intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhân ung thư đang điều trị nội trú tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết luận: Bệnh nhân ung thư có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ chiếm 34,3%. Cần đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư để triển khai các giải pháp can thiệp phù hợp cho từng người bệnh ung thư, tập trung vào người bệnh ung thư giai đoạn III, IV và người bệnh có kinh tế gia đình ở mức không đủ sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhân ung thư đang điều trị nội trú tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(4):35-42 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.06 Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhân ung thư đang điều trị nội trú tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Võ Phúc Khải1, Huỳnh Ngọc Vân Anh1, Lâm Quốc Trung2, Trịnh Thị Bích Hà2, Tô Gia Kiên1,* 1 Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Chăm sóc giảm nhẹ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu này đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhân ung thư đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (BVĐHYD TP. HCM) năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang chọn mẫu thuận tiện người bệnh ung thư để đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ bằng bộ câu hỏi PNPC-sv (Problems and Needs in Palliative Care questionnaire – short version). Dữ liệu gồm đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội của người bệnh được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp. Đặc điểm lâm sàng và điều trị của người bệnh ung thư được thu thập qua hồ sơ bệnh án. Kết quả: Tổng cộng có 239 người bệnh hoàn thành nghiên cứu với tuổi trung bình 59,4 ± 10,8, cao nhất là 87 tuổi và thấp nhất là 19 tuổi. Tỷ lệ nam giới chiếm 59,4%. Người bệnh ung thư ở giai đoạn III và IV là 40,2% và 44,4% là chủ yếu. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ là 34,3%. Các lĩnh vực có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cao là tài chính (55%), tâm lý (46%), tâm linh [39,3%]. Người bệnh có điều kiện kinh tế kém (PR = 2,13; KTC 95%: 1,68 – 3,19) và ung thư giai đoạn IV (PR = 2,01; KTC 95%: 1,01 – 4,00) có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cao gấp 2 lần. Kết luận: Bệnh nhân ung thư có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ chiếm 34,3%. Cần đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư để triển khai các giải pháp can thiệp phù hợp cho từng người bệnh ung thư, tập trung vào người bệnh ung thư giai đoạn III, IV và người bệnh có kinh tế gia đình ở mức không đủ sống. Từ khóa: nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ; nhu cầu người bệnh ung thư; đánh giá nhu cầu chăm sóc Ngày nhận bài: 18-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 16-09-2024 / Ngày đăng bài: 18-09-2024 *Tác giả liên hệ: Tô Gia Kiên. Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: togiakien@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 35
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Abstract PALLIATIVE CARE NEEDS ASSESSMENT OF CANCER PATIENTS ADMITTED AT THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER, UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH CITY, VIETNAM Vo Phuc Khai, Huynh Ngoc Van Anh, Lam Quoc Trung, Trinh Thi Bich Ha, To Gia Kien Objective: Palliative care plays a key role in improving the quality of life of cancer patients. This study assesses the palliative care needs of cancer patients admitted at the University Medical Center at Ho Chi Minh City [UMC] in 2024. Methods: A cross-sectional study consecutively selected cancer patients to assess their palliative care needs using the PNPC-sv (Problems and Needs in Palliative Care questionnaire - short version). The patient’s demographic, economic, and social characteristics were collected through face-to-face interviews. Clinical characteristics and treatment of patients