Chìa khóa của hạnh phúc<br />
gửi tặng các bạn nam nữ thanh niên<br />
<br />
NHỮNG CHÀNG TRAI<br />
HUYỀN THOẠI<br />
THỜI NIÊN THIẾU CỦA<br />
MAHATMA GANDHI<br />
HIỆP HỘI CI NHẬT BẢN<br />
<br />
Mahatma Gandhi (1869 – 1948)<br />
<br />
Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/<br />
Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree<br />
Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach<br />
<br />
LỜI NHÀ XUẤT BẢN<br />
Nhân dịp Cục quản lý phụ nữ thiếu niên Bộ lao động Nhật Bản xuất bản cuốn “Ngày nắng<br />
cũng như ngày mưa”, tuyển tập những ghi chép về cuộc sống của ba triệu nam nữ thanh niên<br />
đang lao động trên toàn Nhật Bản, Tiên sinh Nyoiti Sakurazawa đã chấp bút viết nên cuốn<br />
“Những chàng trai huyền thoại”, một tác phẩm giảng về con đường dẫn tới sức khỏe và hạnh<br />
phúc với nội dung xoay quanh cuốn tự truyện của Benjamin Franklin, và đó chính là phần<br />
trước của cuốn sách đang nằm trên tay các bạn. Tác phẩm đã thực sự gây được tiếng vang lớn<br />
và theo thiện ý của Tiên sinh, tác phẩm đó được dành tặng cho khoảng 2000 bạn nam nữ thành<br />
niên đã gửi bài đóng góp cho tuyển tập “Ngày nắng cũng như ngày mưa”. Sự kiện “Hội măng<br />
non” được thành lập bởi tập hợp các bạn nam nữ thanh niên đang lao động trên toàn Nhật Bản<br />
đã được báo Asahi Shinbun đăng tải như một sự kiện đặc biệt trong số báo ngày 27 tháng 5<br />
năm 1953. Trong quá trình chu du khắp thế giới giảng giải vì hòa bình, Tiên sinh đã viết rất<br />
nhiều. Và lần này, trên một con thuyền, Tiên sinh đã chấp bút viết về thời niên thiếu của<br />
Mahatma Gandhi – người anh hùng của dân tộc Ấn Độ – và gửi về cho chúng tôi từ thành phố<br />
Calcutta xa xôi. Chúng tôi đã quyết định xuất bản với tên gọi “Những chàng trai huyền thoại –<br />
Phần II” và tin rằng chắc chắn tác phẩm sẽ mang tới cho các bạn độc giả những cảm xúc mạnh<br />
mẽ hơn nhiều.<br />
Ngoài ra, cũng giống như tác phẩm trước, Tiên sinh Sakurazawa đã từ chối nhận nhuận bút<br />
của cuốn sách này mà mong muốn dành tặng toàn bộ số tiền đó cho các bạn nam nữ thanh<br />
niên đang ngày đêm làm lụng chiến đấu với cái đói, cái nghèo. Mọi thắc mắc, liên lạc về cuốn<br />
sách này, về Tiên sinh Sakurazawa hay về “Hội măng non”, xin hãy gửi về cho Hiệp hội CI<br />
chúng tôi.<br />
Hiệp hội CI Nhật Bản<br />
<br />
LỜI TỰA<br />
Khi đọc bản thảo cuốn “Những chàng trai huyền thoại – Phần II” – một tác phẩm tràn đầy<br />
nhiệt huyết và tình thân ái mà Tiên sinh Nyoiti Sakurazawa đã viết về thời niên thiếu của<br />
Gandhi, một cậu bé nhút nhát, yếu đuối nhất thế giới, để dành riêng cho các bạn nam nữ thanh<br />
niên đang lao động của Nhật Bản trong những đêm không ngủ trên một con tàu đi tới Ấn Độ –<br />
tôi đã học hỏi được rất nhiều điều sâu sắc mà quả thực không lời lẽ nào có thể diễn tả hết. Tác<br />
phẩm thực sự đã khiến tôi phải tự nhìn lại bản thân, tự kiểm điểm lại chính mình.<br />
Qua tác phẩm này, xuất phát từ những trải nghiệm của chính bản thân mình, Tiên sinh<br />
Sakurawaza đã cố gắng truyền tải, giảng giải một cách chi tiết và dễ hiểu nhất về cuộc đời của<br />
Mahatma Gandi, vị anh hùng dân tộc được coi là biểu tượng của đất nước Ấn Độ, vị lãnh tụ vĩ<br />
đại nhất của dân tộc Ấn Độ. Không, phải nói ông chính là linh hồn của nhân loại, một vị thánh<br />
được mọi người trên toàn thế giới tôn thờ. Đồng thời, tác phẩm cũng chỉ ra những bí mật: tại<br />
sao chàng trai Gandhi lại trở thành một vĩ nhân có sức hút kỳ lạ đến như thế; niềm tin bất diệt<br />
và sức mạnh bất khuất của ông đến từ đâu ? – những bí mật mà hầu hết mọi người đều chưa<br />
biết tới.<br />
Ngay cả đối với Thủ tướng đương nhiệm của Ấn Độ, ông Jawaharlal Nehru – một đệ tử của<br />
Gandhi, người thường xuyên trò chuyện thân mật với Gandhi, luôn cùng Gandhi làm việc hết<br />
mình vì hòa bình, độc lập của đất nước Ấn Độ – cũng còn nhiều điều không thể lý giải về chính<br />
người thầy của mình. “Tại sao bên trong một cậu bé gầy gò, ốm yếu đó lại ẩn chứa nguồn năng<br />
lượng và sức mạnh nội tâm phong phú, dồi dào đáng kinh ngạc như vậy? Như thể nguồn năng<br />
lượng đó tuôn chảy từ một dòng suối bất tận vậy.” “Người rõ ràng thuộc về một giống loài đặc<br />
biệt, hiếm có, không thể được sản sinh trong điều kiện bình thường”. Tất cả những điều kỳ<br />
diệu chỉ có ở Gandhi đó, thực chất bất kỳ ai cũng có thể làm được và tất cả sẽ được chỉ ra trong<br />
cuốn sách này.<br />
Tôi mong rằng cuốn sách này sẽ trở thành hành trang quý báu cho các bạn trẻ nam nữ thanh<br />
niên của Nhật Bản đang phải gồng mình lao động hàng ngày, giúp họ quyết định được phương<br />
hướng để tiếp tục hăng hái bước đi trên con đường cuộc đời đầy chông gai nhằm xây dựng một<br />
nước Nhật Bản mới, một quốc gia hòa bình, tự do, hạnh phúc và công bằng.<br />
Mùa xuân năm 1954<br />
Hirazuka Raito<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
(1) Hỡi các bạn trẻ nam nữ thanh niên Nhật Bản!<br />
Tôi gửi tới các bạn cuốn sách này từ con tàu Sadhana của Anh lúc này đang cập bến tại thủ đô<br />
Rangoon của Myanmar. Đây là câu chuyện tôi viết trên con tàu luôn ngổn ngang, bộn bề công<br />
việc để dành tặng cho 300 bạn trẻ nam nữ thanh niên đầy nghị lực, những người đang vừa sống<br />
và lao động, tự mình bươn trải bất kể ngày nắng hay ngày mưa. Đây là cuốn sách tôi viết hoàn<br />
toàn dành riêng cho các bạn. Toàn bộ phần tiền nhuận bút của cuốn sách này tôi xin gửi tặng<br />
cho các bạn. Tôi hy vọng, qua đây, các bạn sẽ có thể hiểu sâu hơn về thời niên thiếu của một<br />
nhân vật vĩ đại, người được nhân loại tán dương, ca tụng với cái tên “thánh Gandhi”.<br />
Gandhi đã từng là một cậu bé mít ướt, yếu đuối, nhát gan, lầm lì ít nói, kém thông minh, lười<br />
vận động, ghét thể thao, chữ viết xấu, rồi thậm chí đã có lần ăn trộm đồ của người khác.<br />
Nếu bạn là người không hay khóc nhè, không yếu đuối, nhút nhát, cũng chẳng lầm lì ít nói, ưa<br />
thể thao, viết chữ đẹp, không nói dối, không ăn trộm… thì tốt nhất bạn không nên đọc cuốn<br />
sách này. Như vậy bạn hoàn toàn có khả năng trở thành người còn vĩ đại hơn cả Gandhi.<br />
Tuy nhiên, nếu bạn là cô bé, cậu bé đáng thương, yếu đuối, luôn u sầu, u uất như cậu bé<br />
Gandhi thì cuốn sách này có lẽ sẽ thú vị với bạn lắm. Bởi lẽ, với cuốn sách này, bạn sẽ có thể<br />
biết được lý do vì sao cậu bé đó lại trở thành một con người vĩ đại đến thế.<br />
Và cho dù bạn là cô bé, cậu bé xấu số, đáng thương hơn cả Gandhi thì cuốn sách này có lẽ<br />
cũng sẽ rất hấp dẫn. Vì bạn sẽ được đi trên con đường mà Gandhi đã đi nhưng với những bước<br />
đi dễ dàng hơn nhiều. Tôi nói thế là bởi vì có thể ở đâu đó trong cuốn sách này, bạn sẽ tìm ra<br />
được phương pháp tạo nên chiếc la bàn dẫn đường chỉ lối tới chỗ trú ngụ của vị thần có tên gọi<br />
Chân Lý, thứ mà Gandhi đã dành cả cuộc đời mới tìm ra được nhưng rồi lại đánh mất.<br />
Chân Lý là một từ cổ được gắn với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Vì thế, ở đây trước hết tôi xin<br />
phép làm rõ một điều. Thứ chân lý của Gandhi mà tôi đã lĩnh hội được đó chính là “Trật tự của<br />
Vũ trụ” (nguyên lý căn bản duy nhất). Để tránh gây bối rối, mơ hồ, từ trước tới nay tôi đã đặt<br />
cho chúng những tên gọi khác như “Nguyên lý vô song” hay “Phương pháp biện chứng thực<br />
dụng”, còn đối với các cô bé, cậu bé còn nhỏ tuổi, để cho dễ hiểu, tôi hay sử dụng cụm từ “Lăng<br />
kính diệu kỳ”.<br />
Chỉ sau 4, 5 ngày nữa thôi, cuối cùng thì tôi cũng sẽ đặt chân tới vùng đất Ấn Độ huyền thoại,<br />
đất mẹ của văn hóa Á Đông, nơi đã sản sinh ra thánh Gandhi vĩ đại. Trong lòng tôi cảm thấy vô<br />
cùng háo hức và hồi hộp, cảm giác giống như khi các bạn chuẩn bị bước vào chuyến thăm quan<br />
kỷ niệm ngày tốt nghiệp cấp tiểu học vậy…<br />
Nyoiti<br />
Ngày 4 tháng 11 năm 1953<br />
Tại Rangoon<br />
<br />