YOMEDIA
ADSENSE
Nhóm lệnh về đặc điểm mô hình
136
lượt xem 21
download
lượt xem 21
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu tham khảo về nhóm lệnh về đặc điểm mô hình
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhóm lệnh về đặc điểm mô hình
- Khảo sát ứng dụng MATLAB trong điều khiển tự động NHÓM LỆNH VỀ ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH (Model Properties) 1. Lệnh COVAR, DCOVAR a) Công dụng: (Purpose) Tìm đáp ứng hiệp phương sai đối với nhiễu trắng (white noise). b) Cú pháp: (Syntax) [P,Q]= covar(a,b,c,d,w) P = covar(num,den,w) [P, Q]= dcovar(a,b,c,d,w) P = dcovar(num,den,w) c) Giải thích: (Description) Covar tính các ngõ ra cố định và đáp ứng hiệp phương sai trạng thái của một hệ thống đối với các ngõ vàonhiễu trắng Gaussian với cường độ w: E[w(t)w(τ )’]= wδ (t -τ ) [P,Q]= covar(a,b,c,d,w) tìm đáp ứng hiệp phương sai của hệ không gian trạng thái liên tục. . x = Ax + Bu y = Cx + Du đối với nhiễu trắng với cường độ w từ tất cả các ngõ vào tới tất cả trạng thái và ngõ ra: P = E[yy’] Q = E[xx’] Hệ thống phải ổn định và ma trận D phải là zero. P = covar(num,den,w) tìm đáp ứng hiệp phương sai ngõ ra hệ SIMO của hàm truyền đa thức G(s)= num(s)/den(s) trong đó num và den chứa các hệ số đa thức theo chiều giảm dần số mũ của s, wlà cường độ nhiễu ngõ vào. Để tìm đáp ứng hiệp phương sai của hệ gián đoạn ta dùng lệnh dcovar thay cho covar. d) Ví dụ 1: (Exemple) Tìm đáp ứng hiệp phương sai do nhiễu trắng Gaussian của hệ SISO với cường độ w=2 có hàm truyền: 5s + 1 H (s) = s + 2s + 3 2 num = [5 1]; den = [1 2 3];
- Khảo sát ứng dụng MATLAB trong điều khiển tự động P = covar(num,den,2) Ta được: P = 12.6667 2. Lệnh CTRB, OBSV a) Công dụng: Tạo ma trận có thể điều khiển và có thể quan sát. b) Cú pháp: co = ctrb(a,b) ob = obsv(a,c) c) Giải thích: co = ctrb(a,b) tạo ma trận có thể điều khiển C0 = [B ABA2B ……… An-1B] cho hệ không gian trạng thái ob = obsv(a,c) tạo ma trận có thể quan sát Ob cho hệ không gian trạng thái. C CA Ob = CA 2 CA n −1 Hệ thống có thể điều khiển được nếu hạng của ma trận Co là n và có thể quan sát được nếu hạng của ma trận Ob là n. d) Ví dụ: Dùng lệnh ctrb và obsv để kiểm tra hệ thống (a,b,c,d) có thể điều khiển được hay có thể quan sát được hay không: % Nhập hàm truyền và xác định không gian trạng thái: num = [2 3]; den = [1 4 7]; [a,b,c,d]= tf2ss(num,den) % Xác định ma trận có thể điều khiển và ma trận có thể quan sát: co = ctrb(a,b) ob = obsv(a,c) % số trạng thái không thể điều khiển được: unco = length(a) – rank(co) % số trạng thái không thể quan sát được: unob = length(a) – rank(ob) Cuối cùng ta được kết quả: a= -4 -7
- Khảo sát ứng dụng MATLAB trong điều khiển tự động 1 0 b= 1 0 c= 2 3 d= 0 co = 1 -4 0 1 unco = 0 ob = 2 3 -5 -14 unob = 0 3. Lệnh DAMP, DDAMP a) Công dụng: Tìm tần số tự nhiên (Natural Frequencies) và hệ số tắt dần (Damping Factors). b) Cú pháp: [wn,Z]= damp(a) mag= ddamp(a) [mag,Wn,Z]= ddamp(a,Ts) c) Giải thích: Damp và ddamp tính tần số tự nhiên và hệ số tắt dần. Nếu bỏ các đối số bên trái trong các lệnh này thì ta nhận được một bảng các giá trị riêng, tỉ lệ tắt dần và tần số tự nhiên trên màn hình. [wn,Z]= damp(a) tạo ra vector cột Wn và Z chứa các tần số tự nhiên wn, hệ số tắt dần của các giá trị riêng liên tục (Continous eigenvalues) được tính từ a. Biến a có thể là một trong các dạng sau: + Nếu a là ma trận vuông thì a được xem như là ma trận không gian trạng thái A. + Nếu a là vector hàng thì nó được xem như là vector chứa các hệ số đa thức của hàm truyền. + Nếu a là vector cột thì a chứa các nghiệm. Mag = damp(a) tạo ra vector cột mag chứa biên độ các giá trị riêng gián đoạn được tính từ a. a có thể là một trong các dạng được nói đến ở trên.
- Khảo sát ứng dụng MATLAB trong điều khiển tự động [mag,Wn,Z]= ddamp(a,Ts) tạo ra các vector mag, Wn và Z chứa các biên độ, tần số tự nhiên trong mặt phẳng s tương ứng và hệ số tắt dần của các giá trị riêng của a. Ts là thời gian lấy mẫu. Hệ số tắt dần và tần số tự nhiên trong mặt phẳng s tương ứng của các giá trị riêng gián đoạn λ là: log λ ωn = Ts ζ = -cos(∠ log λ) d) Ví dụ: (Trích từ trang 11-52 sách ‘Control System Toolbox’) Tính và hiển thị các giá trị riêng, tần số tự nhiên và hệ số tắt dần của hàm truyền liên tục sau: (1 − ω t ) + 4ε ω t 2 2 2 2 2 2 num = [2 5 1]; den = [1 2 3]; damp(den) Eigenvalue Damping Freq.(rad/sec) -1.0000 + 1.4142i 0.5774 1.7321 -1.0000 + 1.4142i 0.5774 1.7321 Tính và hiển thị các giá trị riêng, biên độ, tần số và hệ số tắt dần trong mặt phẳng s tương ứng của hàm truyền gián đoạn với thời gian lấy mẫu Ts = 0.1: 2 z 2 − 3.4 z + 1.5 H (z) = z 2 − 1.6s + 0.8 num = [2 -3.4 1.5] den = [1 -1.6 0.8] ddamp(den,0.1) Eigenvalue Magnitude Equiv.Damping Equiv.Freq (rad/sec) 0.8000 + 0.4000i 0.8944 0.2340 4.7688 0.8000 – 0.4000i 0.8944 0.2340 4.7688 4. Lệnh DCGAIN, DDCGAIN a) Công dụng: Tìm độ lợi trạng thái xác lập của hệ thống. b) Cú pháp: k = dcgain(a,b,c,d) k = dcgain(num,den) k = ddcgain(a,b,c,d) k = ddcgain(num,den) c) Giải thích: dcgain dùng để tính độ lợi trạng thái xác lập (DC hay tần số thấp) của hệ thống. k = dcgain(a,b,c,d) tính độ lợi trạng thái xác lập của hệ không gian trạng thái liên tục:
- Khảo sát ứng dụng MATLAB trong điều khiển tự động . x = Ax + Bu y = Cx + Du từ tất cả các ngõ vào tới tất cả các ngõ ra: K = -CA-1 + D k = dcgain(num,den) tính độ lợi trạng thái xác lập của hàm truyền đa thức: num( s) G(s) = den( s) trong đó num và den chứa các hệ số đa thức theo thứ tự giảm dần số mũ của s: num( s) K= den( s ) s = 0 Để tính độ lợi DC của hệ gián đoạn ta dùng lệnh ddcgain thay cho lệnh dcgain. Đối với hệ không gian trạng thái xác lập, ma trận độ lợi DC là: K = C(I – A)-1 + D Và đối với hàm truyền gián đoạn, t độ LợI DC là: num( z ) K= den( z ) z =1 d) Ví dụ 1: Tính độ lợi DC của hệ thống có hàm truyền: 2 s 2 + 5s + 1 H (s) = 2 s + 2s + 3 num = [ 2 5 1]; den = [1 2 3]; k = dcgain(num,den) k = 0.3333 Ví dụ 2: Tính độ lợi DC của hệ không gian trạng thái MIMO: . − 0.5572 − 0.7814 x 1 0.5397 u x1 = 1 + 0 x2 0 − 0.2231 v . x2 0.7814 y 1.9691 6.4493 x1 0 0 u z = 1 + 0 x2 0 0 v a = [-0.5572 -0.7814 ; 0.7814 0]; b = [1 0.5379 ; 0 -0.2231]; c = [1.9691 6.4493 ; 1 0]; d = [0 0 ; 00]; k = dcgain(a,b,c,d) k= 8.2466 3.6861 0 0.2855 5. Lệnh GRAM, DGRAM a) Công dụng: Đánh giá khả năng điều khiển và khả năng quan sát. b) Cú pháp:
