intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số trong giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết điểm lại và cung cấp cái nhìn tổng quan về chuyển đổi số đối với việc dạy và học, nghiên cứu, và phát triển các ứng dụng trong lĩnh vực ngôn ngữ. Đồng thời cũng đề xuất định hướng việc ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng chuyển đổi số vào việc dạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH). Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số trong giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ ThS Võ Đình Phước Abstract This paper will provide an overview of the digital transformation in language teaching and learning as well as in other fields of language study. Also, it proposes some measures for the application of digital transformation to the improvement of foreign language teaching and learning at the University of Economics Ho Chi Minh City (UEH). Giới thiệu Thuật ngữ “chuyển đổi kỹ thuật số” (Digital Transformation) hay được gọi rút gọn là Chuyển đổi số (CĐS) đã xuất hiện từ lâu và đã được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Một năm qua, Đại dịch toàn cầu đang buộc các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp, các thành phố và toàn bộ các quốc gia phải áp dụng các chính sách giãn cách xã hội. Các cuộc họp được tiến hành trên các nên tảng trực tuyến như Zoom, Google Meet…, các giao dịch mua bán, cung cấp các dịch vụ thiết yếu điều được tiến hành trên không gian mạng. Các biện pháp ngăn cách xã hội và kiểm dịch được áp dụng trên khắp thế giới đã tác động đến đại đa số các ngành kinh tế, nhưng ngành giáo dục bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Toàn bộ cấu trúc của các cơ sở giáo dục phải được thiết kế lại để duy trì hoạt động dạy và học. Vô hình trung, chính đại dịch đã đẩy nhanh quá trình CĐS và yêu cầu các tổ chức và thể chế phải thích ứng nhanh chóng. Bài viết này sẽ điểm lại và cung cấp cái nhìn tổng quan về CĐS đối với việc dạy và học, nghiên cứu, và phát triển các ứng dụng trong lĩnh vực ngôn ngữ. Đồng thời cũng đề xuất định hướng việc ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng CĐS vào việc dạy và học ngoãi ngữ tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH). Định nghĩa Khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số, bởi vì nội dung chuyển đổi số rất rộng và đa dạng; quá trình áp dụng chuyển đổi số có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để có thể định nghĩa một cách khái quát thì Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của công nghệ vào mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội đang làm thay đổi căn bản và toàn diện cách chúng ta sống, làm việc, liên hệ với nhau. Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia đi tiên phong trong CĐS như Anh, Úc, Đan Mạch…. ở các nội dung như xây dựng chính phủ số (như dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa)… Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo (GDĐT) nói riêng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải thực hiện rất khẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại. Dạy và học Ngoại ngữ Có thể nói việc dạy và học ngoại ngữ đã đi tiên phong trong lĩnh vực CĐS. Thuật ngữ và khái niệm Computer-Assisted Language Learning (CALL) xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 1
  2. trước là một khởi đầu mang tính cách mạng trong việc chuyển đổi cách day-học truyền thống thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của Internet, công nghệ, và các thiết bị đầu-cuối thì CALL đã có những bước phát triển vượt bậc, ví dụ như phát triển môi trường học tập ảo và học từ xa dựa trên Web, trên các ứng dụng, và các thiết bị di động. Triết lý của CALL đặt trọng tâm vào việc lấy sinh viên làm trung tâm (learner centered) cho phép người học tự chủ động học tập, học tương tác, cá nhân hóa việc học, học tập mọi lúc moi nơi. Trong những năm 1990, những ứng dụng/phần mềm dạy ngoại ngữ đa phương tiện (multimedia) đã số hóa các bài học với văn bản điện tử, hình ảnh, âm thanh sinh động và lưu trữ trên các đĩa CD hoặc DVD. Việc này có thể giúp người học tự học trên các máy tính để bàn hay laptop một cách dễ dàng và hiệu quả. Khi mạng lưới Internet phát triển như vũ bão và “đổ bộ” vào tất cả lĩnh vực của đời sống, các cơ sở giáo dục cũng vận dụng các ưu thế công nghệ của nó cộng với các nguồn tài nguyên điện tử để tổ chức các khóa học E-learning. Hiện nay, ở các nước phát triển, việc học tập bằng phương pháp E-Learning đã trở nên phổ biến, người học có thể chủ động chọn khóa học, thời gian học thích hợp và có thể học ở bất cứ đâu, chỉ cần kết nối với Internet. Ngay tại Việt Nam, nhiều cơ sở giáo dục đã tổ chức các khóa day học ngoại ngữ qua phương thức E-learning. Một số tổ chức còn cung cấp các khóa học E-learning với giảng viên bản xứ và sử dụng công nghệ AI để theo dõi sự hứng thú và tiến bộ của người học. Tuy nhiên cũng có rất nhiều nhà giáo dục học đã không chấp nhận E-learning vì họ cho rằng hệ thống này thiếu yếu tố con người cần thiết trong học tập. Gần đây, quá trình số hóa các hoạt động dạy và học dẫn đến việc ra đời một phương pháp giảng dạy hoàn toàn mới thích ứng với những thay đổi của cuộc cách mạng số - Blended Learning. Đây là phương pháp học tập hòa trộn giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại E-learning (Mobile Learning và Internet Learning). Phương pháp này được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Cambridge và đang được áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp khác. Trên nền tảng công nghệ hiện đại, nó cũng mở rộng sang việc sử dụng kho dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) để có thể ứng dụng các phương pháp và lý thuyết học tập khác nhau vào không gian học tập ảo như lý thuyết hành vi (Behaviorism), Nhận thức (Cognitivism), Kiến tạo (Constructivism)…- những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất của lớp học truyền thống. Mô hình Blended learning 2
  3. Trên thực tế, Blended Learning mang lại kết quả hơn mong đợi kể từ khi chính thức được nghiên cứu như một chiến lược giáo dục thời kỷ nguyên số. Theo nghiên cứu năm 2010 của bộ giáo dục Hoa Kỳ, dựa trên dữ liệu học sinh từ 1996-2008 chỉ ra rằng: phần lớn học sinh học phương pháp Blended Learning có kết quả học tập tốt hơn so với phương pháp truyền thống (Mean, Toyama, Murphy, Bakia & Jones). Các yếu tố dẫn đến sự thành công đó là:  Lấy học sinh làm trung tâm của bài giảng: Blended learning mang đến sự thay đổi lớn về cách thức truyền đạt kiến thức. Giáo viên trên lớp đóng vai trò như người hướng dẫn, giải đáp xoay quanh những thắc mắc của học sinh. Học sinh có nhiều cơ hội hơn để thể hiện bản thân và chủ động thu nạp kiến thức.  Gia tăng mức độ tương tác của học sinh với bài giảng: học sinh khi theo đuổi phương pháp này sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức trước khi tới lớp. Và tại lớp học một lần nữa, kiến thức được đào sâu, khắc ghi khi có sự tương tác và giải đáp của giáo viên.  Blended learning mang lại nhiều phương án tổng kết, đánh giá kết quả học tập hơn dựa trên công nghệ hiện đại. Nghiên cứu ngôn ngữ Trong Nghiên cứu ngôn ngữ, nhiều thuật toán và các ứng dụng phân tích văn bản (Text analysis software) đã được phát triển biến các khối lượng công việc khổng lồ của nhà ngôn ngữ học trở thành đơn giản với chỉ vài cú click chuột máy tính. Thí dụ như, trước đây để nghiên cứu về từ vựng, làm tự điển, biên soạn giáo trình, Thorndike và West – đã đếm tần số từ (word frequency) ở các giáo trình dạy học bằng phương pháp thủ công với sự tham gia của nhiều người và tốn rất nhiều thời gian (Kennedy-1998) , thì nay công việc ấy chỉ tốn vài giờ với chỉ một người thực hiện trên máy tính. Ngày nay, nhiều phần mềm phân tích ngôn ngữ được phát triển dựa trên ngữ nghĩa (semantics) tập trung vào ý nghĩa của từ và cách chúng được con người hiểu cũng như ngữ cảnh mà các từ xuất hiện. Hơn thế nữa, với việc áp dụng những thành tựu nghiên cứu mới nhất trong ngôn ngữ học máy tính (computational linguistics) và ngôn ngữ học tâm lý (psycholinguistics), nhiều công cụ còn cung cấp một khả năng đo lường “toàn điện” các yếu tố ngôn ngữ như: tần số xuất hiện của từ (vocabulary frequency), cú pháp câu (syntax) và tính gắn kết của văn bản (cohesion) và cuối cùng là mức độ khó dễ của một văn bản (readability)1. Công cụ phân tích văn bản Coh-Metrix 1 Một công cụ có thể được sử dụng online miễn phí là Coh-Metrix do Crossley, Greenfield & McNamara (2008) phát tiển: http://cohmetrix.com/ 3
  4. Dịch tự động/Dịch máy Theo các nhà ngôn ngữ học, trên thế giới hiện nay có ít nhất 7,099 ngôn ngữ, vì vậy muốn việc giao thương và trao đổi văn hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ được thông suốt đòi hỏi con người phải học và thông thạo các ngôn ngữ khác nhau. Ý tưởng dịch tự động hay dịch máy đã có từ nhiều thế kỷ trước và đến năm 1930 một bộ từ điển song ngữ với chức năng tra từ tự động bằng các băng giấy ra đời được xem như là công cụ dịch tự động đầu tiên. Lịch sử của dịch tự động được chính thức ghi nhận từ thập niên 1950 với thí nghiệm Georgetown-IBM đã thành công trong việc dịch hoàn toàn tự động hơn 60 câu tiếng Nga sang tiếng Anh. Tuy nhiên, trong suốt nhiều thập kỷ, dịch tự động vẫn không có một bước tiến đáng kể nào cho đến khi công nghê máy tính, công nghệ AI và Dữ liệu lớn được phát triển đến một “trình độ” như hiện nay. Hay nói cách khác, số hóa và các thành tựu của cách mạng Công nghiệp 4.0 đã biến những công cụ dịch tự động trở nên ngày một hoàn hảo cung cấp những bản dịch ngày càng tốt hơn gần với trí tuệ của con người. Hai công cụ dịch máy (Machine Translation) nổi tiếng nhất hiện nay có lẽ là Google Translation và DeepL2. Dịch máy là một bản dịch tự động văn bản được thực hiện bởi máy tính. Nó cung cấp các bản dịch văn bản dựa trên các thuật toán máy tính mà không có sự tham gia của con người. Hiện nay. các công cụ Dịch máy hiện đại dựa trên một trong hai nền tảng- Statistical và Neural Network. Dịch máy thống kê (Statistical machine translation -SMT ) học cách dịch bằng cách phân tích các bản dịch hiện có của con người (được gọi là kho ngữ liệu văn bản song ngữ). Hầu hết các hệ thống SMT hiện đại đều dựa trên cụm từ và tập hợp các bản dịch bằng cách sử dụng các cụm từ trùng lặp. Mục đích của hệ thống này là giảm các hạn chế của dịch dựa trên từ bằng cách dịch toàn bộ chuỗi từ, trong đó độ dài có thể khác nhau. Các chuỗi từ được gọi là các cụm từ, nhưng thường không phải là các cụm từ ngôn ngữ, mà là các cụm từ được tìm thấy bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê từ kho ngữ liệu văn bản song ngữ. Dịch máy bằng neuron (Neural machine translation - NMT) là hệ thống sử dụng mạng neuron nhân tạo lớn để dự đoán chuỗi từ được dịch, bằng cách mô hình hóa toàn bộ các câu trong một mạng neuron nhân tạo duy nhất. Mạng lưới thần kinh (Neutral Network) được thiết kế để bắt chước cách bộ óc con người học hỏi và không ngừng thu thập thêm kiến thức theo thời gian. Những công cụ này tìm cách hiểu ngữ cảnh của những gì đang được dịch để dự đoán đúng cách lựa chọn từ chính xác. Các công cụ dịch máy dựa trên thần kinh có khả năng nắm bắt và thậm chí hiểu được ý định hoặc ý nghĩa của một câu tốt hơn nhiều, và do đó đã nhanh chóng thay thế các mô hình thống kê (statistical). Dịch tự động dựa trên nền tảng Neutron Networks 2 DeepL Translator https://www.deepl.com/translator 4
  5. Khảo thí Cũng như các lĩnh vực ngôn ngữ khác, việc kiểm tra ngôn ngữ dựa trên máy tính (Computer- based testing - CBT) được phát triển vào giữa những năm 80. Những tiến bộ gần đây nhất trong công nghệ, đặc biệt, tính tiện dụng của Internet đã làm thay đổi các kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Từ năm 2005, Cơ quan khảo thí Hoa kỳ ETS đã cho ra đời một hình thức khác của chứng chỉ TOELF nổi tiếng – TOEFL iBT (Internet based testing). Việc sử dụng công nghệ đa phương tiện cho phép đề thi có thể đưa ra các câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải kết hợp các kĩ năng khác nhau3. Đây là khác biệt lớn nhất của TOEFL iBT so với các phiên bản TOEFL cũ và đặc biệt Internet giúp một kỳ thi có thể tổ chức nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các kỳ thi như vậy vẫn còn có sự hiện diện của các giám khảo, và việc đánh giá chủ quan có thể xuất hiện trong các kỳ thi như thế. Gần đây nhất, Pearson một tập đoàn giáo dục Anh quốc đã cho ra đời bài kiểm tra PTE (Pearson Test of English) được phát triển dựa trên công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) có nghĩa là kỹ năng tiếng Anh của người học được đánh giá bằng một thuật toán bắt chước cách giám khảo chấm điểm, dựa trên một một dữ liệu lớn các câu trả lời. Khi người học làm bài kiểm tra PTE, những gì họ nói sẽ được AI chấm điểm dựa trên hàng nghìn câu trả lời trước đó. Do vậy, PTE cho kết quả chính xác - khách quan: Hệ thống chấm điểm tự động đảm bảo đánh giá chính xác và công bằng năng lực tiếng Anh ngữ thực sự của người học- không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài như hình thức, tính cách hay ngôn ngữ cơ thể của thí sinh cũng như tâm trạng khác biệt văn hóa, sở thích của giám khảo. Hiện trạng Số hóa các hoạt động dạy và học ngoại ngữ tại UEH Trong nỗ lực số hóa các hoạt động giảng dạy, UEH đã và đang triển khai hệ thống LMS (Learning Management System) tích hợp vào các chương trình giảng dạy chính thức và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả khả quan góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong giảng dạy ngoại ngữ, hệ thống này phần nào còn giúp giải quyết những bất cập trong khâu tổ chức giảng dạy như lớp học đông, sinh viên nhiều trình độ khác nhau và thời lượng học tập trên lớp còn hạn chế. Tuy nhiên, một hạn chế lớn của hệ thống LMS của UEH chính là việc nó được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở miễn phí Moodle nên thiếu tính chuyên nghiệp, ổn định và ngay cả tính bảo mật của dữ liệu và thông tin. Điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn khi các khoa muốn xây dựng và vận hành các chương trình học với quy mô lớn, mang tính tương tác cao hơn trên hệ thống LMS. Thêm nữa, việc sử dụng hệ thống LMS đối với nhiều giảng viên vẫn còn ở những hình thức sơ khai và chỉ tương tác với người học thông qua việc trao đổi, thảo luận, gởi các yêu cầu, thông báo, hoặc giới thiệu tài liệu học tập. Nhiều giảng viên chưa có thể tổ chức một khóa học toàn diện bằng cách sử dụng các công cụ của hệ thống để xây dựng nội dung học tập như các bài tập tương tác hoặc diễn đàn, công cụ đa phương tiện (video clip, âm thanh, hình ảnh…) để tăng tính hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến (online). 3 Những câu hỏi kết hợp kĩ năng (Integrated) đòi hỏi bạn phải:  Đọc, Nghe và Nói trả lời câu hỏi  Nghe rồi Nói để trả lời câu hỏi  Đọc, Nghe và Viết trả lời câu hỏi 5
  6. Một ứng dụng số trong việc dạy và học ngoại ngữ là sử dụng các tiện ích học ngoại ngữ do các công ty giáo dục chuyên nghiệp cung cấp. Trong nhiều năm, khoa Ngoại ngữ đã sử dụng ứng dụng EDO do công ty IIG cung cấp để giảng dạy cho các lớp chất lượng cao. Các ứng dụng này phần nào cũng đáp ứng cho việc cung cấp nguồn tài liệu học tập bổ sung (supplementary materials) để sinh viên có thể học tập nâng cao trình độ tiếng Anh ngoài những giờ học trên lớp. Các hạn chế lớn của ứng dụng này là nó chưa thực sự phù hợp với mục tiêu chương trình đào tạo tiếng Anh của Trường, không bám sát giáo trình chính cũng như kinh phí khá lớn để chi trả cho các gói sử dụng theo năm hoặc học kỳ. Các nhà xuất bản sách giáo khoa ngoại ngữ hiện nay cũng đã tham gia số hóa trải nghiệm học tập của người học đối với sản phẩm sách giáo khoa của họ. Gần đây nhất, khoa Ngoại ngữ đã quyết định sử dụng giáo trình Business Partner của nhà xuất bản Pearson để giảng dạy cho các lớp Chất lượng cao tại UEH. Ngoài là một bộ sách hiện đại biên soạn cho nhiều cấp độ, giáo trình này còn cung cấp người học một nền tảng học trực tuyến, các tài liệu phụ trợ được số hóa, và đặc biệt cho giảng viên ngôn ngữ một bộ công cụ trực tuyến tích hợp có khả năng giải phóng họ khỏi những công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Năm vừa qua, dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn hầu như toàn bộ các hoạt động trong đời sống kinh tế- xã hội, và giáo dục là ngành chịu tác động nặng nề nhất. Hàng triệu học sinh-sinh viên trên khắp cả nước không thể đến trường; việc kiểm tra thi cử bị trì hoãn; nhiều kế hoạch giáo dục – đào tạo lớn bị tạm dừng. Hưởng ứng chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học” của Bộ GD &ĐT, UEH đã có những nỗ lực và sáng tạo trong dạy và học trực tuyến (online). một số khoa đã áp dụng mô hình blended – learning kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp cho các học phần mà mình phụ trách. Các kỳ thi kết thúc các học phần cũng được tiến hành trực tuyến và công tác tổ chức thi cũng là một thách thức lớn đối với nhà trường. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của tất cả giảng viên và các đơn vị phòng ban có liên quan, các học phần môn được tổ chức Kết quả của việc học an toàn song song với phòng chống dịch Covid-19 đã được các giảng viên, phụ huynh và sinh viên đánh giá cao. Thực sự, kết quả đạt được cũng như các phản ứng nhanh và hiệu quả trong mùa dịch cũng nhờ sự chuẩn bị từ trước thông qua việc số hóa hệ thống giảng dạy cũng như hệ thống dữ liệu học tập và nghiên cứu đã diễn ra trong nhiều năm gần đây. Đề xuất Nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu tại UEH trên nền tảng ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả của bài viết này xin đề xuất các giải pháp sau đây: Về phía nhà trường:  Trường cần tiếp túc số hóa các hoạt động đào tạo và nghiên cứu thông qua việc thúc đẩy việc sử dụng hệ thống LMS và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn. Thực hiện đề án xây dựng các chương trình giảng dạy online toàn diện từ khâu ghi danh, quản lý sinh viên, thiết kế và quản lý nội dung học tập đến kiểm tra đánh giá. Xây dựng các ứng dụng học trực tuyến trên nền tảng di động (Mobile LMS). Việc này cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia công nhệ thông tin. Cần xem đây là công tác quan trọng nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường khả năng tự học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 6
  7.  Tổ chức các khóa học về sử dụng LMS đặc biệt các khóa học về sử dụng các phần mềm để thiết kế các bài học và bài kiểm tra tương tác.  Nâng cấp hệ thống hạ tầng: thay thế hệ thống Moodle bằng hệ thống LMS có bản quyền như MindFlash, SkyPrep, Knowmax, Blackboard… để đảm bảo tính chuyên nghiệp, tính ổn định và bảo mật; trang bị server đủ mạnh để có thể xử lý nhiều truy cập và tác vụ; mua các phần mềm bản quyền nhằm hỗ trợ việc thiết kế các bài học tương tác (như iSpring suite) và các phần mềm hỗ trợ việc tổ chức thi online; xây dựng các studio để ghi hình các bài học. Về phía khoa:  Khoa cần tăng cường quản trị việc sử dụng hệ thống LMS thông qua việc giám sát thời gian sử dụng và các hoạt động trên hệ thống của giảng viên và sinh viên. Có qui định các hoạt động của sinh viên trên LMS trở thành một phần của điểm quá trình.  Thực hiện các nghiên cứu về tính hiệu quả của chuyển đổi số trong giảng dạy ngoại ngữ; khuyến khích giảng viên sử dụng các phần mềm phân tích văn bản cho các nghiên cứu ngôn ngữ. Nghiên cứu về dịch tự động chắc chắc cũng sẽ là một xu hướng nghiên cứu của giảng viên khoa trong tương lai.  Lập một tổ tư vấn để hỗ trợ nhanh các giảng viên trong việc sử dụng LMS. Tổ chức các nhóm giảng viên chịu trách nhiệm thiết kế các bài tập và bài kiểm tra tương tác cho tất cả học phần. Xây dựng các bài giảng dưới hình thức video conference. Sau khi hoàn thiện các ngữ liệu đó sẽ trở thành giáo trình chính cho các khóa học trực tuyến.  Lập kế hoạch xây dựng ngân hàng các câu hỏi thi tương tác để tổ chức thi trên máy tính (đây là chủ trương của trường về cài tiến phương pháp kiểm tra đánh giá)  Khuyến khích các giảng viên tự thiết kế và chia sẻ với đồng nghiệp các tài nguyên giảng dạy trực tuyến.  Xây dựng và hoàn thiện hệ thống LMS riêng của khoa để triển khai các hoạt động chuyên môn khác như xây đàn diễn đàn học thuật, xây dựng ngân hàng đề thi. Việc này cần có sự hỗ trợ của trường trong việc kết nối trang web e-learning của khoa vào một server mạnh hơn. Kết luận Các hoạt động dạy học và nghiên cứu ngôn ngữ đã và đang phát triển theo nhiều cách khác nhau kể từ khi được số hóa và những người tham gia vào quá trình đó đã được trải nghiệm một cuộc cách mạng vĩ đại nhất làm thay đổi mọi nhận thức, suy nghĩ và hành động của chính bản thân họ. Sự tiến bộ này về cơ bản đã được hình thành nhờ việc giới thiệu và sử dụng máy tính và gần đây nhất là công nghệ trí tuệ nhân tạo và các cơ sỏ dữ liệu lớn. Có những công cụ và ứng dụng mà trước đây là mơ ước của người học, người dạy, của nhà nghiên cứu nay đã thành hiện thực và chúng trở nên phổ biến, dễ sử dụng và thậm chí được cung cấp miễn phí. Rõ ràng lợi ích và thành công của việc chuyển đối số trong mọi lĩnh vực của đời sống vượt xa sự mong đợi của con người. Một năm vừa qua, những lĩnh vực, ngành nghề đã được số hóa đã chứng minh điều đó, đã đứng vững và tiếp tục phát triển trước sức “tàn phá” của đại dịch Covid 19. Sự thành công của chuyển đổi số trong giảng dạy và nghiên cứu của ngành giáo dục đào tạo nói chung và các hoạt động diễn ra tại UEH cũng nằm trong xu hướng đó. Tài liệu tham khảo 7
  8.  Álvarez, M. F. (2016). Language Testing in the Digital Era. Routledge  Martín-Monje, E. Elorza, I & Riaza, B.G. (2016). Technology-Enhanced Language Learning for Specialized Domains. Practical applications and mobility. Routledge.  Gaballo, V. (2019). Digital Language Teaching and Learning: A Case Study. uploaded by Viviana Gaballo on 03 December 2019. University of Macerata, Italy.  Torrano, M (2020). The Impact of Digital Transformation on Language Training. posted on August 5 2020  https://voxy.com/blog/2020/08/the-impact-of-digital-transformation-on-language- training/  Lê Hà (2021). Đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục. Báo Nhân dân điện tử. Ngày 13-02-2021.https://nhandan.vn/dien-dan-giao-duc/day-nhanh-chuyen-doi-so-trong- giao-duc-635300/  Kennedy, G. (1998) An Introduction to Corpus Linguistics. Longman  Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025". 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2