intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Như áng mây trôi

Chia sẻ: Vylanh Ngọc Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cô giáo mới dạy văn bước vào. Cô còn trẻ, mới ra trường và cũng là học trò cũ của cô giáo chủ nhiệm lớp tôi. Cô giáo cũng là học trò_hihi_ điều đó với tôi thật thú vị. Cô là học trò yêu của cô giáo tôi đấy. Nghe qua bạn bè nói thì tên cô thật lạ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Như áng mây trôi

  1. Như áng mây trôi
  2. Cô giáo mới dạy văn bước vào. Cô còn trẻ, mới ra trường và cũng là học trò cũ của cô giáo chủ nhiệm lớp tôi. Cô giáo cũng là học trò_hihi_ điều đó với tôi thật thú vị. Cô là học trò yêu của cô giáo tôi đấy. Nghe qua bạn bè nói thì tên cô thật lạ: Tuyết thị Khánh. Ban đầu tôi còn chưa tin. Sau này khi xem lại học bạ, tôi mới biết tên cô thật là thế. Cô vào lớp năm tôi học lớp 10. Giọng nói cô hơi lạ, tôi chú tâm lắng nghe. Tôi vẫn nhớ những hình ảnh ban đầu về cô, về mái tóc đen được thả tự nhiên, với hai nhánh tóc trước mặt luôn được cài gọn lại sau mang tai. Cô giảng bài rất hay, rất nhiệt tình và tâm huyết. Nghe cô giảng mà thấy như cô đang truyền cho học sinh tất cả những gì mình có vậy. Tôi yêu mến cô theo một cách riêng. Tôi thường chăm chú dõi theo cô nhìn cô say sưa giảng bài. Cô giáo trẻ mới ra trường mà, không khoảng cách, không quá chênh vênh tầm tuổi học trò; cô rất dễ gần, rất “say” nghề nghiệp. Tôi thực sự rất yêu quý cô, ngay từ ngày đầu tiên cô bước vào lớp. Lâu lâu mới thấy tôi lắng nghe và dõi theo một bài giảng. Nhưng bài giảng của cô, đi vào bằng tai này, lại đi ra bằng tai kia. Cô_ cho dù có giảng dạy bằng tất cả sự tận tâm và
  3. nhiệt huyết; và tôi_ cho dù có lắng nghe thật nhiều đến bao nhiêu, thì cũng không thể nào khơi dậy lại được tình yêu đã mất từ lâu trong tôi. Tôi sợ, sợ mỗi khi giờ văn đến, sợ mỗi khi cô giáo văn bước vào. Đã từ lâu trong tôi, chẳng còn biết phải yêu bộ môn ấy như thế nào. Nhớ ngày xưa tôi học cũng khá văn. Trong ngôi trường cấp I bé nhỏ thân thương bao năm tôi yêu dấu, tôi đến với môn văn theo trí tưởng tượng. Nhưng rồi lên lớp 8, khi văn không còn là tưởng tượng nữa, một dạng văn khác không thuộc phong cách của tôi khiến tôi bị hào quang quá khứ ám ảnh. Ai cũng nói tôi học giỏi văn nhất, chẳng cần biết yếu tố nào làm lên một cái tên như thế. Tôi bắt đầu sợ văn khi khả năng của mình không đúng với những lời rỉ tai khen ngợi. Tôi dần trượt dốc, nhưng chẳng ai quan tâm. Họ vẫn cứ nói: tôi học giỏi văn lắm, tôi học giỏi văn nhất. Lời nhận xét qua loa, chung chung, chỉ khiến tôi thêm mệt mỏi và hững hờ. Từ đó, cho đến suốt những năm cuối học trò, tôi với văn trở lên xa lạ. Tôi không hiểu văn, và cũng không còn muốn hiểu văn. Văn vô cảm, văn áp lực. Tôi không thể bắt nhập, cũng không thể mở lòng với văn được nữa. Tôi bắt đầu viết văn kiểu gượng ép chống đối. Mỗi lần cô giáo ra đề bài, là mỗi lần tôi mở vở ra chép lại
  4. toàn bộ lý lẽ sẵn có trong bài giảng giáo viên. Tôi viết văn chỉ để có bài. Bài tôi viết ra, chẳng bao giờ tôi muốn cầm đọc lại. Tôi không ghét văn, nhưng thực sự sợ văn. Cũng bởi tính cách con người tôi vốn không dễ dàng chấp nhận sự đổi thay. Mà văn lớp 8 lại đột ngột quá, khiến tôi cứ mãi ngỡ ngàng xa lạ, mãi vẫn không thể làm quen. Tôi yêu cô giáo mới, nhưng vẫn không thể yêu lại được bộ môn văn. Cô giáo mới chưa biết nhiều về lớp. Điều đó cho tôi cảm giác nhẹ nhàng mỗi khi cô bước vào. Tôi rất dễ chịu khi cái tên tôi tạm thời không đi kèm với văn. Tôi đã ước cô đừng hỏi ai trong lớp mình học khá văn, bởi mọi người sẽ chỉ cho cô thấy tôi. Khi cô không biết gì về tôi, tôi sẽ được thoải mái lắng nghe những lời cô giảng mà không phải chịu đựng áp lực bắt buộc phải hiểu và phải làm được văn hay. Tôi đã thích được tự nhiên như thế. Rồi một ngày. Cô bước vào lớp và thông báo: “Thứ bảy này lớp ta có dự giờ. Các em nhớ chuẩn bị bài cho tốt nhé!”. Cô đã chọn lớp tôi cho giờ dự đầu tiên trong nghiệp giáo viên của mình. Có lẽ với cô sẽ thật ý nghĩa, khi cô đứng trước giáo
  5. viên chủ nhiệm năm xưa, chính trong ngôi trường này… Cô học trò cũ giờ đây đã trưởng thành với ước mơ, đã vững vàng tự tin nơi bục giảng! Tôi biết nó ý nghĩa với cô. Tôi biết cô sẽ hỏi một vài điều về học sinh trong lớp. Tôi biết cô sẽ gọi tôi. Tôi không muốn mình là một nhân tố xấu, ảnh hưởng tệ đến hình ảnh của cô. Dù tôi sẽ phải tiếp tục sống với những áp lực như trước kia, thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ phải đối diện với nó. Tôi tự động viên mình, hãy bỏ qua cảm giác bản thân. Ngày hôm ấy hãy cố gắng. Đừng làm cô bị tổn thương. Tôi không có thói quen chuẩn bị bài từ sớm. Thường thì tôi học chống đối vào giờ ra chơi. Căng lắm thì cũng chỉ tối hôm trước học cho ngày hôm sau. Thế nên cho dù đã lấy tinh thần từ mấy hôm trước, tôi lười biếng không chịu học bài ngay. Tôi đợi tối thứ sáu. Nhưng thứ sáu ấy lại rơi vào đúng sinh nhật tôi. Tôi đành soạn vở để đấy, cũng thấy sốt ruột, nhưng thôi, sáng mai mình sẽ học bài. Thế nhưng sáng ra bạn lại rủ tôi đi chơi. Tôi không từ chối, dù biết rằng nếu sáng nay tôi không học
  6. bài, thì hai tiết văn ngay đầu giờ chiều sẽ chẳng cho tôi một chút thời gian nào cả. Nhưng… Một ngày đặc biệt quan trọng. Cô bước vào lớp. Nhìn nụ cười khẽ và gương mặt dịu dàng tươi tắn của cô, tôi biết cô đã chuẩn bị rất kỹ càng. Còn tôi thì không sẵn sàng. Chúng tôi đứng dậy chào thầy cô. Tôi bất ngờ khi có đông đảo thầy cô đến tham dự. Thật không ngờ lại có nhiều thầy cô dự giờ đến thế. Có lẽ vì cô là giáo viên mới, cho nên tiết học hôm nay, sẽ là một tiết học đánh giá. Tôi đã hi vọng cô sẽ gọi những người khác trước, để cho tôi thêm chút thời gian. Nhưng cái tên cô gọi đầu tiên lại chính là tôi. Tôi đứng dậy, trả lời một câu không thể khác được: -Em thưa cô… Em chưa học bài ạ! Kỳ vọng về một tiết học thật hay tan biến trên gương mặt cô. Lời tôi nói như một đòn bất ngờ giáng mạnh. Ánh mắt cô sững sờ, như cứa vào lòng tôi. Tôi cúi mặt, không dám nhìn vào đôi mắt ấy. Lặng thinh mất mấy giây, cô vẫn nhẹ nhàng, giọng cô điềm tĩnh, nhưng những ngỡ ngàng, những thất vọng trong mắt cô cứ như in trong đời tôi. Cô không hề trách phạt tôi một lời, cho tôi ngồi xuống. Lớp lặng
  7. thinh. Cô gọi thêm hai cái tên khác nữa. Nhưng hai câu trả lời giống hệt tôi chỉ khiến cho tiết học thêm trùng lắng, cho cô thêm thất vọng. Học sinh đang chống đối cô chăng? Cô đã làm gì để học trò ghét chứ? Cô gấp sổ lại và bắt đầu giảng bài mới. Tôi đã không dám nhìn thẳng vào cô. Không dám nhìn cả ngày hôm ấy, và cả sau này nữa. Cô lặng lẽ bước vào lớp tôi mỗi giờ văn đến. Không còn thấy cô say, không còn thấy cô nhìn hẳn vào mắt bất kỳ học sinh nào nữa. Có phải chúng tôi không cần cô? Chúng tôi rất ngoan, nhưng dường như không muốn học. Cô vẫn giảng cho chúng tôi đầy đủ kiến thức. Không ghét bỏ chúng tôi, không thù hằn để bụng. Nỗi muộn phiền khi học sinh không yêu thích môn học khiến cô trầm lặng hẳn. Cô thường giảng bài cho đến hết giờ học mới thôi. Ánh mắt cô buồn. Tim tôi như thắt lại. Không khí lớp tôi thật ngột ngạt với cô. Cô thì giảng bài, còn học trò ở dưới thì cứ thì thầm chuyện riêng. Một lớp học mà không khác gì hai môi trường riêng biệt được ghép lại với nhau… Đã nhiều ngày trôi qua như thế.
  8. Bỗng hôm nay, cô ngừng lại khi mới được nửa giờ. Dường như có gì đó cần phải phá vỡ. Cô lặng thinh, không nhắc chuyện, không nói gì. Cứ để yên như vậy, xem lớp tôi có nhận ra không, xem lớp tôi có thể mặc nhiên như vậy được trong bao lâu. Nhiều giây trôi qua, không khí lớp tôi không hề thay đổi; dường như chẳng bận tâm. Cô chán nản thật sự, bỏ dở bài giảng đấy và lên ngồi vị trí ghế giáo viên. Cô ngồi yên không nói, lặng lẽ quan sát lớp tôi. Dường như bài giảng của cô, có hay không cũng không quan trọng. Và sự im lặng đột ngột của cô, hồ như chẳng liên quan tới ai. Lớp tôi định như thế đến bao giờ? Cô cất tiếng phá vỡ không gian riêng biệt. Tâm sự của cô, tôi không nhớ hết. Cô đang nói về suy nghĩ trong cô, về tính cách con người cô: “…Ngày xưa, (hồi còn đi học như các em)… tôi là người rất đa sầu, đa cảm… chỉ cần nhìn cánh hoa rơi thôi cũng thấy lòng mình buồn man mác… thấy cuộc đời khi hợp khi tan… Tôi dạy các lớp khác, thấy các bạn ấy ham học tôi vui lắm… Hết giờ rồi các bạn còn chạy ra cửa cùng tôi để hỏi han bài vở và những gì còn chưa hiểu... Không như lớp mình… Cô giảng bài mặc cô, hết giờ thì ra chơi… Vào lớp mình tôi buồn lắm… Như tôi bước vào lớp E chẳng hạn, tôi rất thích các bạn ấy đặt ra câu hỏi với tôi... (Rồi cô nhắc đến một cậu con trai ở lớp ấy hay nói nhiều, ý kiến nhiều. Không học thật khá văn nhưng rất tích cực học hỏi, vấn đáp trong giờ)…”. Cô rất vui khi bước vào những giờ văn như thế. Cô luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp. Nhưng sao lớp tôi, chẳng có đến một lần đưa ra ý kiến, cũng chẳng ai tự giác phát biểu? Học như vậy đâu có tiếp thu được gì?
  9. Lớp tôi im ắng lạ lùng. Ai cũng lắng nghe, ai cũng có cảm xúc riêng, nhưng có ai chịu thay đổi không khí này? Cô dừng lại khi đang nhắc đến cậu học trò vui tính bên lớp E. Có lẽ là hơi dài dòng, cô gác lại, cầm cuốn sách lên và tiếp tục bài giảng. Lớp không còn chuyện riêng nữa. Nhưng những gì xảy ra hôm nay, không làm thay đổi thái độ học tập của những ngày sau đó. Đã ít nói chuyện hơn, có ý thức hơn, nhưng không đồng nghĩa với việc lớp tôi chăm chú hơn. Tôi tin lớp mình không một ai ghét cô. Nhưng việc học khiến cả cô và trò mờ nhạt như những cái bóng. Cứ thế rồi cũng hết năm. Cô đã cắt tóc ngắn. Nhìn thấy cô từ xa, vẫn thấy trên gương mặt ấy nét buồn hôm nào. Lên lớp 11, cô không còn dạy chúng tôi nữa. Thi tho
  10. ảng tôi lại thấy cô, rồi lại nhớ và day dứt lỗi lầm, như mới ngày hôm qua. Nếu không phải vì tôi, thì một cô giáo trẻ mới ra trường tràn đầy nhiệt huyết như cô, sẽ không phải chịu nỗi thất vọng lớn như vậy. Cô sẽ dạy học trò chúng tôi bằng lòng yêu chứ không phải bằng sự chấp nhận coi đó là trách nhiệm của nghề. Có lẽ trong cuộc sống của cô đã sẵn có nỗi buồn. Vậy mà tôi lại gây ra một nỗi buồn khác trong chính tình yêu và sự say mê của cô. Tôi thấy mình chẳng khác gì nước lạnh, tạt vào ngọn lửa nhiệt tình trong cô. Yêu mến cô bao nhiêu, càng thấy mình mang lỗi lầm nặng nề bấy nhiêu. Mỗi lần nhìn thấy cô, là bao lần tôi muốn nói ra lời xin lỗi. Nhưng ngay chính trong lòng tôi, có một khoảng cách vô hình, luôn khiến tôi và cô ở rất xa.
  11. Rồi cứ để mặc thời gian trôi qua. Năm học lớp 12, tôi bất ngờ nghe tin cô chuyển đến dạy ở một ngôi trường mới. Chẳng còn thấy cô trong ánh mắt tiếc nuối của tôi hôm nào. Thời gian qua sẽ nhạt phai tất cả. Tôi nhìn lên bầu trời, thấy những áng mây trôi…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2