- Khảo sát ứng dụng MATLAB trong điều khiển tự động Gc = gram(a,b) Go = gram(a’,c’) Gc = dgram(a,b) Go = dgram(a’,c’) c) Giải thích: gram tính toán khả năng điều khiển và khả năng quan sát. Sự đánh giá này có thể được dùng để nghiên cứu đặc tính điều khiển và đặc tính quan sát của các hệ không gian trạng thái và giảm bậc mô hình. gram(a,b) tạo ra sự đánh giá khả năng điều khiển Gc: ∞ Aτ A 'τ Gc = ∫ e BB ' e dτ 0 đó là một ma trận đối xứng; hơn nữa, nếu ma trận có hạng đủ (bằng kích thước của ma trận đánh giá) thì hệ thống có thể điều khiển được. Go = gram(a’,c’) tạo ra sự đánh giá khả năng quan sát Go: ∞ Aτ A 'τ Go = ∫ e CC ' e dτ 0 Nếu ma trận đánh giá có hạng đủ thì hệ thống có thể quan sát được. dgram dùng cho các hệ thống gián đoạn. d) Ví dụ: Xác định khả năng điều khiển của hệ kông gian trạng thái ở ví dụ về lệnh dcgrain a = [-0.5572 -0.7814 ; 0.7814 0]; b = [1 0.5379 ; 0 -0.2231]; c = [1.9691 6.4439 ; 1 0]; d = [0 0 ; 0 0]; Gc = gram(a,b) Ta nhận được ma trận: Gc = 1.2016 -0.0318 -0.0318 1.0708 Tìm hạng ma trận bằng lệnh: r = rank(Gc) ta được r = 2 và bằng kích thước của ma trận đánh giá. Vậy hệ thống này có thể điều khiển được. 6. Lệnh DSORT, ESORT a) Công dụng: Sắp xếp các giá trị riêng theo thứ tự phần thực hoặc biên độ số phức. b) Cú pháp: s = dsort(p) [s,ndx] = dsort(p) s = esort(p) [s,ndx] = esort(p) c) Giải thích: s = esort(p) xếp các giá trị riêng phức trong vector p theo thứ tự giảm dần của phần thực. Đối với các giá trị riêng liên tục, các giá trị riêng không ổn định xuất hiện trước. s = dsort(p) xếp các gí trị riêng phức trong vector p theo thứ tự giảm dần của biên độ. Đối với các giá trị riêng gián đoạn, cá giá trị riêng không ổn định xuất hiện trước.
- Khảo sát ứng dụng MATLAB trong điều khiển tự động [s,ndx] = dsort(p) hay [s,ndx] = esort(p) cũng tạo ra vector ndx chứa các chỉ số dùng theo thứ tự. d) Ví dụ: Xếp các phần tử của vector p = [2+3j -3+j 1-9j 3-7j 5+2j 6-j] theo thứ tự giảm dần của phân thực và độ lớn số phức. p = [2+3j -3+j 1-9j 3-7j 5+2j 6-j] % Xếp theo thứ tự giảm dần của độ lớn số phức: s = dsort(h) s= 1.0000 + 9.0000j 3.0000 + 7.0000j 6.0000 + 1.0000j 5.0000 – 2.0000j 2.0000 + 3.0000j -3.0000 + 1.0000j % Xếp theo thứ tự giảm dần của phần thực: s’ = esort(h) 6.0000 + 1.0000j 5.0000 – 2.0000j 3.0000 + 7.0000j 2.0000 – 3.0000j 1.0000 + 9.0000j -3.0000 – 1.0000j 7. Lệnh EIG a) Công dụng: Tìm các giá trị riêng và các vector riêng của hệ thống. b) Cú pháp: E = eig(X) [V,D] = eig(X) [V,D] = eig(X) [V,D] = eig(X,’nobalance’) E = eig(A,B) [V,D] = eig(A,B) c) Giải thích: E = eig(X) là một vector chứa các giá trị riêng của ma trận vuông X. [V,D] = eig(X) tạo ra một ma trận đường chéo D của các giá trị riêng và ma trận đủ với các cột là các vector riêng tương ứng để cho X*V = V*D. [V,D] = eig(X,’nobalance’) giống như [V,D] = eig(X) nhưng bỏ qua sự cân bằng. Cách này đôi khi cho kết quả chính xác hơn. E = eig(A,B) là vector chứa các giá trị riêng phổ biến của các ma trận vuông A và B. [V,D] = eig(A,B) tạo ra ma trận đường chéo D của các giá trị riêng phổ biến và các ma trận đủ V với các cột là các vector riêng tương ứng để cho A*V = B*V*D. d) Ví dụ: Cho X = [2+3j -3+j 1-9j ; 3-7j 5+2j 6-j ; 0+7j 6-8j 2+5j]. tìm các giá trị riêng của X. X = [2+3j -3+j 1-9j ; 3-7j 5+2j 6-j ; 0+7j 6-8j 2+5j]; [V,D] = eig(X) V=
- Khảo sát ứng dụng MATLAB trong điều khiển tự động 0.4158 + 0.3442j 0.5455 + 0.4929j 0.4344 – 0.2255j -0.3275 + 0.3580j 0.1837 – 0.2659j 0.5974 + 0.1368j 0.1209 – 0.6772j -0.5243 + 0.2831j 0.4954 + 0.3734j D= -9.3743 + 4.7955j 0 0 0 9.2099 + 0.2831j 0 0 0 9.1644 – 2.2542j 8. Lệnh PRINTSYS a) Công dụng: In ra các tham số của hệ thống tuyến tính b) Cú pháp: printsys(a,b,c,d) printsys(a,b,c,d,ulabels,ylabels,xlabels) printsys(num,den,‘s’) printsys(num,den,‘z’) c) Giải thích: printsys in các tham số của hệ không gian trạng thái và hàm truyền theo dạng đặc biệt. Đối với hệ không gian trạng thái, các ngõ vào, ngõ ra và trạng tháicủa hệ được đặt tên và hàm truyền được hiển thị dưới dạng tỷ số của hai đa thức. printsys(a,b,c,d) in ra hệ không gian trạng thái (a,b,c,d) với tên tham số ở phía trên và phía bên trái của ma trận hệ thống. printsys(a,b,c,d,ulabels,ylabels,xlabels) in ra hệ không gian trạng thái với tên tham số được chỉ định bởi các vector ulabels, ylabels và xlabels. ulabels, ylabels và xlabels chứa tên ngõ vào, ngõ ra và trạng thái của hệ thống. printsys(num,den,‘s’) hoặc printsys(num,den,‘z’) in ra hàm truyền dưới dạng tỷ số của hai đa thức theo s hoặc z. Nếu biến của hàm truyền (‘s’ hoặc ‘z’) không được chỉ định thì phép biến đổi Laplace (‘s’) được thừa nhận. d) Ví dụ: Cho hệ không gian trạng thái sau: . 1 1 x1 1 x1 = . + u x 2 2 − 1 x2 0 x y = [ 2 4] 1 + [1] u x2 In ra hệ không gian trạng thái với tên gọi các tham số mặc nhiên và với tên được chỉ định như sau: ngõ vào u là sensor, trạng thái x là alpha và beta, ngõ ra là angle. % Khai báo hệ thống: a = [1 1 ; 2 -1]; b = [1 ; 0]; c = [2 4]; d = 1; % In theo tên mặc nhiên: printsys(a,b,c,d) a= x1 x2 x1 1.00000 1.00000 x2 2.00000 -1.00000
- Khảo sát ứng dụng MATLAB trong điều khiển tự động b= u1 x1 1.00000 x2 0 c= x1 x2 y1 2.00000 4.00000 d= u1 y1 1.00000 % Chỉ định tên tham số: inputs = ‘sensor’; outputs = ‘angle’; states = ‘alpha beta’; states = ‘alpha beta’; % In theo tên đã chỉ định: printsys(a,b,c,d,inputs,outputs,states) a= alpha beta alpha 1.00000 1.00000 beta 2.00000 -1.00000 b= sensor alpha 1.00000 beta 0 c= alpha beta angle 2.00000 4.00000 d= sensor angle 1.00000 9. Lệnh TZERO a) Công dụng: Tìm zero truyền đạt của hệ không gian trạng thái. b) Cú pháp: z = tzero(sys) [z,gain] = tzero(sys) z = tzero(a,b,c,d) c) Giải thích: z = tzero(sys) tìm các zero truyền đạt của hệ thống LTI trong sys. [z,gain] = tzero(sys) tìm độ lợi hàm truyền nếu hệ thống là hệ SISO. z = tzero(a,b,c,d) tìm zero truyền đạt của hệ không gian trạng thái: . x = Ax + Bu hoặc x[n + 1} = Ax[n] + Bu[n] y = Cx + Du y[n] = Cx[n] + Du[n] d) Ví dụ: Tìm zero truyền đạt của hệ không gian trạng thái sau:
- Khảo sát ứng dụng MATLAB trong điều khiển tự động . 1 1 x1 1 x1 = . + u x 2 2 − 1 x2 0 x y = [2 4] 1 + [1] u x 2 a = [1 1 ; 2 -1]; b = [1 ; 0]; c = [2 4]; d = 1; z = tzero(a,b,c,d) z= -1.0000 + 2.4495j -1.0000 – 2.4495j
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn