Số “hai” trong văn hóa và ngôn ngữ
lượt xem 2
download
Trong văn hóa có ngôn ngữ, trong ngôn ngữ có văn hóa, nhưng có nhiều bạn sinh viên chỉ chú trọng việc học ngôn ngữ nhưng lại bỏ qua văn hóa hoặc là không chú trọng lắm và ngược lại. Như vậy thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên có cái nhìn khác hơn trong việc học ngôn ngữ và việc tìm hiểu văn hóa trong ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Số “hai” trong văn hóa và ngôn ngữ
- Năm học 2011 - 2012 SỐ “HAI” TRONG VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ Lâm Cúc Huệ, Trần Gia Phụng, Huỳnh Tuấn Nguyên, Khưu Tuyết Lệ (SV năm 1, Khoa Tiếng Trung) GVHD: ThS Trần Khai Xuân 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự văn hóa dân tộc được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với sự biến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa. Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, ý nghĩa các con số và cách sử dụng chúng trong thời gian gần đây đã thật sự giải thích được mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Ví dụ như khi mua số điện thoại hay đăng kí số xe tại sao người ta hay chọn số 8, số 2 mà không phải là con số nào khác. Và để giải thích cho vấn đề này chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về con số. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trong quá trình học tập chúng tôi thấy rằng, khi giải thích từ mới hoặc giảng bài nếu giáo viên có kết hợp giảng dạy thêm về nét văn hóa liên quan đến từ mới hoặc bài giảng đó thì chúng tôi sẽ dễ tiếp thu từ mới đó hơn và hiểu kĩ bài đang học hơn. Như vậy có thể thấy ngôn ngữ và văn hóa là hai cá thể không thể tách rời nhau. Trong xã hội ngày nay khi con người dùng con số để thể hiện một cái gì đó tốt lành hoặc là không may mắn, chính là họ đang liên kết ngôn ngữ và văn hóa lại với nhau, nhưng thật sự có được bao nhiêu phần trăm trong số họ thấy được điều này. Có lẽ không nhiều, và nếu có thể giúp họ nhìn thấu đáo hơn, chúng tôi nghĩ họ sẽ sử dụng con số đúng mục đích hơn và chính xác hơn. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Có thể thấy, mỗi con số đều thể hiện một ý nghĩ riêng về mặt văn hóa và ngôn ngữ. Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy con số 2 là con số rất đặc biệt, tạo được nhiều hứng thú cho chúng tôi, vì vậy chúng tôi quyết định chọn con số 2 làm đề tài cho bài nghiên cứu này. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 47
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Bài làm của chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: - Phương pháp lí thuyết, - Phương pháp tổng hợp. 1.5. Ý nghĩa của bài nghiên cứu Trong văn hóa có ngôn ngữ, trong ngôn ngữ có văn hóa, nhưng có nhiều bạn sinh viên chỉ chú trọng việc học ngôn ngữ nhưng lại bỏ qua văn hóa hoặc là không chú trọng lắm và ngược lại. Như vậy thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên có cái nhìn khác hơn trong việc học ngôn ngữ và việc tìm hiểu văn hóa trong ngôn ngữ. 2. Nguồn gốc và ý nghĩa con số 2 2.1. Nguồn gốc Con số ngày nay, cũng được gọi là số Hindu-Arabic; là sự kết hợp của các kí hiệu hoặc của 10 chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 0. Những con số này được giới thiệu ở Châu Âu vào thế kỉ XII bởi Leonardo Pisano (aka Fibonacci), nhà toán học người Ý. L. Pisano được giáo dục ở Bắc Phi nên sau này ông