intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những con số chưa có trong báo cáo tài chính

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

228
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc trích lập dự phòng tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp (DN) có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong số các DN đã công bố báo cáo quý II, nhiều DN không lập trích lập dự phòng đầu tư tài chính, một số DN khác có trích lập, nhưng không có giải trình rõ ràng khiến nhà đầu tư khó khăn trong việc phân tích những thông tin về doanh nghiệp niêm yết. Lũy kế 6 tháng đầu năm, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đạt doanh thu 2.132,81...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những con số chưa có trong báo cáo tài chính

  1. Những con số chưa có trong báo cáo tài chính Việc trích lập dự phòng tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp (DN) có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong số các DN đã công bố báo cáo quý II, nhiều DN không lập trích lập dự phòng đầu tư tài chính, một số DN khác có trích lập, nhưng không có giải trình rõ ràng khiến nhà đầu tư khó khăn trong việc phân tích những thông tin về doanh nghiệp niêm yết. Lũy kế 6 tháng đầu năm, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đạt doanh thu 2.132,81 tỷ đồng, tăng 4,06% so với cùng kỳ năm 2007; đạt 571,396 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 1,53% so với cùng kỳ năm 2007. Hoạt động kinh doanh của PPC nửa đầu năm 2008 được xem là khá tốt trong bối cảnh chung nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo bộ phận phân tích của CTCK HSC, PPC có khoản nợ 37,1 tỷ yên (khoảng 350 triệu USD), có thời hạn 22 năm và hiện tại còn 20 năm. Tại thời điểm 31/12/2007, tỷ giá liên ngân hàng VND/JPY là 142,34, nhưng vào ngày 5/8/2008 tỷ giá VND/JPY đã là 156,89. Nếu tỷ giá này được giữ nguyên đến cuối năm và PPC thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá thì công ty này sẽ phải hạch toán chi phí chênh lệch tỷ giá lên tới gần 600 tỷ đồng. Được biết, quý IV/2007, PPC đã trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá là 232 tỷ đồng. Đây là một trong các lý do chính khiến lợi nhuận của PPC quý IV/2007 giảm tới 80% so với quý III, dù hoạt động kinh doanh của Công ty được đánh giá là ổn định và có khoản thu 100 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư tài chính.
  2. Nhân viên phân tích của một CTCK nhận định: "Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của PPC rất tốt, nhưng với khoản nợ ngoại tệ chưa được rào tỷ giá có thể chiếm hết lợi nhuận của Công ty trong cả năm". Một trường hợp khác là Công ty Đường Biên Hoà (BHS), lũy kế 6 tháng đầu năm BHS đạt 399,232 tỷ đồng doanh thu, tăng 27,09% so với cùng kỳ năm 2007; lợi nhuận đạt 16,386 tỷ đồng, giảm 54,2% so với cùng kỳ năm 2007. Theo công bố từ Công ty, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của BHS chỉ là 2,788 tỷ đồng, đã được trích dự phòng 1,444 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản đầu tư tài chính dài hạn của BHS lên tới 64,78 tỷ đồng chưa được trích dự phòng. Phần thuyết minh báo cáo tài chính cho biết: "Đây là các khoản đầu tư dài hạn mang tính chất đầu tư chiến lược lâu dài, nên HĐQT quyết định chưa trích lập dự phòng giảm giá vào thời điểm giữa niên độ". Hai cổ phiếu đầu tư dài hạn của BHS là SSI và STB thời gian qua có mức giảm giá tương đối mạnh. Cổ phiếu OTC còn lại khó có căn cứ để định giá chính xác nên các NĐT chưa hình dung được lợi nhuận của BHS sẽ ảnh hưởng ra sao nếu Công ty thực hiện việc trích lập dự phòng. Tại Công ty Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA), theo công bố, doanh thu 6 tháng đầu năm KHA đạt 44,691 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 11,549 tỷ đồng. Báo cáo cho biết KHA đầu tư ra bên ngoài 32,83 tỷ đồng, đã trích
  3. quỹ dự phòng đầu tư chứng khoán 3,19 tỷ đồng. Phần thuyết minh báo cáo tài chính của KHA hết sức ngắn gọn, chỉ nêu các chuẩn mực kế toán Công ty áp dụng mà không giải thích về khoản trích lập khiến người đọc không hiểu thực hư về các khoản trích lập có bù đắp được những rủi ro trong đầu tư tài chính của KHA hay không? Theo thống kê của Sở GDCK TP. HCM (HOSE), hiện chỉ còn 9 DN xin chậm nộp báo cáo tài chính quý II. Tuy nhiên, trong số hơn 100 DN đã công bố báo cáo quý II, nhiều DN không lập trích lập dự phòng đầu tư tài chính, một số DN khác có trích lập, nhưng không có giải trình rõ ràng. Bà Trần Anh Đào, Giám đốc Quản lý và Thẩm định niêm yết thuộc HOSE cho biết: "Việc trích lập dự phòng tài chính nhằm giúp các DN có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra. Vì vậy, Sở GDCK TP. HCM đã có văn bản đề nghị các công ty niêm yết nghiêm túc thực hiện việc này theo Thông tư 13/2006/TT - BTC từ đầu tháng 6. Các khoản trích lập này chỉ là mức lỗ tạm thời của các DN tại thời điểm công bố báo cáo, có thể hoàn nhập nếu thị trường tốt lên về cuối năm. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều công ty chưa tự giác thực hiện vào kỳ báo cáo nên cuối năm nhiều công ty trích lập một lần, có thể chuyển từ lãi thành lỗ". Thông tư 38/2007/TT-BTC hướng dẫn DN về việc công bố thông tin Điều IV Khoản 1.2.2: Nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính quý của tổ
  4. chức niêm yết bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán. Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai kỳ báo cáo có biến động từ năm phần trăm (5%) trở lên, tổ chức niêm yết phải giải trình rõ nguyên nhân dẫn đến những biến động bất thường đó trong báo cáo tài chính quý. Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn việc trích dự phòng đầu tư tài chính Điều II Khoản 2: DN phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của DN Mức dự Số lượng chứng Giá chứng Giá chứng khoán phòng giảm khoán bị giảm giá khoán hạch = x - thực tế trên thị giá đầu tư tại thời điểm lập báo toán trên sổ kế trường chứng khoán cáo tài chính toán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0