were collected from medical records. Results: A total of 239 patients completed the study with the mean age of 59.4 (SD 10.8), ranging from 19 to 87, with 59.4% were male. The percentage of patients at stage III and IV were 40.2% and 44.4%, respectively. The percentage of patients having palliative care need was 34.3%. The highest needs were observed in financial supports (55%), psychological supports (46%), and spiritual supports (39.3%). Patients who had poor economic status (PR = 2.13; 95% CI: 1.68 - 3.19) and were at stage IV of cancer (PR = 2.01; 95% CI: 1.01 - 4.00) were two times more frequent to inquire palliative care. Conclusion: Patients’ requisite assessment should be done to modify suitable interventions for each patient, focusing on those at stage III and IV of the disease or patients who cannot afford to continue treatment. Keywords: palliative care need; cancer patient need; healthcare need assessment 1. ĐẶT VẤN ĐỀ thư gây ra và để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình họ, giúp mọi người sống thoải mái hơn, đặc biệt Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng cần thiết ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, có ít cơ đầu trên toàn thế giới, ung thư khí quản, phế quản, phổi là hội chữa khỏi [3]. Phần lớn bệnh nhân ung thư có nhu cầu nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 thế giới [1]. Số liệu từ chăm sóc giảm nhẹ đặc biệt ở những bệnh nhân ung thư giai The Global Cancer Observatory (GCO) cho thấy trong năm đoạn III, IV [3, 6, 7]. 2022 đã có hơn 19 triệu ca mới mắc và có gần 10 triệu ca tử vong cùng năm [2, 3]. Cũng trong năm 2022 số mới mắc ung Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính khoảng 56,8 thư ở Việt Nam khoảng 180.480 ca và tử vong khoảng triệu người có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và hàng triệu người 120.184 ca [4]. ung thư cần được chăm sóc giảm nhẹ [8]. Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu chăm sóc giảm Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ là các yêu cầu cần thiết để nhẹ ở bệnh nhân ung thư và cho thấy nhu cầu này rất cao cung cấp sự chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân mắc bệnh [9–14]. Hầu hết bệnh nhân cần chăm sóc giảm nhẹ tại nhà nghiêm trọng hoặc bệnh không thể chữa khỏi, nhằm cải thiện nhưng các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ hiện có tại Việt Nam chất lượng cuộc sống của họ và gia đình họ. Chất lượng cuộc hầu hết ở tại bệnh viện, chăm sóc giảm nhẹ cộng đồng vẫn sống bệnh nhân ung thư bị suy giảm ở nhiều loại ung thư khác chưa được đẩy mạnh [15]. Vẫn còn nhiều yếu tố chưa được nhau và bởi nhiều yếu tố đặc biệt là những cơn đau thể xác, đáp ứng đầy đủ cho bệnh nhân ung thư [10, 11]. tổn thương tâm lý [5]. Chăm sóc giảm nhẹ là điều trị để làm giảm, thay vì điều trị bệnh, các triệu chứng, đau khổ do ung Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 36 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.06
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 (ĐHYD TPHCM) là một trong những bệnh viện có chất 2.2.2. Cỡ mẫu lượng cao, đóng vai trò quan trọng trong giáo dục và đào tạo Để ước lượng cỡ mẫu cho nghiên cứu này, chúng tôi chọn chăm sóc giảm nhẹ [15]. Nghiên cứu đánh giá nhu cầu chăm tỷ lệ có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (p) bằng 0,81 từ kết quả sóc giảm nhẹ sử dụng bộ câu hỏi tự soạn gồm 6 lĩnh vực, mỗi của nghiên cứu “Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại nhà và ứng lĩnh vực gồm các mục để đánh giá trên 70 bệnh nhân tại Khoa dụng công nghệ thông tin vào quá trình chăm sóc cho bệnh Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện ĐHYD TPHCM cho nhân ung thư tại khoa Ung bướu – Chăm sóc giảm nhẹ, bệnh thấy 100% người bệnh có nhu cầu hỗ trợ về vấn đề giao tiếp, viện Trung Ương Huế cơ sở II” của tác giả Phan Cảnh Duy mối quan hệ, cung cấp thông tin y tế (7/8 mục), vấn đề tâm [13]. lý, tinh thần (5/8 mục). Nghiên cứu được thực hiện trong giai Với xác suất sai lầm loại 1 là α = 0,05, với độ tin cậy 95% đoạn dịch COVID (tháng 04 – tháng 10 năm 2021) và chưa phân tích các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (Z1-α/2 = 1,96), cỡ mẫu ước lượng được là 237 người bệnh ung [10]. Kết quả nghiên cứu này có thể chưa thể hiện được nhu thư được điều trị nội trú. cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư trong giai 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu đoạn bình thường. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này Chúng tôi chọn liên tục những bệnh nhân trong danh sách để đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhân ung bệnh nhân ung thư đang điều trị nội trú tại các khoa. Nghiên thư tại bệnh viện ĐHYD TPHCM với mong muốn cung cấp cứu viên gặp người bệnh, sàng lọc để xác định người bệnh dữ liệu về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhân ung thư thỏa tiêu chuẩn chọn vào và không có tiêu chí loại ra. Sau đó, từ đó nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc trong giai đoạn nghiên cứu viên giải thích về mục tiêu nghiên cứu, vấn đề bảo bình thường mới. mật thông tin, quyền của người tham gia nghiên cứu. Nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và ký bảng đồng ý 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP tham gia, nghiên cứu mới phỏng vấn để thu thập dữ liệu. NGHIÊN CỨU 2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu Bệnh nhân trả lời trong bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 2.1. Đối tượng nghiên cứu được thiết kế sẵn dựa trên bộ câu hỏi“Problems and Needs in Nghiên cứu được thực hiện trên người bệnh ung thư được Palliative Care questionnaire – short version (PNPC-sv) [16] điều trị nội trú tại khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, khoa Hóa và kết hợp thêm 2 câu hỏi từ“Công cụ sàng lọc lấy bệnh nhân trị ung thư, khoa Ngoại Tiêu hóa, khoa Ngoại Gan – Mật – làm trung tâm theo tiêu chí Mạng lưới Ung thư Toàn diện Tụy bệnh viện ĐHYD TP.HCM từ tháng 01/2024 đến tháng Quốc gia của Đức” [17] vào 2 lĩnh vực nhu cầu hỗ trợ các vấn 04/2024. đề về tự chủ cá nhân và nhu cầu hỗ trợ các vấn đề tâm lý nhằm 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh quan trọng của chủ đề được khám phá và hiểu rõ hơn. Bộ câu hỏi gồm 8 lĩnh vực, mỗi lĩnh Người bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, đã được chẩn đoán ung vực gồm nhiều mục, mỗi mục tương ứng với 1 câu hỏi, người thư, đang điều trị nội trú tại khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, bệnh được xem là có nhu cầu ở mỗi mục khi chọn “có nhu khoa Hóa trị ung thư, khoa Ngoại Tiêu hóa, khoa Ngoại Gan cầu thấp” và “có nhu cầu cao”; không có nhu cầu khi chọn – Mật – Tụy bệnh viện ĐHYD TPHCM và đồng ý tham gia “không có nhu cầu”. Mỗi lĩnh vực được xem là có nhu cầu nghiên cứu. khi bệnh nhân có nhu cầu ≥ 50% số mục của lĩnh vực đó; 2.1.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân được xem là có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ chung Bệnh nhân quá yếu, không đủ khả năng hoàn thành bộ câu khi có nhu cầu từ 3/8 lĩnh vực. Mỗi câu hỏi được đánh giá, hỏi hoặc không thể giao tiếp bằng tiếng Việt. qua 3 mức độ: Mức 0: Không có nhu cầu, là bệnh nhân không có nhu cầu 2.2. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Mức 1: Có nhu cầu thấp, là bệnh nhân có nhu cầu hỗ trợ Nghiên cứu cắt ngang mô tả. nhưng ở mức thấp hoặc thỉnh thoảng mới có nhu cầu. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.06 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 37
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Mức 2: Có nhu cầu cao, là bệnh nhân có nhu cầu hỗ trợ ở 3. KẾT QUẢ mức cao, thường xuyên có nhu cầu. 2.2.5. Phân tích thống kê Tổng cộng 266 bệnh nhân ung thư được mời tham gia nghiên Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 4.6.0.6; và cứu. Có 11 (4,14%) bệnh nhân từ chối tham gia với các lý do phân tích phần mềm Stata 17.0. không đủ sức khỏe để trả lời, không thông thạo tiếng Việt. Có 16 (6,02%) bệnh nhân không trả lời đầy đủ các thông tin. Kết Nhóm tuổi, giới tính, tôn giáo, trình độ học vấn, tình trạng quả phân tích được thực hiện trên 239 người bệnh. hôn nhân, tình trạng kinh tế, sử dụng bảo hiểm y tế, các nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và các hỗ trợ (hoạt động thường ngày, Tuổi trung bình của 239 người bệnh là 59,4 ± 10,8, cao nhất triệu chứng thực thể, tự chủ cá nhân, vấn đề xã hội, vấn đề là 87 tuổi và thấp nhất là 19 tuổi. Nam giới chiếm 59,4%. Dân tâm lý, vấn đề tâm linh, vấn đề tài chính, nhu cầu về thông tộc Kinh chiếm 95,4%. Hơn ½ người tham gia nghiên cứu tin), được mô tả bằng tần số và tỷ lệ. không có tôn giáo. Người tham gia nghiên cứu ở thành thị và nông thôn tương đương nhau. Trình độ học vấn của bệnh nhân Kiểm định chi bình phương và Fisher được dùng đánh giá đa số ở mức THCS và THPT, gần ½ bệnh nhân đã nghỉ hưu. các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ. Mô hình Có đến 52,4% bệnh nhân có phụ thuộc một phần vào kinh tế hồi quy Poisson đơn biến và đa biến dùng để tính PR và gia đình/xã hội, hầu hết người tham gia đánh giá kinh tế gia khoảng tin cậy (KTC) 95%. đình ở mức đủ sống. Có đến 98,7% người tham gia có sử dụng Các biến số liên quan tới nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ trong bảo hiểm y tế. Đa số người tham có tình trạng hôn nhân là kết phân tích đơn biến với p 0,05 thì loại ra khỏi mô tượng sống chung chủ yếu là chồng/vợ (80,6%), con cái hình đa biến. (69,4%). Tương tự như người sống chung, phần lớn người bệnh có người chăm sóc trong quá trình điều trị bệnh (98,7%), Giá trị p =60) 127 53,1 Nghề nghiệp Giới tính (Nam) 142 59,4 Nghỉ hưu/thất nghiệp/nội trợ 134 46,1 Dân tộc Buôn bán 26 10,9 Kinh 228 95,4 Nông dân 23 9,6 Khác 11 4,6 Lao động tự do 22 9,2 Tôn giáo Cán bộ viên chức 19 7,9 Không tôn giáo 123 51,5 Công nhân 14 5,9 Phật Giáo 86 36,0 Khác 1 0,4 Thiên Chúa Giáo/Tin Lành 21 8,7 Sử dụng bảo hiểm y tế (Có) 236 98,7 Tôn giáo khác 9 3,8 Tình trạng hôn nhân (kết hôn) 194 81,2 Nơi ở (Nông thôn) 126 52,7 Người sống chung (Có) 232 97,1 Trình độ học vấn Đối tượng sống chung (n=232) Tiểu học trở xuống 34 14,2 Chồng/vợ 187 80,6 Trung học cơ sở 84 35,2 Con ruột/con dâu/con rể 161 69,4 Trung học phổ thông 77 32,2 Cháu 67 28,9 Trung cấp trở lên 44 18,4 Khác 30 12,9 Phụ thuộc kinh tế vào gia đình/xã hội Người chăm sóc (Có) 236 98,7 38 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.06
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Không phụ thuộc 57 23,8 Đối tượng chăm sóc (n=236) Phụ thuộc một phần 125 52,4 Chồng/vợ 174 73,7 Phụ thuộc hoàn toàn 57 23,8 Con ruột/con dâu/con rể 151 64,0 Tình trạng kinh tế gia đình Anh/chị/em 24 10,2 Không đủ sống 29 12,1 Cháu 19 8,0 Đủ sống 196 82,0 Khác 8 3,4 Dư dả 14 5,9 Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng và điều trị (n=239) chiếm tỷ lệ cao. Có đến 34,3% bệnh nhân ung thư có nhu cầu Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ chăm sóc giảm nhẹ (Bảng 3). Đặc tính Đặc tính số (%) số (%) Bảng 3. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư Giai đoạn ung thư Vị trí ung thư di căn (n=187) (n=239) Giai đoạn I 7 2,9 Hạch 141 75,4 Nhu cầu hỗ trợ Tần số Tỷ lệ (%) Giai đoạn II 30 12,5 Gan 51 27,3 Các hoạt động thường ngày (có) 27 11,3 Giai đoạn III 96 40,2 Phổi 24 12,8 Các triệu chứng thực thể(có) 54 22,6 Giai đoạn IV 106 44,4 Phúc mạc 15 8,0 Các vấn đề tự chủ cá nhân(có) 26 10,9 Vị trí ung thư nguyên phát Khác 27 14,4 Các vấn đề xã hội(có) 7 2,9 Đại/trực 102 42,7 Phương pháp điều trị Tâm lý (có) 110 46,0 tràng Tâm linh (có) 94 39,3 Dạ dày 27 11,3 Hóa trị 215 90,0 Tài chính (có) 132 55,0 Phổi 25 10,5 Phẫu thuật 161 67,4 Vú 24 10,0 Miễn dịch 55 23,0 Thông tin (có) 4 1,7 Khác 61 25,5 Nội tiết 34 14,2 Chăm sóc giảm nhẹ chung (có) 82 34,3 Ung thư di Các biến số liên quan tới nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ trong 187 78,2 Xạ trị 18 7,5 căn (Có) phân tích đơn biến với p
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Đặc tính Giá trị p thô PR thô (KTC 95%) Giá trị p hiệu chỉnh PR hiệu chỉnh (KTC 95%) Giai đoạn ung thư Giai đoạn I, II 1 1 Giai đoạn III 0,088 1,87 (0,91 – 3,85) 0,087 1,83 (0,91 – 3,68) Giai đoạn IV 0,048 2,04 (1,00 – 4,16) 0,047 2,01 (1,01 – 4,00) 4. BÀN LUẬN khác nhau. Thêm nữa các nghiên cứu trên thực hiện trong giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây cản trở trong việc tiếp cận, giao tiếp với bệnh nhân, đồng thời dịch bệnh 4.1. Đặc điểm nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, cùng Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhu cầu chăm sóc giảm với sự thiếu hụt nhân lực y tế. Một phần nữa là do sự khác nhẹ chung chiếm 34,3% bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Kết biệt về đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội và khả năng tiếp cận quả này là khá thấp so với các nghiên cứu của Vũ Đình Sơn thông tin của mỗi quốc gia. năm 2021 tại Trung tâm Ung bướu, bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, có kết quả là 66,3% và của tác giả Trần Thị 4.2. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm Liên năm 2019 cũng tại địa điểm trên với 76,3% [9, 12]. sóc giảm nhẹ Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Nhu cầu chăm sóc giảm Nhóm bệnh nhân có kinh tế gia đình ở mức không đủ sống nhẹ trên từng lĩnh vực là chênh lệch nhau. Nhu cầu ở các lĩnh có tỷ lệ có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cao hơn nhóm bệnh vực tài chính (55%), tâm lý (46%), tâm linh (39,3%) là những nhân có kinh tế gia đình ở mức đủ sống/dư dả. Khi tình trạng lĩnh vực có nhu cầu cao nhất. Nhu cầu hỗ trợ về thông tin là kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh ung thư rất thấp với chỉ 1,7% người tham gia có nhu cầu. Kết quả này cùng với các chi phí sinh hoạt, đi lại của bệnh nhân, dẫn đến cũng có sự chênh lệch và tương đồng với một số nghiên cứu gia tăng những vấn đề sức khỏe của bệnh nhân cũng như trong nước, cụ thể kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Sơn (năm những rào cản trong việc chăm sóc sức khỏe của người bệnh 2021) ghi nhận 3 lĩnh vực có tỷ lệ cần hỗ trợ cao nhất là nhu [6, 12, 14]. cầu hỗ trợ thông tin y tế (86,8%), kế tiếp là nhu cầu hỗ trợ tài Những bệnh nhân đang bị ung thư ở giai đoạn IV có có nhu chính (74,2%) và nhu cầu hỗ trợ thể chất (72,1%); nghiên cứu cầu chăm sóc giảm nhẹ cao hơn những bệnh nhân ung thư của tác giả Phạm Thu Dịu (năm 2020) lại ghi nhận các lĩnh giai đoạn I, II. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong vực có nhu cầu cao nhất là nhu cầu hỗ trợ về thông tin y tế nghiên cứu ở Thái Nguyên của tác giả Vũ đình Sơn [12]. chiếm 77,7%, thể chất, sinh hoạt chiếm 77,4% và tâm lý Những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn xa có nhiều triệu chứng chiếm 70,3% [11,12]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiếu trầm trọng hơn đặc biệt là triệu chứng đau, cùng với việc ung Phương được thực hiện tại BV ĐHYD ghi nhận các lĩnh vực thư di căn khiến xuất hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan người bệnh có nhu cầu cần hỗ trợ cao nhất là đề giao tiếp, mối khác nhau. Bên cạnh đó, chi phí điều trị qua thời gian điều trị quan hệ (100%), vấn đề cung cấp thông tin y tế (100% người lâu dài khiến cho tài chính của bệnh nhân bị ảnh hưởng đáng bệnh ở 7/8 tiểu mục), vấn đề tâm lý, tinh thần (100% người kể, những lo lắng về bệnh tật, nỗi sợ về cái chết, cảm thấy bản bệnh ở 5/8 tiểu mục). Tuy nhiên, nghiên cứu này dùng thân là gánh nặng cho người thân khiến cho nhu cầu chăm sóc ngưỡng nhu cầu thấp, chỉ cần có 7/8 lựa chọn là được xem có giảm nhẹ ở những bệnh nhân này tăng cao. nhu cầu hỗ trợ thông tin, 5/8 lựa chọn được xem như có nhu cầu về vấn đề tâm lý, tinh thần. Nghiên cứu của tác giả 4.3. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu Driessen HPA ở Hà Lan ghi nhận những lĩnh vực cần hỗ trợ cao nhất là nhu cầu hỗ trợ về quyền tự chủ cá nhân và triệu Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ PNPC–sv, đây là công cụ chứng lâm sàng, thấp nhất nhu cầu hỗ trợ về thông tin và xã đơn giản, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo được tính giá trị và hội [6]. Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu có thể giải thích độ tin cậy.16 Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn do khác biệt về công cụ thu thập dữ liệu, địa điểm thực hiện trực tiếp với bộ câu hỏi thiết kế đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. nghiên cứu, với dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế Nghiên cứu cũng có một số hạn chế. Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện trên bệnh nhân còn đủ sức khỏe dù có đủ 4 giai đoạn 40 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.06
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 ung thư, nên các nhu cầu cần hỗ trợ chưa thể hiện rõ ở giai Đóng góp của các tác giả đoạn cuối nên không thể đánh giá được nhu cầu của người Ý tưởng nghiên cứu: Tô Gia Kiên, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Võ bệnh cuối đời. Nghiên cứu bệnh cuối đời thường khá nhạy Phúc Khải cảm, nghiên cứu viên khó tiếp cận và phỏng vấn để lấy dữ Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Tô Gia Kiên, Huỳnh liệu. Mục tiêu nghiên cứu tập trung vào giai đoạn khi người Ngọc Vân Anh, Võ Phúc Khải bệnh còn khỏe để có thể triển khai các chương trình dự phòng sớm. Nghiên cứu thực hiện trên nhiều loại ung thư nên không Thu thập dữ liệu: Võ Phúc Khải thể xác định cụ thể được người bệnh ung thư loại nào có nhu Giám sát nghiên cứu: Tô Gia Kiên, Huỳnh Ngọc Vân Anh, cầu gì. Tuy nhiên, kết quả cho thấy nhu cầu chung của người Lâm Quốc Trung, Trịnh Thị Bích Hà, Võ Phúc Khải bệnh ung thư. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận Nhập dữ liệu: Võ Phúc Khải tiện và thực hiện tại một bệnh viện, giá trị ngoại suy của kết Quản lý dữ liệu: Tô Gia Kiên, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Lâm quả cần được cân nhắc cẩn thận. Quốc Trung, Trịnh Thị Bích Hà, Võ Phúc Khải Phân tích dữ liệu: Tô Gia Kiên, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Võ 5. KẾT LUẬN Phúc Khải Viết bản thảo đầu tiên: Tô Gia Kiên, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Mặc dù có hạn chế, kết quả nghiên cứu cung cấp dữ liệu có Võ Phúc Khải giá trị cơ sở khoa học giúp góp phần tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác, cung cấp dữ liệu giúp bệnh viện, các tổ chức xã hội Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Tô Gia Kiên, Huỳnh có kế hoạch hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư. Các bệnh viện và Ngọc Vân Anh, Lâm Quốc Trung, Trịnh Thị Bích Hà, Võ Phúc Khải cơ sở y tế nên tập trung vào các nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh để có chiến lược dự phòng, chăm sóc và điều trị phù hợp đặc biệt là người bệnh ung thư giai đoạn III, IV và Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu người bệnh có kinh tế gia đình ở mức không đủ sống. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Nguồn tài trợ Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Nghiên cứu này không nhận tài trợ. Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Xung đột lợi ích Minh, số 234/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 29/01/2024. Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO ORCID Tô Gia Kiên 1. World Health Organization. The top 10 causes of death. https://orcid.org/0000-0001-5038-5584 World Health Organization website. 2020; Huỳnh Ngọc Vân Anh https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/the- top-10-causes-of-death. https://orcid.org/0000-0003-2746-2048 Lâm Quốc Trung 2. Global Cancer Observatory. 900-world-fact-sheets. https://orcid.org/0009-0006-6521-3754 Global Cancer Observatory website. 2022. https://gco.iarc.who.int/media/globocan/factsheets/popu Trịnh Thị Bích Hà lations/900-world-fact-sheet.pdf. https://orcid.org/0009-0009-5608-2336 3. World Health Organization. Cancer. World Health Võ Phúc Khải Organization website. 2022. https://www.who.int/news- https://orcid.org/0009-0008-8612-2004 room/fact-sheets/detail/cancer. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.06 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 41
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 4. Global Cancer Observatory. 704-viet-nam-fact-sheets. BV Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Khoa học Điều Global Cancer Observatory website. 2022. URL: dưỡng. 2022. https://jns.vn/index.php/journal/article/view/252. https://gco.iarc.who.int/media/globocan/factsheets/popu 12. Vũ Đình Sơn, Phạm Ngọc Ánh, Đặng Thị Vân Anh, Lê lations/704-viet-nam-fact-sheet.pdf. Thúy Phượng. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người 5. Heydarnejad M, Hassanpour DA, Solati DK. Factors bệnh ung thư tại trung tâm ung bướu, Bệnh viện Trung affecting quality of life in cancer patients undergoing ương Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Khoa Học chemotherapy. Afr Health Sci. 2011;11(2):266-270. Điều Dưỡng. 2022;5(02):31-40. 6. Driessen HPA, Busschbach JJV, Rijt CCD van der, et al. 13. Phan Canh Duy, Nguyễn Minh Hành, Nguyễn Dư Unmet care needs of patients with advanced cancer and Quyền, Huỳnh Thị Minh Châu. Nhu cầu chăm sóc giảm their relatives: multicentre observational study. BMJ nhẹ tại nhà và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá Support Palliat Care. 2023. DOI:10.1136/spcare-2023- trình chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tại Khoa Ung 004242. bướu-Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở II. J Clin Med- Hue Cent Hosp. 2020. 7. Effendy C, Vissers K, Osse BHP, Tejawinata S, DOI:10.38103/jcmhch.2020.65.13. Vernooij-Dassen M, Engels Y. Comparison of Problems and Unmet Needs of Patients with Advanced Cancer in 14. Đặng Thị Vân Anh, Đỗ Thị Hạnh Trang. Các yếu tố ảnh a European Country and an Asian Country. Pain Pract. hưởng đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh 2015;15(5):433-440. DOI:10.1111/papr.12196. ung thư tại trung tâm ung bướu bệnh viện Trung ƯơngThái Nguyên năm 2021. Y Học Việt Nam. 2022. 8. WHO. Palliative care. World Health Organization. 2020. DOI:10.51298/vmj.v514i1.2546. https://www.who.int/news-room/fact- sheets/detail/palliative-care 15. Krakauer EL, TDang Huy Quoc Hinh, Quach Thanh Khanh, et al. Palliative Care in Vietnam: Long-Term 9. Trần Thị Liên, Lê Thanh Tùng. Thực trạng nhu cầu chăm Partnerships Yield Increasing Access. J Pain Symptom sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị tại Trung Manage. 2018;55(2):S92-S95. Tâm Ung Bướu – bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019. Khoa học Điều dưỡng. 2023. URL: 16. Osse B, Vernooij-Dassen M, Schadé E, Grol R. A https://jns.vn/index.php/journal/article/view/180. practical instrument to explore patients’ needs in palliative care: the Problems and Needs in Palliative Care 10. Nguyễn Thị Hiếu Phương, Bùi Tú Quyên. Hoạt động questionnaire - short version. Palliat Med. 2007;21:391- chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư giai đoạn 399. DOI:10.1177/0269216307078300. cuối và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. 2023. URL: 17. Ostgathe C, Wendt KN, Heckel M, et al. Identifying the http://tapchiyduochocvietnam.vn/index.php/tcydhvn/iss need for specialized palliative care in adult cancer ue/view/so43-thang2-2022/so43-thang2-2022. patients – development and validation of a screening procedure based on proxy assessment by physicians and 11. Phạm Thu Dịu, Vũ Văn Thành. Đáp ứng nhu cầu chăm filter questions. BMC Cancer. 2019;19(1):646. sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị nội trú tại DOI:10.1186/s12885-019-5809-8. 42 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.06
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2