intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bệnh khi xế bóng

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh là giai đoạn nhiều chị em thường coi là "xế bóng, chiều tà". Giai đoạn này phần nào làm giảm chất lượng sống của một số phụ nữ, làm cho họ không chỉ có tính khí và hành vi thất thường mà còn dễ xảy ra nhiều bệnh lý nội khoa nghiêm trọng khác liên quan đến cơ địa đặc thù ở độ tuổi này. Bệnh tim mạch Bệnh tim không chỉ gây tử vong mà còn có thể dẫn đến tật nguyền và làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bệnh khi xế bóng

  1. Bệnh khi “xế bóng”
  2. Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh là giai đoạn nhiều chị em thường coi là "xế bóng, chiều tà". Giai đoạn này phần nào làm giảm chất lượng sống của một số phụ nữ, làm cho họ không chỉ có tính khí và hành vi thất thường mà còn dễ xảy ra nhiều bệnh lý nội khoa nghiêm trọng khác liên quan đến cơ địa đặc thù ở độ tuổi này. Bệnh tim mạch Bệnh tim không chỉ gây tử vong mà còn có thể dẫn đến tật nguyền và làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống nhưng lại cũng là nguyên nhân duy nhất có thể phòng ngừa
  3. hiệu quả. Các yếu tố về lối sống có vai trò chủ yếu trong việc gây ra bệnh tim: hút thuốc lá, không thường xuyên vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nghiêm trọng nguy cơ bị bệnh tim. Những nguy cơ làm phát triển bệnh tim ở phụ nữ: Không nhận thức đầy đủ về các nguy cơ, không nhận thấy mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ cũng làm cho phụ nữ dễ bị bệnh tim. - Lối sống trì trệ, ít vận động. Chỉ cần tập 30 phút mỗi ngày, 3 - 5 lần mỗi tuần cũng đã có thể giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh tim và nhiều thể ung thư. - Béo phì và những biến chứng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim, cần duy trì chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) dưới 25. - Tăng huyết áp hay nồng độ cholesterol cao (mỡ máu cao) là điều kiện thuận lợi để bệnh tim phát triển.
  4. - Hút thuốc lá không chỉ tăng nguy cơ bị bệnh tim mà còn tạo ra cơ địa thuận lợi cho nhiều vấn đề sức khoẻ khác, đặc thù cho nữ. - Trong số những yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim (chủng tộc, vùng địa lý...) cũng phải kể đến tình trạng trước và sau mãn kinh - thời kỳ bắt đầu có sự gia tăng các nguy cơ phát triển bệnh tim. Loãng xương Xương yếu đi từ độ tuổi 40 trở đi và tiến triển nhanh sau tuổi mãn kinh. Loãng xương là bệnh rất thường gặp, làm cho xương bị yếu đi và dẫn đến gãy xương; một sự cố có thể rất đau đớn và rất dễ xảy ra, có thể chỉ do ngã thông thường, thậm chí có thể do hắt hơi hay ho mà cũng gãy cột sống. Suốt cuộc đời, tiến trình bổ sung xương mới và loại bỏ xương cũ liên tục diễn ra.
  5. Có 2 lý do chính giải thích vì sao bị loãng xương: Đến độ tuổi 30 mà vẫn không có đủ khối xương vững chắc, trước khi tiến trình mất xương bắt đầu diễn ra. Tiến trình mất xương sau tuổi 30 diễn ra quá nhanh. Khối xương và độ vững chắc của xương đều giảm đi ở tất cả mọi người khi tuổi càng cao. Hầu hết các xương trong cơ thể đều có thể bị gãy nhưng gãy thường gặp nhất ở xương háng, cột sống, cổ tay, cánh tay. Bệnh loãng xương diễn ra một cách thầm lặng, có rất ít triệu chứng hay dấu hiệu trước khi bị gãy xương cho nên thường xuyên tầm soát xem có bị loãng xương hay không có ý nghĩa rất quan trọng để phòng ngừa gãy xương. Nguyên nhân: Loãng xương có thể bắt đầu rất sớm, ngay từ khi còn trẻ nếu như không nhận đủ canxi và vitamin D. Sau khi đạt được tỷ trọng và sức mạnh tối đa của xương vào độ tuổi từ 25 - 30, sự bền chắc của xương giảm đi khoảng 0,4% mỗi năm. Với tốc độ này và có điều kiện dinh dưỡng tốt thì
  6. con người có thể vẫn bị mất xương mà không phát triển bệnh loãng xương. Sau tuổi mãn kinh, phụ nữ bị mất khối xương với tỷ lệ cao hơn, đến 3% mỗi năm; hormon estrogen do cơ thể tiết ra cũng giảm đi nên càng dễ bị loãng xương (estrogen có tác dụng phòng ngừa loãng xương). Sau tuổi 30, khối xương và sức mạnh của xương có kém đi nhưng tốc độ của tiến trình mất xương ở giai đoạn này có thể chậm lại bằng dinh dưỡng và lối sống nên xương sẽ không yếu đến mức dễ gãy. Sự cố mất xương cũng không dừng lại sau tuổi 30 nhưng có thể hạn chế tối đa để tránh bị loãng xương. Triệu chứng: Bệnh loãng xương có diễn biến thầm lặng, người bệnh không biết mình bị loãng xương nên một gắng sức nhỏ như bước xuống bậc thang, trượt chân cũng có thể bị gãy xương hông hay cột sống. Vì thế việc thường xuyên tầm soát để xem có bị loãng xương không có ý nghĩa rất quan trọng để phòng ngừa gãy xương.
  7. Các yếu tố nguy cơ: Loãng xương có thể gặp ở cả 2 giới nam và nữ nhưng nữ bị loãng xương với tỷ lệ cao hơn (do tuổi tác, càng nhiều tuổi càng dễ bị loãng xương;do tầm vóc, người gầy, xương càng nhỏ càng dễ bị loãng xương). Điều may mắn là có những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được, đó là bổ sung đủ canxi và vitamin D trong chế độ ăn. Hút thuốc lá, lối sống trì trệ, ít vận động cũng là những yếu tố nguy cơ để loãng xương phát triển...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0