intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHƯ TRÁI NÚI DỰNG ĐỨNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có lần, Nhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng nói về hoạt động mỹ thuật Việt Nam giai đoạn sau Đổi mới có một ý đại thể là dần dà có một số đông họa sĩ vẽ càng nhiều càng có ít tranh. Thực tế trớ trêu này xảy ra trong thị trường tranh sôi động ở mức chưa hẳn chuyên nghiệp và đặc biệt ở khúc tranh thị trường với mục tiêu trang trí làm đẹp mảng tường. Điều này có thể hiểu là do tốt khách quá mà bán không xuể nên không có nhiều tranh,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHƯ TRÁI NÚI DỰNG ĐỨNG

  1. NHƯ TRÁI NÚI DỰNG ĐỨNG Sông Hồng I-Sơn mài Có lần, Nhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng nói về hoạt động mỹ thuật Việt Nam giai đoạn sau Đổi mới có một ý đại thể là dần dà có một số đông họa sĩ vẽ càng nhiều càng có ít tranh. Thực tế trớ trêu này xảy ra trong thị trường tranh sôi động ở mức chưa hẳn chuyên nghiệp và đặc biệt ở khúc tranh thị trường với mục tiêu trang trí làm đẹp mảng tường. Điều này có thể hiểu là do tốt khách quá mà bán không xuể nên không có nhiều tranh, hoặc cũng vì tự tái diễn như diễn trước gương nhiều quá nên cũng chẳng còn mấy hấp dẫn. Hoá ra, kĩ năng khống chế việc làm chủ hình thức; chất liệu; kĩ thuật thậm chí là sự ổn định phong cách. Điều đó dường như không bao giờ là tất cả để có được một cái
  2. tranh đúng mức cần thiết. Vậy là cái quyết định để cho cái sản phẩm ấy thành tác phẩm chính ở phần hồn; phần vía, tức tác phẩm có sức sống để lay động con người bằng những xúc cảm, tâm nguyện, vấn đề cụ thể ít nhiều được đặt ra mặt tranh dù những thể hiện ấy diễn ra cụ thể hay mơ hồ. Mọi người cứ nói với nhau: Mĩ thuật Việt đang suy thoái đấy! Rồi các khủng hoảng tài chính, bệnh dịch cũng ảnh hưởng nặng nề đến các giao dịch mua bán tranh pháo. Rồi mọi người lại nói: Thế có khi cũng tốt, biết đâu đấy nhờ lặng lẽ lại có cái nhìn sâu sắc hơn. Rất lạc quan! Hà Nội vào thu, trong cái yên ả ấy có một triển lãm tranh sơn mài tại Trung tâm Nghệ thuật Việt, 42 Yết Kiêu, Hà Nội. Một triển lãm cá nhân lần đầu tiên của một họa sỹ không trẻ mà cũng chẳng già - họa sĩ Lý Trực Sơn. Có lẽ cái tên Lý Trực Sơn không xa lạ với giới mĩ thuật vì rằng ông là một trong những họa sĩ khá đặc biệt của thế hệ mình; là họa sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ giai đoạn ác liệt cam go, từng là giảng viên của Đại học mĩ thuật Hà Nội (nay là Đại học Mĩ thuật Việt Nam) rồi từng phiêu bạt châu Âu hàng thập kỉ lang thang trời tây trong các bảo tàng hoặc lang thang cùng hội họa sĩ bụi… Người ta biết ông trải nghiệm nhiều thứ, vẽ nhiều kiểu, tuyên bố đâu đó hay nói chơi chơi thân tình kiểu kết luận; tổng luận nhiều chuyện thú vị cũng đáng nghe. Đấy, ngần ấy thứ để không quá khi nói rằng giới mĩ thuật cả nước biết ông, nhiều chuyện gắn ông với các chuyển biến mĩ thuật Việt Nam, nhưng chính ngần ấy những câu chuyện, sự kiện nó cản hay nâng người ta trong cuộc đời thì đến hôm nay ông mới xong một cuộc trình làng
  3. của 10 năm tập trung, của nhiều năm kiếm tìm. Thật đáng. Vui thật! 22 bức họa giải nghĩa cái chậm của họa sĩ làm việc với thái độ nghiền ngẫm, sự am hiểu và một nhân cách. ở nhiều tác phẩm, từ chi tiết đến toàn bộ thể hiện cách ứng xử trong sáng tạo, sử dụng chất liệu cũng là quan điểm thẩm mĩ vậy. Tác giả kĩ càng cân nhắc với từng hình thể, sắc màu, chất độ. Với sơn mài, đi nét vừa là cho một ưu thế chất liệu vừa là cái khó của người vẽ thì ông rất giỏi đoạn này, trong sơn mài những nét vu vơ đẹp lắm; gợi lắm và rất khó xử lý. Ông không hề cổ điển khi vẫn tuân thủ những ưu thế và hạn chế trong sơn mài truyền thống, ông dùng vật liệu cổ điển, mài phẳng cổ điển vì nó là ưu thế. Nó là cái ông vẫn còn nguyên những đắm đuối bám đuổi những thách thức liên tục. Ông là đương đại vì cái hồn cái vía trong tranh ông là của những tâm trạng hôm nay, dù có cả cây chuối, bờ ao, cô gái áo dài, con trâu nhưng ông không vẽ tranh phong cảnh nông thôn kiểu “trời xanh mây trắng nắng vàng“, con người trong tranh ông cũng không phải “ba sẵn sàng“ mà những hình ảnh của văn hoá Việt còn luôn vướng mắc; trĩu nặng những vùng hình ảnh trong tư duy ông, đương nhiên nó phải bật ra trên bề mặt bức hoạ. Như bức Sông Hồng II, cho ta cái sợi tình của những chiêm nghiệm vòng đời, của cái cuộc chơi dân gian, của những ảnh hưởng vào những tâm hồn dù là ràng buộc hay thăng hoa trong hạnh phúc do văn hoá Sông Hồng mang lại thì tất cả là của hôm nay. Chẳng lẽ để đương đại ông đưa vào tranh những điện thoại di động, ô-tô hay những hình ảnh tín hiệu của thời đại công nghệ số. Không, có nhiều cách để tâm hồn con người lay động đến nhau và hoà cảm những thông điệp
  4. đương thời. Sẽ luôn có ích và là đương đại khi điều nghệ sĩ làm là cho con người hôm qua, hôm nay và lâu dài sau đó. Lý Trực Sơn làm việc với trữ lượng văn hoá lớn, luôn ham muốn nạp những văn chương thơ phú để chuyển hoá những sự cảm thấy, đi qua một cách nào đó của sự trải nghiệm, hành động từ những so sánh lượng hoá, đắn đo cẩn trọng. ông thực có cái lật giở của nguời sáng tạo, say sưa với cái của mình, cái có thể có và có để đào bới; xây đắp. Sơn mài Lý Trực Sơn dày dặn, tình tứ, sâu lắng và không thiếu cái sung, cái ấm nóng, cái gắt thậm chí cái chói lọi ánh kim của vật liệu này nhưng không bị cái óng nhẫy như nhiều họa sĩ sơn mài đang theo đà sản xuất. ở đây, những tác phẩm là công phu, là chân thành, là tài và là tâm, của tri thức tạo hình, tri thức kĩ thuật với chất liệu để nhiều, nhiều bức tranh hẳn là tranh mà hình; sắc; ý; chất cảm mang tên Lý Trực Sơn. Cũng cần nói rằng Lý Trực Sơn lớn hơn và đi xa hơn những cái đánh giá kiểu này. Từ triển lãm này Lý Trực Sơn và nghệ thuật của mình là một sự riêng biệt lớn, đáng trọng trong quang cảnh mĩ thuật Việt Nam xuất hiện không ít trường hợp đánh lận con đen, khi họ muốn công chúng nghĩ trong họ và công trình mĩ thuật của họ có hơi thở đương đại bằng việc cố gắn chút gì đó “ần ần, sần sần“ (cái đuôi của những từ chỉ loại hình đương đại như Installation, Perfomance..) nghe ra cách vơ vào này rất “đần“ ở chỗ dính tí chút cho nó đương đại, cho có vẻ tiên phong mà đâu có nghiên cứu, thực hành, trao đổi như một vài nghệ sĩ dấn thân thật sự. Tức cười làm ta nhớ đến cái cách chứng tỏ của con trẻ “…tao
  5. nhìn thấy trước!!“ trẻ con cứ tranh nhau việc mình nhìn thấy trước một điều gì đó như là bản chất của quyết định sinh tồn vậy. Nhưng là con trẻ nó háo thắng mà vô tư, nên âu cũng là vui. Lý Trực Sơn không nói kiểu tôi nhìn thấy trước như thế….khi nói “ Hội họa với tôi như một cách làm người“ Hội họa của Lý Trực Sơn ở những bức sơn mài là sự công phu cho ra đời kết quả mặc dù chẳng ít lần công cốc. Vì “…mỗi cái tranh là một nghĩa địa!“ ông nói. Thế thật, vì sơn mài là vẽ và mài đi. Nếu sau khi mài xong thấy không ưng mà vẽ lại, vẽ đè lên rồi lại mài thì chết tiền, chết công thật, chôn vào đó biết bao nhiêu vàng son. Nhưng nghe thế tôi lại muốn thêm lời với ông rằng cái nghĩa địa ấy nó quý, nó đẹp, nghĩa địa của tâm tình, tài trí và chôn cái văn hoá - cá nhân vào lịch sử thì chẳng mất đi đâu. Dù sau đây, ông tiếp tục hay không với cách tạo hình, lối diễn đạt văn hoá Việt - xứ xở viễn đông, còn lại nhiều ít những sự kiểu chân, mộc tình e… thì tôi muốn chia xẻ với họa sĩ ngay: Lý Trực Sơn quả nhiên là Lý Trực Sơn. Vì rằng, ở đâu đó; lúc nào đó hình như họa sĩ bạn nghề có vẻ chờ xem triển lãm của ông thế này đấy. Thêm nữa, với ngần ấy trân trọng cũng như Lý Trực Sơn trọng chính mình, hậu sinh như tôi nghe ông nói về giá tranh với 6 con số tiền mĩ thì thấy ông cũng lại đang đặt một vấn đề nữa xa hơn. Một vấn đề không dừng lại của cái tranh, của một triển lãm, của riêng người nghệ sĩ mà còn của cả xã hội, bao hàm thách thức về tầm nhìn và tiềm lực. Hay ông lại leo núi , cái trái núi dựng đứng - Trực Sơn.
  6. Phạm Hà Hải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2