Nhu cầu học Tin học ứng dụng phục vụ nghề nghiệp của sinh viên ngành Du lịch Trường Đại học Thủ Dầu Một
lượt xem 1
download
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu học tin học ứng dụng của sinh viên ngành Du lịch năm 1 và năm 2 tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Phương pháp khảo sát bảng hỏi trên Google Forms và xử lý bằng Microsolf Excel được thực hiện nhằm khảo sát về nhận thức tầm quan trọng tin học, kỹ năng và kiến thức sinh viên mong muốn đạt được. Qua phân tích cho thấy được sinh viên đã nhận thức tốt về tầm quan trọng của tin học ứng dụng trong công việc, mức độ kỳ vọng về tin học ứng dụng vào trong nghề nghiệp du lịch thông qua khóa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhu cầu học Tin học ứng dụng phục vụ nghề nghiệp của sinh viên ngành Du lịch Trường Đại học Thủ Dầu Một
- NHU CẦU HỌC TIN HỌC ỨNG DỤNG PHỤC VỤ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH TRƯỜNG DẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Hà Văn Kiên1 1. Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trong xu thế hướng tới sự phát triển du lịch thông minh, việc đào tạo sinh viên chuyên ngành nắm vững các kiến thức và kỹ năng tin học hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực du lịch. Do vậy, tìm hiểu nhận thức và sự chuẩn bị đối với việc học tin học của sinh viên du lịch các khóa mới nhập học là điều cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu học tin học ứng dụng của sinh viên ngành Du lịch năm 1 và năm 2 tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Phương pháp khảo sát bảng hỏi trên Google Forms và xử lý bằng Microsolf Excel được thực hiện nhằm khảo sát về nhận thức tầm quan trọng tin học, kỹ năng và kiến thức sinh viên mong muốn đạt được. Qua phân tích cho thấy được sinh viên đã nhận thức tốt về tầm quan trọng của tin học ứng dụng trong công việc, mức độ kỳ vọng về tin học ứng dụng vào trong nghề nghiệp du lịch thông qua khóa học. Từ khóa: Nhu cầu học tin học; Phục vụ nghề nghiệp; Tin học ứng dụng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch Việt Nam trong những năm vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế của Quốc gia. Du lịch được xem là ngành dịch vụ không khói, thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của con người sau khoảng thời gian lao động căng thẳng. “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Chính Phủ, 2017). Để du khai thác hoạt động du lịch một cách hiệu quả thì cần phải co nhiều nguồn lực như tài nguyên, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, quản lý và cộng đồng địa phương. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch hiệu quả và bền vững. Bình Dương nằm phía Bắc của vùng Du lịch Đông Nam Bộ, một trong những vùng du lịch phát triển bậc nhất cả nước. Bình Dương có vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ban tặng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hệ thống các di sản văn hóa đa dạng, phong phú góp phần hình thành nên bản sắc riêng của vùng đất này. Để đẩy mạnh phát triển du lịch, tỉnh Bình Dương đã thông qua kế hoạch số 5165/KH-UBND, ngày 21 tháng 10 năm 2020 của UBND tỉnh Bình Dương về việc “Thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (UBND tỉnh Bình Dương, 2020) cũng chỉ rõ việc cần đẩy mạnh các nguồn lực thúc đẩy du lịch phát triển, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng. Trong đó trọng tâm là các sản phẩm gắn liền với văn hóa như các di tích lịch sử, làng nghề, thể thao, hội nghị du lịch sinh thái. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu đào tạo của xã hội. Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tiến hành đào tạo ngành Du lịch bắt đầu từ năm 2020 với các học phần tự chọn để sinh viên phát triển chuyên môn trong ba lĩnh vực quản trị lữ hành, nhà hàng khách sạn và tổ chức sự kiện. Sinh viên ra trường được cấp bằng cử nhân du lịch có thể làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn kể trên. Sinh viên được tuyển sinh đều đặn hàng năm và đến từ nhiều vùng miền trong cả nước. Các học phần được xây dựng phù hợp với người học và tăng cường thực hành, bám sát với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng đã học trong chương trình đào tạo vào trong công việc thông qua tin học ứng dụng là một điều hết sức thiết thực, phù hợp với thực tế công việc của doanh nghiệp du lịch. 92
- Nghiên cứu tiến hành thực hiện trên đối tượng là sinh viên ngành du lịch năm 1 và năm 2 ngành Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một nhằm tìm hiểu nhu cầu và mức độ nhận thức của sinh viên đối với các khóa học tin học ứng dụng trong nghề du lịch, từ đó nắm bắt được thái độ của sinh viên và tác động điều chỉnh cho phù hợp. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất thuận tiện thông qua hình thức khảo sát bằng bảng hỏi với đối tượng bao gồm sinh viên năm 1 và năm 2 ngành Du lịch, trường Đại học Thủ Dầu Một với tổng số lượng 161 sinh viên. Với phương pháp này giúp tác giả dễ dàng tiếp cận đối tượng khảo sát thông qua các nhóm học phần trên Zalo mà sinh viên đang tham dự. Tác giả nghiên cứu tiếp cận được và phát ra 95 phiếu, thu hồi được 80 phiếu trả lời, tỷ lệ phản hội 88.9%. Dữ liệu được ghi nhận thông qua Google Form. Bảng hỏi được thiết kế gồm 4 phần: (1) Nhân khẩu học; (2) Tầm quan trọng của tin học ứng dụng đối với nghề du lịch; (3) Kỹ năng sinh viên mong muốn nhận được thông qua khóa học tin học ứng dụng; (4) Kiến thức mong đợi của sinh viên thông qua khóa học tin học ứng dụng. Tác giả dựa vào phần mềm Excel và tiến hành phân tích đưa ra đánh giá và đề xuất phù hợp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Vai trò của tin học ứng dụng trong nghề nghiệp du lịch Tin học ứng dụng cơ bản thực chất là một tên gọi khác của chuyên ngành công nghệ thông tin, là việc sử dụng công nghệ thông tin, máy tính phục vụ tốt nhất cho con người. Theo Daintith John (2009), “Công nghệ thông tin (IT - nformation Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin” (Hường, 2020). Một cách dễ hiểu hơn, công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin. Công nghệ thông tin là quá trình thu nhận, xử lý, lưu trữ và phổ biến các giọng nói, hình ảnh, văn bản và thông tin số bằng một vi điện tử dựa trên sự kết hợp của máy tính và viễn thông. Hiện nay, tin học ứng dụng là một trong chuyên ngành thuộc Công nghệ thông tin. Tin học ứng dụng được đưa vào rất nhiều ngành nghề trong đời sống xã hội, nó phục vụ hữu ích cho các hoạt động kinh doanh. Từ những phân tích trên có thể thấy, tin học được ứng dụng rộng rãi trong du lịch như lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, lữ hành, sự kiện, dịch vụ bổ sung… Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa, “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài vị trí nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn 1 năm) với những mục đích khác nhau, ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày” (Dũng, 2021). Việc ứng dụng tin học ứng dụng vào ngành du lịch là yêu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập, phát triển, không chỉ gia tăng các tiện ích cho du khách và hiệu quả trong hoạt động quản lý mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước. Trong ngành dịch vụ lưu trú, tin học ứng dụng là một thuật ngữ dùng để miêu tả bất kỳ công nghệ nào được sử dụng để quản lý và hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú. Điều này bao gồm tất cả các công nghệ được sử dụng bởi các khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch, khu nghỉ mát và các doanh nghiệp khác liên quan đến ngành dịch vụ lưu trú. Có rất nhiều các ứng dụng tin học được sử dụng trong lĩnh vực lưu trú, có thể kể tên như: Phần mềm văn phòng (office); Phần mềm quản lý khách sạn; Hệ thống đặt phòng; Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM); Hệ thống quản lý bán hàng (POS); Hệ thống đặt chỗ trực tuyến; Hệ thống quản lý kho nhà hàng; Hệ thống dịch vụ khách hàng tự động…Ngành dịch vụ lưu trú là một trong những ngành phụ thuộc nhiều vào tin học ứng dụng. Mà không có các ứng dụng tin học, việc quản lý hoạt động hàng ngày của khách sạn, nhà hàng và các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực dịch vụ lưu trú sẽ không thể thực hiện được. Trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, tin học ứng dụng được áp dụng một cách rộng rãi, quản lý các hoạt động của doanh nghiệp từ quản lý booking, marketing, khả năng hỗ trợ giúp chăm sóc khách 93
- hàng, quản lý đối tác và nhà cung cấp, quản lý lịch trình tour, quản lý chi phí, lập kế hoạch… Các ứng dụng của tin học ứng dụng vào trong ngành dịch vụ lữ hành phổ biến như phần mềm hoạt động văn phòng (office); Big data; Công nghệ AI; Phần mềm quản lý du lịch (điều hành tour, booking); Công cụ hỗ trợ (Marketing); Phần mềm phân phối toàn cầu GDS; Phần mềm hệ thống đăng ký thông tin (CRS). Ngoài ra, tin học ứng dụng được ứng dụng một cách rộng rãi trong các hoạt động khác của lĩnh vực du lịch, đem lại hiệu quả cho việc kinh doanh, quản lý công việc cũng như kết nối khách hàng một cách nhanh chóng. Trong đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” theo Quyết định số 1685/QĐ-TTg, ngày 5/12/2018 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt (Quốc hội, 2018), nhấn mạnh: Việc ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, cần sử dụng hiệu quả nguồn lực khoa học - công nghệ, thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý Nhà nước về du lịch, quản lý điểm đến, quản lý doanh nghiệp, cung cấp thông tin và giá trị trải nghiệm phục vụ khách du lịch. Như vậy, tin học ứng dụng trong du lịch được sử dụng một cách phổ biến trong nhiều lĩnh vực của ngành, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi nền kinh tế số mà nhà nước đã đề ra cho nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành Du lịch. Việc trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực tế ứng dụng cho nghề nghiêp là một điều thiết thực, sát với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và xã hội. 3.2. Nhận thức về mức độ quan trọng của tin học ứng dụng trong nghề du lịch Để đánh giá về nhận thức thái độ của sinh viên về tầm quan trọng của tin học ứng dụng trong du lịch với nghề nghiệp, tác giả đã sử dụng thang đo Blooms với 5 bậc từ mức (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Qua khảo sát, cho thấy sinh viên có thái độ nhận thức tích cực về tầm quan trọng của việc học tin học ứng dụng trong du lịch với nghề nghiệp được thể hiện qua kết quả sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát thái độ nhận thức của sinh viên du lịch về tin học ứng dụng trong du lịch Đơn vị: (%) Nội dung 1 2 3 4 5 1. Tin học ứng dụng trong du lịch rất quan trọng cho công việc khi khi đi làm 2.5 5.0 10.0 42.5 40.0 2. Tin học ứng dụng trong du lịch giúp mở rộng cơ hội viêc làm khi 1.25 5.0 8.75 43.75 41.25 ra trường 3. Tin học ứng dụng trong du lịch giúp cho cơ hội thăng tiến tốt hơn 5.0 6.25 15.0 37.5 36.25 4. Tin học ứng dụng trong du lịch giúp cho tiền lương khởi điểm cao 10.0 6.25 15.0 35.0 33.75 hơn 5. Tin học ứng dụng trong du lịch giúp tiếp cận khách hàng tốt hơn 3.75 3.75 7.50 41.25 43.75 6. Tin học ứng dụng trong du lịch giúp chi phí kinh doanh thấp hơn 3.75 5.0 7.5 43.75 40.0 7. Tin học ứng dụng trong du lịch giúp quản trị doanh nghiệp hiệu 6.25 3.75 10.0 40.0 40.0 quả hơn 8. Tin học ứng dụng trong du lịch giúp xử lý công viêc nhanh, hiệu 5.0 5.0 8.75 37.5 43.75 quả hơn (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2024) Kết quả khảo sát cho thấy, vai trò của tin học ứng dụng trong nghề du lịch là cực kỳ quan trọng. Có 82.5% sinh viên (cả “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”) cho rằng việc học tin học ứng dụng rất cần thiết cho công việc khi ra trường. Có tới 85.1% và 73.8% sinh viên trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với cơ hội việc làm tốt hơn, khả năng thăng tiến nhanh hơn khi giỏi về tin học ứng dụng. Với câu hỏi tin học ứng dụng trong du lịch giúp cho tiền lương khởi điểm cao hơn, có 68.8% sinh viên trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”. Tỷ lệ sinh viên cho rằng vai trò quan trọng của tin học ứng dụng trong ngành đối việc chăm sóc khách hàng, tiết giảm chi phí, quản trị doanh nghiệp, xử lý công việc hiệu quả, lần lượt là 85.2%, 83.8%, 80%, 81.3%. 94
- Rõ ràng, sinh viên có nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của tin học ứng dụng trong nghề nghiệp du lịch. Việc nhận thức đúng sẽ là tiền đề giúp các em sớm vạch rõ mục tiêu cho việc học tập tin học ứng dụng, phục vụ hữu ích cho công việc ở mọi vị trí trong ngành khi sinh viên ra trường. 3.3. Kỹ năng mong đợi của sinh viên khi tham gia khóa học tin học ứng dụng trong du lịch. Kỹ năng (skill) là những khả năng, kiến thức và năng lực mà một người sử dụng để thực hiện một công việc, giải quyết một vấn đề nào đó. Kỹ năng có thể bao gồm cả khả năng vận dụng kiến thức và kinh nghiệm vào thực tế, cũng như khả năng thích nghi và học hỏi trong các tình huống mới. Có nhiều loại kỹ năng như kỹ năng mềm, chuyên môn, tự quản lý, xã hội, công nghệ. Ở khảo sát về kỹ năng sinh viên mong đợi đạt được, bảng hỏi khảo sát được thiết kế với 10 mục, chủ yếu tập trung vào các kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết cho sinh viên ngành du lịch (bao gồm cả lữ hành và lưu trú). Ngoài các kỹ năng cơ bản như office nâng cao, thì các kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng như POS, CRM, CRS, GDS là rất cần thiết hiện nay. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 2: Kỹ năng sinh viên du lịch mong đợi khi tham gia khóa học tin học ứng dụng trong du lịch Đơn vị: (%) Nội dung 1 2 3 4 5 1. Mong muốn cải thiện kỹ năng xử lý văn bản (word) 5.0 3.75 7.5 43.75 40.0 2. Mong muốn cải thiện kỹ năng sử dụng bảng tính (excel) 5.0 5.0 7.5 43.75 38.75 3. Mong muốn cải thiện kỹ năng bản trình bày (excel, Powpoint) 3.75 5.0 8.75 45.0 37.5 4. Mong muốn cải thiện kỹ năng lưu trữ thông tin và dữ liệu 11.25 8.75 12.5 35.0 32.5 5. Mong muốn cải thiện kỹ năng trình chiếu 7.5 8.75 13.75 36.25 33.75 6. Mong muốn cải thiện kỹ năng sử dụng công cụ giao tiếp 5.0 5.0 8.75 41.25 40.0 (chat, email, họp online) 7. Mong muốn cải thiện kỹ năng sử dụng công cụ cộng tác và 5.0 6.25 10.0 43.75 35.0 quản lý (Teams, Google Drive, Cloud, Icloud) 8. Mong muốn cải thiện kỹ năng quản lý hệ thống thông tin 2.5 5.0 7.5 40.0 45.0 khách sạn trực tuyến, phần mềm quản lý (CRM, POS) 9. Mong muốn cải thiện kỹ năng quản lý và sử dụng hệ thông 1.25 3.75 8.75 42.5 43.75 CRS (Quản lý đặt phòng, tour) 10. Mong muốn cải thiện kỹ năng quản lý và sử dụng hệ thông 3.75 5.0 11.25 42.5 37.5 GDS (phân phối sản phẩm toàn cầu) (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2024) Kết quả khảo sát cho thấy, nhóm kỹ năng sinh viên mong muốn đạt được khi tham gia khóa học là nhóm kỹ năng về quản lý hệ thống thông tin trực tuyến và quản lý, sử dụng hệ thống CRS (quản lý đặt phòng, tour) (85% và 86.25%). Điều này cho thấy hoàn toàn phù hợp với thực tế khi sinh viên ngành du lịch hiện đang theo học 2 chuyên ngành chủ yếu là lữ hành và khách sạn. Việc cần hiểu biết về kỹ năng này là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Tiếp sau đó, kỹ năng cơ bản trong hoạt động văn phòng mà sinh viên muốn đạt được đó là các kỹ năng: xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, trình bày với tỷ lệ trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với mức lần lượt là 83.75%, 82.5%, 82.5%. Đây cũng là nhóm kỹ năng thực sự cần thiết trang bị cho sinh viên. Trong công việc thực tế, nhóm kỹ năng này rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả làm việc của người lao động trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, sinh viên cũng nhận thấy cần thiết phải đạt được kỹ năng sử dụng công cụ giao tiếp (chat, Email, họp online…) trong công việc. Vì vậy mà có tới 81,25% trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”. Với tỷ lệ 70% và 67.5% với kỹ năng trình chiếu và lưu trữ thông tin, dữ liệu có mức độ “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” ở mức thấp nhất, tuy nhiên những kỹ năng này cũng rất cần thiết trong công việc như việc bảo mật thông tin, sắp xếp thông tin khoa học, trình chiếu kế hoạch 95
- làm việc. Qua kết quả khảo sát trên, cho thấy sinh viên mong muốn đạt được các kỹ năng phù hợp với vị trí nghề nghiệp trong tương lai sau khi ra trưởng. 3.4. Kiến thức sinh viên du lịch mong đợi đạt được khi tham gia khóa học tin học ứng dụng trong du lịch Kiến thức là những thông tin, dữ liệu, mô tả cùng những kỹ năng mà chúng ta có được thông qua sự trải nghiệm, tích lũy và học hỏi của bản thân. Ở khảo sát về kiến thức mà sinh viên mong đợi đạt được, bảng hỏi khảo sát được thiết kế với 8 mục, chủ yếu tập trung vào các kiến thức sát với thực tế công việc. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 3: Kiến thức sinh viên mong đợi trong các khoá học tin học ứng dụng trong du lịch Đơn vị: (%) Nội dung 1 2 3 4 5 1.25 3.75 8.75 42.5 43.75 1. Cải thiện vốn kiến thức về Word nâng cao 3.75 3.75 7.5 40.0 45.0 2. Cải thiện vốn kiến thức về Excel nâng cao 3. Cải thiện vốn kiến thức về Powpoint nâng cao 5.0 3.75 7.5 43.75 40.0 2.5 6.25 12.5 41.25 37.5 4. Cải thiện vốn kiến thức internet nâng cao 5. Sử dụng tin học ứng dụng trong du lịch cho hoạt động chăm sóc khách 3.75 6.25 7.5 42.5 40.0 hàng 6. Sử dụng tin học ứng dụng trong du lịch cho cho hoạt động bán, mua 3.75 5.0 6.25 42.5 42.5 dịch vụ du lịch 7. Sử dụng tin học ứng dụng trong du lịch cho hoạt động điều hành 2.5 3.75 7.5 42.5 43.75 doanh nghiệp 8. Sử dụng tin học ứng dụng trong du lịch cho cho hoạt động quản lý 3.75 5.0 10.0 40.0 41.25 chi phí, nhân sự, lập kế hoạch… (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2024) Kết quả khảo sát cho thấy, nhóm kiến thức mà sinh viên mong muốn đạt được nhất là nhóm kiến thức nền tảng của công việc như kiến thức về: word; excel, powerpoint. Kiến thức ứng dụng về: hoạt động điều hành; mua bán dịch vụ. Với đồng tỷ lệ 86.3% trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với việc nâng cao kiến thức về word và ứng dụng tin học cho hoạt động điều hành được mong đợi nhất ở sinh viên. Ngoài ra, sinh viên cũng rất mong đợi đạt được những kiến thức khác ở tỷ lệ “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” cao lần lượt là vốn kiến thức nâng cao về excel, ứng dụng tin học trong mua bán dịch vụ, vốn kiến thức nâng cao về powpoint với tỷ lệ đồng thuận lần lượt là 85%, 85%, 83.75%. Với tỷ lệ đồng thuận là 82.5% và 81.25% ở kiến thức sử dụng tin học ứng dụng cho hoạt động chăm sóc khách hàng và hoạt động quản lý chi phí, nhân sự, lập kế hoạch. Tuy không cao bằng các kiến thức mong đợi ở trên nhưng cũng cho thấy sinh viên mong muốn đạt được các kiến thức này. Câu hỏi kiến thức về vốn internet nâng cao, với 78.8% tỷ lệ đồng thuận, đây là kiến thức có mức độ mong đợi đạt được thấp nhất. Có thể thấy được, nhóm kiến thức mà sinh viên mong đợi đạt được nhất chính là các kiến thức liên quan trực tiếp tới việc làm của sinh viên trong tương lai là điều hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành các em đang học. Kết quả khảo sát cũng cho thấy mối quan hệ tương đồng giữa bảng 1 (Mức độ quan trọng) và bảng 2, bảng 3 (Sự mong đợi về kỹ năng và kiến thức) khi tham gia khóa học. Đa số sinh viên có nhận thức tốt về tầm quan trọng của tin học ứng dụng, kết quả khảo sát tại bảng 1 cho thấy, tỷ lệ “không đồng ý” và “hoàn toàn không đồng ý” là rất thấp ở tất cả các câu hỏi, đều dưới mức 10%, duy nhất 16.25% ở câu hỏi về “tin học ứng dụng trong du lịch giúp cho tiền lương khởi điểm cao hơn”, thậm chí ở câu hỏi “tin học ứng dụng trong du lịch giúp cho cơ hội việc làm rộng mở” thấp nhất, chỉ có 6.25%. Rõ ràng là sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của tin học ứng dụng. Chính vì vậy, ở bảng số 2 và bảng số 3 ta thấy được, mối tương đồng khi nhận thức tốt đó được thể hiện qua việc mong đợi ở 96
- sinh viên là rất cao về kỹ năng và kiến thức mong muốn đạt được thông qua khóa học. Tỷ lệ sinh viên “không đồng ý” và “hoàn toàn không đồng ý” đa số ở dưới mức 10% ở cả hai bảng khảo sát 2 và 3. Trên mức này, với tỷ lệ 16.25% ở câu hỏi “Mong muốn cải thiện kỹ năng trình chiếu”, 11.25% ở câu hỏi “Mong muốn cải thiện kỹ năng sử dụng công cụ cộng tác và quản lý như Teams, Google Drive, Cloud, Icloud” thuộc bảng 2. Qua phân tích, thấy được đa số sinh viên nhận thức tốt tầm quan trọng của tin học ứng dụng, từ đó các em mong đợi rất cao khi lĩnh hội kiến thức và kỹ năng cần thiết thông qua khóa học tin học ứng dụng phục vụ cho công việc du lịch sau này. 3.5. Một số đề xuất của nghiên cứu 3.5.1. Đối với sinh viên Sinh viên ngành Du lịch cần nhận thức đúng vai trò của tin học ứng dụng trong hoạt động du lịch, việc nhận đúng sẽ giúp các em có hành động học tập nghiêm túc thực sự cho nghề nghiệp trong tương lai, chứ không phải là học để có thể lấy bằng tốt nghiệp và ra trường làm bình phong cho nghề nghiệp của mình trong tương lai. Việc lĩnh hội kiến thức và kỹ năng thực tế sẽ giúp cho cơ hội việc làm của các em được nâng lên. Vì vậy, sinh viên cần xác định rõ việc trang bị kiến thức tin học ứng dụng là hành trang cần thiết cho nghề nghiệp, tạo động lực học tập khi còn ngồi trên ghế giảng đường. 3.5.2. Đối với hoạt động giảng dạy Để nâng cao hoạt động dạy và học đối với khóa học tin học ứng dụng, cần xem xét phương pháp giảng dạy phù hợp với lĩnh vực ứng dụng. Du lịch là một ngành dịch vụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc là một xu thế tất yếu. Việc giảng dạy cần phải cắt giảm lý thuyết, tăng cường các bài tập thực hành. Đặc biệt, cần bám sát thực tế công việc của ngành, tăng cường cho sinh viên thực hành trên các phần mềm hiện đang được sử dụng trong ngành như phân phối sản phẩm toàn cầu GDS, phần mềm booking, quản lý và điều hành tour…giúp cho sinh viên hình dung và thực hiện tốt khi tiếp xúc thực tế công việc tại doanh nghiệp. Ngoài ra, hiện nay việc đào tạo tin học của trường chỉ tập trung vào đào tạo chứng chỉ là điều kiện tốt nghiệp cho sinh viên toàn trường, chưa có các khóa tin học ứng dụng cho các lĩnh vực nghề nghiệp, trong đó có du lịch. Vì vậy, cần xem xét việc kết hợp giữa trung tâm công nghệ thông tin và các chương trình đào tạo trong việc mở các khóa đào tạo tin học ứng dụng phù hợp với các ngành nghề đào tạo, trong đó có du lịch. 3.5.3. Đối với Chương trình đào tạo Du lịch Chương trình cần xem xét việc xây dựng các học phần có tính thực tế cao, sử dụng các phần mềm chuyên ngành như trong lữ hành, khách sạn để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận. Trong các học phần giảng dạy, để phát huy khả năng tin học, các bài tập cá nhân, nhóm, khóa luận, thuyết trình là cơ hội cho các em học tập và trau rồi các kỹ năng tin học như soạn thảo, trình chiếu, tính toán. Các kiến thức và kỹ năng nâng cao, đặc biệt là việc sử dụng và tiếp cận các phần mềm quản lý của doanh nghiệp du lịch cần phải được xem xét và lồng ghép vào trong các học phần thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, chương trình cần xem xét việc đề xuất với nhà trường các phòng thực hành ngay tại trường, trang bị và cập nhật các phần mềm thực tế mới nhất trong hoạt động của doanh nghiệp du lịch, giúp tăng hiệu quả học cho sinh viên. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy được sinh viên cùa ngành Du lịch đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của tin học ứng dụng trong lĩnh vực du lịch. Đa số sinh viên hiểu rõ việc ứng dụng tin học vào nghề nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của các em. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít các em cho rằng tin học ứng dụng chưa thực sự cần thiết đối với nghề nghiệp của mình. Nhiều sinh viên mong đợi cải thiện các kỹ năng về xử lý văn bản, trình chiếu, lập bảng tính, công cụ giao tiếp, quản lý điều hành…hay các kiến thức về tin học văn phòng, sử dụng các phần mềm doanh nghiệp du lịch. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối tương quan giữa nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của tin học ứng dụng và sự kỳ vọng sử dụng thành thạo tin học ứng dụng vào các hoạt động du lịch thông qua khóa học, trong đó có sự kỳ vọng cao đối với những sinh viên có nhận thức tốt. Có thể thấy, thông qua nghiên 97
- cứu, đại đa số sinh viên có nhận thức đúng về tầm quan trọng của tin học ứng dụng trong du lịch, đó là động cơ thúc đẩy các em đưa ra mục tiêu học tập tin học ứng dụng để phục vụ cho nghề nghiệp của mình trong tương lai, và cũng là động lực cho chương trình và trung tâm đào tạo tin học nâng cao chất lượng đào tạo tin học ứng dụng. Việc xem xét mở các lớp tin học ứng dụng phù hợp với thực tế làm việc tại các doanh nghiệp là điều cần được tính tới nếu muốn kiến thức, kỹ năng, thái độ mà sinh viên lĩnh hội trên ghế giảng đường được hiện thực hóa thông qua tin học ứng dụng và đáp ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2017). Luật du lịch 2017 (Số 09/2017/QH14). https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=190290. 2. Quốc hội (2018). Quyết định phê duyệt đề án Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn (Số 1685/QĐ-TTg). 3. https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=195517. 4. UBND tỉnh Bình Dương. (2020). Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa phận tỉnh Bình Dương (Số: 5165/KH-UBND). https://www.binhduong.gov.vn/chinhquyen/Pages/Van-ban-Chi-dao-Dieu-hanh-chi- tiet.aspx?ItemID=4214. 5. Hường, V. (2020). Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch: Cơ hội và thách thức. https://s.net.vn/Cvpn. 98
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi ACCESS - Tin học ứng dụng quản trị ( đề 2 )
3 p | 792 | 181
-
Tín Hiệu và Hệ Thống - Bài 6: Đáp ứng tần số và lọc tín hiệu
53 p | 268 | 95
-
Bài giảng tin học ứng dụng: Chương IV - Các hàm tài chính (tt)
30 p | 317 | 68
-
Cấu trúc dữ liệu ( chương 14)
12 p | 163 | 67
-
Cấu trúc dữ liệu ( chương 2)
20 p | 193 | 56
-
Đề thi Tin học ứng dụng trình độ B (Phần Thực hành)
6 p | 788 | 47
-
Bài giảng tin học ứng dụng: Chương II - Cơ sở dữ liệu
29 p | 190 | 26
-
Bài giảng Tin học ứng dụng: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
45 p | 150 | 25
-
Bài giảng Tin học ứng dụng: Phần 1 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
32 p | 145 | 15
-
Tin học ứng dụng (Ch1 Cơ sở dữ liệu)
26 p | 85 | 12
-
Hướng dẫn thực hành tin học ứng dụng
48 p | 209 | 12
-
Giáo trình Cài đặt và bảo trì máy tính (Nghề Tin học ứng dụng - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
59 p | 67 | 10
-
Giáo trình Thực tập lắp ráp và cài đặt máy tính (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
51 p | 14 | 6
-
Giáo trình Lập trình web căn bản (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
77 p | 10 | 6
-
Sử dụng eBox như Gateway: Firewall, Traffic Shaping, HTTP Proxy ...
3 p | 52 | 4
-
Giáo trình Tin học ứng dụng xử lý số liệu thống kê và thực nghiệm: Phần 1 - Nguyễn Mạnh Đức
80 p | 19 | 4
-
Giáo trình Thực tập công tác văn phòng (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
165 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn