intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những ảnh tượng của tâm thức

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để nhớ về một tuổi trẻ đầy ảo ảnh, luôn say trong mộng tưởng] Không trắng, không đen. Không thùy, không hãnh. Không tốt, không xấu. Không dại, không khôn. Không mong, không chả. Tâm tôi đã tịnh nhiên rồi. Chí tôi mắc ý hướng lên cao. Thế nhưng sự việc đã xảy đến. Tôi phải chấp nhận hay là quay lưng? Thời gian trôi chảy róc rách qua khe suối ý. Tuổi trẻ cứ vô tình phai nhạt trên lưng áo, trên nét mặt. Có những lúc tôi bước đứng hẳn trên bục cao. Lại có những lúc rơi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những ảnh tượng của tâm thức

  1. Những ảnh tượng của tâm thức TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN VĂN THƯỞNG [Để nhớ về một tuổi trẻ đầy ảo ảnh, luôn say trong mộng tưởng] Không trắng, không đen. Không thùy, không hãnh. Không tốt, không xấu. Không dại, không khôn. Không mong, không chả. Tâm tôi đã tịnh nhiên rồi. Chí tôi mắc ý hướng lên cao. Thế nhưng sự việc đã xảy đến. Tôi phải chấp nhận hay là quay lưng? Thời gian trôi chảy róc rách qua khe suối ý. Tuổi trẻ cứ vô tình phai nhạt trên lưng áo, trên nét mặt. Có những lúc tôi bước đứng hẳn trên bục cao. Lại có những lúc rơi tòm xuống vũng. Những hệ lụy cuộc đời, những ngọn roi nhân thế quất xuống lưng tôi, có lúc trói chặt lấy tôi. Sự tiêu pha phung phí nhất vẫn là những quãng thời gian để chết cứng. Những nỗi buồn xếp chồng lên nhau. Những tia hi vọng lóe lên rồi vụt tắt. Không ai muốn thấp hèn. Ai cũng muốn mọi sự tốt đẹp, viên mãn. Những kẻ hay ca cẩm thường là những kẻ khao khát hạnh phúc nhất. Đâu ai muốn mình vô danh. Trong khoảng thời gian sống trôi nổi ở thành phố, thỉnh thoảng tôi có đi về nông thôn. Tôi về tìm lại những hình dáng xưa xa, hay tìm lại những cái không bao giờ còn nữa. Được tiếp cảm thêm nguồn mạch sống, tôi nhảy lên thành, trầm mình vào bể đời ồn ã. Tôi buông quên bản thân mình trong những lo toan đời thường, trong công việc miệt mài. Có hay không có một chốn quê hương? Có phải tôi là một sản phẩm tinh thần của một sự lầm lỡ? Luôn luôn, tôi ôm giấu những băn khoăn thầm kín đầy xót xa ấy. Gia đình tôi nhắn tôi về cùng lo việc bán nhà. Giờ đây, những sinh mệnh đã tự đánh mất tổ ấm của mình. - Bán nhà rồi gia đình mình đi đâu ? – Tôi ấm ức bật hỏi ba má tôi. - Đi nơi khác làm ăn, sinh sống. Đất này cằn cỗi rồi.
  2. Đó là cái lý do bề ngoài của gia đình tôi. Chúng tôi cùng dìu nhau đi trên cả quãng đường dài, cùng chấp nhận đày ải nhau. Có phải như thế không khi mà ba má tôi chưa có một ngày nào êm ấm bên nhau? Tôi không thể hình dung nổi lý do tồn tại của mối quan hệ gia đình như thế. Không yêu nhau nhưng cứ lấy nhau. Sinh con đẻ cái. Rồi cùng nhau nếm khổ. Mật đắng của cuộc đời có làm dịu ngọt quan hệ gia đình chăng? Cũng có nhưng cũng không. Lúc này, gia đình tôi nợ nần nhiều. Chúng tôi phải bán căn nhà để trả bớt nợ. Ba má vun đắp cho cuộc sống tuổi trẻ của tôi, cầu mong cho tôi mau chóng thành đạt. Nhưng tôi đâu có đạt được ý nguyện của người. Tôi đang đi trên một con đường thể hiện động từ chiến thắng. Năm 199…, tôi rời trường Đại học. Trong đầu tôi không có ý nghĩ lựa chọn giữa việc về quê hay ở lại thành phố. Trong tôi lại đặt ra nỗi băn khoăn trước những lựa chọn rất khác: Tôi đi theo con đường của tôi, hay là đi theo con đường định đặt của ba má tôi? Ba má muốn tôi có một “địa vị tương đối” trong xã hội, làm việc ở thành phố, một năm có thể về quê đôi ba lần để thăm thú gia đình; tự nguyện đóng góp xây dựng gia đình. Cả đời ba má tôi đã khổ. Hai ông bà rất mong muốn tôi được sung sướng, an vui. Ai cũng muốn lịch sử gia đình đừng bao giờ lặp lại. Nhưng, tôi đã đi trên con đường khác. Hình ảnh cuộc sống đời tôi là một hành trình đặt trên nguyên lý của sự không ổn định. Không hề có địa vị. Có thể rất bấp bênh, trôi nổi. Tôi dẫm vào vết bánh xe cũ chăng: nổi buồn? Không, không ai muốn như thế cả. Nhưng mọi việc vẫn xảy đến. Tôi vác ba lô lên vai mà đi. Đi đâu? Xin đừng hỏi đến một địa chỉ cụ thể trên bản đồ. Bởi vì, nơi tôi đến là một cõi khác của thế giới. Cõi ấy có nguyên bản từ một địa chỉ trên bản đồ, có khi lại không trùng khớp lắm. Sau khi fax tin, bài về tòa soạn, tôi bắt đầu thời gian của mình. Khoảng trống còn lại là riêng của tôi. Tôi là một nông dân chân lấm tay bùn, một đời cơ cực trên cánh đồng nơi mảnh đất nghèo khó, khắc nghiệt của xứ sở. Tôi là một nhà tu hành để trọn đời mình trong thế giới cô tịch; suối nguồn linh hiển của pháp sẽ tưới tắm tâm tôi. Tôi là kẻ phá hoại, kiếp sống lãng du buông quên ngày tháng. Tôi là một nhà khoa học luôn miệt mài với những tìm tòi, cả đời kỳ vọng vào một công trình
  3. sáng tạo giúp ích cho cộng đồng xã hội. Tôi là một con chim được phóng sinh, tự do bay lượn qua khắp làng mạc, núi đồi - từ miền xuôi qua miền ngược. Tôi là tổng hòa của những sinh thể đó. Công danh, địa vị xã hội của tôi ở đâu? Sự thành đạt là ở đâu? Tôi sẽ mang những gì về nhà để được sum họp gia đình sau những ngày tháng làm việc ở thành phố cứ đôi ba lần trong năm? Tôi đã đánh hỏng ước nguyện của ba má tôi. Những lần về nông thôn, đáng lẽ ngẩng mặt lên thì tôi lại cúi gằm xuống đất. Những người bà con trong họ rất căm ghét tôi khi biết tôi là một trong những nguyên nhân làm gia đình ba má tôi ly tán. Bán nhà, ba má tôi lên vùng cao An Cư để tái lập cuộc sống mới. Ở tuổi năm mươi, ba má tôi phải cắm mặt, vùi đầu vào những việc của thanh niên. “ Mày là kẻ sống vô đạo lý. Mày chỉ biết nuông theo sở thích riêng, ích kỉ của mày”. Tôi ngậm ngùi nhận lãnh những lời trách móc. Rồi tự hỏi: “Lấy cái gì để làm thước đo của một người? Một người khai mở con đường khác có số phận như thế nào đây?” Có lẽ, thời gian là vật bảo chứng cho mọi hành động, quyết định? Lúc còn bé được tiếp xúc với thế giới kỳ diệu của sách, tôi thầm kín thêu dệt cho mình ước mơ trở thành người viết văn. Năm mười tám tuổi, tôi lại thích được là một thương gia sở hữu khoản tài sản khổng lồ. Năm hăm hai thích có thêm quyền lực. Năm hăm lăm bỗng cồn cào trở dậy ước mơ thuở xưa. Rồi chẳng biết mình sẽ đi về đâu. Cõi đời mông lung quá. Và rồi, tôi bước chân hẳn vào thế giới mộng du. Thị trấn quê tôi không lớn lắm. Cuộc sống cứ bình bình, nhạt nhẽo. Đối với nhiều người, đó là một giai âm chủ trong một bản nhạc cuộc sống thanh bình. Trong mắt một số người thì đấy lại là tình trạng tạm thời tiềm ẩn những điều bất thường. Lâu lâu, người thị trấn lại có một phen giật mình bởi một biến cố nào đó. Tôi đang nếm trải dư vị của cơn giật mình ấy. Một hoa khôi của thị trấn có con hoang! Cô bé đẹp như tranh vẽ. Cô được gia đình coi như là hồng ân của tạo hóa. Hết bậc trung học, cô đi học xa. Câu chuyện éo le bắt đầu từ khi ấy. Trở về nhà với với “chứng cứ” của sự lầm lỡ, cô bé lặng câm kham nhẫn chịu đựng sự thử thách ghê gớm. Rất nhiều người tỏ ý nuối tiếc. Kể cũng lạ, gia đình cô bé không hề có tiếng nặng nhẹ để lọt ra ngoài. Ba má cô mở ngay cho cô con gái cưng một cửa hiệu nho nhỏ tại nhà để cô có thể nguôi lòng khuây khoả . Câu chuyện về người đàn
  4. bà tuổi mười tám - cô bé hoa khôi ấy - làm tôi suy nghĩ nhiều. Sự hào nhoáng của đô thị có một sức cám dỗ riêng của nó. Cô bé có thể là nạn nhân từ cạm bẫy của một chàng trai, hay rất có thể là một gã đàn ông lắm tiền, ở thành phố. Đứa con của cô bé là sản phẩm của sự hôn phối giữa nông thôn và thành thị, và người ta rồi cũng phải cố chấp nhận sự hôn phối ấy? Tôi cũng là sản phẩm của cuộc hôn phối ấy, tuy nhiên, trên một bình diện khác. Yếu tố hoàn cảnh môi trường có tác động mạnh mẽ, nhưng yếu tố về mặt nguồn gốc cũng có tác động mạnh mẽ không kém - lên nhân cách, lối sống và bản thân sự tận hiến. Người bạn gái của tôi ở thành phố vốn là con một gia đình người gốc Hoa, xứ Bắc. Chúng tôi sắp làm đám cưới nhưng nhiều lúc tôi tự hỏi lòng không biết mình có thực sự yêu cô ta hay không. Khi đã có ý nghĩ như thế thì rõ ràng anh không yêu người ta rồi. Chúng tôi khác nhau nhiều quá. Ban đầu, tình cảm của tôi rất rõ ràng. Tôi thương cô ấy. Tôi rất cảm động trước trước sự chăm chút, quan tâm của cô ấy - mọi tình cảm của cô đều hướng về tôi. Đôi lúc, tôi có cảm giác mình không thể sống thiếu cô ấy. Thế rồi, mọi việc thay đổi nhanh đến không ngờ. Chỉ có một vài lần không ngay thật với nhau, lòng tôi trở nên nguội lạnh hẳn. Tôi mơ hồ nghĩ đến bi kịch trong cuộc sống gia đình ba má tôi. Gia đình là địa ngục. Tôi cố sức vùng vẫy nhưng không thể thoát ra được vòng tay của cô ấy. Chỉ cần một lời nũng nịu, một cử chỉ chăm sóc trong hoàn cảnh bi đát, một phác họa chung về tương lai tươi đẹp là tôi lại xuôi lòng. Lịch sử thiên truyện về gia đình của ba má tôi sẽ lặp lại ở tôi chăng? Tôi chợt rùng mình. Có một bàn tay vô hình nào đó đặt nhẹ lên vai tôi. Người ấy bảo: “Con hãy đứng thẳng người lên. Đừng bao giờ chùn bước.” Trong những giờ phút nguy nan nhất, tôi thường tri nhận những lời hiển linh tương tự như thế. Đời sống là một dòng chảy miên viễn. Mỗi người là một hạt cát nhỏ bé trong thế giới bao la. Không thể một người một tay che lấp mặt trời, hay thay đổi được vòng quay của bánh xe nhật nguyệt. Cuộc sống có những quy luật, hệ lụy riêng. Sự phi lý vẫn có lý do tồn tại. Một lần, tôi lâm vào cảnh ngộ bi đát. Tôi nhận chân sự giả dối ghê gớm từ phía người cha tinh thần của những sinh vật ngây thơ. Người cha ấy sau khi thu phục tông đồ đã tự mình đi ngược lại với giáo nghĩa thiêng
  5. liêng và tự cho mình cái quyền được đứng lên trên bệ cao nhất. Giáo nghĩa về sự bình đẳng, tình thương nhân loại bị xâm hại một cách dung tục. Một người chủ đàn với tấm đức hạnh như thế thử hỏi một đứa tội đồ như tôi liệu có ý nghĩa gì khi mình luôn đặt niềm kỳ vọng vào sự giữ giới? Tôi đi lạc vào một miền đất xa lạ. Trong ánh hoàng hôn nơi đất khách trời xa, tôi chợt nhận ra sự nhỏ bé nhường nào của mình trước cõi không gian cô vắng không cùng. Cõi sống chơ vơ quá. Nhưng tôi quyết định vượt qua mọi sợ hãi. Tôi đang tự mình đấu tranh với chính mình. “Không có chiến thắng nào vinh quang hơn chiến thắng bản thân mình.” Tôi bước đi trên chiếc cầu hẹp. Tôi đi rất chậm, hai tay giang ra để lấy thăng bằng, đôi chân bám chặt lên mặt chiếc cầu. Phía dưới tôi là vực sâu hút. Tôi đi đến điểm giữa và đứng lửng lơ ở đấy. Tôi bước đi tiếp hay lùi lại, hay nhắm mắt lộn cổ xuống vực? Tôi quyết định vứt bỏ hành trang và đặt tâm ý trên đôi chân. Có bước được qua ranh thử thách nguy nan hay không là tùy thuộc hoàn toàn vào sức mạnh của nội tâm. Khi ngọn lửa của tâm thức bừng sáng, thế giới sẽ nở hoa. Tinh mơ, thành phố chìm trong làn sương mờ. Một nhóm đàn ông người dân tộc thiểu số vác trên lưng những chiếc gùi mai rừng đi vào phố chợ. Họ mang xuống phố một khí sắc mới mang vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thủy. Tôi vác máy ảnh ra chụp. Họ bước đi nhanh quá, đều nhịp quá. Họ đi đường rừng đã quen. Tôi không tài nào bắt kịp nhịp vận động của họ. Vuột mất một lăng hình đẹp, tôi đứng lặng, ngẩn ngơ hồi lâu. Giữa thế giới nhân tạo này, một lúc điểm vào một chi tiết lạ, mọi vật như được chuyển hóa. Và, cảnh tượng hiếm có ấy trở thành một khoảnh khắc giữa dòng chảy bất tận của đời sống. Phải rất lâu về sau này, qua nhiều lần rình ngắm, tôi mới chụp được lăng hình những người đàn ông mặc xà rông vác gùi mai rừng đi ung dung giữa phố. Ánh chớp của tâm thức tôi lóe lên sau lần đầu tiên bắt nhận được hình ảnh linh ẩn đó, và để lại một kinh nghiệm tâm linh quý báu. Những mẩu đoạn trên đây tôi tình cờ đọc được từ một cuốn nhật ký của một người nào đó để quên trên bến tàu trong dịp tôi đi về lại thành phố. Những mẫu tạp cảm thật mơ hồ và hơi khó hiểu. Sự bí ẩn gợi ra như chính bản thân đời sống. Thỉnh thoảng ở đâu đó tôi
  6. cũng bắt gặp được một vật quái lạ như tập hồi ký này. Liệu nó có tác dụng gì không nhỉ? Hay đó là mảnh vỡ một vừng trăng tâm thức?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2