intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bức tượng thần Surya, Durya và Harihara của văn hóa Phù Nam, giai đoạn kỷ thứ I - VIII

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Những bức tượng thần Surya, Durya và Harihara của văn hóa Phù Nam, giai đoạn kỷ thứ I - VIII tập trung phân tích những giá trị nghệ thuật thông qua những bức tượng điêu khắc, thể hiện vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ của các vị thần Hinđu giáo mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung Thái Lan và miền Nam Campuchia. Phân tích thủ pháp tạo hình, ý nghĩa biểu trưng của các vị thần Surya, Durga, Harihara có vai trò quan trọng trong niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng của cư dân Phù Nam nói chung và tín đồ Hinđu giáo nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bức tượng thần Surya, Durya và Harihara của văn hóa Phù Nam, giai đoạn kỷ thứ I - VIII

  1. ARTS NHỮNG BỨC TƯỢNG THẦN SURYA, DURYA VÀ HARIHARA CỦA VĂN HÓA PHÙ NAM, GIAI ĐOẠN KỶ THỨ I - VIII VÕ VĂN LẠC Email: vovanlac@tdtu.edu.vn Trường ĐH Tôn Đức Thắng THE STATUES OF SURYA, DURYA AND HARIHARA OF FUNAN CULTURE IN THE PERIOD OF I-VIII CENTURY TÓM TẮT Bài báo tập trung phân tích những giá trị nghệ thuật thông qua những bức ABSTRACT tượng điêu khắc, thể hiện vẻ đẹp và giá The content of the article is focused on trị thẩm mỹ của các vị thần Hinđu giáo analyzing artistic values through statue mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở sculptures, showing the beauty and vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền aesthetic value of Hindu gods that Trung Thái Lan và miền Nam archaeologists have found in the Mekong Campuchia. Phân tích thủ pháp tạo Delta region, the Central of Thailand and hình, ý nghĩa biểu trưng của các vị thần Southern in Cambodia. Through the Surya, Durga, Harihara có vai trò quan statues of the gods Surya, Durga, Harihara trọng trong niềm tin tôn giáo và tín to analyze the forming tactics, the ngưỡng của cư dân Phù Nam nói chung symbolic meaning plays an important role và tín đồ Hinđu giáo nói chung. Qua đó, in the beliefs of religion and belief of the thấy được sự vận động và dịch chuyển Funan residents in particular and Hindu in của tư duy tạo hình qua các vùng miền general. Thereby, seeing the movement khác nhau phản ảnh tính đặc trưng và sự and locomotion of shaping thinking khác biệt trong dòng chảy của văn hóa, through different regions. Reflecting the tôn giáo Ấn Độ với các nước specificity and difference in Indian cultural trong khu vực. and religious flows with regional countries. Từ khóa: Điêu khắc, Phù Nam, Surya, Durga, Harihara Keywords: Sculpture, Funan, Surya, Durga, Harihara ĐẶT VẤN ĐỀ một phương tiện và động lực quan trọng chuyển tải 1 Sau khi Hỗn Điền (Kaundinya) chinh phục Liễu Diệp thành tựu của nó tới vùng Đông Nam Á, một khu vực 2 (Soma=Mặt trăng) - nữ chúa trẻ tuổi của sứ Phù Nam. quan trọng trên con đường giao lưu Đông - Tây. Đồng Hỗn Điền cưới Liễu Diệp làm vợ rồi lên làm vua Phù bằng sông Cửu Long hay nói chính xác hơn, châu thổ Nam. Trải qua nhiều đời vua, Phù Nam trở thành một Cửu Long, được coi là một bộ phận của vương quốc đế quốc hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á3. Phù Nam, không nằm ngoài bối cảnh đó” [Lê Thị Quá trình xây dựng nhà nước, Phù Nam tiếp biến Liên 2017: 10]. Một minh chứng sinh động nhất những tư tưởng văn hóa khác nhau trên thế giới4. thông qua bức tượng các vị thần Hinđu giáo đã thể 5 Trong đó, tôn giáo, tín ngưỡng Ấn Độ đóng vai trò hiện những yếu tố tương đồng và khác biệt trong tư quan trọng trong việc phát triển đời sống văn hóa tinh duy tạo hình. Điều đó chứng tỏ rằng, yếu tố bản địa thần. Hindu giáo chi phối với tầng lớp quý tộc rất hóa trong từng khu vực và lãnh thổ đã in đậm trong mạnh, Phật giáo ảnh hưởng đời sống tinh thần của cư dấu ấn tạo hình của mỗi địa phương. Tuy nhiên, vấn dân bình dân. Theo sử liệu “Trong thời kỳ nền Văn đề đặt ra hiện nay: 1) Sự nhận thức và hiểu biết về vai minh Ấn độ tỏa sáng, Phật giáo và Hinđu giáo đã là trò lịch sử Nhà nước Phù Nam đối với lịch sử Nhận bài (Received): 26/8/2019 Phản biện (Revised): 10/9/2019 Duyệt đăng (Acceptep for publication): 20/9/2019 38 SỐ 30/2019
  2. ARTS dân tộc Việt Nam; 2) Sự ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo Lịch sử phát hiện: Từ 1816, các nhà nghiên cứu tìm Ấn Độ đối với quá trình xây dựng và phát triển đế chế thấy một số miếng vàng tại chùa Cây Mai (Chợ Lớn - Phù Nam; 3) Mỹ thuật Phù Nam và mối quan hệ của Thành Phố Hồ Chí Minh). Năm 1878 - 1879 tìm thấy nó trong các nước Đông Nam Á giai đoạn thế kỷ I- văn minh chữ Phạn tại chùa Prasat Pram di tích Gò VIII. Với những vấn đề như vậy, bài báo này nhằm Tháp, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1879, Bác sĩ A. Corre đã cung cấp cái nhìn hơn sâu hơn vấn đề đặt ra. công bố các cổ vật tìm thấy trên núi Ba Thê - An Giang. Về Địa lý: Nhà nước Phù Nam chinh phục nhiều đất Năm 1880 - 1887 nhiều phế tích, hiện vật tại Núi đai rộng lớn, đã bành trướng thế lực hùng mạnh, tấn Sam, Bảy Núi tỉnh An Giang, Trà Vinh và Biên Hòa công mười vương quốc thuộc vùng thung lũng sông đã được xác định. Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ Mê Kông. Lãnh thổ kéo dài từ miền Nam Việt Nam XX, Lunet de Lajonquìere đã tiến hành nhiều đợt đến tận phía Bắc và vùng hạ lưu Myanmar. Điều khai quật ở vùng đất Nam Bộ và Campuchia vào các đáng chú ý “Vị trí của Vương Quốc Phù Nam ở khu năm (1899-1901, 1903-1909). Từ 1902-1945, hơn vực Đông Nam Á và châu Á khá đặc biệt. Từ trước 300 địa điểm di tích được xác định tại các tỉnh miền Công Nguyên,vùng đất phía Nam bán đảo Nam Nam Việt Nam gần sông Mê Kông. Năm 1937, Đông Dương đã là nơi sớm đón nhận những đợt “L.Malleret tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhiều di thiên di lớn, của nhiều tộc người khác nhau ở vùng tích vùng Nam Bộ. Năm 1944, khai quật di tích Óc Châu Á và Nam Á” [Phan An 2004: 312]. Theo Eo và phát hiện rất nhiều cổ vật và trong bộ sách L' David P.Chandler, trung tâm của Phù Nam ở vào Archeologie du Deita du Mékong” gồm 4 tập, xuất phía Nam và Đông của Phnôm Pênh hiện nay [David. bản 1959 và 1963 đã thể hiện tương đối đầy đủ các P. Chandler 1993: 20]. Theo nghiên cứu của minh chứng về sự tồn tại và phát triển của Nhà nước P.Pelliot, Phù Nam là một đế quốc rộng mênh mông, Phù Nam có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trong khu bao gồm Nam Bộ Việt Nam, Campuchia, thung lũng vực Đông Nam Á. sông Mê Nam và cả bộ phận bán đảo Mã lai [P.Pelliot 1903: 248]. Còn G. Coedes cho rằng lãnh thổ của Từ 1975, sau ngày đất nước thống nhất, các nhà quốc gia này ngược lên phía Bắc, đến tận Nha Trang- nghiên cứu Việt Nam đã khai quật 90 di tích. Kết Khánh Hòa, nơi tìm thấy bia võ cạnh [G. Coedes quả đã tìm thấy rất nhiều hiện vật về văn hóa, nghệ 1931: 1-12]. Với phạm vi rộng lớn như vậy, ít nhiều thuật, tôn giáo của Phù Nam - Óc Eo và công bố sự ảnh hưởng của tôn giáo như Phật giáo và Hindu trong các tài liệu 1997, 2002 về kết quả khai quật giáo đã có sự lan tỏa trong các cộng đồng và dân tộc văn hóa Óc Eo. trong giai đoạn từ thế kỷ thứ I-VII, đặc biệt hệ thống các vị thần có vai trò rất lớn trong tâm thức của người Trong quá trình khai quật, các nhà nghiên cứu đã Phù Nam. phát hiện nhiều tượng tôn giáo, trong đó, hệ thống tượng Ấn Độ giáo thể hiện một trình độ điêu luyện trong chạm khắc. Những tượng như Surya, Dugra, Harihara được tìm thấy tại miền Nam Việt Nam thuộc giai đoạn văn hóa Phù Nam - Óc eo từ thế kỷ thứ I - VII. Bên cạnh đó, những nhà khảo cổ Thái Lan đã tìm thấy những bức tượng Surya ở miền Trung Thái Lan, có niên đại cùng thời với các bức tượng tìm thấy tại Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, những bức tượng Durga, Harihara cũng đã được tìm thấy tại miền Nam Campuchia, có niên đại vào thế kỷ VI - VII. Thông qua những bức tượng, nói lên tinh thần tiếp biến và thay đổi mang màu sắc văn hóa địa phương trong gian đoạn Phù Nam. Tượng thần Surya: Theo quan niệm của Hinđu giáo, hình tượng Surya được cung kính như một hiện thân hữu hình của ông Trời mà người dân Phù Nam nói riêng, cư dân theo tôn giáo Hinđu giáo nói chung có thể tôn kính hàng ngày. Hơn nữa, Surya H.1: như là một hiện thân của thần Shiva và thần Vishnu. “Tượng thần Surya”, Chính vì vậy, bức tượng được miêu tả một cách chất liệu đá, thanh thoát, chứa đựng vẻ đẹp thanh cao. Thần Lưu trữ tại bảo tàng Lịch sử Surya, ký hiệu BTLS5527 [H.1], được tìm thấy vào Tp. Hồ Chí Minh. 1928, tại Ba Thê (Óc Eo), tỉnh An Giang, hiện đang 39 SỐ 30/2019
  3. ARTS lưu trữ tại bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Tượng thể hiện bằng chất liệu đá, kích thước 89 x 37 x 16cm. Tượng Surya là một tác phẩm đạt sự chuẩn mực về yếu tố tả thực một cách sinh động. Trình độ điêu khắc một cách điệu luyện; cấu trúc tượng đạt sự chuẩn mực hài hòa, sinh động. Nón miêu tả hình trụ: chiếc mũ cao, phù hợp với tỉ lệ hài hòa với khuôn mặt. Sau đầu miêu tả thêm phần hào quang - biểu trưng ánh sáng chiếu rọi của vị thần. Chân dung đạt một trình độ tả thực. Phần thân mặc trang phục dài xuống tận đầu gối. Phần hai cánh tay, đưa ra đối diện với ngực và cầm hai bông sen. Phần chân đã bị mất nhưng vẫn thể hiện tư thế vị thần nghiêm trang, cân đối, hài hòa. H.3: Bức tượng Surya, ký hiệu BTMT 185 [H.2], được tìm “Tượng thần Durga”, chất liệu đá, thấy tại Thái Hiệp Thanh, huyện Hòa Ninh, tỉnh Tây Lưu trữ tại Ninh. Tượng thể hiện bằng chất liệu đá, với kích bảo tàng Kiên Giang. thước 42 x 20 x 10cm. Hiện đang lưu trữ tại bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Tượng được chạm Cũng trong giai đoạn này, các nhà khảo cổ học Thái khắc tinh xảo, chú trọng đến các chi tiết. Phần đầu Lan đã phát hiện bức tượng vị thần Surya [H.3] hoàn của tượng thể hiện tỉ lệ cân đối hài hòa, phần nón thể toàn khác về kiểu thức tạo hình và với tượng Surya hiện hình trụ, chạm khắc các chi tiết quanh vành mũ. được tìm thấy ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm Chân mày dài, trán cao, thể hiện sự mạnh mẽ. Mắt to, 1929, bức tượng được tìm thấy tại Si Thep, tỉnh dài, miệng rộng, có râu và tai dài. Toàn bộ khuôn mặt Phechabun, Thái Lan. Tượng có chiều cao 92cm, vị thần thể hiện sự dũng mãnh, thanh thoát. Phần thân chất liệu đá, hiện đang lưu trữ tại bảo tàng quốc gia miêu tả mặc áo cổ tròn, váy dài xuống tận gần đấu Thái Lan. Bức tượng đã thể hiện trang phục ngang gối. Quanh phần ngực có chạm khắc các chi tiết. đầu gối. Tay dài và mang khuyên tai, mũ hình trụ, Cách tạo khối viên mãn, no tròn, thanh thoát. Hai phần chính giữa đã chạm khắc các họa tiết, yếu tố này cánh tay đã bị mất. Sự thể hiện các chi tiết và sự khái không tìm thấy ở các bức tượng tại miền Nam Việt quát trên trang phục đã tạo cho vẻ đẹp hoàn thiện. Nam. Thủ pháp chạm khắc rất tinh tế, các nhà điêu Bức tượng thể hiện một vị thần có tính nghiêm trang, khắc đã thể hiện phần trang phục bó sát cơ thể, và thể tĩnh lặng. hiện nhiều chi tiết hoa văn trên phần cổ. Hình tượng Surya tượng trưng cho vị thần mặt trời, theo kinh Veda của Ấn Độ, đây là một vị thần quan trọng có khả năng sản sinh ra sức mạnh, nhưng thủ pháp tạo hình và giá trị thẩm mỹ được thể hiện trên những bức tượng tìm thấy ở Việt Nam và Thái Lan là hoàn toàn khác nhau. Điều đó khẳng định rằng, trong việc tiếp cận tư tưởng Hindu giáo, mỗi vùng miền đã hình tượng hóa đặc trưng theo quan điểm thẩm mỹ, để tạo nên tính chuyên sâu. Những bức tượng nữ thần Durga: Bức tượng ký hiệu BTLS 5552 [H.4], tượng được tìm thấy năm 1902, tại Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Bức tượng có kích thước 102 x32 x 16cm, chất liệu bằng đá sa thạch, niên đại nửa đầu thế kỷ VII, hiện đang lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Thần Durga là một trong những người vợ của thần Siva, được biết đến là nữ thần chiến thắng quỷ trâu. Đây là vị nữ thần có dấu ấn sâu đậm trong H.2: đời sống tinh thần của các tín đồ Hinđu và được tôn “Tượng thần Surya”, thờ như biểu tượng của lực lượng siêu nhiên, thánh chất liệu đá, thiện diệt trừ và chiến thắng cái ác. Tượng Durga Lưu trữ tại bảo tàng Lịch sử được miêu tả bố cục cân đối, cầu trúc các bộ phận hài Tp. Hồ Chí Minh. hòa, chú trọng yếu tố hiện thực. Tượng thể hiện vị 40 SỐ 30/2019
  4. ARTS vị nữ thần: Phần đầu đội mũ hình trụ, tỉ lệ hài hòa. khuôn mặt tuân thủ chạm khắc theo xu hướng tả thực. Phần mặt: khuôn mặt tròn, chân mày cao, mũi cao, Phần ngực - hai bầu vú sử dụng thủ pháp cường điệu. miệng mỉm cười, tai dài, đặc điểm tổng thể khuôn Tạo hình khối căng đầy, biểu hiện yếu tố gợi cảm mặt hơi ảnh hưởng đặc điểm nam thần, cổ cao, phù trong bức tượng. Phần thân gồm có bốn cánh tay, hợp tỉ lệ chung. Phần ngực thể hiện hình khối đầy nhưng đã bị gẫy hết ba cánh tay, chỉ còn lại một cánh đặn, hai cặp vú cao, thể hiện sức sống mạnh mẽ. tay phải phía sau còn nguyên vẹn. Các cánh tay nắm Phần bụng thon nhỏ, tạo ra đặc điểm nữ tính. Cơ thể các biểu tượng có thể giống với tượng Durga của Việt gồm có bốn tay: Tượng có bốn tay, hai tay phía sau Nam. Các cánh tay và bàn tay thể hiện sự cân đối với cầm tù và (tay phải) và một đĩa tròn (tay trái), hai tay cơ thể. Nhưng ngón tay chính xác, tinh tế, thanh nhã. phía trước tựa lên hai trụ đỡ (...), những cánh tay thể Phần trang phục Sarong của tượng được khái quát, hiện có phần thô, to so với tỉ lệ cơ thể. Hình ảnh các ước lệ, tạo yếu tố mềm mại. Trên trang phục thể hiện bàn tay và ngón tay thể hiện chi tiết, sinh động. những được vạch theo hướng rẻ quạt, tạo ra các chi Tượng mặc sà rông có nhiều nếp gấp nhấp nhô hình tiết sinh động. Toàn bộ bức tượng đứng trên bệ, miêu sóng nước với chiếc thắt lưng ôm lấy thân hình thon tả đầu trâu. thả. Toàn bộ cơ thể nữ thần đứng trên bệ có miêu tả hình tượng đầu trâu có hai chiếc sừng cong, con trâu này là hình ảnh tượng trưng cho Quỷ trâu (ngưu ma vương) bị nữ thần Durga khuất phục, giúp loài người thoát khỏi những tai ương khuấy nhiễu. Bức tượng Durga thứ hai được tìm thấy tại Kè Một, tỉnh Kiên Giang [H.5]. Kích thước 38cm, chất liệu bằng đồng, thuộc niên đại thế kỷ VII - VIII, tượng đang lưu giữ tại Bảo tàng Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tượng Durga, chất liệu đồng, kích thước nhỏ, nhưng diễn tả tư thế, bố cục hài hòa sinh động. Tượng thể hiện nữ thần với hình khối chắc khỏe. Tượng mặc Sarong, dây đai chạm khắc sinh động. Tượng có 4 cánh tay và cách thức giống tượng [H.4] nhưng sự khác biệt là hình ảnh các cánh tay thon, gọn cân đối với cơ thể, thể hiện vẻ đẹp nữ tính. Bên cạnh đó, hai chiếc gậy thon, gọn phù hợp với hai cánh tay. Toàn bộ cơ thể chuyển động mềm mại, phần mông bên phải cao hơn mông bên trái, tạo bố cục chuyển động. Toàn bộ cơ thể tượng đứng trên bệ - chạm khắc H.4: “Tượng thần Durga”, H.5: “Tượng thần Durga”, đầu trâu. Phần cơ thể của tượng chứa đựng vẻ đẹp chất liệu đá, Lưu trữ tại chất liệu đá, Bảo tàng Lịch sử Lưu trữ tại sinh động, mềm mại, đánh mất sự khô cứng trong quy Tp. Hồ Chí Minh Bảo tàng Kiên Giang tắc cân đối của bức tượng. Năm 1953, các nhà khảo cổ ở Campuchia đã tìm thấy Năm 1923, bức tượng Durga [H.7] tìm thấy bởi hai bức tượng Durga [H.6] tại làng Wat Sirei Sakor, George Groslier, huyện Angkor Borei, tỉnh Takeo, huyện Kampong Trabaek, tỉnh Prey Veng. Bức tượng Campuchia chất liệu bằng đá, kích thước thể hiện bằng chất liệu đá, kích thước: 106 x 42 x 49x15x10cm, bức tượng thuộc thế kỷ VI, hiện đang 16cm, niên đại tồn tại từ thế kỷ VII - VIII, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng quốc gia Cambodia. Bức tượng lưu trữ tại bảo tàng quốc gia Campuchia. Bức tượng thể hiện phong cách chạm tượng ảnh hưởng nhiều từ miêu tả vị thần Durga đạt sự chuẩn mực về trình độ nghệ thuật Ấn Độ. Cấu trúc, tỉ lệ tuân thủ theo thủ điêu khắc, thể hiện một tư duy tinh tế trong vấn đề tạo pháp cường điệu, thể hiện yếu tố hiện thực; Kích khối và bề mặt láng bóng. Durga là vị thần được tôn thước tượng to lớn. Giá trị thẩm mỹ hoàn toàn khác thờ như biểu tượng của lực lượng siêu nhiên thánh với bức tượng Durga [H.3], bề mặt chất liệu thô, ráp. thiện diệt trừ và chiến thắng cái ác. Về tổng thể, bức Toàn tượng tạo nên tính cân đối, nghiêm trang và tượng đạt sự hài hòa cân đối, sự kết hợp thủ pháp hiện lạnh lùng, khô cứng. Tượng có bốn tay, tất cả đã bị thực và cách điệu tạo bức tượng đạt yếu tố sinh động. mất, hiện nay chỉ còn một bàn tay nhưng dấu hiệu cho Nón hình trụ cao - phù hợp tỉ lệ khuôn mặt của bức thấy, hai tay trước cầm gậy và đặt sát hông, tạo nên bố tượng. Khuôn mặt bầu, tròn, mắt, mũi, miệng thể cục khép kín, khác với một số tượng cùng thời được hiện đặc điểm của người bản địa. Mắt hơi xếch, mũi tìm thấy ở Việt Nam. Phần trang phục Sarong bó sát thấp, miệng nhỏ, cằm ngắn, tai dài. Cấu trúc đặc điểm cơ thể, vì vậy tạo nên những hình khối chuyển động. 41 SỐ 30/2019
  5. ARTS Như vậy, thông qua bốn bức tượng của miền Nam vuốt thành búi cao, phía trước có gắn nơ, các lọn tóc Việt Nam và miền Nam Campuchia cho thấy tính xòe ra hai bên nhanh vành cánh hoa, con mắt thứ ba ở khác biệt rất rõ, mặc dầu chịu sự ảnh hưởng từ mẫu giữa trán được thể hiện một nửa (biểu tựợng của thần tượng tôn giáo Ấn Độ. Nhưng, mỗi vùng miền đã tạo Shiva) [Lê Thị Liên 2001: 81-82]. Chân mày thể hiện nên diện mạo khác biệt của hình thức của tượng. khối cao, dài, mắt nhỏ, thể hiện bằng đường công tua, Thông qua những bức tượng có thể quy từ hai phong thể hiện nhìn thẳng vào người đối diện. Mũi cao thể cách: phong cách tĩnh, nghiêm trang bao gồm tượng hiện hình khối thanh thoát, gọn gàng; miệng rộng kết Durga [H.4], [H.6], phong cách động, bố cục linh hợp khắc nét và khối, tai dài, cổ cao. Toàn bộ khuôn hoạt tượng Durga [H.5], [H 7]. mặt hơi dài. Bức tượng mang yếu tố tả thực, đạt yếu tố nghiêm nghị, toàn bộ bức tượng toát ra tinh thần mạnh mẽ. Cùng trong phong cách này, tượng Harihara [H.10] được tìm thấy tại miền Nam Campuchia thể hiện sự khác biệt về thủ pháp tạo hình. Bức tượng có niên đại VII - VIII, chất liệu đá, kích thước: 90.2x34x15.2cm, hiện đang lưu trữ tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York. Các chi tiết tương đối tinh tế, từ phần tóc vẫn chia ra hai phần, ý nghĩa cũng gần giống như bức tượng ở Việt Nam đến các hình khối trên khuôn mặt. Tỉ lệ, cấu trúc đạt một sự chuẩn mực, tạo ra sự thanh thoát trong hình khối. Với đôi mắt nhìn xuống, mũi cao, miệng nhỏ đã tạo nên tính khác biệt trong việc khắc họa đặc trưng các vị thần. Thông qua bức tượng, thể hiện một vẻ đẹp từ hình khối và tỉ lệ, cho thấy trình độ chạm khắc đạt một sự tinh tế. Với hai bức tượng Harihara tìm thấy ở miền Nam H.6: “Tượng thần Durga”, H.7: “Tượng thần Durga”, Việt Nam và một bức tìm thấy ở miền Nam chất liệu đá, chất liệu đá, Campuchia, thể hiện thủ pháp tạo hình khác nhau. Có Lưu trữ tại Bảo tàng Lưu trữ tại Bảo tàng quốc gia Campuchia quốc gia Campuchia thể nói rằng, người Phù Nam khi tiếp biến các vị thần từ Ấn Độ giáo tùy theo hoàn cảnh, vùng miền, tâm lý Những bức tượng thần Harihara: Bức tượng tạo hình họ đã thay đổi, sáng tạo nên những vị thần Harihara [H.8] chỉ còn lại phần đầu, tìm thấy Óc Eo, mang đặc điểm riêng biệt cho riêng mình. Điều đó, có huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, tượng được thể hiện thể khẳng định rằng dòng chảy văn hóa ảnh hưởng từ bằng đá, niên đại thế kỷ thứ V, tượng được lưu trữ tại Ấn Độ luôn được tiếp biến và thay đổi nhằm phù hợp Bảo tàng An Giang, thành phố Long Xuyên, tỉnh An với đời sống của văn hóa bản địa. Giang, Việt Nam. Harihara là sự kết hợp của hai vị thần, Hari tương ứng với thần Vishnu và Hara tương Bằng tài năng chạm khắc trong tạo hình, những bức ứng với thần Shiva. Đầu đội nón hình trụ cao gấp đôi trượng Surya, Durga và Harihara đã đạt được trình khuôn mặt của vị thần. Khuôn mặt tròn, bầu bĩnh, độ điêu luyện trong biểu đạt tâm trạng. Hình khối, chân mày nhỏ, mắt to, nổi khối rõ ràng, mũi cao, đặc điểm, kỹ thuật tạo hình tinh tế, cấu trúc hài hòa, miệng cười, hình khối chạm khắc sắc sảo, tai dài, đạt trình độ thẩm mỹ. Những bức tượng thần thuộc giữa trán có con mặt thứ ba (biểu tựợng của thần Ấn Độ giáo thuộc giai đoạn Phù Nam - Óc Eo đã Shiva). Có mũ hình ống, hơi thuôn, chỏm bằng (biểu chứng minh tinh thần tiếp nhận tư tưởng tôn giáo của tượng của Vishnu). Toàn bộ bức tượng toát lên vẻ đẹp Ấn Độ và sự biến thể rõ nét qua thủ pháp tạo hình theo thánh thiện, ngây thơ, hình khối tròn trịa, viên mãn. từng vùng miền. Điêu khắc giai đoạn văn hóa Phù Nam - Óc Eo đạt một độ điêu luyện trong tư duy tạo Bức tượng Harihara [H.9], tìm thấy huyện Ba Thê, hình, thể hiện sự tiếp nhận và thay đổi có sáng tạo tỉnh An Giang, kích thước của tượng 31cm, chất liệu trong thủ pháp chạm khắc. đá, thuộc thế kỷ thứ VII, hiện đang lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh với thủ pháp chạm khắc khác biệt với tượng Harihara [H.5]. Đầu tượng đội mũ hình ống, cao, phần dưới lớn, phần trên nhỏ hơn, thể hiện sự nhẹ nhàng, nón chia đều hai nửa. Nửa bên trái có mũ hình ống, hơi thuôn, chỏm bằng (biểu tượng của Vishnu); nửa bên phải các lọn tóc 42 SỐ 30/2019
  6. ARTS CHÚ THÍCH 1 Theo thư tịch Trung Hoa, Hỗn Điền người đến Phù Nam từ một nước ở phía Nam và vượt biển bằng thuyền có thể đến từ Ấn Độ hoặc bán đảo Mã Lai. 2 Sau một mũi tên thần của Hỗn Điền đã làm xuyên thủng thuyền của Liễu Diệp, sau đó Liễu Diệp xin hàng và Hỗn Điền cưới Liễu Diệp làm vợ. Liễu Diệp là một nữ vương trẻ tuổi, khỏe mạnh của một nước có “tục khỏa thân, xăm mình, xõa tóc” [dẫn theo Phan Huy Lê 2004: 231]. 3 Theo thư tịch cổ Trung Quốc, đế chế Phù Nam gồm đến hơn 10 nước, trong đó có ghi tên một số nước: Đốn tốn (hay Điển Tôn), Khuất Đô Côn, Cửu Trĩ (có lễ cũng là Câu Lợi hay Đầu Câu Lợi tức Takola/Takkola), Điền Tôn, Kim Lân... Chưa rõ vào H.8: thởi điểm cụ thế nào, có thể vào đời Tùy (589-618), “Tượng thần Harihara”, hai nước Xích Thổ, Chân Lạp cũng trở thành thuộc chất liệu đá, quốc Phù Nam [Jan M. Pluvier: 1995]. Lưu trữ tại 4 Bảo tàng An Giang Vào thời kỳ đầu công nguyên, vương quốc Phù Nam, với vị trí nằm ở nơi gặp nhau của các con đường giao lưu của thế giới Bắc - Nam và Đông - Tây, vì vậy tiếp tục đón nhận nhiều luồng di cư và những tác động văn hóa của nhiều khu vực quốc gia trên thế giới, Trong đó, phải kể đến ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ [Phan An 2004: 312]. 5 Về văn hóa tinh thần cư dân Phù Nam thờ đa thần, tín ngưỡng thờ đá, thờ lửa. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ rõ nét trong việc cư dân Phù Nam vừa sùng bái đạo Bà la môn,vừa tín ngưỡng phật giáo [Phan Huy Lê 2004: 231]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan An (2004), Vương quốc Phù Nam - tiếp cận dưới góc độ dân tộc học, Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. H.9: “Tượng thần Harihara”, 2. Lê Thị Liên (2003), Nghệ thuật phật giáo và chất liệu đá, Hindu giáo ở ĐBSCL trước thế kỷ thứ X, Luận án Lưu trữ tại Bảo tàng tiến sĩ, Viện khảo cổ học, Hà Nội. Lịch sử Tp.Hồ Chí Minh 3. Phan Huy Lê (2004), Qua di tích văn hóa Óc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam, Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 5. Võ Văn Lạc (2017), “Hình tượng nữ thần trong điêu khắc đá từ thế kỷ 11-12 tại Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Giáo dục nghệ thuật, số 20/2017, Tr.36. 6. David. P. Chandler (1993), Ahistory of Cambodia, Bangkok, p. 20. 7. P.Pelliot (1903), Le Fou-nan, BEFEO, III, p.248. 8. G. Coedes (1931), Deux inscriptions sanskrites du Fou-nan, BEFEO, XXXI, p.1-12; 9. G. Coedes (1948), Deux inscriptions sanskrites du Fou-nan, BEFEO, XXXI, p.1-12. 10. Jan M. Pluvier (1995), Historical Atlas of Saouth - East Asia, E.J. Brill, Leiden - H.10: New York - Holn. “Tượng thần Harihara”, chất liệu đá, Lưu trữ tại B, New York 43 SỐ 30/2019
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1