intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bệnh trẻ sơ sinh dễ mắc

Chia sẻ: Tuongvy Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ sơ sinh mới chào đời do hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng với các loại vi khuẩn kém nên dễ bị nhiễm một số bệnh, đặc biệt là các bệnh như ngạt thở, nhiễm trùng máu, viêm mắt… Cha mẹ cần chú ý đến những bệnh thường gặp dưới đây để kịp thời xử lý cho trẻ nhé! Ngạt thở Ngạt

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bệnh trẻ sơ sinh dễ mắc

  1. Những bệnh trẻ sơ sinh dễ mắc
  2. Trẻ sơ sinh mới chào đời do hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng với các loại vi khuẩn kém nên dễ bị nhiễm một số bệnh, đặc biệt là các bệnh như ngạt thở, nhiễm trùng máu, viêm mắt… Cha mẹ cần chú ý đến những bệnh thường gặp dưới đây để kịp thời xử lý cho trẻ nhé! Ngạt thở Ngạt – một tình trạng bệnh lý của trẻ do thiếu oxy trong máu. Nguyên nhân gây ngạt thở có thể là: Thiếu oxy; Chấn thương nội sọ ; Miễn dịch không tương thích giữa máu mẹ và thai nhi; Nhiễm trùng trong tử cung; Tắc nghẽn một phần hoặc toàn đường hô hấp của bào thai; Dị tật của thai nhi. Trong thực tế, ngạt ở trẻ sơ sinh thể hiện ngay lập tức sau khi trẻ ra đòi không kịp lấy hơi thở hoặc thở không đều. Trong tình trạng này, trẻ ngay lập tức phải được trợ giúp y tế.
  3. Viêm mắt Viêm mắt ở trẻ sơ sinh, tương tự như viêm kết mạc, là bệnh thường gặp khi trẻ mới sinh được vài ngày, với các triệu chứng hai mi sưng nề, đỏ, chảy nước mắt kèm dử mắt, trẻ khó mở mắt thậm chí không mở được mắt… Nguyên nhân chủ yếu gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là do trẻ bị nhiễm khuẩn từ đường sinh dục của người mẹ khi sinh (hay gặp nhất là do lậu, chlamydia…), do nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ (thường gặp trong những trường hợp vỡ ối sớm) hoặc do trẻ không được chăm sóc, vệ sinh tốt trong những ngày đầu sau sinh… Do tính chất cấp tính của bệnh cho nên ngay sau khi sinh trẻ cần được theo dõi, chăm sóc mắt và vệ sinh thân thể tốt. Nếu thấy có biểu hiện viêm kết mạc trẻ cần được điều trị ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa.
  4. Trẻ sơ sinh mới chào đời do hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng với các loại vi khuẩn kém nên dễ bị nhiễm một số bệnh. Bệnh huyết tán Bệnh huyết tán – một căn bệnh gây ra do sự không tương thích giữa máu mẹ và thai nhi. Thông thường, bệnh phát triển không do sự không tương thích của yếu tố Rh trong máu mẹ và thai nhi. Bệnh xuất hiện khi các kháng thể máu của người mẹ phá hủy tế bào máu của thai nhi.
  5. Bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân này thường phát triển sau lần mang thai thứ hai của người mẹ. Có nhiều biểu hiện bệnh khác nhau, nhẹ thì có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng nặng thì trẻ cần phải được truyền máu suốt đời. Vẹo cổ Vẹo cổ bẩm sinh do cơ ức đòn chũm bị co rút là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu của chứng này có thể do tư thế xấu của thai nhi trong tử cung; người mẹ khi mang thai thiếu vận động dẫn đến nuôi dưỡng cơ ức đòn chũm bị hạn chế; hoặc trong khi sinh nở cơ ức đòn chũm bị chấn thương, mạch máu trong cơ bị xuất huyết, từ cục máu đông bị xơ hoá kích thích nhóm cơ này co rút. Trong 2 tuần đầu tiên sau sinh, cha mẹ có thể phát hiện bệnh nếu quan sát thấy đầu của trẻ nghiêng xuống một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác. Rõ hơn, cha mẹ có thể sờ thấy rên cơ ức đòn chũm có một khối u cơ rắn chắc, khác với phản ứng hạch trong các chứng viêm nhiễm. Y học chưa tìm được nguyên nhân của căn bệnh này song theo các nghiên cứu, những trẻ sinh ngược thường mắc bệnh. Nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể khỏi hoàn toàn, càng để muộn sẽ dễ dàng gây nhiều biến chứng và khó khăn cho việc điều trị, thậm trí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe.
  6. Thoát vị rốn Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối thoát vị có thể chứa dịch, một phần nội tạng ví dụ như ruột, hoặc các tổ chức khác từ ổ bụng. Thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái. Trẻ được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng. Dây này đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé trong suốt thời gian trong bụng mẹ và nó được cắt sau khi bé chào đời. Trong vòng 1-2 tuần sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín. Những trường hợp nhẹ (lỗ thoát vị có đường kính dưới 2cm, không làm trẻ đau đớn khi khóc, vận động), lỗ thoát vị có thể tự liền lại trong vài năm đầu. Đối với những trường hợp thoát vị lớn, các cơ quan trong khoang bụng có thể thoát ra nhiều và gây nguy hiểm (nghẹt ruột, dẫn đến hoại tử, nếu chậm được giải thoát có thể phải cắt bớt ruột, thậm chí tử vong) thì giải quyết càng sớm càng tốt bằng cách mổ để khâu kín chỗ hở, vừa giải quyết triệt để vừa phòng nghẹt ruột. Nếu thấy rốn
  7. lồi to lên một cách bất thường, có sự thay đổi về màu sắc, trẻ đau, khóc, nôn nhiều… thì nên đưa trẻ đi khám bệnh. Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết sơ sinh là bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan kèm du khuẩn huyết, xảy ra trong tháng đầu sau sinh. Tác nhân gây nhiễm trùng huyết nguyên phát thường là: Streptococcus nhóm B, E.coli, Listeria Vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thay đổi theo từng đơn vị chăm sóc trẻ, thường là: Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Klebsiella… Đây là một bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng trẻ và thường có kèm theo viêm màng não mủ. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh. Trẻ mới sinh dễ nhiễm trùng vì trong lúc sinh nếu không thực hiện đỡ đẻ sạch (bàn tay người đỡ sạch, dụng cụ sạch, nơi đẻ sạch…) thì vi trùng đi qua da, dây rốn và vào máu, lan tràn khắp cơ thể, trong đó có não, gây viêm não – màng não, rất dễ để lại di chứng kể cả khi đã được điều trị tích cực. Nhiễm trùng máu ở trẻ liên quan nhiều đến bà mẹ trong thời kỳ mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ, thời gian chuyển dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng can thiệp trong lúc sinh…
  8. Vì vậy, mỗi bà mẹ cần nâng cao kiến thức về chăm sóc thai nghén, khám thai định kỳ; nếu có viêm nhiễm âm đạo hoặc bệnh lây qua đường tình dục… thì phải được chữa trị triệt để. Khi đẻ, phải đến cơ sở y tế để được nữ hộ sinh theo dõi và đỡ. Dụng cụ đỡ phải tiệt trùng, bàn tay người đỡ phải được rửa sạch bằng nước chín, đi găng vô trùng. Nếu thai phụ vỡ ối sớm, phải dùng ngay kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn. Tùy loại vi khuẩn xâm nhập vào máu mà trẻ có các biểu hiện lâm sàng sớm hoặc muộn khác nhau, tiên lượng bệnh và thời gian sử dụng kháng sinh cũng khác nhau. Để việc điều trị đạt kết quả cao, nhất thiết phải làm kháng sinh đồ để tìm loại thuốc đặc trị với loại vi trùng gây bệnh. Trường hợp nhiễm trùng máu có kèm theo viêm màng não mủ thì thời gian dùng kháng sinh đặc trị phải kéo dài ít nhất 3 tuần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2