Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong hoạt động giảng dạy tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12
lượt xem 0
download
Bài viết tìm hiểu thực trạng việc áp dụng chuyển đổi số trong công tác giảng dạy tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12; thực hiện dạy học trực tuyến; ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong hoạt động giảng dạy tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong hoạt động giảng dạy tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 Cao Văn Tấn ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong thời đại ngày nay, mỗi người trong chúng ta đều có đầy đủ điều kiện để tiếp cận với nhiều thông tin hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian và tất cả đều được thực hiện thông qua một cú nhấp chuột. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Hiểu đơn giản, đây là cách ứng dụng công nghệ số một cách logic, hiệu quả vào tất cả khía cạnh của đời sống, từ quản lí, sản xuất, kinh doanh… Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nghề nghiệp nói riêng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải thực hiện rất khẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại. Nhìn nhận ra tầm quan trọng của vấn đề, Ngày 3 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 749/QĐ-TTg về “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với các nội dung liên quan đến ngành Giáo dục tập trung vào hai nội dung: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 đã có những định hướng, hướng dẫn nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong việc dạy và học tại trường và đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên sẽ vẫn có những thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy, ngày hôm nay tôi xin được trình bày bài tham luận “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong hoạt động giảng dạy tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12”. Vì đặc thù chuyên môn nên bài tham luận này chỉ tập trung chủ yếu vào việc chuyển đổi số trong công tác giảng dạy và đang được được áp dụng tại nhà trường, chắn chắn còn nhiều thiếu sót nên mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô nhằm giúp bài tham luận hoàn thiện hơn. THỰC TRẠNG Giới thiệu về Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 được thành lập ngày 20/11/2012 theo Quyết định số 5921 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nâng cấp Trung tâm dạy nghề Quận 12 Qua nhiều năm hình thành và phát triển, đơn vị đã đạt được 8 cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Ủy ban nhân dân Thành phố; 13 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân Thành phố; Huân chương lao động hạng 3 (1999); Huân chương lao động hạng 2 (2009) Ngoài các phòng ban, trường có 6 khoa chuyên môn với 14 ngành nghề đang hoạt động giảng dạy: Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Kinh tế, Khoa Cơ bản, Khoa Cơ khí động lực, Khoa Du lịch – Nhà hàng khách sạn, Khoa Công nghệ điện – Điện lạnh. 903
- Tập thể sư phạm nhà trường Thực trạng việc áp dụng chuyển đổi số trong công tác giảng dạy tại trường Việc chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ và ngày càng rõ rệt trong những năm gần đây, thế nhưng trên thế giới, điều này đã diễn ra từ những năm 90 của thế kỉ trước. Học tập có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin có những lợi ích nhất định như: Người học có thể tương tác với môi trường học tập ảo, học tập theo phong cách học tập của mình và có thể tự tổ chức quá trình học tập một cách chủ động. Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ...) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành. Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công. Hòa chung cùng công cuộc chuyển đổi số của cả đất nước, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 đã có những bước tiến mới trong việc áp dụng chuyển đổi số vào công việc. Số hóa học liệu Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm: Hiện tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 đang có 14 ngành học, gồm các ngành như: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn; Kỹ thuật pha chế và phục vụ đồ uống; Hướng dẫn du lịch; Quản trị lữ hành, Kế toán doanh nghiệp, Tài chính ngân hàng….. Đội ngũ giáo viên trong các khoa đã xây dựng được một số ngân hàng đề thi trắc nghiệm nhằm đánh giá kiến thức của học trò. Việc xây dựng ngân hàng đề thi giúp học sinh có thể hệ thống lại các kiến thức học 904
- từ đầu, các kiến thức được học đồng đều chứ không tập trung vào một bài học, phần học nào. Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của trường được thống kê như sau: SỐ LƯỢNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI STT KHOA TRẮC NGHIỆM/ GHI CHÚ TỔNG SỐ MÔN CƠ SỞ NGÀNH Du lịch – Nhà hàng khách sạn 01 24/24 (4 ngành) 02 Kinh tế (3 ngành) 23/24 Công nghệ Điện – Điện lạnh 03 21/23 (3 ngành) 04 Cơ khí động lực (1 ngành) 6/6 Ngoài ra khoa còn biên soạn 01 bộ ngân Công nghệ thông tin 05 13/13 hàng câu hỏi trắc (2 ngành) nghiệm của môn chung. Ngoài ra khoa còn biên soạn 03 bộ ngân 06 Cơ bản (1 ngành) 7/7 hàng câu hỏi trắc nghiệm của môn chung. Bảng 1: Thống kê môn học đã xây dựng Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tại trường TCKTKTQ12 tính đến HK2 năm học 2022 - 2023 Để nhìn nhận rõ ràng hơn, tôi thống kê thành biểu đồ sau: THỐNG KÊ CÁC MÔN XÂY DỰNG NHĐTTN Môn đã xây dựng NHĐTTN Môn chưa xây dựng NHĐTTN 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 4.2% 8.7% 100% 100% 100% 100% 95.8% 91.3% DL - KT CNĐ - CKĐL CNTT CB NHKS ĐL Sơ đồ 1: Thống kê ngân hàng đề thi trắc nghiệm 905
- Vì đặc thù ngành nghề, có các môn chuyên ngành thiên về kiểm tra kỹ năng, năng lực làm việc của các em nên các khoa chuyên môn không xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm các môn này. Giáo trình điện tử Trong quá trình giảng dạy, giáo viên các khoa luôn chú trọng đến vấn đề hệ thống lại kiến thức bài dạy của mình nhằm giúp học sinh có tài liệu để học tập, lưu giữ được lâu, giúp các em hiểu biết rõ nội dung học tập của mình. Vì vậy giáo viên trong các khoa luôn cố gắng biên soạn đủ các giáo trình môn học nhằm cung cấp cho học sinh học tập. Hiện nay hầu hết các môn học của trường đã có giáo trình và chuyển sang giáo trình điện tử để giúp các em học sinh có thể tìm kiếm giáo trình và học tại bất kì đâu. THỐNG KÊ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Môn đã có giáo trình Môn chưa có giáo trình 0% 0 0% 5% 5% 10% 100% 100% 100% 95% 95% 90% DL - NHKS KT CNĐ - ĐL CKĐL CNTT CB Sơ đồ 2: Thống kê giáo trình môn học Hầu hết các ngành đều đã có đầy đủ giáo trình môn học phục vụ cho học sinh học tập. Trong các năm học tiếp theo, các khoa chuyên môn sẽ biên soạn đầy đủ và tiến hành hiệu chỉnh các môn học phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Thực hiện dạy học trực tuyến Với sự phát triển của mạng internet và các công nghệ kết nối, hiển thị, hoạt động học tập ngày càng dễ dàng và mở ra nhiều cơ hội học tập mới cho các em học sinh, sinh viên. Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam, lợi thế của chuyển đổi số trong giáo dục đã thể hiện ngày càng rõ nét khi giúp các trường học tiếp tục duy trì hoạt động đào tạo và kết nối hàng triệu lớp học cho học sinh sinh viên và giáo viên trên toàn quốc. Trong việc thực hiện các lớp dạy trực tuyến ở năm học 2021 - 2022, giáo viên trường cũng có nhiều khó khăn nhất định. Tuy nhiên ta không thể phủ nhận việc giảng dạy trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học như: Học sinh có thể liên lạc, tương tác và hỗ trợ học tập trực tuyến thông qua mạng xã hội và Internet. Không hạn chế về địa điểm học, học sinh có thể học tập bất kể ở đâu chỉ cần thiết bị có kết nối internet. Dễ dàng tiếp cận với kiến thức mới, linh hoạt hơn trong quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu 906
- Sau quãng thời gian thực hiện công tác giảng dạy trực tuyến, nhà trường đã đạt được một số kết quả như sau: 100% giáo viên tổ chức thành công các lớp học trực tuyến thông qua ứng dụng Google Meet. 100% học sinh hoàn thành tốt việc học trực tuyến, tham gia thi trực tuyến đầy đủ. Mặc dù có những lợi ích như vậy nhưng vẫn có những hạn chế đối với hình thức dạy học trực tuyến, trong đó có hai hạn chế lớn nhất là: Có một số môn chuyên ngành (ví dụ như: Nghiệp vụ bàn, nghiệp vụ buồng của khoa Du lịch – Nhà hàng khách sạn, môn Thực hành điện lạnh cơ bản của khoa Công nghệ điện – Điện lạnh….) các em cần thực hành tay nghề nhiều, nên vẫn cần hình thức học truyền thống, đến lớp để thực hiện thao tác. Hoặc như 2 môn học: Kiến tập miền Tây và Kiến tập miền Trung của khoa Du lịch – Nhà hàng khách sạn, vì tình hình dịch bệnh nên học sinh không thể thực hành đi tour mà bắt buộc phải sử dụng hình thức học online. Tuy nhiên, đây là môn học chuyên ngành, các học sinh cần được đi tour thực tế để hiểu biết cách thức tổ chức tour, các điểm du lịch trên tuyến đường di chuyển, học cách tổ chức các hoạt động trong chuyến du lịch cho khách.… Vì không thể trực tiếp gặp mặt nên nhiều học sinh có xu hướng lười biếng khi tham gia các lớp học trực tuyến. đồng thời vẫn còn nhiều khó khăn khi các em chưa có đầy đủ thiết bị kết nối Internet phục vụ cho việc học. Trong khoảng thời gian gần 1 năm học trực tuyến, các giáo viên đều đã tự đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân mình trong việc giảng dạy. Nên, trong tương lai, nếu có xuất hiện những tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, phải sử dụng hình thức học trực tuyến, các giáo viên sẽ không còn bỡ ngỡ, đã biết cách sắp xếp, tổ chức lớp học. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học vốn dĩ không phải là chuyện quá mới mẻ. Sự phát triển và ứng dụng những công nghệ mới trong giáo dục đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Thực tế cho thấy rằng các bài giảng khi sử dụng công nghệ thông tin sẽ sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng không sử dụng công nghệ thông tin. Hiện tại 100% giáo viên nhà trường đều đã ứng dụng các công nghệ thông tin vào phục vụ cho việc giảng dạy của mình, như các phần mềm thiết kế bài giảng, phần mềm tính toán, bài giảng điện tử….. Tất cả các hồ sơ giáo vụ đã được số hóa, không còn tình trạng viết giáo án tay, hồ sơ giáo vụ bằng tay. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mang lại nhiều lợi ích như: Kích thích đa giác quan, tạo sự hứng thú cho học sinh trong tiết học Tăng khả năng tư duy, tưởng tượng, thúc đẩy tính chủ động cho các em học sinh Hạn chế lối giảng dạy “thầy ghi trò chép”, tạo ra quá trình tương tác qua lại giữa người dạy và người học Dễ dàng tiếp cận với kiến thức mới, linh hoạt hơn trong quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu Khơi gợi hứng thú, trí tò mò và khả năng tự giác học tập 907
- Thời gian qua giáo viên trong nhà trường đã đạt được một số kết quả trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy như sau: 100% giáo viên đã ứng dụng CNTT vào giảng dạy Một số khoa đã xây dựng video là tư liệu học tập cho các môn học, ví dụ như môn Nghiệp vụ Bàn, Nghiệp vụ Buồng, Nghiệp vụ Lễ tân của khoa Du lịch – Nhà hàng khách sạn Nhiều ứng dụng được sử dụng hiệu quả: Zoom, google meet…. Tuy nhiên việc này cũng có một số hạn chế nhất định như học sinh vẫn quen với lối dạy truyền thống, ở một nhóm học sinh vẫn chưa xác định tư tưởng học tập đúng đắn, gây khó khăn cho người dạy và người học trong quá trình giảng dạy và học tập, chưa khai thác hết lợi ích của ứng dụng CNTT, thiết bị học tập chưa đáp ứng. Giáo viên còn gặp khó khăn, lúng túng khi xử lý các sự cố liên quan đến CNTT Thuận lợi và khó khăn Từ vấn đề thực trạng ở trên, tôi nhận ra được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số trong giảng dạy tại nhà trường như sau: Thuận lợi Luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ của các phòng ban và khoa chuyên môn khác. Được tham gia các buổi tập huấn về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ giúp các giáo viên có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Các giáo viên luôn cố gắng trau dồi, nâng cao các kiến thức chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin nhằm áp dụng vào thiết kế bài giảng, giảng dạy cho học sinh nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Việc chuyển đổi số giúp cho cả giáo viên và học sinh vượt qua được khoảng thời gian dịch Covid – 19 hoành hành, giúp thầy và trò không bị ngắt quãng học tập quá lâu, học sinh có thể học tập ở bất kì đầu chỉ cần có thiết bị học tập kết nối Internet. Sau khoảng thời gian này các giáo viên đã được trang bị các kiến thức cần thiết để tổ chức lớp học trực tuyến. Khó khăn Vì đặc điểm của đối tượng học sinh nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai chuyển đổi số trong lớp học: học sinh chưa chăm học, còn lười biếng khi học trực tuyến, chưa khai thác được các giáo trình điện tử, bài giảng điện tử giáo viên cung cấp ..…. Các giáo viên cần được cung cấp nhiều hơn các kiến thức liên quan đến chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin…. GIẢI PHÁP Với tình hình thực trạng ở trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc chuyển đối số trong giảng dạy như sau: Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục Cần thực hiện nâng cao nhận thức, phổ cập tư tưởng cho từng giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường để nắm được tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Đồng thời, cần bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng 908
- công nghệ cho toàn thể giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nhà trường để hướng đến mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi số trong nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Tăng cường xây dựng các tài liệu môn học bằng video clip, xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm, giáo trình điện tử môn học Đẩy mạnh việc biên soạn ngân hàng đề thi trắc nghiệm, giáo trình điện tử môn học phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Ngoài ra, tăng cường xây dựng các tài liệu môn học bằng video clip, đặc biệt các môn chuyên ngành, giúp học sinh củng cố thêm kiến thức bài học ngoài việc học ở trên lớp. Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Để việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học được hiệu quả, trong những năm học tiếp theo, giáo viên trong nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh và tìm kiếm những ứng dụng CNTT phù hợp với các bài giảng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Rất mong cơ quan cấp trên tổ chức các buổi tập huấn giúp các giáo viên cập nhật về các ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp. Các giáo viên cũng sẽ tích cực trao đổi kinh nghiệm, thảo luận giữa các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả hơn việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học. Quản lý người học thông qua hệ thống phần mềm Ngoài việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảng dạy, giáo viên trường đề nghị nên áp dụng mạnh chuyển đổi số vào công tác quản lý người học. Ví dụ như, hiện tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 đã áp dụng cập nhật các vi phạm của học sinh, vấn đề chuyên cần, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện…. lên phần mềm đào tạo của trường, để tất cả học sinh và phụ huynh theo dõi được tình hình học tập mọi lúc mọi nơi. KẾT LUẬN: Tổng kết lại, vấn đề chuyển đối số trong giáo dục là xu thế tất yếu và là nhiệm vụ hiện tại và trong tương lai của cả đất nước. Vì vậy chúng ta cần hiểu đúng về chuyển đổi số, đánh giá đúng thực trạng, xác định và dự báo đúng các thách thức về vấn đề đặt ra để xây dựng lộ trình thực hiện chuyển đổi số hợp lý nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 sẽ tiếp tục cùng đất nước đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong giảng dạy và đánh giá người học giúp nâng cao hơn nữa việc truyền đạt kiến thức đến người học, trang bị cho các em có hành trang vững vàng trong ngành nghề của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025". Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" Các tài liệu khác tham khảo trên Internet. 909
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo hệ thống tín chỉ - ThS. Cao Thị Kim Thanh
181 p | 351 | 89
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định
9 p | 210 | 27
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học Tiền Giang
6 p | 296 | 23
-
Thực trạng và giải pháp rèn luyện kỹ năng nghe hiểu trong việc học ngoại ngữ đối với sinh viên không chuyên ở trường đại học, cao đẳng - Nguyễn Ngọc Ân
4 p | 530 | 19
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
6 p | 60 | 7
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao tính tích cực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
10 p | 26 | 6
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm tại trường Đại học Hà Tĩnh
4 p | 14 | 5
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
5 p | 47 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học tập trực tuyến cho sinh viên năm thứ nhất một số khoa tại trường Đại học Thủy Lợi năm học 2021-2022
3 p | 10 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủy Lợi về quản lý chi tiêu
3 p | 23 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao tại Trường Đại học Đồng Tháp
8 p | 22 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo dục nhìn từ chủ trương “học thật, thi thật” ở một số trường đại học công lập
9 p | 25 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của trường Đại học Khánh Hòa
8 p | 40 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên tiếng Anh tiểu học, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
7 p | 23 | 3
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang
3 p | 8 | 3
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy ngữ văn Khmer tại tỉnh Trà Vinh
11 p | 96 | 2
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực tập sư phạm ngành Giáo dục Mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
5 p | 5 | 2
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế tại trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
5 p | 10 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn