Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 25 Quốc hộ
lượt xem 15
download
Cuối tháng 12-1970, tôi có lần gặp áp chót với Thượng nghị sỹ Fulbright ở văn phòng của ông để thảo luận xem nên làm gì với tập Hồ sơ Lầu Năm Góc. Ông đã có gần đủ những gì tôi có, kể cả NSSM-l và những ghi chú của tôi về bản nghiên cứu Pontoro về Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 25 Quốc hộ
- Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam Chương 25 Quốc hội Cuối tháng 12-1970, tôi có lần gặp áp chót với Thượng nghị sỹ Fulbright ở văn phòng của ông để thảo luận xem nên làm gì với tập Hồ sơ Lầu Năm Góc. Ông đã có gần đủ những gì tôi có, kể cả NSSM-l và những ghi chú của tôi về bản nghiên cứu Pontoro về Sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Norvil đã nói rõ rằng sẽ không có những phiên điều trần công khai về chiến tranh theo kiểu mà anh đã dự tính vào tháng năm, khi chiến dịch xâm lược Campuchia đang diễn ra. Công chúng không giành sự quan tâm cho vấn đề này nữa, mà chính Uỷ ban đối ngoại cũng chẳng ủng hộ những phiên điều trần như thế. Chiến tranh không hẳn là vấn đề được quan tâm trong kỳ bầu cử Quốc hội tháng mười một. Chính Fulbright không phải không đồng ý với bức xúc của tôi khi tôi cho rằng sau vụ tấn công Sơn Tây để giải cứu tù binh Mỹ bị thất bại và việc ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam thì chiến tranh sẽ lan rộng, nhưng ông thấy rằng khó có khả năng huy động được sự ủng hộ ở Quốc hội cho đến khi điều đó thực sự diễn ra. Về Hồ sơ Lầu Năm Góc, Fulbright có vẻ thông cảm vói việc tôi mong muốn bên cạnh việc nhanh chóng điều trần thì tìm cách nào đó để đưa ra công khai tài liệu này để gắn với cuộc chiến đang diễn ra. Ông nêu ra một loạt biện pháp có thể đưa ra tài liệu mà ít gây nguy hiểm cho tôi, dù tôi không quan tâm lắm tới vấn đề này. Ông gợi ý việc đưa ra một lệnh triệu tập Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird báo cáo về tài liệu này. Ông nói ông có quyền yêu cầu Laird cung cấp tài liệu này, điều ông đã từng làm vài lần. Đến đây Norvil mới tiết lộ điều mà tôi hiểu là lo lắng bấy lâu của anh, từ lúc mọi chuyện bắt đầu. Anh nghĩ rằng kể cả khi có được tập tài liệu từ Laird thì Uỷ ban cũng sẽ không thể tự mình đưa công khai nếu không có sự đồng ý của Nhà Trắng. Hơn thế nữa, Chủ tịch Uỷ ban không thể tự mình làm vậy bởi Uỷ ban có trách nhiệm giúp Thượng viện bảo vệ tài liệu mật này, tài liệu họ đã luôn có thể có được và có những địa điểm và thiết bị để lưu trữ nó. Nếu Fulbright tiết lộ tài liệu hoặc phân phối hay xuất bản chúng thì ông có thể bị buộc tội gây nguy hại tới khả năng có được các tài liệu bảo mật từ nhánh hành pháp, không chỉ cho bản thân ông hay cho Uỷ ban mà là cho cả Thượng viện. Jones cũng nói rằng các thành viên Uỷ ban và đặc biệt là các nhân viên của Uỷ ban thường bị buộc tội tiết lộ thông tin. Không khó để đoán ra là bản thân Jones cũng chẳng muốn mình bị buộc tội này. Anh vẫn thường lưu ý tôi đừng cho ai biết mình đã chuyển những tài liệu này cho Fulbright. Fulbright nói với tôi rằng ông đã vài lần đề nghị Laird đưa Hồ sơ Lầu Năm Góc, nhưng chẳng có gì cho thấy là ông sẽ có nó. Càng lúc càng rõ là Jones sẽ không khuyên
- Fulbright thách thức tất cả bằng việc đưa ra hoặc sử dụng những gì tôi đã chuyển cho ông. Chính Fulbright đã nói với tôi: "Chẳng phải rốt cục đó chỉ là lịch sử thôi sao?". Tôi nói rằng phải, nhưng với tôi đó là một lịch sử hết sức quan trọng. Đó còn là một lịch sử dang dở. "Nhưng điều đó có thực sự quan trọng không? Có nhiều thứ trong đó mà chúng ta không biết không?". Ông đề nghị tôi chỉ ra một tiết lộ mới trong tập tài liệu mà có thể thu hút sự quan tâm của dư luận. Tôi nói không phải là từng trang hay từng chi tiết, hay thậm chí là một phần nhỏ trong t ài liệu là quan trọng. Điều quan trọng là toàn bộ tập tài liệu đã mô tả chi tiết về sự can dự của chúng ta vào Việt Nam) về sự bi quan trong nước và liều lĩnh leo thang chiến tranh, lừa bịp công luận về một thực tế bế tắc và vô vọng theo một cách giống hệt nhau qua nhiều đời Tổng thống. Sẽ chẳng thể nào tìm thấy một cái gì đó đáng chú ý nếu chỉ chú ý tới từng chi tiết. Ông cần phải đọc nhiều phần trong đó, có thể là một nghìn trang, xem xét thông tin về một số giai đoạn để nắm được vấn đề chung. Hơn thế nữa, quá trình tiếp theo vẫn đang còn diễn ra. Đó mới là mấu chốt. Thật khó có thể tin rằng tài liệu này có độ xác tín nếu như không đọc được phần lớn tài liệu. Sau khi nói chuyện với Fulbright, Jones và tôi sang phòng của anh ở ngay bên cạnh và tiếp tục thảo luận. Lúc này anh mới gợi ý rằng tôi có thể chỉ cần gửi t ài liệu này cho tờ Thời báo New York. Tôi nói mình đã tính tới khả năng này. Về mặt pháp lý thì làm như vậy có thể tương đối nguy hiểm cho tôi, nhưng tôi sẵn sàng làm những gì cần thiết. Tôi hỏi Jones anh có thể nghĩ ra thượng nghĩ sỹ nào đó sẵn lòng công bố nghiên cứu này. Anh lôi ra danh sách các thượng nghị sỹ, đầy đủ cả địa chỉ văn phòng và điện thoại liên lạc. Anh dùng ngón tay lần từng cái tên từ trên xuống dưới một cách tương đối nhanh để tìm ra một người khả dĩ. Nhưng chẳng chỉ ra được ai. Tôi thử nêu thượng nghị sỹ McGovern. Jones nghĩ không thể, dù anh đồng ý với tôi rằng McGovern là người khả dĩ nhất có thể làm chuyện đó. Tôi nêu tiếp Thượng nghị sỹ Mathias và một số người khác. Jones thực sự nghĩ rằng chẳng có thượng nghị sỹ nào có vẻ sẽ làm vậy, nhưng một hạ nghị sỹ thì khả dĩ hơn vì xét trên khía cạnh nào đó thì ít nguy cơ đối với họ hơn. Vấn đề là hạ nghị sỹ không có quyền ngăn cản một dự luật. Ông ta hoặc bà ta không thể là người khởi xướng việc đưa tài liệu này vào sử dụng tại quốc hội hoặc thậm chí là không thể đưa nó vào Hồ sơ Quốc hội. Tài liệu này quá dài. Hơn thế nữa, một hạ nghị sỹ không thể bảo vệ tôi tương tự như một thượng nghị sỹ do thượng nghị sỹ có thẩm quyền trong lĩnh vực đối ngoại. Tuy nhiên, Jones cho rằng tốt nhất là nhờ được hạ nghĩ sỹ bang California Pete McCloskey, người được trao danh hiệu anh hùng trong chiến tranh Triều Tiên. Sau đó tôi đã đến thử gặp McGovern và McCloskey. Ngày 1-1-1971 ở Cambridge tôi tình cờ nói chuyện với Sandy Gottlich, Chủ tịch của SANE (Committee for a Sane Nuclear Policy - Uỷ ban vì chính sách hạt nhân sáng suốt). Chúng tôi đã trao đổi về các vụ ngăn cản thông qua dự luật tại quốc hội và các hoạt động phá lệ khác. Gottlich cho rằng Gaylord Nelson là Thượng nghị sỹ có khả năng làm những điều tương tự nhất. Vào thời điểm thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, khi tranh luận ở quốc hội, ông đã đưa ra những câu hỏi sắc bén nhất về sự nguy hiểm khi trao quyền cho Tổng thống được phép tự do hành động và đã đề xuất sửa đổi nghị quyết theo dự thảo do