đã đem số Hindu-Arabic về Ý để phổ biến. Hệ thống số Hindu là một hệ thống số thuần khiết, đó là lí do bạn cần một số 0. Chỉ có ở Ấn Độ (trong bối cảnh của cuộc khai hoá của Châu Âu) mới sử dụng số 0. Ả Rập cũng là nơi sử dụng một phần của sự phổ biến hệ thống chữ số này. 2.2. Ý nghĩa Một số học giả lí luận rằng vũ trụ có thể lí giải bằng các phương trình, vậy tại sao không dự đoán tương lai hay số phận của mỗi con người bằng những con số? Quả thật, rất nhiều vấn đề của khoa học được giải thích và dự đoán bằng các phương trình toán học. Thuyết tương đối của Einstein là một ví dụ rõ nét cho thấy sức mạnh của những con số trong khám phá, giải thích và dự đoán các bí ẩn của vũ trụ. Điều này càng làm cho những người theo trường phái huyền bí tin rằng mỗi cá nhân đều nắm giữ một con số bí ẩn của riêng mình. Nếu phát hiện được con số đó, ta sẽ giải thích được thân phận của mỗi con người và thậm chí dự báo cả tương lai, hoặc thay đổi số phận. Thần số học ngày nay vẫn len lỏi trong đời sống ở nhiều xã hội. Uri Geller, một nhà thần số học khá nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí đã sử dụng môn này để lí giải sự kiện khủng bố 11-9 ở Hoa Kì. Người ta còn tìm cách dự báo sự lên xuống của thị trường chứng khoán bằng môn “khoa học” này. Thần số học cũng có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của toán học, giống như mối quan hệ giữa chiêm tinh và khoa học vũ trụ, hoặc giả kim thuật với ngành hóa học hiện đại. Sau này, thần số học nghiêng về thế giới thần bí, bói toán. 48
- Năm học 2011 - 2012 Các nhà lịch sử cho rằng, thần số học xuất hiện ở Ai Cập và Hy Lạp cổ đại cách đây hàng nghìn năm. Nó được đưa vào giảng dạy tại các trường học thời Babylonia, Pythagoras (vào khoảng thế kỉ thứ VI trước Công nguyên). Trong Kinh Vệ Đà (Ấn Độ), cuốn "Sách về cái chết" (Trung Hoa) hay "Nghi lễ của cái chết" (Ai Cập cổ) đều ghi nhận sự tồn tại của thuật thần số. 3. Số 2 trong văn hóa 3.1. Văn hóa phương Tây Có một trường phái tin rằng mỗi cá nhân đều có một con số bí ẩn riêng. Việc phát hiện được con số đó sẽ tiết lộ “phương trình cuộc đời” của họ, tương tự như biết số phận vũ trụ nhờ phương trình của Einstein. Môn thần số phương Tây được phân làm nhiều nhánh, có sự khác biệt về phương pháp và quan niệm. Chẳng hạn như số 0 mang ý nghĩa trống rỗng, hỗn mang; số 1 tượng trưng cho sự hùng mạnh; số 2 tượng trưng hòa nhã, khéo léo… Dựa vào đó, mỗi nhà thực hành thần số sẽ dựa vào kinh nghiệm riêng của mình để “phán” số phận của khách hàng, về công danh, sự nghiệp, tiền tài, tình duyên… Ngoài ra “hai” có nhiều tài sản trong toán học, chẳng hạn như số thập phân và hệ thập lục phân chia hết, bởi “hai” có thể dễ dàng kiểm tra bằng cách chỉ nhìn vào chữ số cuối cùng. Đặc biệt khi viết trong hệ thống thập phân, tất cả bội số của 2 sẽ kết thúc bằng 0, 2, 4, 6 hoặc 8. “hai” là còn được gọi là “số nguyên tố kì lạ nhất”. 3.2. Văn hóa phương Đông Người Châu Á (đặc biệt là người Trung Quốc) cho rằng giống như tất cả mọi vật trong thiên nhiên, con số có tính âm và tính dương khác nhau . Những số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) được coi là những con số dương và những con số chẵn (2, 4, 6, 8) lại được coi là những số âm. Bởi vì dương tính được coi như một biểu hiện của sự phát triển và tăng trưởng nên thông thường người Trung Quốc ưa chuộng số lẻ hơn số chẵn. Ví dụ: Số “9” phát âm như chữ “cửu” mang ý nghĩa tượng trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn. Còn các số âm được cho là số xấu. Ví dụ: Số “4” phát âm nghe gần giống như chữ tử, có nghĩa là chết. Vì vậy, bất cứ dãy số nào kết thúc bằng số 4 là đại kị. Nhưng vì ảnh hưởng của ngôn ngữ đến văn hóa thì mặc dù số “8” và số “2” là số âm nhưng nó lại được cho là con số may mắn. Ví dụ: con số 2 theo tiếng Quảng Đông thì phát âm nghe gần giống như chữ “dễ” nên người ta đặc biệt ưa chuộng con số này. 4. Số “hai” trong ngôn ngữ 4.1. Số “hai” và các từ cùng nghĩa với nó 4.1.1. Lưỡng 49
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Giống nhau: “Lưỡng” trong tiếng Việt và tiếng Hoa đều mang ý nghĩa là hai cái, là một lượng từ chỉ số 2. Khác nhau: Trong tiếng Việt: - “Lưỡng” được dùng trong những từ ngữ sau đây: lưỡng tính, lưỡng cư (động vật), lưỡng toàn (hai mặt toàn diện)… - “Lưỡng” không thể dùng trong những từ ngữ sau đây: *lưỡng cái hai cái, *lưỡng ngôi nhà hai ngôi nhà, *lưỡng cuốn sách hai cuốn sách… Trong tiếng Hoa: - “两”thường đứng trước lượng từ sau đó tới danh từ. Ví dụ: Có thể nói: 我喝了两杯咖啡 (tôi đã uống hai li café), 我在街市上买了两 条鱼 (tôi ra chợ mua hai con cá) nhưng không thể nói: *我喝了二杯咖啡 (chúng tôi đã uống nhị li café), 我在街市上买了二条鱼 (tôi ra chợ mua nhị con cá). - Ngoài ra “两”còn là biểu thị của một ước lượng. Ví dụ: 两三片白云悄悄的游 动着(một hai đám mây bay qua nhẹ nhàng), 你休息两三天吧! (bạn nghỉ ngơi hai ba ngày đi). 4.1.2. Song “Song” cũng mang ý nghĩa hai cái, là một lượng từ chỉ số 2. “Song” và “lưỡng” khác nhau về ngữ pháp, nhưng hai chữ này đều có thể tăng thêm sắc thái cho từ vựng. Ta dùng “song” trong những trường hợp cưới hỏi như: song hỉ lâm môn; nói về giỏi văn, võ hay thì có: văn võ song toàn… Nếu ta dùng “lưỡng” thì nó sẽ bị sai ngữ pháp và làm cho câu văn không có lôgic, chẳng hạn như: *lưỡng hỉ lâm môn, *văn võ lưỡng toàn…. Như vậy, có thể nói là “song hỉ” nhưng không thể nói là “lưỡng hỉ”, mặc dù “lưỡng” và “song” đều có nghĩa là hai. Và ngược lại, có thể nói là 双方,双眼 “lưỡng tính” nhưng không thể nói “song tính” 二方,二眼. 4.1.3. Nhì Trong tiếng Việt “Nhì” cũng mang ý nghĩa là số 2, được dùng trong số đếm Hán Việt như: nhất, nhì, tam, tứ… Ví dụ: Chúng ta thường nghe nói “hạng nhì” chứ không ai nói “hạng lưỡng” hay “hạng song”. Trong tiếng Hoa “Nhì” thường không đi với lượng từ. 50
- Năm học 2011 - 2012 Ví dụ: Có thể nói: 二号 (số hai),星期二 (thứ hai) không thể nói: 两号 (số lưỡng),星期两 (thứ lưỡng) hoặc 双号 (số song), 星期双 (thứ song). Tóm lại, “lưỡng, song, nhì” đều là từ Hán Việt, cả ba đều mang ý nghĩa là hai cái. Qua phân tích, ta phải phân biệt rõ ràng trường hợp nào nên dùng “lưỡng”, “song”, “nhì”, nếu không chú ý các cách sử dụng ta sẽ dễ dàng sai về mặt ngữ pháp. 4.2. Số 2 trong thành ngữ tiếng Hoa và tiếng Việt Lưỡng hổ tương tranh = 二虎相斗,必有一伤: hai bên đều có sức mạnh ngang nhau, sau khi tranh đấu, tất yếu sẽ có một bên bị thua. Độc nhất vô nhị = 有一无二,独一无二,天无二日,一山不藏二虎, 家无二 主: tượng trưng cho một sự vật hay sự việc chỉ có một không có cái thứ hai hay không gì có thể so sánh thay thế được. Một là một, hai là hai: = 一是一,二是二。一则一,二则二。二二: Thể hiện sự kiên định không thay đổi. Nhất cử lưỡng tiện, nhất tiễn song điêu = 一举两得: Có nghĩa là khi mình làm một việc gì đó mà kết quả nó nhận được là từ hai phía. Qua so sánh thì chúng tôi nhận thấy nhìn chung thì thành ngữ tiếng Việt và tiếng Hoa có nhiều nét khá giống nhau, nhưng bên tiếng Hoa thì phong phú đa dạng hơn, trong khi đó bên tiếng Việt chỉ hạn chế ở một số mặt. 5. Số 2 trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc 5.1. Đối với Trung Quốc Con số 2 mang ý nghĩa một cặp, một đôi. Ví dụ: 双喜临门, 二姓之好. Các câu đối đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà cổng chính vào dịp đầu năm mới. Ví dụ: 龙吟新世纪,岁庆两千年 (Rồng bay vui mừng đón thế kỉ mới, người người chúc nhau thêm tuổi mới), 和顺一门有百福,平安二字值千金 (Phúc lộc đi liền với hòa khí của mọi nhà, ai ai đều hy vọng hai chữ bình an), 一干二净除旧习,五讲四美树新风 (Tiễn cũ nghênh tân, khắp nơi gió xuân phơi phới), 五更分二年年年称心,一夜连两岁岁岁如意 (Năm mới tràn đầy hạnh phúc). Họ xem đó là một con số may mắn trong mọi lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến tứ chi con người, các công thức toán học… Khác với các nước khác, ý nghĩa con số 2 ở Trung Quốc phong phú hơn, mạch lạc hơn. Chẳng hạn như bộ phận cơ thể người: hai mắt, hai tai, hai tay, hai chân (biểu hiện sự bình phẳng và vững mạnh trong mọi lao động). 51
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Số 2 còn mang ý nghĩa thủy chung trong các cặp vợ chồng. Ví dụ: Vợ chồng gồm có một nam và một nữ (không thể 3 người kết hôn, vì nhân loại chúng ta chỉ có giới nam và giới nữ). Số 2 còn mang ý nghĩa đối lập. Ví dụ như giới tính (nam và nữ), 2 cực của nam châm (N và S), 2 cực của điện trường (cực + và cực -), sự việc (mặt trái và mặt phải), phương hướng (nam và bắc, đông và tây). Các nguyên tố Hóa học, ta có: O2, H2, N2, Cl2, F2…. 5.2. Đối với Việt Nam Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc (song hỉ) và điều hành thuận lợi cho những sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi, hội hè. Ví dụ: song hỉ lâm môn. Số 2 tượng trưng sự cân bằng, âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật. Ví dụ: về giới tính (nam và nữ), về sự việc (tốt và xấu)… Số 2 tượng trưng cho sự hòa nhã, ngọt ngào, sẵn sàng giúp đỡ và xã giao khéo léo. Ví dụ: Xét về công việc, nếu chỉ có một người làm thì không thành công lắm, nếu có hai người tiếp sức giúp đỡ lẫn nhau thì kết quả sẽ tốt gấp bội. Nếu trong đời chỉ cô đơn một mình thì sống không có ý nghĩa, nếu có thêm bè bạn hoặc là một nửa kia thì cuộc đời ta hoàn toàn khác hẳn, nó sẽ hạnh phúc hơn, ngọt ngào hơn (xét về quan hệ). Số 2 liên hệ với ái nữ Thổ Tinh, một thiếu nữ đang ngồi tiêu biểu cho quyền năng thiêng liêng, huyền bí và mọi sự bí mật trong cuộc đời đều chỉ khám phá bằng sự thông minh của trí óc và mọi sự hiểu biết đều có sự hỗ trợ của ý chí cương quyết. Tượng trưng cho sự vĩnh viễn, mãi mãi. Con số này thường mang ý nghĩa tốt đẹp và không thay đổi theo thời gian. Ví dụ: như “2626” (dễ lộc dễ lộc); “2879” trong đó “79” là thần tài, “8” là phát tài, “2” cùng âm với chữ dễ, nên có ý nghĩa chung là dễ phát tài. Con số này thường dùng trong: *Về tài lộc: Như “2626” (dễ lộc dễ lộc), “2628” (hái lộc hái phát), “2879” (dễ phát tài), “26” (hái lộc),“27” (dễ phất),“28” (dễ phát). *Về cá tính: Như “1102” (độc nhất vô nhị), “1122” (một là một, hai là hai). 6. Kết luận Khi nhắc đến số 2, chúng ta sẽ nghĩ đó là một con số chẵn bình thường, được nhắc nhiều đến trong toán học (ví dụ: Đó là số chia hết cho 2, bội số của 2, số “ nguyên tố kì lạ nhất” …) hay là trong hóa học (O2, H2, N2, …) nhưng ít ai có thể tưởng tượng rằng chính con số đơn giản ấy lại mang trong mình nhiều ý nghĩa. Những từ cùng nghĩa với hai: song, lưỡng, nhị… tuy có chung một nghĩa nhưng cách sử dụng lại rất khác nhau, nó góp phần làm từ vựng phong phú hơn bởi bạn có thể sử dụng một cách khéo léo, tránh lập lại cùng một từ nhiều lần trong một đoạn văn. Qua bài nghiên cứu này, chúng ta còn thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa với ngôn ngữ qua số 2, thấy được những nét đặc trưng của văn hóa cũng như ngôn ngữ 52
- Năm học 2011 - 2012 Việt và Hoa. Sự khác biệt đó chính là do ngôn ngữ, văn hóa, lối suy nghĩ khác nhau giữa người Việt và người Trung Quốc. Vì thời gian có hạn nên bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở tính tổng thể, chưa đi sâu vào chi tiết, còn nhiều mặt hạn chế. Hy vọng bài nghiên cứu sẽ là một nguồn tư liệu giúp các bạn bước đầu hiểu thêm về con số và đặc biệt là con số “2”, con số được cho là âm tính nhưng đem lại may mắn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://vi.wikipedia.org/wiki/2_(s%E1%BB%91). 2. http://en.wikipedia.org/wiki/2_(number). 3. http://wenku.baidu.com/view/2b511c1714791711cc791741.html. 4. http://zhidao.baidu.com/question/136895666.html?fr=qrl&cid=1099&index=1&fr2 =query. 5. 实用汉语语法 (2001) ,作者:房玉清, 北京大学出版社。 6. 汉语语法教程 ,作者:孙德金,北京语言文化大学出版社。 7. 现代汉语 (2004),主编:范先钢,广西师范大学出版社。 53
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mấy điểm khác biệt về văn hóa truyền thống giữa người Tày và người Nùng ở Lạng Sơn - Vương Toàn
9 p | 262 | 24
-
Giá trị văn hóa: Một số hàm ý cho nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở giá trị văn hóa và giao tiếp liên văn hóa
15 p | 144 | 14
-
Những ảnh hưởng của văn hóa Chăm đối với văn hóa Việt và dấu ấn trong ngôn ngữ
18 p | 127 | 13
-
Học tiếng Hán bắt đầu từ việc lý giải ý nghĩa văn hoá của những lời chào thông dụng nhất
10 p | 109 | 11
-
So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán
9 p | 121 | 11
-
Hình tượng “tre”,“trúc” trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc
10 p | 75 | 9
-
Vài nét đổi mới ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)
12 p | 58 | 5
-
Một vài đặc điểm về cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
7 p | 120 | 4
-
Về hoán dụ ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)
4 p | 83 | 4
-
Tiếp xúc ngôn ngữ thể hiện trong tục ngữ Việt và tục ngữ Khmer
7 p | 53 | 4
-
So sánh từ và cụm từ mô phỏng tiếng cười trong ngôn ngữ Việt Nam - Trung Quốc ở góc độ giao tiếp liên văn hóa
9 p | 94 | 4
-
Thử xem xét hệ thống đại từ nhân xưng trong hai ngôn ngữ Nga - Việt dưới góc độ thành tố văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ
11 p | 49 | 3
-
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc nhánh Katuic vùng biên giới Việt - Lào
7 p | 49 | 3
-
Đặc trưng văn hóa của thành ngữ chỉ tốc độ trong tiếng Việt và tiếng Anh
9 p | 88 | 2
-
Dạy học thành ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học Tày - Thái theo hướng vận dụng hiểu biết văn hóa và tiếng mẹ đẻ (qua trường hợp học sinh lớp 5 dân tộc Tày - Thái học một số thành ngữ có từ chỉ “động vật”)
6 p | 72 | 2
-
Vận dụng kiến thức văn hóa trong giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam – trường hợp tết Đoan Ngọ
10 p | 9 | 2
-
Đặc điểm ngôn ngữ mạng của sinh viên nhìn từ bình diện cấu trúc (Qua một sỗ diễn đàn)
7 p | 75 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn