intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bệnh gây mù lòa cho người già

Chia sẻ: Ngoc Z | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

61
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi về già mắt tự nhiên mờ dần, trước mắt như có một lớp sương mù che phủ, không đau mà cũng chẳng nhức. Hay bỗng nhiên bị nhức dữ dội, nhìn thấy các vòng màu sau đó mắt mờ hẳn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bệnh gây mù lòa cho người già

  1. NHỮNG BỆNH GÂY MÙ LÒA CHO NGƯỜI GIÀ Khi về già mắt tự nhiên mờ dần, trước mắt như có một lớp sương mù che phủ, không đau mà cũng chẳng nhức. Hay bỗng nhiên bị nhức dữ dội, nhìn thấy các vòng màu sau đó mắt mờ hẳn. Hoặc khi nhìn hình ảnh bị méo mó, khi chăm chú nhìn vật gì thì vật đó lại bị mờ trong khi vòng chung quanh vẫn thấy, hoặc 1 hiện tượng khác nữa là khoảng không gian nhìn trước mắt cứ bị thu hẹp dần giống như nhìn qua cái ống. Buổi chiều lúc sẩm tối, mắt lòa hẳn chẳng nhận ra ai. Đây là một số các dấu hiệu chính bệnh của mắt ở những người già. Có thể là các cụ đã bị cườm, bị tăng áp mắt, bị suy thoái hoàng điểm già hoặc suy thoái võng mạc sắc tố. I. BỆNH CƯỜM Là do thủy tinh thể bị đục, ở nước ta thấy khoảng 50% người lớn tuổi do sự chuyển hóa năng lượng kém khi về già, do dinh dưỡng hay do hỗn loạn tuần hoàn. 1. Làm sao biết là bị cườm? Khi người bệnh nhìn xa thấy mờ, nhưng nhìn gần vẫn còn thấy. Lúc cườm chín thì nhìn gần cũng thấy mờ, chỉ nhìn thấy bóng bàn tay ở trước mắt. Bệnh không đau nhức, đặc biệt vẫn nhạy cảm với ánh sáng, có nghĩa là biết được nơi nào sáng nhiều, sáng ít hoặc khi ra nắng thì mắt lòa hẳn không nhận biết gì, nhưng ở trong nhà hay buổi tối vẫn thấy. Đây là nguyên nhân gây mù lòa nhiều nhất. (H1) 2. Làm sao chữa?
  2. Thật ra bệnh không có thuốc chữa, lúc bị nặng chữa trị tốt nhất là phải mổ. Các loại thuốc nhỏ mắt thật ra chỉ có thể ngăn chặn được phần nào. Khi mổ xong mắt có thể nhìn rõ lại được như hồi còn trẻ nếu thần kinh mắt còn tốt. II. BỆNH CƯỜM NƯỚC HAY LÀ BỆNH TẮNG ÁP MẰT Khi về già, các tế bào ở trong mắt (ở vùng bè) bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không co kéo hoặc bị bít nên thủy dịch ở trong mắt ứ đọng, không thoát ra ngoài mắt được làm tăng áp suất trong mắt và làm hủy hoại thần kinh mắt, gây mù lòa. 1. Làm sao biết? Khi bị thể cấp tính, mắt bị nhức dữ dội, đỏ, nhìn mờ, thấy các vòng màu, đôi khi nhức đầu, ói mửa. Khác với thể kinh niên, mắt không bị đau nhức dữ dội mà chỉ thấy mờ dần, khoảng nhìn trước mắt bị thu hẹp, đến khám BS chuyên khoa đo sẽ thấy áp suất trong mắt tăng cao. Đây là nguyên nhân gây mù lòa thứ nhì sau cườm. Bệnh này cần phải điều trị sớm ngay từ lúc mới bị vì khi mắt đã mờ thì không điều trị sáng lên được mà chỉ duy trì được tình trạng mắt hiện tại mà thôi. (H2) 2. Làm sao chữa? BS sẽ cho uống thuốc, nhỏ thuốc hay truyền dịch để hạ nhãn áp và sau đó tùy trường hợp có thể chỉ cần chữa thuốc hoặc cần phải mổ. III. SUY THOÁI HOÀNG ĐIỂM GIÀ Là do các tế bào ở vùng trung tâm võng mạc bị suy thoái do khi về già ngày càng yếu và hủy hoại dần.
  3. 1. Làm sao biết? Khi nhìn chăm chú vào một vật gì thì không thấy rõ, hình ảnh bị méo mó trong khi đó vùng chung quanh vẫn thấy, hoặc khi nhìn vào một tấm bảng có kẻ những ô vuông sẽ thấy các ô vuông bị méo hình. Bệnh cũng không đau nhức, tiến triển dần dần, ngày càng mờ thêm. (H3 a và b) 2. Làm sao chữa? Tùy theo dạng bệnh, người ta có thể dùng laser để chữa cho bệnh không phát triển, hoặc dùng các loại kính đặc biệt hay các máy điện tử chiếu trên màn hình giúp cho người bệnh vẫn có thể đọc hay viết được mặc dù không có thuốc chữa. Tuy nhiên cũng có thể đề phòng được phần nào bệnh phát triển. 1. Chế độ ăn uống phải cân đối, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thức ăn ít mỡ động vật và cholesterol. 2. Đeo kính có tính chất ngăn tia UV khi ra nắng, nhất là nơi nắng nhiều (nên đến các tiệm kính có chuyên viên về khúc xạ có uy tín). 3. Tập thể dục. 4. Không hút thuốc. 5. Tránh stress.
  4. IV. SUY THOÁI VÕNG MẠC SẰC TỐ GIÀ Do tế bào ở võng mạc bị suy thoái, chủ yếu là tế bào gậy làm sắc tố phân tán ra khắp võng mạc, gây tắc và xơ cứng các mạch máu ở võng mạc, làm teo thị thần kinh. 1. Làm sao biết? Lúc chập tối hay tối nhìn mờ (quáng gà), không phân biệt được màu sắc, khoảng nhìn trước mắt bị thu hẹp giống như khi nhìn qua một ống tròn, khi bệnh nặng thần kinh mắt bị teo gây mù vĩnh viễn. (H4) 2. Làm sao chữa? Không có phép chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, cũng có thể dùng những loại kính đặc biệt hay áp dụng chế độ dinh dưỡng như ở suy thoái hoàng điểm già để cơ thể ngăn chặn bệnh tiến triển thành suy thoái hoàng điểm già. Hiện nay, người ta đang nghiên cứu về điều trị di truyền để ngăn chặn bệnh tiến triển hay cấy ghép võng mạc tái tạo lại thần kinh thị giác đã chết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2