YOMEDIA
ADSENSE
Những bức ảnh vô giá
113
lượt xem 15
download
lượt xem 15
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Những bức ảnh vô giá Có những con người mà chính kẻ thù cũng phải khâm phục Đó là câu nói của ông Fidel Castro khi nói về Che Guevara - người anh hùng giải phóng dân tộc của châu Mỹ la tinh - Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Alberto Korda (1929-2001) chụp Che Guevara tháng 3 năm 1960, đúng vào dịp lễ tưởng niệm những người thuỷ thủ Bỉ trên con tàu định mệnh chuyên chở vũ khí vào CuBa đã bị những lực lượng phản cách mạng đánh đắm....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những bức ảnh vô giá
- Những bức ảnh vô giá Có những con người mà chính kẻ thù cũng phải khâm phục Đó là câu nói của ông Fidel Castro khi nói về Che Guevara - người anh hùng giải phóng dân tộc của châu Mỹ la tinh - Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Alberto Korda (1929-2001) chụp Che Guevara tháng 3 năm 1960, đúng vào dịp lễ tưởng niệm những người thuỷ thủ Bỉ trên con tàu định mệnh chuyên chở vũ khí vào CuBa đã bị những lực lượng phản cách mạng đánh đắm. Ông đứng trên lễ đài và trong "khoảnh khắc quyết định", hình ảnh này qua ống kính "lọt vào trái tim" của Korda, và ông đã bấm máy. Hình ảnh của Che Guevara đã biểu tượng cho khí phách, sự hiện ngang, mạnh mẽ, sống có lý tưởng và chiến đấu vì chân lý của nhiều thế hệ trẻ cho đến ngày nay. Đây cũng là hình ảnh được sao chụp, có nhiều biến thể nhất và được in trên nhiều chất liệu nhất trên thế giới này.
- Bức ảnh làm bàng hoàng cả thế giới. Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát. Kevin Carter (1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm việc cho Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của Mail&Gaurdian. Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh giá là Giải thưởng Ảnh báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại Tin ảnh Xuất sắc nhất năm 1993. Napalm girl - bức này rất nổi tiếng, chắc anh em đều biết. Một bức ảnh kinh điển cho sự bi thương của chiến tranh Việt Nam. "Nhiếp ảnh gia người Việt Nam, Nick Út, miêu tả một ngày vào tháng 6-1972, khi ông chụp được hình ảnh của cô bé 9 tuổi, Kim Phúc, đang chạy trốn cái nóng kinh hoàng từ bom na-pan. Bức hình có Kim Phúc (ở giữa) với tấm thân bỏng cháy, sau em là lính Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đang chạy cùng. Bên cạnh em là anh trai, em trai đang ngoái lại nhìn những cột khói đen và hai người thân khác của em," Nick Út nhớ lại. “Khi tôi đến ngôi làng của em thì thấy hai cái máy bay đến. Chiếc đầu tiên thả 4 quả bom và chiếc thứ hai thả 4 quả bom na-pan nữa. Năm phút sau, tôi thấy mọi người chạy ra, hét lên: “Cứu
- tôi với! Cứu với!” Khi Phúc nhìn thấy tôi, em kêu lên: “Cho con ít nước. Con nóng quá!” Tôi đưa ít nước cho em. Em uống. Tôi đưa Phúc lên xe ôtô, chạy đến bệnh viện Củ Chi. Đó là bức hình thay đổi cuộc đời tôi. Chúng tôi quyết định gửi tới Mỹ. Đầu tiên, người ta không thích bức hình vì đứa bé không mặc quần áo. Tôi nói với họ rằng bom na-pan đã thiêu cháy cả ngôi làng của em. Ngay lập tức bức hình được in ở Mỹ, ở khắp mọi nơi. Đến nay, người ta vẫn còn dùng nó – như một lời cảnh báo về sự tàn độc của quả bom na-pan, hay sự độc ác của con người. Sau khi chụp hình Phúc, tôi hay đến thăm cô bé và gia đình cô bé. Em gọi tôi là bác Nick. Bây giờ, tuần nào tôi cũng gọi điện cho Phúc. Hiện Phúc đang sống ở Toronto, Canada." TỰ THIÊU Năm 1963, phong trào đấu tranh của Tăng Ni Phật tử chống chính sách phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao trào. Vào mùa Phật Đản năm ấy, ông Diệm lại có chỉ thị cấm treo cờ Phật giáo. Sự đàn áp và bắt bớ Tăng Ni Phật tử diễn ra liên tục từ Huế vào đến Sài Gòn càng làm cho làn sóng biểu tình phản đối dấy lên mạnh mẽ hơn bao giờ. Ngày 11-6, từ tổ đình Phật Bửu Tự (đường Cao Thắng - Sài Gòn), hơn 300 Tăng Ni Phật tử đã biểu tình đi dài đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng . Tại đây Bồ tát Thích Quảng Đức (TQĐ) đã tự thiêu. Sau khi làm lễ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, Ngài ngồi kiết già, tay bắt ấn Cam Lộ, quay mặt về hướng Tây. Ngài tự đổ xăng lên khắp người và mồi lửa được bật lên.... Các Tăng Ni phong tỏa các ngả đường, cả xe cứu hỏa cũng không vào được. Ngọn lửa cứ bốc cao dần.... một vài người, trong đó có cả phóng viên nước ngoài, Peter Brown (người Mỹ) phóng viên hãng thông tấn UPI chụp được và đưa ra ngay trong năm 63 sau đó đã đoạt
- giải nhất ảnh báo chí thế giới. Còn đây là bức ảnh của tác giả Nguyễn Văn Thông (việt nam) BABY IN THE BOX Ngày 21 tháng 05 năm 2005, "Baby in the box" của nhiếp ảnh gia Chick Harrity được trao giải “Thành Tựu Trọn Đời" tại Hoa Kỳ. "Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh chiếc hộp là đưá bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh... Và trước khi tới cái góc nhà, đối diện vối toà nhà, là khách sạn Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi…" Khi gặp mẹ của em bé, bà cho biết chồng bà là một người lính đang đi chiến đấu. Bà có 5 đưá con trai và em bé trong chiếc hộp giấy là con gái út. Vì hoàn cảnh vô cùng nghèo khổ, lương chồng không đủ nuôi 7 miệng ăn, nên các con bà phải đi ăn xin trên đường phố. Tên của em là Trần thị Hết…
- ào ngày mồng Một tháng Hai năm 1968, tức ngày mồng Một Tết Mậu Thân, Tướng cảnh sát Miền Nam Nguyễn Ngọc Loan đã nhằm khẩu súng ngắn vào đầu tù binh Cộng Sản Nguyễn Văn Lém và bóp cò. Ông Nguyễn Văn Lém chết ngay tức thì và khoảnh khắc viên đạn chui vào đầu tù binh cộng sản đã được cố phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ Eddie Adams chụp được. Sự kiện xảy ra vào ngày thứ hai của Sự kiện Mậu Thân, tức cuộc tổng tấn công và nổi dậy của những người Cộng Sản và ủng hộ viên của họ tại các tỉnh miền Trung và Nam Việt Nam. Phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams, người đã qua đời năm 2004 đã tới hiện trường tại khu phố của người Hoa cùng với một đoàn quay phim khi nghe thấy tiếng súng. Khi tới nơi ông nhìn thấy những người lính Nam Việt Nam dẫn một tù binh ra. Adams nghĩ rằng người ta sẽ thẩm vấn tù binh. Tuy nhiên Tướng Loan đã tiến đến phía người bị bắt. Viên tướng này không nói một lời và rút súng bắn vào đầu tù binh. Chấn động Bức ảnh của Eddie Adams ngay lập tức đã lên trang nhất các báo quốc tế. Nó trở thành một trong những hình ảnh được nhớ tới nhiều nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam . Ảnh đã gây sốc cho nười Mĩ và được những người phản chiến dùng phản bác lại tuyên bố
- của chính quyền Hoa Kỳ rằng cuộc chiến đang nghiêng về phía Hoa Kỳ và miền Nam. Cai hinh tren nay` da~ xem han? tu ljeu.Xem shock luon.Ko ngo` no ban' anh y' bat' ngo` den' the', Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhiếp ảnh gia Eugene Smit (1918 - 1978). Bức ảnh được chụp trong thời kỳ 1942-1945 khi ông đưa tin về cuộc chiến ở khu vực Đại Tây Dương. Tác phẩm chụp một thương binh bị bỏ lại trên chiến trường Okinawa, xen lẫn giữa những tiếng rên xiết vì đau đớn là những lời nguyện cầu mong được sống: Hãy cứu tôi !!!
- "Ngày chiến thắng, Quảng trường Thời Đại, 1945", Alfred Eisenstaedt, 1945 Đó là ngày 14/8/1945 khi tin tức quân Nhật đầu hàng Đồng minh loan về, nụ hôn của một chàng thủy thủ với cô y tá lên trang bìa rất nhiều trang báo để loan tin chiến thắng. Một nụ hôn tình cờ nhưng trong giờ phút lịch sử ấy, đó là chất xúc tác để làm nên một nụ hôn đi vào huyền thoại.
- THẢM KỊCH Ở OKLAHOMA/Charles Porter “Một cảnh sát bế một em bé sơ sinh trao cho lính cứu hỏa. Tôi vẫn còn hình dung ra phút kinh hoàng đó. Người lính cứu hỏa đã tháo găng ra trước khi nhận đứa bé vì sợ nó đau. Găng tay rất cứng, thô nhám, và khi bỏ ra, người lính muốn nói rằng họ sẽ thật êm ái với sinh linh nhỏ bé kia. Anh không biết rằng đứa bé đã không còn sống nữa." *CÁI CHẾT CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH IRAQ/Ken Jarecke
- “Chúng tôi đi từ phía Tây Ira, từ Nasiriya về phía Basra, Đến đường cao tốc số 8 và bắt đầu đi về phía Nam, tới thành phố Kuwait. Hình ảnh người lính Iraq là hình ảnh vô tình tôi chợt nhìn thấy trên đường đi: một chiếc xe tải, giữa đường cao tốc hai làn xe. Tôi chỉ biết chắc là anh ta đã nỗ lực những phút giây cuối cùng trong cuộc đời, để được sống, và biết rằng cuộc đời đáng để anh ta sống. Khi phim được tráng và đến văn phòng của AP ở New York, họ in và cho mọi người xem, nhưng rồi họ rút lại. Họ cho rằng nó quá nhạy cảm, quá khủng khiếp ngay cả cho biên tập viên các tờ báo để xem, chứ đừng nói đến việc AP cho họ quyền được đăng lại không. Vì vậy, hầu như bức hình này không xuất hiện ở Mỹ. Ở Anh, tờ London Observer đã đăng bức hình này đầu tiên.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn