YOMEDIA
ADSENSE
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch vùng Đồng Nam Bộ
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết “Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch vùng Đông Nam Bộ” dựa vào các nguồn tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan hữu quan để phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho ngành Du lịch hiện này, từ đó đưa ra những dự báo cho sự phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Đông Nam Bộ trong những năm tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch vùng Đồng Nam Bộ
- Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch vùng Đồng Nam Bộ Hoàng Quốc Tóm tắt: Theo Quyết định số 2351/QĐ -TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực tăng trưởng. Chính vì thế, phát triển nhân lực du lịch cho vùng Đông Nam Bộ nhất thiết gắn chặt với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, các cơ hội, sản phẩm du lịch thế mạnh mà Đông Nam Bộ cần tập trung phát huy trong giai đoạn tới, các đặc thù về văn hóa, con người Nam Bộ và xu thế hội nhập, liên kết ngành, liên kết thị trường khu vực hiện nay. Bài viết “Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch vùng Đông Nam Bộ” dựa vào các nguồn tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan hữu quan để phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho ngành Du lịch hiện này, từ đó đưa ra những dự báo cho sự phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Đông Nam Bộ trong những năm tới. Từ khóa: Du lịch, Đông Nam Bộ, nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo The demand for training human resources for the tourism industry in the Southeast region of Vietnam Abstract: According to the Prime Minister's Decision No. 2351/QD-TTg dated December 24, 2014 approving the "Master plan for tourism development in the Southeast region to 2020, with a vision to 2030", tourism is identified as one of the key economic sectors creating a driving force for growth. Therefore, the development of tourism human resources for the Southeast region is necessarily closely linked with the socio-economic development plans of the region, the opportunities and strong tourism products that the Southeast needs to focus on. promote in the coming period, the specificities of the culture and people of the South and the current trend of integration, industry linkage and regional market linkage. The article "Needs to train human resources for the tourism industry in the Southeast region" is based on documents and statistics of relevant agencies to analyze and evaluate the current situation of human resources for the tourism industry. current calendar, thereby making forecasts for the development of tourism human resources in the Southeast region in the coming years. Keywords: Tourism, Southeast, human resources, demand for training 1. Đặt vấn đề Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2017 trong đó đề ra các quan điểm định hướng, mục tiêu, giải pháp để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu vượt bậc. Năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16% so với năm 2018; phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6% so với năm 2018). Trong năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với năm 2021 nhưng vẫn giảm 79,7% so với năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch năm 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp hạng 63/140 nền kinh tế, tăng 12 bậc so với năm 2015 (75/141). Cũng trong năm 2019, du lịch Việt Nam còn nhận được nhiều giải thưởng du lịch quốc tế uy tín, đặc biệt là Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards với các hạng mục như: Điểm đến hàng đầu châu Á trong 2 năm liên tục (2018 và 2019), Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến 764
- ẩm thực hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới 2019; ngoài ra còn có giải thưởng Điểm đến Golf tốt nhất châu Á trong 3 năm liên tiếp và Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019 do World Golf Awards trao tặng. Với tốc độ phát triển nhanh của ngành du lịch, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, số lượng, đáp ứng được mục tiêu phát triển và yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế vẫn đang là một thách thức lớn đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Trong xu thế hội nhập và phát triển, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy nguồn nhân lực du lịch hiện nay đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo thống kê sơ bộ của ngành Du lịch Việt Nam cho thấy nguồn nhân lực du lịch chỉ đáp ứng được khoảng 70% so với nhu cầu. Hiện nay, nước ta mới có trên 1,3 triệu lao động trực tiếp, trong đó 42% được đào tạo về du lịch, 38% đào tạo từ các ngành khác và 20% chưa qua đào tạo chính quy (Tồng cục Du lịch Việt Nam, 2019). Như vậy, với tốc độ tăng trưởng hiện nay, mỗi năm ngành Du lịch cần thêm 40.000 lao động nhưng các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 15.000 người, trong đó 12% đến 15% có trình độ đại học, cao đẳng. Hiện tại, cả nước có 347 cơ sở đào tạo về du lịch các cấp từ sơ cấp đến bậc đại học. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 64 cơ sở đào tạo du lịch (với 25 trường Đại học, 21 trường Cao đẳng và 19 trường Trung cấp) cung cấp khoảng 3.000 lao động hàng năm cho cả nước, tuy nhiên vẫn chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập với một trong những đặc trưng là thừa nhận lẫn nhau về văn bằng của người lao động trong Cộng đồng, đặc biệt là thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) được xây dựng nhằm giải quyết những mất cân bằng giữa cung và cầu cho việc làm ngành du lịch trong khu vực ASEAN; và thiết lập một cơ chế cho việc tự do di chuyển của lao động du lịch lành nghề và được chứng nhận trên toàn khu vực ASEAN. Điều này sẽ khuyến khích tự do hóa thị trường lao động du lịch, người lao động lành nghề có thể dịch chuyển tự do trong khu vực, nâng cao tính cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra thách thức lớn đối với lao động ngành du lịch tại Việt Nam vì họ không chỉ cạnh tranh với lao động trong nước được đào tạo cùng ngành mà còn với lao động từ nước ngoài. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng quốc tế để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế là một trong những vấn đề vô cùng cấp thiết đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và với du lịch vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Do đó, giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng với việc chuẩn bị đội ngũ nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang thực hiện mô hình giáo dục thông minh. Đồng thời, nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế với quy mô lớn sẽ là động lực phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Trước tình hình đó, việc định hướng trong công tác giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nhân lực trình độ quốc tế nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh, thành ở Đông Nam Bộ trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành du lịch là yêu cầu cấp thiết hiện nay của ngành giáo dục đào tạo vùng Đông Nam Bộ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn 765
- năng lực chung trong ASEAN nói riêng và các tiêu chuẩn quốc tê khác nói chung đối với các lao động phục vụ trong ngành du lịch. 2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu và nội dung nghiên cứu nêu trên, bài viết sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu liên quan nhằm tổng hợp các dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, từ đó đưa ra những dụ báo cũng như những kiến nghị đề xuất cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Đông Nam Bộ. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thực trạng đào tạo nhân lực ngành Du lịch 3.1.1. Quy mô đào tạo Tại khu vực Đông Nam Bộ thì, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều cơ sở đào tạo nhất. Theo báo cáo của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, tại TP.Hồ Chí Minh có đến 63 đơn vị đào tạo các ngành nghề về du lịch (tăng đều qua các năm: 2016 là 51, 2017 là 49), trong đó 18 đại học có đào tạo ngành du lịch, 21 cao đẳng/cao đẳng nghề và 24 trung cấp nghề/trung học chuyên nghiệp. 70 60 63 50 51 49 40 30 20 25 23 24 21 10 16 16 18 10 10 0 2016 2017 2018 Đại học - Khoa Du lịch Cao đẳng / Cao đẳng nghề Trung cấp nghề/ TH Chuyên nghiệp Tổng cộng Biểu đồ 1: Số lượng cơ sở đào tạo du lịch tại TP. Hồ Chí Minh (2015-2018) (Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh) Các trường đại học như Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Văn hoá, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Sài Gòn, Đại học Văn Lang, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học HUTECH, Đại học Hoa Sen, … hiện đang đào tạo các ngành về du lịch như hướng dẫn viên du lịch, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Việt Nam học,... Với xu thế tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới, nghiên cứu thực tiễn của nhu cầu nhân lực du lịch, các ngành về du lịch có thể đào tạo được các vị trí như: hướng dẫn viên du lịch, điều hành du lịch, nhân viên marketing du lịch, quản lí doanh nghiệp lữ hành, lễ tân, nhân viên các bộ phận tại các khách sạn, quản lý khách sạn - khu nghĩ dưỡng, giảng dạy và nghiên cứu về du lịch,… Chủ trương xã hội hóa việc đào tạo nguồn lực du lịch đã ra đời nhiều loại hình đào tạo năng động, hiệu quả như: bồi dưỡng nghề du lịch ngắn hạn; tổ chức bồi dưỡng 766
- nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng mềm cho giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên. Theo Sở Du lịch Thành phố nguồn nhân lực du lịch chiếm khoảng 17% tổng nguồn nhân lực du lịch của cả nước với 140.350 lao động trực tiếp trong ngành du lịch (chiếm 5% trong tổng số nguồn nhân lực của Thành phố) trong đó 90% đã qua đào tạo (đại học chiếm 15%, 50% là trung cấp và cao đẳng, 25% là sơ cấp) và 10% dưới sơ cấp và chưa qua đào tạo. Tuy nhiên các cơ sở đào tạo đào tạo du lịch chỉ mới đáp ứng 60 - 70% nhu cầu. Dự báo trong thời gian tới, với tốc độ tăng trưởng của ngành đặt ra đến 2025 đạt 20% - 25%/năm, nhu cầu nguồn nhân lực tăng mạnh, chưa kể hàng nghìn lao động lĩnh vực du lịch tàu biển cần phát triển. Biểu đồ 2: Lao động trực tiếp trong ngành du lịch Tp.HCM theo trình độ (năm 2019) (Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh) 3.1.2. Chất lượng đào tạo Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và phục vụ trong lĩnh vực đào tạo nhân lực du lịch ngày càng được nâng cao. Đội ngũ giảng viên trẻ chiếm khoảng 30%, giảng viên có độ tuổi từ 31-50 chiếm 50%, đây là lực lượng lao động có kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn và kỹ năng nghề cao, đã và đang đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao của Đông Nam Bộ - vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Chất lượng sinh viên sau khi ra trường được doanh nghiệp đánh giá cao, tỷ lệ ra trường có việc làm tăng dần, trong đó, 70% trình độ ĐH & CĐ, 80% trình độ Trung cấp có việc làm đúng hoặc gần ngành đào tạo. Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, một số cơ sở đào tạo đã chủ động liên kết tạo với các trường đại học nước ngoài từ các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển trong hợp tác đào các chương trình từ cao đẳng đến đại học, thạc sỹ. Có thể kể đến một số trường như: - Đại học HUTECH hợp tác với ĐH Bangkok (Thái Lan) trong đào tạo văn bằng Thạc sĩ về Quản trị du lịch - Khách sạn - Nhà hàng (2017), với ĐH Cergy Pontoise - Pháp trong đào tạo văn bằng về Cử nhân Quản trị Nhà hàng và Nghệ thuật ẩm thực. - ĐH Hoa Sen hợp tác với Tập đoàn VATEL trong đào tạo văn bằng Cử nhân về Quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế. - ĐH Văn Lang hợp tác với ĐH Perpignan, Pháp trong đào tạo văn bằng Cử nhân và Thạc sĩ về Quản trị du lịch & khách sạn quốc tế. 767
- - Tổng công ty Du lịch Khách sạn Saigontourist hợp tác với JR Training Australasia và Culinary Solution Australia trong chương trình III nghề Bếp thương mại -Úc. Việc hợp tác quốc tế trong đào tạo là xu thế tất yếu nhằm tranh thủ chuyển giao công nghệ tiên tiến, tiếp cận chuẩn đào tạo nghề quốc tế, trao đổi sinh viên… tuy nhiên, hiện nay, việc hợp tác trong đào tạo giữa các trường trong và ngoài nước vẫn còn rất hạn chế. Đây cũng là điểm yếu do hạn chế về năng lực cũng như kinh phí của các cơ sở đào tạo hiện nay. Thành phố phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương tích cực huy động nguồn lực quốc tế cho phát triển nhân lực ngành Du lịch và đã thu được những kết quả đáng kể. Dự án “Tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành Du lịch và Khách sạn Việt Nam - VIE031” 3,384 triệu Euro do Luxembourg tài trợ, hiện Dự án đã hoàn thành và đạt được kết quả tốt hỗ trợ tích cực cho các cơ sở đào tạo du lịch trực thuộc Bộ và trường Trung cấp Khách sạn và Du lịch Saigontourist trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn trong việc tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, biên soạn giáo trình. Dự án ADB “Phát triển Du lịch bền vững Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng” triển khai Hợp phần “Phát triển nhân lực Du lịch Việt Nam” với kinh phí 2,5 triệu USD nhằm đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và liên quan đến du lịch; đào tạo lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong du lịch. Bên cạnh đó còn có dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TBXH chủ trì và các dự án hỗ trợ kỹ thuật của Pháp, Tây Ban Nha, Singapore, Bỉ, Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)...; nhiều chương trình nghiên cứu, khảo sát, tư vấn và các khóa đào tạo về phát triển nhân lực ngành Du lịch với sự hợp tác của chuyên gia nước ngoài được tổ chức đã đem lại cơ hội học tập và trải nghiệm nghề nghiệp tại các môi trường quốc tế cho đối tượng giảng viên và sinh viên, giúp nâng cao chất lượng đào tạo. Một số cơ sở đào tạo đã chủ động kết hợp với các bộ phận quản lý ngành của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh để hợp tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp cho giảng viên, giáo viên nhằm cập nhật kiến thức, hội nhập quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh thường tổ chức các hội thi tay nghề trong lĩnh vực lữ hành và nhà hàng, khách sạn với quy mô toàn thành hoặc liên trường nhằm tạo môi trường rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên. Các hội thi như Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Hội thi nghiệp vụ nhà hàng… được tổ chức thường niên, thu hút lực lượng sinh viên tham gia đông, có chất lượng. Ngoài ra, thành phố cũng thường xuyên cử cán bộ tham gia Kỳ thi tay nghề ASEAN, trong đó có nhiều thí sinh đạt chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc cho các lĩnh vực: dịch vụ nhà hàng, nấu ăn… Sự mở rộng mạng lưới các trường đại học đào tạo các ngành, lĩnh vực du lịch đã đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực du lịch có trình độ và chất lượng cao. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập về chuyên môn, kỹ năng của sinh viên sau khi ra trường. Ngoài ra, chương trình đào tạo chưa đáp ứng với thực nhu cầu tiễn của xã hội. Chương trình đào tạo tại nhiều trường còn nặng về lý thuyết mà chưa chú trọng đến thực hành. Vì vậy, sinh viên và học viên ra trường thiếu kỹ năng chuyên môn. Mặc dù, Tổng cục Du lịch Việt Nam (2007, 2013) đã đưa ra bộ “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam” làm tài liệu chuẩn phục vụ việc giảng dạy. Tuy nhiên, bộ tài liệu chuẩn này chưa được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở đào tạo du lịch. 768
- Ngoại ngữ cũng là một hạn chế lớn trong đào tạo nhân lực của ngành Du lịch trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo khảo sát của một số công ty du lịch, có tới 30-45% hướng dẫn viên du lịch và điều hành tour, 70-80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ. Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp vẫn chưa rõ ràng, chưa có cơ chế - chính sách cụ thể, khả thi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm, phối hợp với các cơ sở đào tạo trong đào tạo nhân lực du lịch. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cũng thiếu sự liên kết với nhau. Lao động ngành du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp và các kỹ năng mềm trong khi đặc trưng là ngành dịch vụ liên quan đến sự giao tiếp giữa người và người. Đó cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Với thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch hiện nay, vẫn còn khoảng cách khá xa về chất lượng so với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong khối ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP), đây sẽ là thách thức đối với lao động du lịch thành phố nếu không có trình độ, chất lượng tương đồng. 3.1.3. Năng lực đào tạo nhân lực ngành Du lịch tại khu vực Đông Nam Bộ Hệ thống các cơ sở đào tạo (từ dạy nghề đến trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học) đã không ngừng mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng có đóng góp quan trọng trong cung cấp lao động cho ngành. Tuy nhiên, nhìn lại tổng thể thì năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo còn bộc lộ khá nhiều bất cập, cần có sự điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện mới giữ được vị trí “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo: Nhìn chung, phần lớn các trường đều trang bị các phương tiện giảng dạy tương đối hiện đại như overhead, slide projector, video, VCD, phòng Lab... thậm chí một số trường tranh thủ được sự trợ giúp về mặt cơ sở vật chất của các tổ chức quốc tế như trường Trung cấp Du lịch - Khách sạn Saigontourist được sự tài trợ của Luxembourg (ngoài các phương tiện như trên còn được trang bị các thiết bị phục vụ cho việc thực hành như bếp, buồng, nhà hàng, quầy rượu, quầy tiếp tân....), trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sai Gòn được sự giúp đỡ của Lãnh sự quán Pháp về các tài liệu, phương tiện phục vụ giảng dạy... Song, vẫn còn một số tồn tại như một số trường còn thiếu các trang thiết bị, các phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy cũng như thực hành, địa điểm còn chưa ổn định, thuê mướn, chấp vá ở nhiều nơi. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng đầu ra của nhà trường. Nhiều trường hiện vẫn còn rất thiếu về trang thiết bị/phòng thực hành theo chuẩn quốc gia và quốc tế để giáo viên có thể đào tạo tốt theo tiêu chuẩn VTOS. Đội ngũ giảng viên, đào tạo viên và cán bộ quản lý: Nhìn chung, đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy về du lịch không ngừng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng. Hầu hết lực lượng giảng viên giảng dạy từ bậc sơ cấp đến đại học đều năng động, có năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy hiện đại được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tế công tác trong lĩnh vực du lịch, một số giảng viên được đào tạo nghiệp vụ tại nước ngoài và giảng viên là người nước ngoài. Đội ngũ giảng viên, giáo viên du lịch đang được trẻ hóa, chính quy và hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Bên cạnh đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, các trường còn mời các chuyên gia, nhà quản lý cấp cao trong ngành tham gia giảng dạy, thỉnh giảng giúp sinh viên được học hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế về du lịch. 769
- Tuy nhiên, cũng có một thực tế cần quan tâm là lực lượng giảng viên cơ hữu còn mỏng, phần lớn là giảng viên thỉnh giảng, dạy ở nhiều trường, trung tâm khác nhau nên rất ít thời gian tham gia vào công tác chuyên môn cũng như quản lý trường, khó có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm kiến thức với nhau. Giáo viên các trường còn yếu về nghiệp vụ, ngoại ngữ đặc biệt là kỹ năng thực hành để có thể theo kịp với tiêu chuẩn VTOS 2013. Các cơ sở đào tạo chưa xây dựng được cơ chế để thu hút và phát huy năng lực của những người được đào tạo tại nước ngoài sau khi tốt nghiệp làm việc cho các cơ sở giáo dục đại học và cơ quan công lập. Nội dung, chương trình đào tạo: Hiện nay, mặc dù đã có sự thống nhất về thời gian đào tạo của từng ngành nghề nhưng chưa có một hệ thống chương trình thống nhất từ bậc sơ cấp đến đại học. Các trường đã có nhiều cải tiến về nội dung chương trình phù hợp với nhu cầu phát triển chung của ngành, đã có nhiều hình thức liên kết đào tạo trong và ngoài nước với các trường đào tạo du lịch của các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển. Tuy nhiên, chương trình đào tạo hiện tại của các trường chưa bắt nhịp kịp thời với tiêu chuẩn VTOS 2013 và xu hướng trong khu vực ASEAN. Số lượng chương trình liên kết được triển khai còn ít, khá hạn chế, chưa tương xứng với tiềm lực phát triển của các trường đại học. Chưa tạo ra được sự liên kết giữa các chương trình đào tạo với nhau và phát huy một số chương trình đào tạo chất lượng cao trong nước để tiết kiệm chi phí đào tạo. Bên cạnh đó, sự chồng chéo về trách nhiệm và quyền hạn trong việc xây dựng, phê duyệt, triển khai và áp dụng tiêu chuẩn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Năm 2007, bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam được xây dựng rồi hài hoà với tiêu chuẩn ASEAN vào 2013. Ngày nay, bộ tiêu chuẩn này được gọi là Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam. Trong vòng 14 năm, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đã đầu tư nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn này. Cho đến nay, các bộ tiêu chuẩn vẫn chưa được phê duyệt. Hiện nay ở nhiều trường chương trình đào tạo còn mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành, đào tạo nặng lý thuyết mà thiếu thực hành nên khả năng tiếp cận thực tế và thích nghi với môi trường làm việc kém, giao tiếp cơ bản trong công việc chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là hạn chế về các kỹ năng: ngoại ngữ, giao tiếp, các kỹ năng nghề nghiệp chuẩn quốc tế,… Về chất lượng và hiệu quả đào tạo: Chất lượng và hiệu quả đào tạo của hệ thống các trường được đánh giá thông qua số sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp du lịch. Trong những năm qua, các trường đã cung cấp một lượng lao động có tay nghề chuyên môn cho ngành du lịch, tuy nhiên so với số lượng sinh viên ra trường thì tỷ lệ được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp du lịch còn khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân là không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và ngoại ngữ của các doanh nghiệp. Đây cũng là thách thức đối với các trường trong việc nghiên cứu cải tiến và cập nhật các kiến thức mới trong chương trình nội dung giảng dạy để đáp ứng được các yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. 3.2. Dự báo nhu cầu về nhân lực ngành Du lịch theo từng giai đoạn: 2021-2025, 2026- 2030, 2031-2035 Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Lao động Thương binh và xã hội đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực hàng năm theo trình độ cho giai đoạn 2020 - 2025 như sau: 770
- Trình độ Trên đại Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Không qua Tổng học đào tạo Số lượng 5.400 35.100 40.500 94.500 54.000 40.500 270.000 (người) Tỉ lệ 2 13 15 35 20 15 100 (%) (Nguồn: http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn) Căn cứ vào số liệu dự báo này và cơ cấu việc làm mỗi ngành, trong đó nhóm “Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - khách sạn” chiếm khoảng 8% tổng số việc làm tạo mới, chúng tôi tiến hành phân bổ lại nhu cầu nhân lực cho ngành Du lịch và đạt được những con số ước tính cho nhu cầu nguồn nhân lực của ngành mỗi năm trong giai đoạn 2020 - 2025 như sau: Trình độ Trên đại Đại học Cao Trung Sơ cấp Không qua Tổng học đẳng cấp đào tạo Số lượng 432 2808 3240 7560 4320 3240 21.600 (người) Tỉ lệ 2 13 15 35 20 15 100 (%) Tỉ lệ nhân lực sau đại học được dự báo là 2%, trong đó tỉ lệ trình độ sau đại học (Tiến sĩ/Thạc sĩ) mục tiêu là 30%, phù hợp với các thống kê gần nhất và phần nào theo định hướng của Nghị định 73/2015/NĐ-CP của chính phủ. Trên cơ sở này, nguồn nhân lực ngành Du lịch mỗi năm với từng trình độ cụ thể cho giai đoạn 2020 - 2025 như sau: Trình Tiến Thạc sĩ Đại Cao Trung Sơ cấp Không Tổng độ sĩ học đẳng cấp qua đào tạo Số 99 333 2808 3240 7560 4320 3240 21.600 lượng (người) Để dự báo nhu cầu nhân lực của ngành trong giai đoạn tiếp theo, bài viết dựa trên mối quan hệ thực nghiệm giữa tăng trưởng kinh tế (GDP) và nhu cầu việc làm. Về mặt kinh tế, mối quan hệ tăng trưởng GDP và tăng trưởng nhu cầu việc làm vào khoảng 1: 0,3 đến 1: 0,7. Trên cơ sở đó, giả sử ước tính một tỉ lệ tương đối thận trọng, với mức tăng trưởng GDP của vùng Đông Nam Bộ vào khoảng 7-8% thì sẽ dẫn đến một tỉ lệ tăng trưởng việc làm là 2,1 - 2,4%. Với dự báo thận trọng này, tăng trưởng GDP mỗi 5 năm khoảng 10-12%. Vì vậy, dự báo nhân lực ngành Du lịch qua các giai đoạn 5 năm như sau: Tiến sĩ Thạc sĩ Đại Cao Trung Sơ cấp Không qua Tổng học đẳng cấp đào tạo 2021- 497 1.663 14.040 16.200 37.800 21.600 16.200 108.000 2025 2026- 546 1.830 15.444 17.820 41.580 23.760 17.820 118.800 2030 2031- 601 2.012 16.988 19.602 45.738 26.136 19.602 130.680 2035 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu dự báo các nguồn khác nhau) 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những mặt đã đạt được về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch thì, chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch của vùng Đông Nam Bộ 771
- vẫn còn một số mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo, vẫn còn một số tồn tại như một số trường còn thiếu các trang thiết bị, các phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy cũng như thực hành, địa điểm còn chưa ổn định, thuê mướn, chấp vá ở nhiều nơi. Về đội ngũ giảng viên, đào tạo viên và cán bộ quản lý còn mỏng, phần lớn là giảng viên thỉnh giảng, dạy ở nhiều trường, trung tâm khác nhau nên rất ít thời gian tham gia vào công tác chuyên môn cũng như quản lý trường, khó có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm kiến thức với nhau. Giáo viên các trường còn yếu về nghiệp vụ, ngoại ngữ đặc biệt là kỹ năng thực hành để có thể theo kịp với tiêu chuẩn VTOS 2013. Các cơ sở đào tạo chưa xây dựng được cơ chế để thu hút và phát huy năng lực của những người được đào tạo tại nước ngoài sau khi tốt nghiệp làm việc cho các cơ sở giáo dục đại học và cơ quan công lập. Chương trình đào tạo còn mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành, đào tạo nặng lý thuyết mà thiếu thực hành nên khả năng tiếp cận thực tế và thích nghi với môi trường làm việc kém, giao tiếp cơ bản trong công việc chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là hạn chế về các kỹ năng: ngoại ngữ, giao tiếp, các kỹ năng nghề nghiệp chuẩn quốc tế,… Về chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa đáp ứng tốt yêu cầu về chuyên môn và ngoại ngữ của các doanh nghiệp. Đây cũng là thách thức đối với các trường trong việc nghiên cứu cải tiến và cập nhật các kiến thức mới trong chương trình nội dung giảng dạy để đáp ứng được các yêu cầu hội nhập quốc tế. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2011). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội. 2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 2011. Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020. Hà Nội. 3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - thời cơ và thách thức đối với Việt Nam. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr.68. 4. Trần Phú Cường (2016). Du lịch Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tạp chí Du lịch, tháng 3/2016. 5. Phạm Trung Lương (2015). Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Tuyển tập Hội thảo quốc tế “Toàn cầu hoá du lịch và địa phương hoá du lịch”. TP. HCM, ngày 7/3/2015. 6. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2019). Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và tác động đối với du lịch Việt Nam”. Hà Nội. 7. Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (2019). Dự thảo “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”. Hà Nội. 772
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn