo vệ thành công về đặc điểm sử thi hoặc truyện cổ một dân tộc thiểu số Tây Nguyên như Ê Đê, M nông, Ba Na, Xơ Đăng, Mạ, K’Ho, Chu Ru hoặc những luận văn mang tính so sánh truyện cổ, so sánh sử thi hai dân tộc. Tất nhiên vẫn còn ít luận văn phát hiện và giải quyết các vấn đề mang tính xâu chuỗi của sử thi hoặc truyện cổ nhiều dân tộc Tây Nguyên. Do muốn tinh giản bài viết nên chúng tôi cũng đã đưa danh mục các luận văn thạc sĩ về văn học dân gian Tây Nguyên vào phụ lục.38 Giảng viên đi học nâng cao trình độ và khi bảo vệ thành công luận án đã trở thành giảng viên bậc cao hơn để tiếp tục giảng dạy đại học và sau đại học. Đầu tiên là các luận án tiến sĩ về sử thi Bana của Phan Thị Hồng, của Lê Hồng Phong về truyện cổ Mạ và K’Ho bảo vệ tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004. Tiếp đó là luận án của Võ Thị Thùy Dung về tín ngưỡng và lễ hội dân tộc M'nông bảo vệ tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017; luận án của Lê Thị Quỳnh Hảo về sử thi và luật tục Ê Đê, Mnông bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018. Gần đây, Đàm Thị Thắm bảo vệ luận án về nhân vật dũng sĩ trong sử thi và truyện cổ tích một số dân tộc Tây Nguyên tại Trường Đại học Đà Lạt 38 PHỤ LỤC 2. DANH MỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN TÂY NGUYÊN 153
  6. cuối năm 2023; Lê Ngọc Bính bảo vệ luận án về sử thi Xơ Đăng tại Trường Đại học Đà Lạt đầu năm 2024. Trong vòng 20 năm có 6 luận án tiến sĩ được bảo vệ thành công chưa phải là nhiều nhưng các luận án này đều tập trung giải quyết những vấn đề khoa học về văn học dân gian Tây Nguyên là một đóng góp có ý nghĩa về khoa học và đào tạo. 5. Thay lời kết Như đã đặt ra từ đầu là bài viết này không đi sâu vào các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của kho tàng văn học dân gian các dân tộc Tây Nguyên mà chỉ giới thiệu tổng quan về các kết quả chủ yếu trong sưu tầm và xuất bản tác phẩm văn học dân gian Tây Nguyên; các thành tựu trong nghiên cứu văn học dân gian Tây Nguyên thể hiện trong các đề tài khoa học tiêu biểu, các công trình khoa học chung và riêng đã xuất bản, các bài báo khoa học đã công bố. Bài viết cũng đã khái quát các thành tựu trong đào tạo đại học và sau đại học thể hiện qua các giáo trình và chuyên đề, các đề tài luận văn cao học và luận án tiến sĩ đã được bảo vệ thành công trong hơn hai mươi năm qua. Những đặc điểm và những giá trị cụ thể của văn học dân gian Tây Nguyên được thể hiện trong các đề tài, bài báo, cuốn sách, luận văn và luận án đã được điểm danh mà vì lực bất tòng tâm, tác giả bài viết này không đủ khả năng trình bày dù ở mức sơ lược nhất. Ghi nhận và đánh giá cao kết quả sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy và công bố về văn học dân gian Tây Nguyên của đội ngũ giảng viên đại học (cũng là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam), Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã trao 04 Giải Ba A và 02 Giải 3B cho các cá nhân; Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tặng Giải B cho công trình tập thể của nhóm nghiên cứu; Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng đã trao tặng 01 Giải Nhì và 01 Giải Ba cho công trình nghiên cứu cá nhân.39 Đó là sự khích lệ các nhà khoa học để họ có thể tiếp tục tiến về phía trước nhằm góp sức mình vào sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của tài sản văn hóa, văn học dân gian Tây Nguyên./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhiều tác giả, Địa chí Lâm Đồng, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2001. 2. Lê Hồng Phong: Nhìn lại việc nghiên cứu truyện cổ các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng, Nghiên cứu Văn học, số 10 (536), 2016, tr. 05-12. 3. Dương Hữu Biên (chủ biên): Ngữ văn và Văn hóa học: Một chặng đường, NXB ĐHQG TPHCM, 2016. 4. Dương Hữu Biên (chủ biên): Ngữ văn và Văn hóa học: Những điểm nhìn, NXB ĐHQG TPHCM, 2017. 5. Khoa Ngữ văn – Lịch sử (Trường Đại học Đà Lạt): Những vấn đề Ngữ văn – Lịch sử, NXB ĐHQG TPHCM, 2022. 6. Thi Phong: 40 năm Khoa Ngữ văn – Lịch sử Trường Đại học Đà Lạt, báo Lâm Đồng cuối tuần, thứ Bảy ngày 17-9-2022. 39 PHỤ LỤC 3. CÁC GIẢI THƯỞNG VỀ SƯU TẦM - NGHIÊN CỨU TÂY NGUYÊN 154
  7. PHỤ LỤC 1. CÁC BÀI BÁO VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN TÂY NGUYÊN STT Tên bài báo Tên tạp chí, kỷ yếu, Trang Năm số 01. LÊ ĐÌNH BÁ - MAI MINH NHẬT: Tạp chí Khoa học Xã 69 – 77 2011 Huyền thoại về sự ra đời và tên gọi một hội Tây Nguyên, số 4 số dòng họ của người Chil ở tỉnh Lâm Đồng 02. LÊ NGỌC BÍNH (02 – 07) Tạp chí KH Đại học 83-94 2013 Một số phong tục trong sử thi Xơ Đăng Đà Lạt, Số 5 03. Về nhân vật mang lốt trong sử thi Xơ Kỷ yếu Hội nghị khoa 160- 2015 Đăng học Đại học Đà Lạt 167 04. Tính trữ tình của sử thi Xơ Đăng Tạp chí Nghiên cứu 27-39 2016 Văn học, số 10 05. Thời gian, không gian và cốt truyện sử Tạp chí Nghiên cứu 61-70 2017 thi Xơ Đăng Văn học, số 11 06. Tổ chức xã hội và sự cố kết cộng đồng Tạp chí khoa học Đại 447- 2017 trong sử thi Xơ Đăng học Đà Lạt, Số 7 460 07. Một số điểm tương đồng về nghệ thuật Tạp chí khoa học Đại 03-15 2021 giữa sử thi Xơ Đăng và sử thi Bahnar học Đà Lạt, 08. VÕ THỊ THÙY DUNG (08 – 16): Tạp chí Văn hóa dân 59-64 2015 Tôn giáo đa thần trong nghi lễ và lễ gian, số 10, hội của dân tộc M’nông 09. Giá trị văn hóa trong nghi lễ vòng đời Tạp chí Khoa học Đại 59-66 2015 của người M’nông tỉnh Đăk Nông học Thủ Dầu Một, số 22 10. Tín ngưỡng đa thần của người Tạp chí Khoa học Đại 75-82 2015 M’nông nhìn từ lý thuyết chức năng học Đà Lạt, số 10 11. Một số loại hình tín ngưỡng truyền Tạp chí Khoa học Đại 71-79 2016 thống của dân tộc M’nông học Hà Tĩnh, số 7 12. Đặc trưng tín ngưỡng đa thần của dân Tạp chí Nghiên cứu 40-52 2016 tộc M’nông qua sử thi M’nông Văn học, 10 13. Nghi lễ vòng đời người M’nông huyện Tạp chí Khoa học Đại 492- 2017 Đam Rông tỉnh Lâm Đồng – Truyền học Đà Lạt, số 4 508 thống và biến đổi 155
  8. 14. Quan niệm linh hồn trong tín ngưỡng Tạp chí Nghiên cứu 71-78 2017 hồn linh của dân tộc M’nông qua sử Văn học, số 11, thi M’nông 15. Nữ nhân vật sử thi M’nông dưới góc Tạp chí Nghiên cứu 45-55 2018 nhìn văn hóa mẫu hệ Văn học, số 9, 16. Tính hai mặt của việc khai thác văn Tạp chí Nghiên cứu 45-55 2019 hóa các dân tộc tại chỗ trong phát văn hóa Việt Nam, số triển du lịch bền vững tại tỉnh Lâm 5, Đồng 17. LÊ THI QUỲNH HẢO (17 – 21): Tạp chí Khoa học Đại 64-74 2015 Vẻ đẹp người phụ nữ M’nông qua sử học Đà Lạt, số 10, thi 18. Vai trò và vị thế của người phụ nữ Tạp chí Khoa học 52-60 2015 M’nông trong tương quan so sánh với Trường Đại học Hồng người đàn ông (qua khảo sát sử thi) Đức, số 10, 19. Văn hóa mẫu hệ M’nông qua phân Tạp chí Khoa học 70-82 2016 tích SWOT Trường Đại học Hồng Đức, Số 10, 20. Vai trò và vị thế của người phụ nữ Tạp chí Nguồn sáng 48-61 2019 Mnông qua khảo sát sử thi dân gian, Số 2 (71) 21. Tìm hiểu văn hóa ứng xử trong gia Tạp chí Nguồn sáng 29-40 2020 đình người Êđê qua luật tục và đời dân gian, Số 2 (75) sống 22. PHẠM VĂN HÓA (22 – 33): Thông tin Khoa học 33-40 2010 Về một số giá trị văn hoá trong sử thi Xã hội, số 2 (326), Tây Nguyên 23. Con người Tây Nguyên trong sử thi Khoa học Xã hội, số 55- 60 2010 3(139), 24. Sử thi Tây Nguyên và văn hóa ẩm thực Nguồn sáng Dân gian, 59-65 2010 số 3 (36), 25. Những chàng trai Tây Nguyên trong sử Nguồn sáng Dân gian, 32-37 2010 thi số 2(35), 26. Để sử thi Tây Nguyên sống mãi với Tây Khoa học Xã hội Việt 82-86 2011 Nguyên Nam, số 1 (44), 27. For the Central Highlands’ Epics to Vietnam Social 81 - 85 2011 Live Forever with the Central Sciences Review, N. 156
  9. Highland 2 (142), ietnam Academy of Social Sciences. 28. Mô típ sử thi Tây Nguyên và chân dung Nguồn sáng Dân gian, 03 - 09 2011 người anh hùng số 1(38), 29. Hình tượng người đẹp Tây Nguyên Khoa học Xã hội Việt 51 -55 2012 trong sử thi Nam, số 1 (50), 30. Chất Tây Nguyên ở nhân vật “kẻ thù” Nguồn sáng Dân gian, 53-56 2012 trong sử thi số 4(45), 31. Hình tượng rừng trong sử thi Tây Ngôn ngữ, số 9 (292), 66-70 2013 Nguyên 32. Nhân vật sử thi Tây Nguyên và văn hoá Thế giới Di sản, số 6 66 - 69 2019 trang phục (153), 33. Ba hướng nghiên cứu phê bình văn học Tạp chí KHXH Việt 16-26 2020 dân tộc thiểu số Việt Nam Nam, số 3 (4) LÊ HỒNG PHONG (34 – 50): Tạp chí Khoa học xã Tr. 1992 34. Nhân vật mồ côi trong truyện cổ dân hội. số 14, 135- tộc Mạ 139 Hiện tượng dị bản trong truyện cổ Tạp chí Văn hóa dân 38-40 1993 35. K’Ho gian, số 2(42), Về nhân vật tôn giáo trong cổ tích Tạp chí Văn học, số 1 31-32, 1993 36. (259, 59 Về con số “Bảy”trong truyện cổ Mạ Tạp chí Khoa học xã 104- 1994 37. hội, số 21, 106 Tìm hiểu truyện Tistơli dưới góc độ dị Tạp chí Văn hóa dân 45-47 1994 38. bản gian, số 2 (46) Quan hệ Mạ-Chăm qua truyện cổ Mạ Tạp chí Văn học, số 30-32 1994 39. 1(265) Tính chất nguyên hợp của truyện cổ Tạp chí Văn học, 1 22-23 1995 40. Tây Nguyên (277), Huyền thoại Mạ-K’Ho về nguồn gốc Tạp chí Văn hóa dân 21-23 1997 41. tộc người gian, số 2 (580), Yếu tố văn hóa nguyên thủy qua truyện Tạp chí Văn hóa nghệ 32-34 2000 42. cổ Mạ và K’Ho thuật, số 1 (187), 43. Phức thể tuyện hài-ngụ ngôn Tây Tạp chí Nghiên cứu 82-96 2006 157
  10. Nguyên qua trường hợp Mạ và K’Ho văn học, số 3 (409), Một số motif cổ tích Mạ và K’Ho trong Tạp chí Khoa học xã 42-47 2011 44. so sánh với cổ tích người Việt hội Tây Nguyên, số 3, Về văn vần dân gian của người Mạ ở Nghiên cứu văn học, 50-56 2016 45. Lâm Đồng số 4 (530), Ẩm thực dân tộc Mạ qua văn học dân Tạp chí khoa học Đại 42-46 2016 46. gian học Văn hiến, số 11, Truyện cổ Tây Nguyên và truyện cổ Tạp chí khoa học Đại 50-60 2016 47. Đông Nam Á- Một số motif chung học Đà Lạt, số 1, Nhìn lại việc nghiên cứu truyện cổ các Nghiên cứu văn học, 05-12 2016 48. dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng số 10 (536), Về sự vận động của văn học dân gian Nghiên cứu văn học, 29-36 2017 49. số 11 (549), Về các dị bản Mạ, Chăm và Lào của Nghiên cứu văn học, 56-66 2018 50. bài Con cò số 9 (559), PHỤ LỤC 2. DANH MỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN TÂY NGUYÊN 1. Võ Thị Thùy Dung Đặc điểm nữ nhân vật trong Sử thi Tây Nguyên 2. Phạm Văn Hóa Nhân vật sử thi Tây Nguyên, tiếp cận từ phương diện văn hóa 3. Trần Thanh Hoài Tìm hiểu tín ngưỡng và phong tục qua truyện cổ K’Ho 4. Nguyễn Thị Quỳnh Như So sánh sử thi Iliát và sử thi Đam Săn 5. Trần Quang Vinh So sánh sử thi Êđê và sử thi M’Nông 6. Nguyễn Ngọc Bảo Quyên Tập tục một số dân tộc Tây Nguyên qua sử thi 7. Phan Văn Cường Đặc điểm truyện cổ Ê đê 8. Lê Ngọc Bính Một số đặc điểm sử thi Xơ Đăng 9. Võ Văn Bình Tìm hiểu hát Đúm của người Nguồn ở Đạ Hoai - Lâm Đồng 10. Dương Thị Mỹ Thanh So sánh sử thi Mdrŏng Dăm và sử thi Đam Săn của dân tộc Ê Đê 11. Ninh Thị Vui Tìm hiểu truyện cổ Chu Ru ở Lâm Đồng 158
  11. 12. Trần Thị Yến Đặc điểm truyện kể dân gian dân tộc Chăm 13. Bùi Văn Thắng thống nhân vật trong thế giới ba tầng sử thi thần thoại M'nông 14. Lê Ngọc Bảo Đặc điểm nhân vật sử thi dân tộc Bahnar 15. Phạm Thị Hương Một số đặc điểm nghệ thuật sử thi M'nông 16. Huỳnh Thị Kim Ngân Hệ thống nhân vật sử thi RaGlai 17. Nguyễn Văn Đĩnh Đặc điểm cốt truyện của sử thi Bahnar 18. Ma Hiêng Đặc điểm truyện cổ dân tộc Chu Ru 19. Hoàng Văn Tý So sánh truyện cổ tích của người Việt và truyện cổ tích của người Chăm 20. Lê Thị Hồng Phúc So sánh truyện cổ tích dân tộc Cơ ho với truyện cổ tích dân tộc Mạ ở Lâm Đồng 21. Phạm Thị Nga So sánh không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích của người Việt và truyện cổ tích của người Chăm 22. Bùi Thị Phương Tuyền Sử thi “Đam Săn” – Nhìn từ phương diện văn hóa 23. Lê Thị Hồng Văn hóa mẫu hệ trong sử thi Tây Nguyên PHỤ LỤC 3. CÁC GIẢI THƯỞNG VỀ SƯU TẦM - NGHIÊN CỨU TÂY NGUYÊN 1. Lê Hồng Phong, Một số vấn đề truyện cổ Tây Hội VN Dân 1997 Giải Khuyến khích Nguyên (Nghiên cứu) gian Việt Nam 2. Phan Thị Hồng, Sưu tầm, nghiên cứu quần Hội VN Dân 1998 Giải Ba B thể sử thi dân tộc Bahnar gian Việt Nam 3. Phan Thị Hồng, Những câu chuyện bên bờ Hội VN Dân 1999 Giải Ba A sông Đakbla (Truyện dân gian Việt Nam gian Ba Na) 4. Lê Hồng Phong, Truyện kể dân gian Mạ (Sưu Hội VN Dân 2000 Giải Khuyến khích tầm – biên sọan) gian Việt Nam 5. Phan Thị Hồng, Sưu tầm, biên dịch, giới Hội VN Dân Giải Ba A thiệu sử thi Giông, Giớ mồ gian Việt Nam 2001 côi từ thuở bé (Sử thi Ba Na) 6. Lê Hồng Phong, Tìm hiểu truyện cổ Tây Hội VN Dân 2004 Giải 3A Nguyên (Nghiên cứu) gian Việt Nam 159
  12. 7. Nhiều tác giả, So sánh Folklore (Nghiên Liên hiệp các 2012 Giải B cứu), Nxb Thanh Niên, 2012 Hội VHNT Việt Nam, 8. Lê Thị Quỳnh Hảo, Vị thế và vai trò của phụ nữ Hội VN Dân 2020 Giải 3A dân tộc Êđê và Mnông trong gian Việt Nam xã hội truyền thống (qua khảo sát sử thi và luật tục). 9. Võ Thị Thùy Dung, Tín ngưỡng và lễ hội của Hội VN Dân 2020 Giải 3B dân tộc M’nông gian Việt Nam 10. Lê Thị Quỳnh Hảo, Vị thế và vai trò của phụ nữ UBND tỉnh 2021 Giải Nhì dân tộc Êđê và Mnông trong Lâm Đồng xã hội truyền thống (qua khảo sát sử thi và luật tục). 11. Võ Thị Thùy Dung, Tín ngưỡng và lễ hội của UBND tỉnh 2021 Giải Ba dân tộc M’nông Lâm Đồng 160
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2