intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có nhóm chứng. Chọn mẫu ngẫu nhiên gồm những trẻ sơ sinh trong vòng 72 giờ đầu sau sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn sơ sinh sớm. Sau đó, chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh gồm 50 trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh sớm và nhóm chứng gồm 50 trẻ sơ sinh đã loại trừ nhiễm khuẩn để so sánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA NHIỄM KHUẨN SƠ SINH SỚM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN Lê Văn Hậu1 , Nguyễn Thị Thúy An1 , Trần Thị Anh Thái1 TÓM TẮT 31 giảm đi 1000 gam sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm khuẩn sơ sinh sớm lên 2.78 lần. Kết luận: Phối sàng và một số yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hợp các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và sơ sinh sớm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên khai thác yếu tố nguy cơ sẽ giúp góp phần giúp cứu mô tả cắt ngang có nhóm chứng. Chọn mẫu chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh sớm. ngẫu nhiên gồm những trẻ sơ sinh trong vòng 72 Từ khóa: Sơ sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, giờ đầu sau sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn sơ sinh yếu tố nguy cơ trước sinh sớm. Sau đó, chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh gồm 50 trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ SUMMARY sinh sớm và nhóm chứng gồm 50 trẻ sơ sinh đã CLINICAL, SUBCLINICAL FEATURES AND loại trừ nhiễm khuẩn để so sánh. Kết quả: Trong RISK FACTORS OF EARLY ONSET nhóm đối tượng nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, tỷ lệ NEONATAL INFECTION AT NGHE AN trẻ nam chiếm 62%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh non tháng là GENERAL FRIENDSHIP HOSPITAL 36%. Tỷ lệ sinh mổ là 42%. Các triệu chứng lâm Objective: To describe clinical and sàng của các cơ quan thường gặp ở trẻ mắc nhiễm paraclinical characteristics and risk factors khuẩn sơ sinh sớm là da niêm mạc (80%), hô hấp associated with early-onset neonatal infection. (72%), tiêu hóa (72%). Có 18% trẻ sơ sinh mắc Methods: A cross-sectional descriptive study with nhiễm khuẩn sơ sinh sớm có tăng bạch cầu máu a control group. Random sampling included ngoại vi > 25 G/L, với trung vị là 20.3 G/L, cao neonates suspected of early-onset neonatal hơn có ý nghĩa so với trẻ sơ sinh không mắc infection within the first 72 hours after birth. The nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (2%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh sample was divided into two groups: 50 neonates mắc nhiễm khuẩn sơ sinh sớm có bạch cầu đa diagnosed with early-onset neonatal infection and nhân trung tính máu ngoại vi > 13 G/L là 42%. a control group of 50 neonates without infection Các yếu tố nguy cơ góp phần chẩn đoán nhiễm for comparison. Results: In the early-onset khuẩn sơ sinh sớm là mẹ tiền sản giật (OR:4.42), infection group, male infants accounted for 62%, sinh non tự nhiên dưới 35 tuần (OR:4.42), ối vỡ preterm infants for 36%, and 42% were delivered kéo dài trên 18 giờ (OR:3.92). Cân nặng lúc sinh by cesarean section. The most common clinical symptoms in infected neonates involved the skin and mucous membranes (80%), respiratory system 1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An (72%), and gastrointestinal system (72%). Chịu trách nhiệm chính: Lê Văn Hậu Additionally, 18% of neonates had elevated SĐT: 0985761701 peripheral white blood cell counts > 25 G/L, with Email: lehaua4k46@gmail.com a median of 20.3 G/L, significantly higher Ngày nhận bài: 29/8/2024 compared to non-infected neonates (2%). Ngày phản biện khoa học: 20/9/2024 Moreover, 42% of neonates with early-onset Ngày duyệt bài: 02/10/2024 194
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 infection had peripheral neutrophil counts > 13 nhiễm khuẩn khác. Đồng thời các xét nghiệm G/L. Risk factors contributing to early-onset hỗ trợ chẩn đoán thường về kết quả muộn và neonatal infection diagnosis included maternal các xét nghiệm như Procalcitonin máu cuống preeclampsia (OR: 4.42), spontaneous preterm rốn hay IL6 vẫn chưa được ứng dụng rộng birth before 35 weeks (OR: 4.42), and prolonged rãi trên lâm sàng. Cấy máu vẫn là tiêu chuẩn rupture of membranes (> 18 hours) (OR: 3.92). A vàng cần thời gian chờ đợi lâu và tỷ lệ cấy 1000-gram decrease in birth weight increased the máu dương tính vẫn còn thấp. Điều này dẫn risk of early-onset neonatal infection by 2.78 đến hai mặt hạn chế là không phát hiện kịp times. Conclusion: Combining clinical symptoms, thời nhiễm khuẩn hoặc là điều trị kháng sinh paraclinical findings, and risk factors enhances the không cần thiết. Mặt khác, nhiễm khuẩn sơ diagnosis of early-onset neonatal infection. sinh sớm là bệnh lý ảnh hưởng từ con đường Keywords: Neonatal, early-onset neonatal lây truyền mẹ- thai, nên các yếu tố nguy cơ infection, prenatal risk factors. mẹ-thai sẽ góp phần quan trọng cho chẩn đoán. Việc đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận I. ĐẶT VẤN ĐỀ lâm sàng và yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng nhi Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm là nhiễm khoa có chiến lược chẩn đoán và điều trị tốt khuẩn khởi phát trong vòng 72 giờ sau sinh hơn, vừa giúp điều trị sớm vừa hạn chế tình do lây truyền từ mẹ sang con. Đây là một trạng đề kháng kháng sinh. trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ đẻ non. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2018, mỗi năm trên thế giới có trên 3 triệu 2.1. Đối tượng nghiên cứu trẻ sơ sinh mắc nhiễm khuẩn sơ sinh với tỷ lệ Tiêu chuẩn lựa chọn mắc nhiễm khuẩn sơ sinh được ước tính là Bao gồm những trẻ sơ sinh 0 – 72 giờ 2.202 trên 100.000 ca sinh sống với tỷ lệ tử tuổi nghi ngờ nhiễm khuẩn sơ sinh sớm nhập vong từ 11-19% [1]. Tại Việt Nam, theo Khoa Nhi Sơ Sinh- Bệnh viện Hữu Nghị Đa nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Nhi về mô Khoa Nghệ An từ 12/2023 đến 8/2024 chia hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm tại Khoa làm 2 nhóm: Nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh Sản bệnh viện Trường Đại học Y – Dược (nhóm bệnh) và nhóm không nhiễm khuẩn sơ Huế năm 2008 cho thấy: mô hình bệnh tật sinh (nhóm chứng). giai đoạn sơ sinh khác nhau theo từng loại sơ - Nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh những trẻ sinh, trong đó bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh sớm sơ sinh có các tiêu chuẩn phù hợp chẩn đoán qua đường mẹ - thai thường gặp nhất, chiếm thể bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh sớm của tỷ lệ 5,3% [2]. Nghiên cứu của Đào Thị Thơ ANAES: Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm chắc năm 2022 tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy tỷ lệ chắn hoặc có thể [4]. nhiễm khuẩn sơ sinh sớm là 9.41% [3]. Từ các thống kê có thể thấy nhiễm khuẩn - Nhóm chứng: Đã loại trừ nhiễm khuẩn sơ sinh sớm là một trong những vấn đề sơ sinh sớm theo tiêu chuẩn của ANAES [4]. nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị Cứ chọn 1 bệnh nhân nhiễm khuẩn sơ sinh trong giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, việc chẩn sớm vào nhóm bệnh sẽ chọn 1 bệnh nhân đoán bệnh sớm vẫn gặp nhiều khó khăn vì không nhiễm khuẩn sơ sinh vào nhóm chứng. các triệu chứng của bệnh đa dạng, ít đặc Tỷ lệ nhóm bệnh: nhóm chứng là 1:1. hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý không 195
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ bị dị tật nặng; hình phân tích hồi quy logistic đơn biến được Gia đình bệnh nhân không đồng ý tham gia áp dụng để giải thích mối liên quan giữa các nghiên cứu. biến độc lập và yếu tố nguy cơ của bệnh 2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu nhiễm khuẩn sơ sinh sớm. Kết luận theo giá mô tả cắt ngang có nhóm chứng trị p, OR và khoảng tin cậy 95%. 2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.4. Xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu thập được mã hóa theo mẫu thống nhất và Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, phép thập được 100 trẻ sơ sinh thỏa mãn tiêu chuẩn thống kê mô tả được sử dụng để tính tỷ lệ %, chọn bệnh, trong đó có 50 trẻ thuộc nhóm trung bình, trung vị. Kiểm định mối liên nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (NKSSS) và 50 trẻ quan giữa 2 biến số bằng test Chi-square. Mô thuộc nhóm không NKSSS (nhóm chứng). Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Nhóm NKSSS Nhóm chứng Tổng N=100 Đặc điểm chung n=50 n=50 p n % n % n % Nam 31 62.0 29 58.0 60 60.0 Giới tính Nữ 19 38.0 21 42.0 40 40.0 > 0.05 Tỷ lệ Nam/Nữ 1.63/1 1.38/1 1.5/1 < 37 18 36.0 11 22.0 29 29.0 Tuổi thai (tuần) > 0.05 ≥ 37 32 64.0 39 78.0 71 71.0 < 2500 14 28.0 11 22.0 25 25.0 Cân nặng lúc sinh (gam) > 0.05 ≥ 2500 36 72.0 39 78.0 75 75.0 Sinh thường 21 42.0 20 40.0 41 41.0 Phương pháp sinh > 0.05 Sinh mổ 29 58.0 30 60.0 59 59.0 Các đặc điểm về giới tính, tuổi thai và phương pháp sinh tương tự giữa hai nhóm. Trong nhóm NKSSS, tỷ lệ trẻ trai là 62%. Tỷ lệ sơ sinh non tháng và nhẹ cân mắc NKSSS lần lượt là 36% và 28%. Tỷ lệ trẻ sinh mổ mắc NKSSS là 58%. 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Bảng 2: Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng ở các cơ quan Cơ quan có triệu chứng lâm sàng Nhóm NKSSS (n=50) Nhóm chứng (n=50) (N=100) n % n % Toàn thân 6 12.0 2 4.0 Da niêm mạc 40 80.0 16 32.0 Thần kinh 8 16.0 2 4.0 Tim mạch 8 16.0 4 8.0 Hô hấp 36 72.0 12 24.0 Tiêu hóa 36 72.0 9 18.0 Huyết học 14 28.0 5 6.2 Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng của NKSSS ở các cơ quan phổ biến nhất là da niêm mạc (80%), hô hấp (72%) và tiêu hóa (72%). 196
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng Nhóm NKSSS Nhóm chứng Đặc điểm cận lâm sàng n=50 n=50 N=100 p n % n % > 25.0 G/L 9 18.0 1 2.0 < 0.05 Bạch cầu ≤ 25.0 G/L 41 82.0 49 98.0 th th Trung vị (25 -75 ) 20.3 (12.3-23.6) 13.8 (11.5-20.3) < 0.05 > 13.0 G/L 21 42.0 10 20.0 Bạch cầu đa nhân < 0.05 < 13.0 G/L 29 58.0 40 80.0 trung tính Trung vị (25 th -75 th ) 11.1 (4.4-16.4) 6.9 (5.0-11.6) > 0.05 < 150 G/L 2 4.0 4 8.0 > 0.05 Tiểu cầu ≥ 150 G/L 48 96.0 46 92.0 th th Trung vị (25 -75 ) 275.5 (226.0-317.0) 261.5 (226.0-298.2) > 0.05 Có 18% trường hợp ở nhóm NKSSS có tăng bạch cầu máu ngoại vi (> 25.0 G/L), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (2%). 3.3. Một số yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm Bảng 4. Mô hình đơn biến một số yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm Nhóm NKSSS Nhóm chứng Yếu tố nguy cơ (n=50) (n=50) OR p (N=100) 95% CI n (%) n (%) Mẹ sốt > 38 0 C trước/trong sinh 2 (4.0) 4 (8.0) 0.48 (0.08-2.7) 0.678 Mẹ viêm màng ối 1 (2.0) 0 (0.0) NC 0.315 Mẹ nhiễm trùng tiết niệu 2 (4.0) 1 (2.0) 2.04 (0.18-23.2) 0.558 Mẹ tiền sản giật 11 (22.0) 3 (6.0) 4.42 (1.15-16.9) 0.021 Mẹ đái tháo đường 1 (2.0) 3 (6.0) 0.32 (0.03-3.18) 0.617 Ối vỡ kéo dài > 18 giờ 10 (20.0) 3 (6.0) 3.92 (1.01-15.2) 0.037 Sinh non tự nhiên < 35 tuần 11 (22.0) 3 (6.0) 4.42 (1.15-16.9) 0.021 Sinh mổ 29 (58.0) 30 (60.0) 1.09 (0.49-2.41) 0.839 APGAR 1p < 7 điểm 8 (16.0) 4 (8.0) 2.19 (0.61-7.8) 0.218 Cân nặng (kg) Trung bình ± SD 2.79 ± 0.62 3.16 ± 0.59 2.78 (1.36-5.69) 0.003 Tuổi thai (tuần) Trung bình ± SD 36.98 ± 3.21 37.94 ± 1.71 1.16 (0.99-1.37 ) 0.072 Mẹ tiền sản giật, ối vỡ kéo dài > 18 giờ IV. BÀN LUẬN và sinh non tự nhiên dưới 35 tuần là những 4.1. Đặc điểm chung yếu tố làm tăng nguy cơ NKSSS lên lần Tỷ lệ trẻ trai mắc nhiễm khuẩn sơ sinh lượt là 4.42 lần, 3.92 lần và 4.42 lần. Trong sớm là 62%, cao hơn so với trẻ gái là 38%, khi đó cân nặng lúc sinh cứ giảm đi 1000 tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Trương Nguyễn Ngọc Quỳnh (64.1% so gam thì sẽ làm tăng nguy cơ NKSSS lên với 35.9%) [5], của Trần Diệu Linh (66.7% 2.78 lần. 197
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH so với 29.7%) [6]. Nghiên cứu của Soman lượt là 39.1% và 3.6% [8]. Sự khác nhau (1985) cũng cho thấy tỷ lệ trẻ trai mắc trong các nghiên cứu này phản ánh sự đa nhiễm khuẩn sơ sinh sớm là 53.5%, trong dạng và không đặc hiệu trong triệu chứng đó giới nam làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn lâm sàng của NKSSS. sơ sinh sớm lên 1.7 lần so với giới nữ (95% Trong nhóm trẻ mắc NKSSS, tỷ lệ trẻ sơ CI: 1.13 – 2.7; p: 0.012) [7]. sinh có tăng bạch cầu máu ngoại vi và giảm Tỷ lệ trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân tiểu cầu lần lượt là 18% và 4%. So với nhóm mắc NKSSS lần lượt là 36% và 28%. Nghiên chứng, trung vị bạch cầu máu ngoại vi của cứu của Trần Diệu Linh cũng cho thấy tỷ lệ nhóm NKSSS cao hơn có ý nghĩa thống kê trẻ sơ sinh nhẹ cân mắc NKSSS là 25.9% [6]. (20.3 G/L so với 13.8 G/L). Nghiên cứu của Nghiên cứu của Trương Nguyễn Ngọc Nguyễn Thị Thanh Bình cho thấy giá trị Quỳnh cũng chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sơ sinh non trung bình của bạch cầu máu ngoại vi là 19.2 tháng và nhẹ cân mắc NKSSS lần lượt là G/L, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 23.1% và 25.6% [5]. nhóm không nhiễm khuẩn là 17.2 G/L [8]. Tỷ lệ trẻ sinh mổ mắc NKSSS là 60%, Nghiên cứu của Trương Nguyễn Ngọc cao hơn so với sinh thường là 40%. Kết quả Quỳnh cho thấy tỷ lệ tăng bạch cầu là 21.8% này là tương tự với nghiên cứu của Trương và trung bình bạch cầu máu ngoại vi trong Nguyễn Ngọc Quỳnh (55.1% so với 44.9%) nhóm trẻ mắc NKSSS là 19.47 G/L [5]. Các [5], nhưng cao hơn so với nghiên cứu của kết quả trong các nghiên cứu này là tương Trần Diệu Linh (71.2% so với 28.8%) [6]. đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy, tỷ lệ sinh mổ khác nhau tùy theo 4.3. Một số yếu tố của nhiễm khuẩn sơ địa điểm thực hiện nghiên cứu và có xu sinh sớm hướng tăng lên trong những năm gần đây. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các yếu Trên thực tế lâm sàng, các yếu tố nguy cơ tố nguy cơ bao gồm mẹ tiền sản giật, ối vỡ của NKSSS như tiền sản giật, suy thai, kéo dài > 18 giờ và sinh non tự nhiên dưới chuyển dạ kéo dài cũng góp phần tăng tỷ lệ 35 tuần là những yếu tố làm tăng nguy cơ sinh mổ trong nhóm đối tượng nghiên cứu. NKSSS lên lần lượt là 4.42 lần, 3.92 lần và 4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 4.42 lần. Cân nặng lúc sinh càng thấp càng Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất làm tăng nguy cơ NKSSS. Các nghiên cứu xuất hiện triệu chứng ở cơ quan cao nhất là trong và ngoài nước cũng chỉ ra rằng tiền sản da niêm mạc (80%), tiếp đến là hô hấp (72%) giật, thời gian ối vỡ > 18 giờ và sinh non tự và tiêu hóa (72%). Kết quả này tương đồng nhiên dưới 35 tuần là những yếu tố nguy cơ với nghiên cứu của Trần Diêu Linh với ba cơ của NKSSS. Nghiên cứu của Nguyễn Thị quan với triệu chứng lâm sàng của NKSSS Thanh Bình (2021) cho thấy thời gian ối vỡ chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là hô hấp > 18 giờ làm tăng nguy cơ NKSSS gấp 2.5 (73.3%), da niêm mạc (66.7%) và tiêu hóa lần và sinh non tự nhiên làm tăng nguy cơ (62.9%) [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị NKSSS lên 1.9 lần [8]. Nghiên cứu của Thanh Bình cũng chỉ ra rằng các triệu chứng Soman (1985) cho thấy tiền sản giật làm tăng lâm sàng hay gặp nhất ở hệ cơ quan tiêu hóa nguy cơ NKSSS (OR: 6.4). Đồng thời nghiên (76.3%). Tuy nhiên, hệ cơ quan hô hấp và da cứu cũng chỉ ra rằng cân nặng lúc sinh càng niêm mạc lại thấp hơn nhiều, chiếm tỷ lệ lần thấp càng làm tăng nguy cơ NKSSS (OR: 5.2 198
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 với cân nặng lúc sinh từ 1500-2500 gram và Paris area: a population-based surveillance OR: 99.1 với cân nặng lúc sinh < 1500 gram) study from 2019 to 2021", J Archives of [7]. Nghiên cứu của Đào Thị Thơ năm 2022 Disease in Childhood-Fetal Neonatal Edition. tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy thời gian ối vỡ 108(2), pp. 114-120. > 18 giờ làm tăng nguy cơ NKSSS lên 11.8 2. Nguyễn Thị Kiều Nhi (2010), "Nghiên cứu lần (p < 0.001; 95% CI: 4.71 – 29.64) [3]. Vì mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm tại ống sinh chứa nhiều mầm bệnh hiếu khí và khoa sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược kỵ khí nên nó có thể gây ra tình trạng nước Huế", Y học thực hành. 4(2), tr. 523-529. ối trào ngược và kết quả là lây nhiễm sang 3. Đào Thị Thơ và Nguyễn Tiến Dũng (2022), trẻ sơ sinh trong quá trình sinh. Những tác "Nhiễm trùng sơ sinh sớm ở mẹ vỡ ối sớm và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ", nhân vi khuẩn này có thể truyền từ mẹ sang Tạp chí Nhi Khoa. 15(4), tr. 32-37. thai nhi trong tử cung trong quá trình chuyển 4. Agence Nationale d'Accre'ditation et dạ và sinh nở, gây ra bệnh nhiễm khuẩn sơ d'Evalution en Sante' (ANAES) (2002), sinh sớm. "Dianostic et traiement curatif de l'infection bacte'riene pre'coce du nouveau-ne'", V. KẾT LUẬN Recomandations pour la pratique clinique. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn 5. Trương Nguyễn Ngọc Quỳnh (2022), sơ sinh sớm phổ biến nhất ở ba cơ quan lần Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lượt là da niêm mạc (80%), hô hấp (72%) và và chỉ số MPV, PDW trong Nhiễm khuẩn sơ tiêu hóa (72%). Có 18% trẻ mắc nhiễm sinh sớm, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường khuẩn sơ sinh sớm có tăng bạch cầu máu Đại học Y Dược Huế. ngoại vi. So với nhóm trẻ không mắc nhiễm 6. Trần Diệu Linh (2015), "Một số nhận xét về khuẩn sơ sinh sớm, trung vị của bạch cầu tình hình nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ đủ máu ngoại vi ở nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh tháng tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sớm cao hơn có ý nghĩa thống kê (20.3 G/L sinh Bệnh viện Phụ Sản Trung ương", Tạp so với 13.8 G/L). Các yếu tố nguy cơ của chí phụ sản. 13(2A), tr. 118-121. nhiễm khuẩn sơ sinh sớm là mẹ tiền sản giật 7. Soman M., Green B., and Daling J. (1985), (OR: 4.42), thời gian ối vỡ > 18 giờ (OR: "Risk factors for early neonatal sepsis", 3.92), sinh non tự nhiên dưới 35 tuần (OR: American journal of epidemiology. 121(5), 4.42). Cân nặng lúc sinh cứ giảm đi 1000 pp. 712-719. gram sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sơ 8. Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê Thị Nhung, sinh sớm lên 2.78 lần. Đinh Thị Hải Phương và các cộng sự (2021), "Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ TÀI LIỆU THAM KHẢO của Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại Bệnh viện 1. Sikias P., Biran V., Foix-L'Hélias L., et al. Trường Đại học Y Dược Huế", Tạo chí y học (2023), "Early-onset neonatal sepsis in the lâm sàng(116), tr. 116-123. 199
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2