intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu ăn uống của trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi

Chia sẻ: Goi Xoai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

178
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhu cầu ăn uống của trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi Trẻ 12 – 18 tháng ngoài bú sữa mẹ nên được cho ăn cháo đặc mỗi ngày 4 chén, trong chén cháo đặc đó phải có đủ 4 chất: bột – rau – thịt – dầu, có thể đổi bữa bằng mì, bún, soup… và cho trẻ ăn thêm trái cây (tương đương khoảng 1 trái chuối chín) để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thành phần cơ bản trong thực đơn của trẻ Cháo nên nêm vị mặn để tập cho trẻ quen với vị mặn ngoài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu ăn uống của trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi

  1. Nhu cầu ăn uống của trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi Trẻ 12 – 18 tháng ngoài bú sữa mẹ nên được cho ăn cháo đặc mỗi ngày 4 chén, trong chén cháo đặc đó phải có đủ 4 chất: bột – rau – thịt – dầu, có thể đổi bữa bằng mì, bún, soup… và cho trẻ ăn thêm trái cây (tương đương khoảng 1 trái chuối chín) để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thành phần cơ bản trong thực đơn của trẻ Cháo nên nêm vị mặn để tập cho trẻ quen với vị mặn ngoài vị ngọt của sữa mẹ. Cũng có thể thay cháo đặc bằng cơm nhão nhưng không nên nhai cơm cho trẻ vì có thể lây bệnh
  2. từ người lớn và để cho trẻ tự tiêu hóa thức ăn. Nhu cầu năng lượng cho trẻ ở lứa tuổi này là khoảng 95 Kcal/kg/24 giờ. Tỷ lệ phân bố giữa các chất đạm, béo, đường là: đạm 4g/kg/24 giờ – béo 4g/kg/24 giờ – đường 12g/kg/24 giờ (tỷ lệ 1 – 1 – 3). - Chất đạm là thành phần cơ bản của tế bào, cấu tạo của nội tiết tố, các men, tổng hợp các kháng thể. 1g chất đạm cho 4 Kcal. Trẻ rất cần cả đạm động vật (như thịt, trứng, cá, tôm, cua…) và đạm thực vật (các loại đậu), nên cho trẻ ăn sau khi đã nghiền (khoảng 2 muỗng café thịt nghiền trong mỗi chén cháo). Nếu thiếu chất đạm trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thể phù đưa đến thoái hoá mỡ gan, teo các tuyến tiêu hoá, dễ bị các bệnh nhiễm trùng. - Chất béo cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể vì 1g chất béo cho 9 Kcal, cung cấp các acid béo đặc biệt là các acid béo thiết yếu, cung cấp các sinh tố tan trong dầu A, D, E, K.
  3. Chất béo có trong mỡ động vật, bơ trong sữa, dầu thực vật. Nếu thiếu năng lượng nhiều, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thể teo đét. Ngoài ra, chất dầu còn làm cho chén cháo mềm, không quá khô, trẻ dễ ăn. Trong mỗi chén cháo nên cho khoảng 1 muỗng café dầu phộng hoặc dầu mè nếu không có rau xào hoặc thịt mỡ. - Chất đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình cấu tạo tổ chức tế bào, tham gia vào sự chuyển hoá của cơ thể. 1g chất đường cho 4Kcal. Chất đường có trong sữa, bột (ngũ cốc), đường mía, củ cải, hoa quả… - Chất rau rất cần để cung cấp chất sắt, các loại muối khoáng, vitamin và chất xơ. Cung cấp muối khoáng hàng ngày là cần thiết để bù lại số muối khoáng bị thải ra và tham gia vào quá trình cấu tạo các chất trong cơ thể như Ca và P để cấu tạo xương, một số hợp chất P cần cho cấu trúc hệ thần kinh, Ca còn cần cho sự hoạt động của các cơ, đặc biệt là cơ tim, Fe để cấu tạo hồng cầu, Iod cần cho tuyến giáp trạng, K và Na cần để duy trì lượng nước trong cơ thể…
  4. Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể và tăng cường sự chống đỡ bệnh tật. Ở lứa tuổi này trẻ có thể ăn rau thái nhỏ xào, luộc hoặc nấu canh. Cho khoảng 2 muỗng rau vào mỗi chén cháo. Phải cân đối được dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Images. Cách chọn thực phẩm cho trẻ: + Các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc có nhiều chất xơ chỉ dùng đủ lượng cần thiết trong chế độ ăn của trẻ nếu nhiều quá trẻ sẽ rất khó tiêu.
  5. + Chọn thịt và cá tươi, nên cho trẻ ăn thịt nạc hoặc cá đã róc hết xương. Không nên ăn nhiều quá các loại thịt có hàm lượng chất béo bão hoà cao như thịt bò, thịt cừu… + Sữa: ở lứa tuổi này tuổi có thể sử dụng sữa nguyên kem trong việc nấu nướng và trộn với các thức ăn cũng như dùng làm thức uống. + Nên sử dụng dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu bắp, dầu phộng… để nấu ăn cho trẻ. Không nên nấu ăn với bơ cũng như các chất béo bão hoà. + Không nên mua rau quả bị héo úa hoặc bị bầm dập. Không ngâm rau quả quá lâu trong nước sẽ làm mất đi các vitamin. + Rửa kỹ rau quả dưới vòi nước đang chảy và gọt vỏ một số loại như: khoai tây, carrot, táo,… để tránh nguy cơ còn dính lại thuốc trừ sâu trên vỏ.
  6. + Nếu muốn cho trẻ ăn theo chế độ ăn chay trong những ngày người lớn ăn chay thì nên chú ý đến những thực phẩm như fromage, tàu hủ… vì chúng chứa nhiều protein (nhưng nên tránh những loại fromage làm từ sữa chưa tiệt trùng). + Đừng cho nhiều đường và muối vào thức ăn của trẻ vì đường có thể làm bé bị sâu răng, còn muối sẽ bắt thận của trẻ làm việc nhiều. - Nên giữ gìn vệ sinh thực phẩm vì trẻ có thể gặp nguy hiểm do nhiễm khuẩn từ thức ăn không được chuẩn bị cẩn thận. + Rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị thức ăn và sau khi tiếp xúc với thịt cá sống. + Nên mua thịt, cá, trứng…đã được kiểm dịch, rau quả an toàn. + Cất thịt tươi cách xa những loại thực phẩm khác trong tủ lạnh và cá nên được cất giữ ở ngăn lạnh nhất.
  7. + Nên chọn các thực phẩm mà có thể hấp, nấu nó cẩn thận nhưng nhanh chóng để diệt vi khuẩn. + Đừng bao giờ cho trẻ ăn lại các thức ăn thừa của bữa ăn trước. Đừng cho trẻ ăn thức ăn hâm, nấu lại. Để tránh lãng phí, nên chuẩn bị những phần ăn có số lượng vừa với mỗi bữa của trẻ và giữ đông lạnh trong các hộp riêng biệt. + Nếu sử dụng lò vi sóng, nên làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và nên trải đều thức ăn để cho nhiệt phân bố đều khắp. + Thường xuyên lau rữa sạch sẽ các vật dụng dùng cho trẻ ăn, đặc biệt chú ý lỗ vòi của ly dành cho trẻ và cho trẻ rữa tay trước khi ăn. - Nếu trẻ lười ăn (do chưa quen) thì cần chú trọng hơn việc chế biến các thức ăn thích hợp với khẩu vị của trẻ, thức ăn nên có nhiều màu sắc (màu sắc tự nhiên, không dùng phẩm màu) và nên thường xuyên đổi món để trẻ đỡ cảm thấy ngán, ăn ngon miệng hơn nhưng hàng ngày vẫn nên đảm
  8. bảo có đủ 4 nhóm thực phẩm kể trên. Không nên tập cho trẻ ăn quá muộn. Trẻ không cần ăn nhiều nhưng ngày nào cũng phải có đủ chất. Không nên 2 – 3 ngày nhịn, một ngày ăn bù khối lượng gấp 2 – 3 lần. Thức ăn gì cũng vậy, khi tập ăn, phải bắt đầu từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Một số bà mẹ vẫn tiếp tục cho con ăn chế độ bột sữa kéo dài mặc dù trẻ đã trên 12 tháng, đã mọc răng vì vậy trẻ chóng chán, không chịu ăn hoặc ăn không thấy ngon. Cần kiên trì tập cho trẻ ăn đủ loại thức ăn, trẻ sẽ quen dần, ăn khá hơn và có thể tránh được thói kén ăn sau này. Trong thời gian trẻ còn lười ăn, có thể cho trẻ uống thêm sữa để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. - Lượng sữa được khuyến khích dùng cho trẻ ở lứa tuổi này là 500 – 600ml mỗi ngày (ngoài thức ăn bổ sung). Nếu trẻ không bú sữa mẹ hoặc mẹ thiếu sữa thì cho trẻ uống thêm
  9. sữa nhân tạo. Nên cho trẻ uống sữa của các nhà sản xuất uy tín sẽ yên tâm về chất lượng hơn. Loại nào phù hợp khẩu vị với trẻ, trẻ thích uống là được. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên dùng sữa đặc có đường vì loại này không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Cũng không nên thay đổi sữa khi không có lý do xác đáng. Không nên dùng những loại sữa bột chứa trong các túi nhựa, bán theo ký, không có nhãn hiệu, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng. Không nên pha trộn nhiều loại sữa khác nhau vào cùng một ly. Điều này có thể tạo ra những tương tác bất lợi trong việc hấp thụ dưỡng chất. Hơn nữa, mở cùng lúc nhiều hộp sữa sẽ dùng lâu hết, chưa kể sữa khui lâu dễ gây tiêu chảy vì biến tính và nhiễm khuẩn. Hộp sữa đang uống cần được bảo quản ở nơi khô mát, sạch sẽ và chỉ dùng theo thời gian khuyến cáo trên vỏ hộp… Khi trẻ trên 12 tháng, lượng sữa mẹ giảm dần theo thời gian. Nếu trong năm đầu lượng sữa mẹ tiết ra mỗi ngày
  10. 1200ml thì sang năm thứ hai chỉ còn 500ml. Do đó, cần phải cho trẻ ăn bổ sung để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ phát triển và cùng với thức ăn bổ sung, số lần bú của trẻ trong ngày giảm dần cho đến khi dứt sữa hẳn vào 18 – 24 tháng tuỳ theo khả năng tiết sữa của mẹ. Bổ sung nước hợp lý cho trẻ Nước rất cần thiết cho sức khỏe. Nước trong cơ thể trẻ em dành cho sự nảy nở và dự trữ trong tế bào, cho sự bài tiết ở thận và cho sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Mức tiêu thụ nước ở trẻ em là 10 – 15 % trọng lượng trong khi người lớn chỉ cần 2 – 4% trọng lượng.
  11. Ảnh: Images. Mỗi ngày, nhu cầu nước của trẻ ở lứa tuổi này khoảng 90ml/kg. Nguồn nước là do thức ăn, nước uống đưa vào, do quá trình oxy hoá các chất chuyển hoá. 100g chất béo cho 107g nước, 100g chất đường cho 55,5g nước, 100g chất đạm cho 31,5g nước. Nên nhắc nhở trẻ uống nhiều nước nhất là sau khi vận động nhiều. Thay vì ép trẻ uống nước chín có thể cho trẻ uống
  12. thêm những loại thức uống mà trẻ ưa thích như nước ép trái cây, sữa tươi… Sau khi vận động, nhất là vào mùa hè đi ra ngoài trời nóng quá nên: + Cho trẻ nghỉ ngơi một lát rồi mới cho uống nước + Không nên cho uống liền ngay sau khi vận động + Không nên uống quá nhiều trong một lần, nên uống từ từ, từng ít nhưng nhiều lần + Không nên uống một lần nhiều nước quá ngay khi ra mồ hôi nhiều + Không nên cho trẻ uống nước lạnh, nhất là khi cơ thể đang yếu…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2