intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhìn xa để bước dài

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

127
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhìn xa để bước dài Tên của doanh nghiệp (DN) ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển lâu dài, và có thể xem là yếu tố đầu tiên giúp nhận diện thương hiệu. Có những cái tên tưởng chừng “vô thưởng” lại thành công, và ngược lại, có tên mỹ miều lại lạc lõng... Điều này cho thấy đặt tên cho DN là một việc phải đầu tư. Tên đúng hay tên hay? Lâu nay vẫn thấy nhiều DN thường đặt tên công ty theo cách lồng ghép tên vợ chồng, con cái, ngành nghề kinh doanh để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhìn xa để bước dài

  1. Nhìn xa để bước dài Tên của doanh nghiệp (DN) ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển lâu dài, và có thể xem là yếu tố đầu tiên giúp nhận diện thương hiệu. Có những cái tên tưởng chừng “vô thưởng” lại thành công, và ngược lại, có tên mỹ miều lại lạc lõng... Điều này cho thấy đặt tên cho DN là một việc phải đầu tư. Tên đúng hay tên hay? Lâu nay vẫn thấy nhiều DN thường đặt tên công ty theo cách lồng ghép tên vợ chồng, con cái, ngành nghề kinh doanh để tạo sự chuyên biệt, như Công ty Thanh Hải, Thắng Dung... Chuyên biệt hơn thì gắn với với sản phẩm như Vinamit, Vinamilk, Kềm Nghĩa, Eurowindow... Tên gọi không đơn thuần chỉ là tên gọi mà còn là thương hiệu, gắn với chiến lược kinh doanh, chuyển
  2. tải hoài bão của chủ DN vào sản phẩm, lĩnh vực mà họ kinh doanh. Vì vậy, nếu tên được đặt chung chung, không tạo sự liên tưởng nào hay đặt tên theo số thứ tự, tên viết tắt sẽ không tạo được hiệu ứng tích cực trên thị trường và xã hội. Theo ông Đoàn Sĩ Hiền, Chủ tịch HĐQT Công ty Tiếp thị ứng dụng I.A.M, tên gọi của DN không chỉ dễ nhớ mà cần gây được ấn tượng, chuyển tải được tinh thần, giá trị kinh doanh cốt lõi của DN. Đây chính là những yếu tố tạo lợi điểm trong quảng cáo, tiếp thị ngay từ tên gọi.
  3. Thế nhưng, có khá nhiều DN hiện vẫn đặt tên cho công ty, cửa hàng của mình bằng những tên gọi nghe rất “Tây” nhưng chẳng mang ý nghĩa gì. Ông Drew Taylor - một doanh nhân nước ngoài nhiều năm làm ăn ở Việt Nam phân tích: “Có rất nhiều DN Việt Nam đặt tên cho DN, cửa hàng có gắn với chữ Cali như Buffet Cali, Trung tâm ngoại ngữ Cali... Trung tâm ngoại ngữ Cali, với những người hiểu biết thì cái tên ấy không hàm chứa một cam kết chất lượng nào, bởi California là một cộng đồng nói đủ thứ tiếng. Một cách đặt tên phổ biến khác là gắn địa chỉ vào tên gọi như Nhà hàng 134, Cà phê 94... Tuy dễ nhớ, nhưng cách đặt tên này cũng có không ít bất lợi, giả sử quán hoạt động thành công, muốn mở thêm điểm mới ở địa chỉ mới thì rất dễ nhầm lẫn, nếu lấy tên mới thì uổng công xây dựng thương hiệu từ bao lâu nay”.
  4. Mong muốn có một cái tên mang ý nghĩa thành công, may mắn, một số DN còn chọn những tên gọi rất “kêu” như Công ty Đẳng Cấp, Tầm Cao, Số Một, Bá Chủ... Theo các chuyên gia thương hiệu, tích cực đến mức đại ngôn cũng là điều cần tránh vì dễ tạo sự phản cảm, nhất là khi DN không đủ khả năng thực hiện những cam kết đối với sản phẩm, dịch vụ như cái tên thể hiện. Đừng mua dây buộc mình Hiện nay, số lượng DN tăng lên nhanh chóng, nên việc chọn và đăng ký “tên đẹp” cũng ngày càng khó khăn hơn. Trong xu thế hội nhập, việc Tây hóa tên gọi DN cũng là lẽ thường, nhưng không ít DN vì tên gọi mà gặp khó khăn khi mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Chẳng hạn, một nhà hàng ở Việt Nam lấy tên là Phát Đạt, khi qua Canada, đã bị hiểu lầm là nơi chuyên
  5. dành cho người “quá khổ” vì phát âm chữ Phát Đạt theo tiếng Anh là “Fat Date”. Tương tự, Công ty Vinagift nếu mở thị trường ở Đức sẽ không ổn vì chữ Gift theo tiếng Anh là “quà tặng” nhưng tiếng Đức lại có nghĩa là “thuốc độc”. Cách đây không lâu, hãng máy bay Air Speed Up (tên tiếng Việt là Tăng Tốc) đã phải đổi tên thành Indochina Airlines vì tên Tăng Tốc khi lên website không dấu thành tangtoc (tang tóc) được coi chứa đựng nhiều yếu tố không may mắn. Trở lại với trường hợp tên DN gắn với sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh, nhiều ý kiến của các chuyên gia thương hiệu cũng cho rằng, khi mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác, DN sẽ gặp bất lợi. Chẳng hạn, Vinamit không chỉ có thế mạnh về sản phẩm mít mà đang phát triển nhiều mặt hàng nông sản khác; hoặc Vinamilk cũng đã sản xuất bia và cà phê.
  6. Tuy nhiên, trong tâm thức của người tiêu dùng, dù có phát triển thêm sản phẩm nào thì thế mạnh của hai DN này cũng vẫn là mít và sữa. Hàng loạt thương hiệu con mới khai sinh của Vinamit như Vinatural, Tenders, Barley hay Tomeli... nhưng người tiêu dùng vẫn chỉ nghĩ đến mít sấy hoặc trái cây sấy của Vinamit. Dù không phải là mới mẻ nhưng việc “phân nhánh” thương hiệu, xây dựng mô hình “thương hiệu gia đình” hay “thương hiệu độc lập” vẫn là một thách thức lớn của nhiều DN. Một thực tế khác là không ít DN khi thành công trên thương trường, mở rộng kinh doanh, lập tức sẽ có hàng loạt tên gọi tương tự được đặt theo, như Công ty Việt Hương thực phẩm, Công ty Việt Hương xuất nhập khẩu, Công ty Việt Hương cung cấp hương
  7. liệu... Điều này cũng là một rào cản, ảnh hưởng xấu khi một trong các công ty này “lỡ” bị tai tiếng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2