intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những cây 'nêm nếm' có tác dụng chữa bệnh

Chia sẻ: Nguyen Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

72
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Quả khế có vị chua dùng để làm mềm và khử mùi thức ăn, gừng cay nóng nên ăn kèm với những món thịt nguội giúp tiêu hóa tốt... Những cây này vừa làm gia vị, lại có hoa, trái đẹp mắt nên được trồng làm cảnh trong nhà. Thay vì phải ra chợ mua rau gia vị, nhiều gia đình trong thành phố dùng những chiếc chậu nhỏ để trồng các loại cây này ngay tại nhà cho tiện. Mỗi lần chế biến món ăn, người nội trợ chỉ cần ra trước nhà hái vài đọt rau xanh thái...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những cây 'nêm nếm' có tác dụng chữa bệnh

  1. Những cây 'nêm nếm' có tác dụng chữa bệnh
  2. Quả khế có vị chua dùng để làm mềm và khử mùi thức ăn, gừng cay nóng nên ăn kèm với những món thịt nguội giúp tiêu hóa tốt... Những cây này vừa làm gia vị, lại có hoa, trái đẹp mắt nên được trồng làm cảnh trong nhà. Thay vì phải ra chợ mua rau gia vị, nhiều gia đình trong thành phố dùng những chiếc chậu nhỏ để trồng các loại cây này ngay tại nhà cho tiện. Mỗi lần chế biến món ăn, người nội trợ chỉ cần ra trước nhà hái vài đọt rau xanh thái nhỏ cho vào nồi canh, dĩa thịt, sẽ có ngay món ăn ngon, đẹp mà giàu hương vị. Một số loài trong đó còn có tác dụng chữa bệnh. 1. Sung Sung có tên khoa học là Ficus racemosa hay Ficus glomerata Roxb. Đây là loài cây thân gỗ, to cao, không có rễ phụ. Quả sung thuộc loại quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Quả sung mọc thành từng nhóm trên thân cây và trên những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, vị ngọt ăn sống được. Người ta dùng quả sung chín làm mứt tết hoặc quả xanh nấu canh với
  3. chân giò cho phụ nữ đang nuôi con ăn để có nhiều sữa. Ngoài ra quả này còn có công hiệu bổ dạ dày, thanh tràng, giải độc, thường dùng để chữa các chứng bệnh viêm ruột, hầu họng sưng đau, trĩ,... Theo phân tích dinh dưỡng, trong quả sung có các thành phần như: đường glucoza, xacaro, gluco, axit citric, các axit hữu cơ, hổ phách, men lipid, men protein...Các nhà khoa học trên thế giới còn phát hiện nhựa sung có thể trị được bệnh ký sinh trùng đường ruột và chống ung thư. Ở nước ta, lá sung non còn được dùng ăn kèm với các món ăn dân dã như: gỏi cá, nem thính, các món thịt nướng... 2. Khế Khế còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lăng tử, dương đào, ngũ liêm tử, có tên khoa học là Averrhoa carambola L. Quả khế mọng thuôn, có 5 cạnh, vị chua chứa đường, vitamin B1, C2, kali oxalat, và vài chất có lợi khác. Người ta dùng quả khế như một
  4. loại gia vị để kết hợp chế biến món ăn hoặc dùng như nguyên liệu để làm mứt, ô mai. Do có tính khử mùi tanh và làm cho nguyên liệu mềm hơn nên từ lâu người dân ta đã dùng khế làm gia vị nấu các món ăn dân dã phổ biến như: canh lươn nấu khế, khế xanh nấu ốc nhồi, canh bò nấu khế chua, cá lóc nấu canh khế… Thêm vào đó, khế vị chua ngọt còn có công dụng trị phong, nhiệt, ho, đau họng, sốt. Rễ cây trị đau khớp, đau đầu mãn tính. Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, chấn thương bầm giập, mụn nhọt và viêm mủ da. Hoa trị sốt rét, trẻ em kinh giản, trị chứng thận hư, kém tinh khí, ho khan, ho đờm, kiết lỵ. Vỏ cây chữa ho, trẻ em lên sởi, giúp sởi mọc tốt. Tuy nhiên những người bị bệnh thận không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận. 3. Gừng Gừng còn gọi là khương, sinh khương, can khương, tên khoa học là Zingiber officinale Rosc.
  5. Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao 0,6 đến 1m. Thân rễ mọc thành củ, lâu dần thành xơ. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài tới 20cm, cụm hoa mọc sít nhau, hoa dài 5cm, rộng 2-3cm, tràng hoa màu vàng xanh, mép cánh hoa và nhị hoa màu tím. Gừng tươi có tác dụng chống lạnh, giải cảm, tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt. Gừng khô có tác dụng ôn trung tán hàn. Gừng khô chữa đau bụng lạnh, kém tiêu, tiêu chảy. Vỏ gừng tiêu phù thũng. Từ lâu, nhân dân ta đã biết dùng gừng tươi làm mứt tết, làm gia vị và cất tinh dầu làm thuốc. Một số món ăn thường dùng với gừng như: các món cá, thịt kho, nướng hoặc luộc. 4. Cà chua Tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill. Đây loài cây thảo sống theo mùa, thân cây tròn, phân nhiều cành. Cà chua tự thụ phấn là chủ yếu, do đặc điểm cấu tạo của hoa.
  6. Loài thực vật này có nguồn gốc ở Peru, Bolivia và Ecuador. Quả cà chua chín thuộc loại quả mọng nước bao gồm vỏ, thịt quả màu đỏ, hồng, cam hay vàng và trơn láng khi chín. Quả có 2 hay nhiều ngăn chứa nhiều hạt. Ngày nay còn có loại cà chua chuyển gen quả màu tím. Trong quả cà chua còn xanh có chứa một lượng khá nhiều chất tomatine. Lượng chất này giảm dần theo mức độ chín của trái và biến mất hoàn toàn khi trái chín đỏ. Khi chế biến cà chua xanh làm đồ hộp, chất tomatine tan theo nước muối do đó có thể ăn trái xanh đã chế biến mà không hại. Quả cà chua mặc dù giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát tươi ở nhiều nước, còn dùng dưới dạng tương, nước sốt, nấu canh… Trong quả chín có nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, có nhiều vitamin: caroten, B1, B2, C; axit amin và các chất khoáng quan trọng: Ca, P, Fe... Ăn cà chua sẽ tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hóa máu có
  7. dư axit, lợi tiểu, thải urê, giúp tiêu hóa dễ các loại bột và tinh bột. 100 g cà chua có thể cung cấp 33% vitamin C cần thiết hàng ngày. Cà chua trồng chủ yếu để lấy quả ăn, nhưng cũng có giá trị sử dụng làm thuốc. Cà chua được chỉ định dùng trong trị suy nhược, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mãn tính, trạng thái đa huyết, máu tăng độ nhớt, xơ cứng động mạch, bệnh về mạch máu, tạng khớp, thống phong, thấp khớp, thừa urê huyết, sỏi niệu đạo và mật, táo bón, viêm ruột. Dùng ngoài để chữa trứng cá (dùng quả cà chua thái lát mà xoa) và dùng lá xát lên chữa lành vết đốt của sâu bọ.. Ngoài ra đọt cà chua (lá non) được nhân dân dùng đắp mụn nhọt, nơi viêm tấy bằng cách: lấy đọt cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vào vài hạt muối. Đắp lên nơi mụn nhọt hay viêm tấy, băng lại. Ngày làm một hai lần cho đến khi khỏi. 5. Rau mùi Rau mùi hay còn gọi là hồ tuy, hương tuy, nguyên tuy, ngò hay ngổ, có tên khoa học Coriandrum sativum L.
  8. Đây là loài cây thảo nhỏ mọc hằng năm, cao 35-50cm, thân nhẵn. Thân và lá vò có mùi thơm dễ chịu. Lá ở gốc có cuống dài. Những lá phía trên có lá chét chia thành những thùy hình sợi nhỏ, nhọn. Hoa trắng hay hơi hồng. Rau mùi có vị cay, tính ấm và mùi thơm dịu nên được dùng làm tăng hương vị các món ăn quen thuộc như: canh, các món xào, ăn kèm với rau sống... Ngoài ra rau mùi còn dùng để uống có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hóa, kích thích và làm tiêu đờm trệ. Có thể trồng rau mùi trong chậu nhỏ, đặt ở cửa phòng hoặc những nơi có ánh sáng nhẹ giúp mang lại màu xanh yên bình trong nhà. 6. Thì là Tên khoa học là Anethum graveolens L, thì là - loài cây lấy lá làm gia vị và lấy hạt làm thuốc, được sử dụng rất phổ biến ở châu Á và vùng Địa Trung Hải.
  9. Đây là cây thân thảo sống hằng năm, cao 0,3-1m. Hoa có màu vàng, mọc thành tán kép gồm 10 gọng. Quả hình trứng dài 3mm, rộng 1,5mm dẹp ở lưng. Thì là trồng chủ yếu để lấy lá ăn, nấu với cá. Ngoài ra tinh dầu của lá và quả thì là có tính kích thích ăn ngon miệng và dễ tiêu hoá. Quả thì là dùng làm thuốc giúp dễ tiêu hoá, chống co thắt, thông kinh, gây tiết sữa và lợi tiểu. 7. Bạc hà Bạc hà tên khoa học là Mentha arvensis L. Cây này thường mọc ngầm tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài. Lá bạc hà thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4-6cm, rộng 1,5-2,5cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng. Hoa bạc hà nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn thân cây có lông và có mùi thơm. Cây bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Lá bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa, đồng thời giúp làm dịu dạ dày trong trường
  10. hợp bị sưng viêm. Mùi thơm của lá bạc hà kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến tiết enzyme kích thích tiêu hóa, qua đó giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa. Phần ngọn của cây bạc hà có tác dụng điều trị rối loạn hệ tiêu hoá, giảm đau bụng, buồn nôn, bệnh cảm cúm và sốt. Được xem là chất sát trùng và giúp hơi thở thơm tho, lá bạc hà có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy một số enzyme có trong lá bạc hà có thể giúp trị ung thư. Bạc hà có vị thơm giòn, ngoài dùng để nấu canh chua còn có thể kết hợp với những nguyên liệu khác chế biến ra những món lạ miệng để thay đổi khẩu vị. Người Trung Quốc dùng bạc hà như một loại thảo mộc hữu ích cho những người có chức năng gan và hệ tiêu hoá kém. Người Việt Nam dùng lá bạc hà ăn kèm các món cuốn hoặc xắt nhỏ cho vào gỏi, canh, bún, các món xào... 8. Thảo quả Thảo quả còn gọi là đò ho hay tò ho, có tên khoa học là Amomum
  11. aromaticum Roxb (Amomum tsao-ko Crév.et Lem). Cụm hoa có màu đỏ nhạt mọc từ gốc, dài 13-20cm. Trên mỗi bông có từ 8-17, quả, khi chín màu đỏ nâu bóng nhẵn, vỏ ngoài dày 5mm. Trong quả chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn có khoảng 7 hạt có áo hạt hình tháp ép vào nhau mùi rất thơm. Trong thảo quả có tinh dầu với tỷ lệ 1-1,5%. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm ngọt, vị nóng cay dễ chịu. Thảo quá có vị cay, tính ấm có tác dụng táo thấp kiện tỳ, khu đàm tiệt ngược, tiêu thực trừ hàn. Thảo quả được dùng làm gia vị ăn liền với thịt, cá (khi nấu để cả quả, nhưng sau đó lấy ra vì nồng) và dùng để thêm vào một số bánh kẹo. Ngoài ra, thảo quả còn được dùng làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, tiêu chảy, trị sốt rét, lách to, ngâm nước chữa hôi mồm, ho, chữa đau răng, viêm lợi. Liều dùng 3-6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên. 9. Nghệ
  12. Nghệ còn gọi là uất kim hương hay khương hoàng, tên khoa học Curcuma longa L (Curcuma domestica). Đây là loài cây thân thảo cao khoảng 0,6-1m. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy. Củ nghệ chứa: tinh dầu 3-5% màu vàng nhạt, thơm, ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat và chất béo. Củ nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống, giúp tiêu mủ, lên da non, tác dụng thông mật, làm tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá cholesterol trong máu. Tinh dầu nghệ có tác dụng diệt nấm ngoài da và kháng khuẩn. Một bữa ăn có nghệ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tăng cân. Nghệ có chứa một hoạt chất cơ bản là curcumin mà cơ thể rất dễ hấp thụ, theo một nghiên cứu của ĐH Tufts (Boston, Anh). Trong dược học, nghệ dùng để chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng khí trướng đau nhức, đau liên sườn dưới khó
  13. thở, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục trong bụng, bị đòn ngã tổn thương ứ huyết, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức. Các đơn thuốc thảo dược có phối nghệ để trị bệnh như: 1. Vàng da: nghệ, nghệ đen, cỏ cú, quả quất non tán bột, trộn với mật ong làm viên uống. 2. Cao dán nhọt: nghệ 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g. Gọt sạch ráy, giã nhuyễn, nấu nhừ với nhựa, dầu, sáp, nghệ rồi phết vào giấy mỏng dùng dán lên mụn nhọt. 3. Thuốc rửa âm đạo (bài thuốc ở An Giang): Bột nghệ vàng (nghệ xà cừ) 30g, phèn chua phi 20g, hàn the 20g, nước 500ml. Nấu sôi 15 phút rồi lọc sạch sau đó nấu sôi lại một lần nữa. Để cho hỗn hợp trên nguội rồi rửa âm đạo. 10. Mùi tây
  14. Tên khoa học Petroselinum crispum (Mill.) Nym. hay Petroselinum sativum. Đây là loài cây thân thỏa sống 2 năm, cao 20-80cm, rễ phát triển thành củ hình trụ, đầu hình nón. Lá cây có cuống dài thường hình thành 3 cạnh, xẻ thành thùy với 3 thùy nhỏ, mép có răng cưa. Hoa màu lục vàng nhạt, hợp thành tán kép. Khi vò cây tỏa mùi hương dễ chịu. Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt, dãn mạch, kích thích cơ trơn, chống ung thư và trị giun. Cây mùi tây rất giàu vitamin A, C được dùng thêm hương vị và màu sắc cho các món ăn sống hoặc chế biến. 11. Ớt Ớt tên khoa học là Capsicum frutescens L.
  15. Cây thân cỏ cao từ 0,5 đến 1m, phân nhiều cành. Lá ớt mọc so le, thuôn dài đầu nhọn. Quả ớt mọng, có hình dạng, khối lượng và màu sắc khác nhau: thuôn, mảnh hẹp, tròn, màu đỏ, vàng, tím, xanh tùy loại. Quả ớt có vị cay, tính nóng; có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện vị tiêu thực. Quả dùng trong ẩm thực có tính chất kích thích dạ dày, kích thích chung và lợi tiểu. Ngoài ra lá ớt có vị đắng, tính mát, ăn vào có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. 12. Tỏi Có tên khoa học là Allium sativum L. Tỏi là cây thân thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi. Các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi.
  16. Trong tỏi có một ít iod và tinh dầu (100kg tỏi chứa chừng 60g đến 200g tinh dầu). Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh allicin - hợp chất sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, bạc hầu… Tỏi có vị cay, tính ấm có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc, ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh và có tính lợi tiểu nhờ vào các fructosan và tinh dầu. Tỏi thường được dùng làm gia vị phi thơm giúp món ăn thêm mùi hấp dẫn, đồng thời là thuốc chữa bệnh đái đường, phòng ngừa trạng thái ung thư, giúp chống những bệnh như đau màng óc, bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao... 13. Hành Hành còn gọi là hành hoa, đại thông, có tên khoa học là Allium fistulosum L.
  17. Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, có mùi thơm đặt biệt. Lá hành hình trụ rỗng, dài 30-50cm, đường kính từ 4-8mm. Cụm hoa mọc trên một cán mang hoa hình trụ, rỗng, cụm hoa hình xim. Hành chủ yếu dùng làm gia vị có tác dụng làm dậy mùi thức ăn, không thể thiếu trong danh mục cây gia vị của các đầu bếp. Bên cạnh đó do hành có vị cay, tính ấm nên còn có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm. 14. Hẹ Cây hẹ được dùng phổ biến trong dân gian để chữa ho, cảm mạo, táo bón, trị giun kim, đau răng… Đông y lý giải rằng, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín thì có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc. Vì thế từ lâu dân gian đã biết dùng hẹ như một loại gia vị làm cho món ăn ngon, trông đẹp mắt và tốt cho sức khỏe.
  18. Ngoài ra hạt và rễ hẹ cũng có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh can, thận, chữa đái dầm, táo bón, trị giun kim… Củ hẹ tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí. 15. Riềng Riềng còn gọi là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương, galanga có tên khoa học là Alpinia officinarum Hance. Đây là loài thân thảo cao 0,7-1,2m. Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, Cụm hoa riềng sít nhau, mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một màu xanh, một màu trắng. Củ riềng nên đào vào khoảng tháng 7-10. Thân rễ có khoảng 0,1-1% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cineol và metylcinnamit. Ngoài ra còn có chất dầu vị cay là galangol và các dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể như: galangin, alpinin và kaempferin. Ở nước ta, riềng được dùng như một loại cây gia vị ăn kèm với các món thịt hấp, xào, luộc, nướng... mang lại mùi thơm nồng ấm cho
  19. món ăn. Riềng có vị cay thơm, tính ấm có tác dụng lợi tiêu hóa, giảm đau, chống lạnh thường được dùng trị: đau thượng vị, nôn mửa, tiêu hóa kém, loét dạ dày và tá tràng, đau dạ dày mạn tính, viêm dạ dày - ruột cấp, sốt rét. Riềng dùng ngoài trị lang ben. Một số đơn thuốc có dùng riềng để chữa bệnh: 1. Đau thượng vị, loét tá tràng, đau dạ dày mãn tính: dùng riềng, hương phụ mỗi vị 60g, tán nhỏ thành bột luyện thành viên, ngày dùng 9g, chia làm 3 lần. 2. Nôn mửa: riềng, bán hạ, gừng, mỗi vị 10g, sắc nước uống. Nếu nôn mửa có đau bụng, dùng 8g riềng với 1 quả táo sắc nước uống 2-3 lần trong ngày. 3. Sốt rét, kém tiêu hóa: riềng tẩm dầu vừng sao 40g. Gừng khô nướng 40g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, dùng uống ngày 15-20 viên.
  20. 4. Lang ben: riềng giã nát ngâm rượu hoặc giấm bôi lên. 16. Đinh lăng Trong dân gian, đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là polyscias fruticosa harms thuộc họ ngũ gia bì. Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch. Lá đinh lăng có vị chua và bùi, có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Lá cây phơi khô nấu lên có mùi thơm đặc trưng được dùng để chống dị ứng mẩn ngứa, bồi bổ cho sản phụ, người già, người bệnh đau mới dậy. Lá đinh lăng khi kết hợp với những nguyên liệu khác sẽ cho ra nhiều món ngon hấp dẫn. Chẳng hạn món cháo lá đinh lăng non nấu tim heo, canh đinh lăng thịt nạc bằm cho thêm mướp có mùi thơm như thuốc bắc, đinh lăng kho cá trắm, cá điêu hồng, cá lóc. Ở một số vùng ở nước ta, lá cây này được dùng như một loại rau quen thuộc ăn ghém với cá, bánh xèo, bánh tráng phơi sương kẹp với lá đinh lăng, thịt heo,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2