- trợ lý của ông là Gar Alperovitz thảo ra. Anh này đã hối thúc ông đưa ra vấn đề này nhằm ngăn chặn bất kỳ hành động mở rộng chiến tranh nào mà không có sự chấp thuận của Quốc hội. Nhưng Fulbright đã thuyết phục Nelson rằng nếu cả hai viện của quốc hội cùng nhau đưa ra một nghị quyết chung để giải quyết vấn đề câu chữ thì khó có thể đưa ra một thông điệp về sự thống nhất và quyết tâm của Mỹ cho phía Bắc Việt Nam sau vụ (được cho là) tấn công của Hà Nội ở Vịnh Bắc Bộ và "phản ứng" sau đó của Tổng thống. Cuối buổi thảo luận đó, Nelson đã không cùng hai Thượng nghị sỹ Morse và Gruening bỏ phiếu chống nghị quyết này. Trong một hành động phản đối sau đó, gần như chỉ có mình ông bỏ phiếu chống Dự luật phân bổ ngân sách Quốc phòng cho chiến tranh. Cảm tính đã mách bảo tôi có thể trông đợi ở Nelson. McGovern có vẻ là người khả dĩ nhất, do đó vào cuối tháng 1-1971, tôi đã gọi cho Arthur Schlesinger (con) để nhờ anh sắp xếp cho tôi gặp Thượng nghị sỹ. Lúc tôi đến thì McGovern đang làm quá giờ và sau đó gần một giờ sẽ nghỉ ăn trưa. Trong khoảng thời gian đó, tôi đã nói với ông những thứ chung nhất về chính sách Việt Nam và những thủ thuật chính trị của Nixon. Ông có vẻ quan tâm khi tôi nói tới những mục đích của Nixon. Ông đã gây ấn tượng tốt với tôi bởi cách nhìn nhận của ông về những điều cần phải làm và tầm quan trọng của việc cần phải làm cái gì đó khác đi. Ông tin tưởng ở những vụ ngăn cản thông qua dự luật và hoàn toàn sẵn sàng để làm một hành động như vậy về vấn đề chiến tranh Việt Nam (dù ông đã không bao giờ làm thế). Ông nói muốn nói chuyện thêm với tôi, nên chúng tôi đã hẹn sẽ gặp lại vào cuối giờ chiều. Tôi tới quầy cà phê của Quốc hội và tình cờ nhận ra I. F. Stone đang ngồi ăn một mình. Tôi chưa bao giờ gặp ông, nhưng tôi đã nhớ ra ông qua những bức ảnh. Từ lâu tôi đã muốn nói với ông rằng ngay từ đầu, trong bản tin chiến tranh của mình, ông đã thể hiện một quan điểm thật đúng đắn đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Tôi tự giới thiệu và đề nghị được nói chuyện. Ông kéo tôi ngồi xuống, săm soi nhìn tôi qua cặp kính dày cộp, rồi chúng tôi đã vừa ăn vừa nói chuyện với nhau suốt gần một giờ. Ông rất buồn trước tình cảnh đang diễn ra ở Việt Nam. Đã có lúc tôi thấy mắt ông ngấn lệ. Ông kể rằng lúc nói chuyện với sinh viên, thậm chí ông đã không biết phải nói với sinh viên có thể làm những gì. Mọi thứ thật vô vọng. Tôi kể cho ông về những gì tôi đang cố gắng làm, một phần là để ông vui lên chút ít và cũng là để hỏi xin ý kiến của ông. Tôi đã nói tới Hồ sơ Lầu Năm Góc một cách bộp chộp chẳng suy nghĩ gì. Tôi muốn được nghe lời khuyên của ông, nhưng đó không phải lý do duy nhất khi tôi được có dịp nói chuyện với ông. Tôi nói với ông vì ông là vị anh hùng trong trái tim tôi, ông đã lên tiếng với một tinh thần mà tôi kiếm t ìm bấy lâu, giờ mới thoả, như khi tôi nói với Janaki và Randy Kehler về những gì tôi đang làm, để họ biết rằng họ đã truyền cảm hứng cho tôi đến thế nào và tôi đang nỗ lực cùng họ để được họ tôn trọng. Ông thấy rằng McGovern đúng là nơi duy nhất có thể đặt cược hy vọng, nhưng cũng nên thử cả Nelson. Stone nói ông sẽ giúp đỡ hết mức có thể. Ông hỏi liệu tôi có dám trả giá không. Tôi trả lời sẵn sàng. Khi tôi đứng lên, ông nắm tay tôi thật chặt và nói: "Chúa phù
- hộ anh vì những gì anh đang làm. Tôi ngưỡng mộ anh". Đằng sau cặp kính dày cộp (không lâu sau ông đã bị mù) mắt ông lại ngấn lệ. Với tôi những lời ông nói thật ý nghĩa biết bao. Còn hơn một tiếng mới tới giờ gặp McGovern, nên tôi đã gọi tới văn phòng của Nelson và nói rằng Stone đã giới thiệu. Tình cờ là Nelson đang rỗi và có thể gặp tôi ngay. Chúng tôi nói chuyện rất thoải mái trong gần một giờ. Tôi có mang theo một chồng Hồ sơ Lầu Năm Góc để trong cặp và sẵn sàng cho ông biết về tài liệu này cũng như sẽ gửi ông xem, nhưng tôi muốn biết trước là liệu ông có thực sự sẵn sàng làm điều gì đó bất thường và liều lĩnh. Việc hàng năm ông đều bỏ phiếu chống dự luật phân bổ ngân sách quốc phòng là một ví dụ như vậy. Tôi chúc mừng ông về điều này, nhưng ông có vẻ không mặn mà lắm. Do không có mấy người cùng làm vậy với ông nên ông chỉ coi đó là một hành động mang tính tượng trưng mà thôi. Nhưng thật thất vọng là, sau khi đã nghe những gì Sandy Gottlich nói với tôi, dường như là ông chẳng muốn bổ sung cho những g ì chúng tôi đã nói với nhau về ông. Khi tôi đề cập tới khả năng một hành động ngăn cản thông qua một dự luật (tôi coi đó là một phép thử xem Thượng nghị sỹ có sẵn lòng làm việc gì đó kiểu như tiết lộ một tài liệu bảo mật) thì ông nhún vai gạt đi. Ông cũng đã nêu ra những phản bác đối với vài ý kiến khác của tôi, ví dụ như bỏ phiếu chống dự luật phân bổ ngân sách nào đó (ngoài ngân sách quốc phòng), về việc luận tội, ngăn cản các điều khoản của dự luật hay những bổ nhiệm dơ chính quyền đề nghị, cam kết trước sẽ bỏ phiếu chống việc phân bổ ngân sách… tất cả những việc mà người ta chưa thử làm. Ông đã bác bỏ tất cả với lập luận chủ yếu là những thứ này không mấy khả thi. Cuối cùng tôi đã hỏi về đề xuất của chính ông nhằm kết thúc chiến tranh. Ông nói: " À, đi vận động từng người một ủng hộ cho dự luật McGovern-Hatfield". Tôi hỏi ông có tin rằng dự luật này có thể được Hạ viện thông qua hay không, và câu trả lời là: "Không, không hẳn". Tôi nói rằng tiếp cận theo kiểu này cũng tốt nếu như nó có thể chấm dứt chiến tranh trước khi chúng ta phá huỷ cả Việt Nam. Ông ta không có vẻ g ì là bất đồng với quan điểm của tôi về sự bức thiết của t ình hình, nhưng điều đó cũng không khiến ông cảm thấy phải liều mình hành động. Ông ta có vẻ bị động đến kỳ quặc, thậm chí là cam chịu trước khả năng không thể làm gì ở Thượng viện để ngăn chặn việc leo thang chiến tranh hơn nữa. Dĩ nhiên là chính những gì Ông đã trải qua về vấn đề này đã khiến ông trở nên nghi ngờ các thượng nghị sỹ khác, nhưng tôi bắt đầu băn khoăn là đến nước này thì liệu ông có khác gì so với họ hay không đây. Ông không có vẻ muốn sớm kết thúc buổi nói chuyện, nhưng việc ông thờ ơ bỏ qua từng biện pháp một vì cho rằng như thế là phi thực tế hoặc là quá ngây thơ đã đột ngột khiến tôi thấy khó chịu. Tôi đã đùng đùng đứng dậy đi ra. Ông ta tỏ ra ngạc nhiên. Tôi nói: "Thượng nghị sỹ, ông biết đấy, vài năm trước khi còn làm ở Lầu Năm Góc tôi đã có thể làm điều gì đó để ngăn chặn cuộc chiến, nhưng tôi thấy tiếc là lúc đó tôi đã không làm. Tôi hy vọng ngày này một năm sau ông sẽ không phải thấy tiếc vì đã không thử làm bất
- kỳ điều gì". Đó chẳng phải là một câu tốt đẹp gì để kết thúc câu chuyện và tôi cũng không cố tỏ ra như vậy. Tôi cảm ơn ông ta vì đã giành thời gian tiếp tôi rồi đi ra. Tôi tới văn phòng của McGovern và ngồi đợi ông. Khi ông quay trở lại, chúng tôi lại tiếp chuyện lúc sáng đang nói dở. Khi nghe ông nói về nỗi khổ tâm của ông vì cuộc chiến, tôi càng lúc càng thấy tin tưởng rằng "lời mách bảo" văng vẳng trong tai tôi lúc sáng ho àn toàn đúng đắn: ông chính là người tôi cần. Ông sẵn sàng liều mình để góp phần kết thúc cuộc chiến. Ông muốn góp phần kết thúc nó. Và tôi muốn giúp ông. Tôi quyết định đưa cho ông tập tài liệu. Trong phát biểu đầu tiên tuyên bố tranh cử Tổng thống, ông đã nói rằng ông muốn nói sự thật với nhân dân Mỹ. Tôi nói với ông, nếu như đó đúng là điều ông thực sự muốn làm, tôi có thể đem đến cho ông nhiều sự thật đến mức ông không thể nói ra hết được trong khoảng thời gian từ nay tới tháng mười một năm 1972 (thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - ND). Tôi nói qua một vài chi tiết về Nghiên cứu McNamara, về việc tôi đã sao chụp nó, về Fulbright và hiện có mang vài phần của tài liệu và đề nghị được gửi cho ông đọc. Ông đã đồng ý một cách hết sức phấn khởi. Ông muốn có nó, muốn đưa nó vào hồ sơ của Thượng viện. Ông sẽ dùng nó để ngăn cản việc thông qua dự luật nào đó. Tài liệu này chính là cái mà ông đang cần. Ông cũng nói rằng không có bất kỳ một nguy c ơ nào về mặt pháp lý nếu ông tiết lộ thông tin này khi tranh luận tại Thượng viện. Ông cũng sẽ không bao giờ nói nhờ đâu ông có được tài liệu này. Tôi nói với ông điều đã nói với Fulbright rằng chẳng thích thú g ì nếu phải vào tù, nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận bất kỳ nguy cơ nào nếu cần thiết. Ông nói theo cách dứt khoát hơn Fulbright rằng không cần phải như thế. Không ai có thể buộc ông tiết lộ nguồn thông tin được. Ông đứng dậy, đi tới một giá sách cao trong góc phòng, lấy một tập sách giầy cộp có in bản Hiến pháp. Ông tìm một điều luật rồi đọc cho tôi nghe. Với t ư cách là Thượng nghị sỹ, ông "không thể bị chất vấn" về bất kỳ điều g ì. Ông nói ra khi tranh luận tại Thượng viện. "Không thể bị chất vấn" - ông nhấn mạnh, "kể cả bởi FBI, Bộ Tư pháp, nhánh hành pháp, thẩm phán, bồi thẩm đoàn cũng như các thượng nghị sỹ khác". Tôi chủ yếu coi sự đảm bảo mạnh mẽ đó là sự biểu hiện cam kết của ông đối với việc này. Như thế sẽ không thực sự bảo vệ được tôi, bởi vì tôi sẽ là nghi phạm rõ ràng nhất và bất kỳ ai cũng có thể chất vấn tôi. Được thôi. Tôi không định sẽ nói dối một khi được yêu cầu tuyên thệ trước toà hoặc do chính quyền yêu cầu. Sau những bài học thời kỳ McCarthy, tôi cũng sẽ không vin vào Điều bổ sung thứ năm. Trên thực tế, nếu như trong trường hợp bị điều tra, tôi cung cấp t ài liệu này cho ông thì tôi muốn ông sẽ khẳng định rằng tôi đã nói sự thật. Nhưng tôi thích giọng quả quyết của ông và sự mạnh mẽ của nó. Điều đó cho thấy chúng tôi đã gặp nhau ở điểm này và ông sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ tôi.
- Tôi đã nghĩ rằng nếu như đưa tài liệu cho một thượng nghị sỹ (hoặc một hạ nghị sỹ, nếu như phải làm vậy) thì tôi sẽ được bảo vệ an toàn hơn là đưa cho một tờ báo nào đó, thậm chí cả khi luật liên quan không công nhận có sự khác biệt. Dù thế nào chăng nữa ít nhất thì tôi cũng sẽ không còn có quyền tiếp cận các tài liệu mật để rồi tiêu tan sự nghiệp, nhưng hẳn người ta sẽ phải lưỡng lự khi truy tố tôi nếu như có một thượng nghị sỹ có uy tín nào đó bảo vệ sự đúng đắn của tôi khi cung cấp thông tin cho ông ta và cho công chúng. Thậm chí nếu tôi có bị truy tố thì điều đó cũng sẽ tác động tới phán quyết hay bản án đối với tôi. Nhưng điều quan trọng đối với tôi là làm sao những tài liệu này được đưa ra phòng họp thượng viện và sẽ được nói tới trong các buổi điều trần. McGovern là thành viên Uỷ ban đối ngoại và có thể yêu cầu điều trần cứ cho là Fulbright lo ngại rằng bên hành pháp sẽ trả đũa nếu như tài liệu mật này bị tiết lộ, do McGovern có thể tự chịu trách nhiệm vì hành động này nên không gì có thể ngăn cản ông đưa các buổi điều trần và triệu tập nhân chứng vào chương trình công tác của Thượng viện. Trước phản ứng ban đầu của McGovern, tôi có cảm tưởng cuối cùng thì mình đã đi đúng hướng để đưa tài liệu này ra trước công luận. Thực sự là McGovern có vẻ hăng hái tới mức không gì có thể ngăn cản, khiến tôi cũng không chắc ông có thể đương đầu với những nguy cơ đối với sự nghiệp chính trị của ông hay không. Tôi không muốn nghĩ rằng mình đang lợi dụng ông, khiến ông vấp phải điều gì đó mà chưa tính toán hết được. Do đó, tôi đã thử đóng vai phản bác để nêu ra những thách thức mà ông có thể phải đối mặt. Ví dụ, ông có thể bị cáo buộc đã sử dụng thủ đoạn bầu cử nếu dùng tới tài liệu này. Ông nói ông không nghĩ đó là vấn đề nghiêm trọng. Lập trường của ông đối với chiến tranh đã được khẳng định từ lâu và mọi người đều biết rõ cho nên có tiết lộ tài liệu này thì cũng là rất nhất quán và ông sẽ không bị cáo buộc gian lận trong vận động bầu cử. Tôi hỏi: "Thế còn khả năng là những tiết lộ này sẽ gây rối các cựu quan chức Dân chủ?" Điều đó chẳng khiến ng ười ta cho rằng ông làm hại đảng mình và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình gây quỹ bầu cử của ông hay sao? Ông nói: "Nguồn gây quỹ bầu cử của tôi là khác với những người như Muskie (Muskie Edmund Sixtus (1914 - 1996), Thượng nghị sỹ Dân chủ bang Maine (1958 - 1980), ngoại trưởng Mỹ (1980 - 1981) - ND). Những người ủng hộ tôi muốn tôi làm như vậy. Làm thế sẽ không ảnh hưởng gì đâu". "Thế còn việc người ta có thể cho rằng ông đang tranh cử Tổng thống, một vị trí là người chịu trách nhiệm đối với cả một hệ thống hoạt động bí mật, thế mà ông lại cư xử thiếu trách nhiệm khi tự ý tiết lộ những tài liệu mật?". Ông nói đó sẽ là cáo buộc nghiêm trọng nhất. Ông sẽ chỉ đơn giản nói đó là một trường hợp đặc biệt. Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tồi tệ mà không có cách nào khác để chấm dứt nó, do đó trong những t ình huống nhất định thì phải tiết lộ những thông tin này cho cơng chúng. Những gì tôi nói về nội dung của tài liệu này chủ yếu là khẳng định thêm những cáo buộc và đánh giá lâu nay ông vẫn thường đưa ra. Rõ ràng đó là thông tin công chúng có quyền được biết và Quốc hội cần phải có nhưng từ trước đến giờ lại bị ỉm đi. Đây là một sự lạm dụng hệ thống bảo mật tài liệu nhằm che giấu những thông tin này. Ông đã có những thông tin cần thiết về t ài liệu nên có lẽ tôi không cần nói thêm. Trông
- ông có vẻ tỉnh táo và tự tin: "Tôi muốn làm việc này. Tôi sẽ làm". Ông nói tôi đưa tài liệu mang theo cho trợ lý của ông là John Holum. Rồi ông đã thận trọng và trách nhiệm lưu ý tôi: "Lúc này tôi thấy đây là cách làm đúng. Nhưng hôm nay tôi không muốn đưa ra kết luận cuối cùng. Tôi nghĩ tôi cần suy nghĩ trong vài ngày. Tôi sẽ không nói với ai hết. Trong vòng một tuần tôi sẽ gọi lại cho anh". Tôi thấy như vậy còn trên cả hợp lý. Dù thế nào thì như vậy đã đảm bảo rằng ông sẽ thực sự nghiêm túc đúng mức đối với vấn đề này. Chúng tôi bắt tay và ông giới thiệu tôi với Holum. Tôi đã đưa tập tài liệu trong cặp cho anh này. Tôi bay về Cambridge và khoe với Patricia thông tin này. Dĩ nhiên là tôi đã một lần được nghe những lời như thế, khi Fulbright ban đầu cũng hăng hái và bảo đảm với tôi hệt như vậy. Nhưng tôi thực sự thấy hy vọng. Thậm chí tôi có thể nói rằng mình thấy tự tin rằng sau buổi nói chuyện này McGovern sẽ không thay đổi quyết định. Nhưng khi chỉ một tuần sau khi ông gọi cho tôi và nói: "Tôi xin lỗi. Tôi không thể làm được", thì tôi lại phản ứng bình t ĩnh đến mức mà đến giờ tôi vẫn thấy ngạc nhiên. Tôi chỉ nói, "Tôi hiểu", và tôi tin rằng tôi thực sự hiểu. Tôi thực sự thông cảm với ông khi đang phải tranh cử Tổng thống. Tôi muốn ông có một chiến dịch tranh cử mạnh mẽ. Phản ứng của tôi trước quyết định đầy thất vọng của ông cho thấy rằng chính tôi đã âu lo, băn khoăn liệu những gì tôi đề nghị có thực sự đúng đắn đối với ông ấy không. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng ông vẫn có thể là một đồng minh, một cố vấn, vì dù sao tôi cũng đã chia sẻ câu chuyện này với ông. Tôi không muốn nói chuyện này qua điện thoại nên đã hỏi xem khi tôi tới Washington liệu chúng tôi có thể nói thêm một chút cụ thể hơn được không, tất nhiên là không phải để cân nhắc lại quyết định của ông. "Chắc chắn rồi". Chúng tôi hẹn gặp vào tuần sau đó. Sau khi thượng nghị sỹ Fulbright nói với tôi vào tháng 12-1970 rằng "chẳng phải rốt cục đó chỉ là lịch sử thôi sao?" và Thượng nghị sỹ McGovern cũng rút lui, Patricia đã hỏi liệu tài liệu này có đáng đưa ra công khai hay không, có đáng để tôi có nguy cơ phải vào tù hay không: "Có vẻ những ông thượng nghị sỹ này nghĩ nó chẳng đáng để họ phải mạo hiểm. Tại sao anh lại chắc chắn là họ đã sai và anh thì đúng thế"" "À, anh không thể chắc về điều này. Họ có thể đúng. Không ai có thể biết được hậu quả sẽ đi đến đâu, kể cả anh. Vấn đề là anh là người duy nhất đã đọc những tài liệu này. Họ không như vậy. Anh không thể dựa vào những xét đoán của họ được. Anh phải tin ở chính mình chứ". Nhưng lúc này chúng tôi đã là gia đình. Việc tôi có khả năng phải vào tù không chỉ ảnh hưởng tới mỗi mình tôi. Patricia có quyền tham gia quyết định, và cô ấy không thể thực sự quyết định được khi mà không biết gì về tài liệu đó. Cho tới lúc này tôi vẫn cố ý
- không để cô ấy đọc chúng. Tôi muốn cô ấy có thể nói rằng mình đã không biết có cái gì trong những thứ đó. Nhưng nếu cô ấy muốn đồng cam cộng khổ với tôi trong chuyện này thì cần phải hiểu hơn về những thứ tôi đang làm. Cách duy nhất để hiểu được hơn là phải đọc một vài tài liệu, dù điều đó có thể khiến cô ấy phải chịu những nguy c ơ lớn hơn. Tôi nghĩ đã đến lúc Patricia cần phải đọc một phần. Cô ấy đã đồng ý. Tôi chọn ra một vài hồ sơ mà tôi đã nhớ từ thời còn làm ở Lầu Năm Góc từ năm 1964 đến 1965. Nó nói về những quan điểm đồng và nghịch về các chiến dịch ném bom miền Bắc. Tôi nghĩ nó sẽ giúp cô ấy biết được công chúng đã bị làm lạc hướng như thế nào trong chiến dịch ném bom năm 1964 và sau đó mà không hay biết rằng những quan chức trong chính quyền Johnson đã mặc nhiên ủng hộ chiến lược kiểu Goldwater này. (Thượng nghị sỹ bảo thủ bang Arizona ( từ 1953 - 1965 và 1969 - 1987), thất bại trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 1964 - ND). Những người đã viết các hồ sơ này là các đồng nghiệp của tôi như John McNaughton và Bill Bundy, cấp trên trực tiếp của tôi. Tôi đã cùng làm việc với những người này nên hiểu rõ họ. Căn hộ của chúng tôi nằm ở tầng ba, vốn là một gác xép được sửa sang lại, có một căn phòng rộng, gồm một bếp, phòng khách và phòng ngủ nhỏ chỉ vừa đủ kê một cái giường. Patricia đem hồ sơ vào phòng ngủ, đóng cửa lại và đọc, phòng khi tôi phải nói chuyện điện thoại. Tôi thì ngồi ở phòng ngoài, trên bàn ngổn ngang hàng đống tài liệu, lật tìm xem có thể đưa cô ấy xem thêm cái gì. Khoảng một giờ sau, Patricia bước ra, tay cầm tập hồ sơ tôi đã đưa. Cô ấy đã thấy cái gì đó mà tôi không biết khi lần đầu đọc vào năm 1964- 1965 cũng như khi đọc lại trong nghiên cứu McNamara. Patricia chỉ cho tôi những đoạn về các giải pháp ném bom khác nhau, trong đó đầy những câu nói về việc "khiến chúng đau đớn đến cùng cực"; "chúng ta sẽ huỷ diệt ý chí của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà"; "theo những kinh nghiệm của lần chiến tranh trước, việc ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam sẽ khiến dân Bắc Việt đau đớn hơn là nếu chúng ta tiếp tục ném bom với cường độ thấp"; "chiến thuật mưa dầm thấm lâu"; "nỗi đau đớn của Việt Nam Dân chủ cộng hoà ở miền Bắc"; "nỗi đau đớn của Việt Cộng ở miền Nam"; "Điều quan trọng là không "giết con tin" khi phá huỷ các cơ sở vật chất của Bắc Việt ở trong "cái bánh rán Hà Nội"; "đánh nhanh diệt gọn" và "vừa đánh vừa đàm"; "chiến thuật "nóng lạnh kết hợp"… mục tiêu "thuyết phục" Hà Nội, điều sẽ chi phối một kế hoạch các đợt tấn công tiêu diệt đầy đau đớn cách nhau t ương đối lâu ; "kế hoạch ném bom "miếng xúc xích Ý"; "bánh cóc"; "vặt vít thêm một vòng nữa"… "Đây là ngôn ngữ của bọn đồ tể", mắt ngấn lệ, Patricia nói, "Những thứ này cần phải được công bố. Anh cần phải làm điều đó".
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 3 Con đường dẫn tới sự leo thang
16 p | 172 | 52
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Lời nói đầu
6 p | 168 | 37
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt NamChương 7 Việt Nam: Đoàn của LansdaleTrong
6 p | 171 | 33
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 14 Chiến dịch năm 1969
10 p | 111 | 26
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 20 Nhân bản tập tài liệu
10 p | 167 | 25
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 15 Tới khách sạn Pierre
17 p | 157 | 25
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 16 Khía cạnh đạo đức của cuộc chiến kéo dài
13 p | 138 | 23
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 17 Những người chống lại chiến tranh
10 p | 149 | 23
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 12 Cái nhìn lệch lạc
18 p | 134 | 22
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 13 Sức mạnh của chân lý
15 p | 116 | 20
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 8 Các chuyến đi cùng Vann
16 p | 107 | 18
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 1 Vịnh Bắc bộ - tháng 8-1964
11 p | 85 | 18
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 22 Đồi Capitol
6 p | 72 | 17
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 26 Tới Thời báo New York
10 p | 92 | 15
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 18 Tháo gỡ bế tắc
11 p | 91 | 14
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 9 Hy vọng tiêu tan
15 p | 73 | 13
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 19 Giết chóc và cỗ máy nói dối
9 p | 93 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn