intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bệnh lý thận thường gặp ở trẻ em

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

89
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bậc cha mẹ rất đỗi ngạc nhiên khi được bác sĩ thông tin rằng con mình bị bệnh thận, bởi vì họ thường nghĩ đây là bệnh của người lớn. Thực tế, trẻ có thể mắc bệnh thận từ khi còn trong bào thai, lúc mới sinh hay bất cứ độ tuổi nào trong quá trình tăng trưởng. Trong phạm vi bài viết này, xin mạn phép đề cập đến những bệnh thận rất thường gặp ở trẻ em

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bệnh lý thận thường gặp ở trẻ em

  1. Những bệnh lý thận thường gặp ở trẻ em Nhiều bậc cha mẹ rất đỗi ngạc nhiên khi được bác sĩ thông tin rằng con mình bị bệnh thận, bởi vì họ thường nghĩ đây là bệnh của người lớn. Thực tế, trẻ có thể mắc bệnh thận từ khi còn trong bào thai, lúc mới sinh hay bất cứ độ tuổi nào trong quá trình tăng trưởng. Trong phạm vi bài viết này, xin mạn phép đề cập đến những bệnh thận rất thường gặp ở trẻ em như: nhiễm trùng đường tiểu, viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư cùng những dấu hiệu, triệu chứng nhằm phát hiện bệnh sớm, cách săn sóc trẻ khi mắc bệnh và phương cách theo dõi, phòng ngừa bệnh. NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở TRẺ EM: Bao gồm bệnh cảnh viêm bể thận (nhiễm trùng đường tiểu cao) và viêm bàng quang (viêm đường tiểu thấp). A. Viêm bể thận: Triệu chứng định bệnh rất mơ hồ ở trẻ dưới 1 tuổi, do đó bác sĩ nhi khoa luôn luôn phải nghĩ đến để tìm và cho xét nghiệm nhằm có thể chẩn đoán kịp thời:  Trẻ có thể sốt rất cao từ 39,5oC - 40oC kèm lạnh run nhưng đôi khi có thể biểu hiện bằng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh.  Bỏ bú.  Ọc sữa, đôi khi tiêu chảy.  Khóc thét khi đi tiểu. Ở trẻ lớn sẽ dễ định bệnh hơn vì trẻ có thể kể cho cha mẹ và bác sĩ nghe - trẻ bị tiểu đau, rát, tiểu nhiều lần.
  2.  Ðau hố thắt lưng.  Sốt cao ở trẻ lớn luôn là triệu chứng rất đáng tin cậy trong viêm bể thận. Những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán viêm bể thận: 1. Công thức máu: sẽ giúp thầy thuốc hướng đến bệnh lý nhiễm trùng với bạch cầu máu cao và nổi bật là đa nhân trung tính. 2. Cấy máu: ở trẻ nhỏ, nhiễm trùng đường tiểu cao rất dễ đưa đến nhiễm trùng huyết do đó cần thiết phải cấy máu. 3. Xét nghiệm tìm phản ứng viêm: C-réactive protéine = C.R.P tăng cao trong viêm bể thận cấp. 4. Xét nghiệm nước tiểu:  Ðếm bạch cầu trong nước tiểu.  Soi tươi tìm vi trùng.  Tìm nitrite/trong nước tiểu.  Cấy nước tiểu là xét nghiệm để định bệnh, xét nghiệm này phải làm rất cẩn thận, vô trùng tuyệt đối điều dưỡng viên phải rửa sạch vùng hồi âm của trẻ với xà phòng và nước sạch rồi sát trùng bằng chlohexidine, sau đó mới dán bao hứng nước tiểu (ở trẻ nhỏ). Khi có nước tiểu phải lấy bằng ống tiêm vô trùng và đem gửi phòng xét nghiệm ngay để cấy vì môi trường nước tiểu rất dễ cho các vi trùng tự sinh sôi nẩy nở và sẽ dễ dẫn đến hiện tượng ngoại nhiễm đem lại kết quả chẩn đoán sai lầm. (Ở trẻ lớn: sau khi vệ sinh sạch sẽ như với trẻ nhỏ, điều dưỡng có thể lấy nước tiểu giữa dòng và đem gửi cấy ngay). Kết quả mẫu cấy nước tiểu như thế nào được xem là nhiễm trùng tiểu?: Nhiễm trùng tiểu được định nghĩa khi có sự hiện diện của một loại vi trùng duy nhất trong canh cấy với số lượng > 105 vi trùng
  3. trong 1ml nước tiểu và/ hoặc có hiện diện của bạch cầu niệu với số lượng > 104 bạch cầu/1ml nước tiểu được thực hiện trong điều kiện lấy nước tiểu và cấy nước tiểu trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Các loại vi trùng gây nhiễm trùng tiểu.  Escherichia coli là vi trùng thường gặp nhất chiếm 80% các trường hợp nhiễm trùng tiểu.  Các vi trùng khác: Klebsiella, pseudomonas aeruginosa, staphylococcus, streptococcus, citrobacter. 5. Chẩn đoán bằng hình ảnh học:  Echo thận và đường tiết niệu: Echo thận có thể phát hiện được dị dạng thận niệu để kịp thời xử trí phẫu thuật cho trẻ. Ðây là một xét nghiệm ít tốn kém và không gây sang chấn cho trẻ, cần được làm một cách có hệ thống ở tất cả trẻ được chẩn đoán xác định nhiễm trùng tiểu.  Chụp bàng quang ngược dòng: để phát hiện trào ngược bàng quang niệu quản ở các mức độ 1, 2, 3 và 4. Chỉ định phẫu thuật thận đặt ra khi có trào ngược bàng quang niệu quản mức độ 3, 4; ở mức độ 1 và 2 điều trị nội khoa phòng ngừa nhiễm trùng tiểu với các loại kháng sinh uống.  Chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch (urographie intraveineuse): rất ít khi có chỉ định trừ khi cần thiết để phẫu thuật.  Chụp xạ hình thận (scintigraphierénale): DMSA; DTPA sẽ phát hiện được sẹo thận và đánh giá được độ lọc cầu thận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2