intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điểm nóng trong nghiên cứu văn học mấy năm gần đây ở Trung Quốc

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

3. Khuynh hướng nghiên cứu văn hóa Sau năm 1980, giới văn học Trung Quốc dấy lên trào lưu nghiên cứu văn hóa và quan tâm nhiều đến các vấn đề rộng lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điểm nóng trong nghiên cứu văn học mấy năm gần đây ở Trung Quốc

  1. Những điểm nóng trong nghiên cứu văn học mấy năm gần đây ở Trung Quốc
  2. 3. Khuynh hướng nghiên cứu văn hóa Sau năm 1980, giới văn học Trung Quốc dấy lên trào lưu nghiên cứu văn hóa và quan tâm nhiều đến các vấn đề rộng lớn. Sang thế kỷ mới, việc nghiên cứu văn hóa này đã nảy sinh biến đổi quan trọng là chú trọng hơn đến hoàn cảnh sinh tồn cụ thể của nhà văn cùng ảnh hưởng của hoàn cảnh ấy đối với sáng tác. Cuộc sống vật chất có ảnh hưởng quyết định đối với cuộc sống tinh thần của nhà văn. Chúng ta thường nói cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc. Kiến thức cơ bản thông thường này muốn nói mọi điểm xuất phát đều do kinh tế quyết định. Nhưng khi tiến hành nghiên cứu tác phẩm cụ thể thì chúng ta lại thường coi nhẹ điều này. Mấy năm gần đây, tình hình đó đã được cải thiện bước đầu. Năm 2005, Tòa soạn tạp chí Văn học bình luận(4) hợp tác với trường Đại học kinh tế Thượng Hải tổ chức hội thảo Đời sống kinh tế truyền thống Trung Quốc và văn học; năm 2006 tạp chí Văn học di sản(5) một lần nữa lại hợp tác với trường đại học này để tổ chức nghiên cứu học thuật về Di sản văn học và đời sống kinh tế cổ đại. Đó là những việc làm được mọi người cổ vũ. Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học cũng là một mặt quan trọng của nghiên cứu văn hóa. Sách Hán dịch Phật điển phiên dịch văn học tuyển (Tuyển chọn văn học dịch về Phật điển dịch sang Hán văn) của ông Tôn Xương Vũ đã lựa chọn 34 bộ Phật điển về đại thể dựa theo truyện Phật, câu chuyện vốn có, câu chuyện thí dụ, kinh nhân duyên, kinh pháp cú mà chép lại hoặc trích lại, cung cấp cho chúng ta một tuyển tập cơ bản phản ánh toàn diện bộ mặt khái quát về Phật điển. Còn cuốn Tập luận văn nghiên cứu văn học Phật giáo do Trần Doãn Cát chủ biên thì chọn 34 bài nghiên cứu rộng về những luận đề liên quan với văn học trong Phật điển dịch sang Hán văn. Cuốn Nghiên cứu văn học tự sự Phật giáo thi trung cổ dịch sang Hán văn thì bắt tay vào từ đề tài văn học Phật giáo để rồi nêu bật thành phần dân gian và đặc tính tôn giáo của văn học Phật giáo cho thấy ảnh hưởng quan trọng của Phật điển được dịch đối với lý luận và thực tiễn về tự sự văn học thời cổ ở Trung Quốc. Ngoài ra, cuốn Thế giới của sức tưởng tượng đã tập hợp những luận văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và Đạo giáo, cuốn Đạo giáo thần tiên
  3. miền Nam thời Lục triều và văn học thì tập trung viết về thần tiên của Đạo giáo. Hai cuốn sách này đều thúc đẩy mạnh mẽ việc đi sâu nghiên cứu văn học Đạo giáo. Văn học và âm nhạc xưa nay vốn gắn bó chặt chẽ, không thể tách riêng. Từ Kinh Thi thời đại Tiên Tần đến Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc, âm nhạc ca múa trước sau đều có tác dụng chủ đạo. Mấy năm gần đây, vấn đề này lại được quan tâm và cũng gặt hái được rất nhiều. Mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử học thuật cũng là một hiện tượng quan trọng trong quá trình phát triển của văn học Trung Quốc. Chẳng hạn chính sách tàng trữ sách và chế độ tu bổ sử đã có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học. Việc mở quán Tư khố đời Thanh cùng cấu trúc học thuật đời Thanh đã có mối liên quan gì với hướng đi của văn học cũng là vấn đề gây được sự chú ý của các học giả. Đương nhiên, nghiên cứu văn hóa mang lại sức sống cho nghiên cứu văn học Trung Quốc thì đồng thời cũng không tránh khỏi làm xuất hiện một số ảnh hưởng bất lợi mà chủ yếu biểu hiện ở việc dễ dàng khiến người ta coi nhẹ nghiên cứu về bản thể của văn học. V. Về nguyên tắc, phương pháp và thái độ nghiên cứu văn học Việc nghiên cứu văn học ở thế kỷ mới đã cho thấy dấu hiệu chuyển đổi mô hình, đồng thời cũng nêu ra một số vấn đề quan trọng của thời kỳ chuyển đổi mô hình và cũng là những vấn đề cơ sở nhất. Chẳng hạn như văn học là gì? Chức năng của văn học là gì? Lấy thước nào để phê bình, phán xét văn học? Lấy phương pháp gì để nghiên cứu văn học? Trên những cơ sở này còn có những vấn đề cho là thường song cũng cần phải xem xét lại. Ví như mối quan hệ giữa nghiên cứu văn học và hiện thực, mối quan hệ giữa nghiên cứu văn học và truyền thống, mối quan hệ giữa nghiên cứu văn học và thị trường, mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sử liệu văn học, mối quan hệ giữa giữ chắc văn học và mở rộng lĩnh vực, mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao nghiên cứu văn học, v.v… Những quan hệ nói trên đều liên quan đến nguyên tắc tư tưởng, phương pháp học thuật và thái độ nghiên cứu của nghiên cứu văn học. Thực ra mấy vấn đề trên đã trở thành những vấn đề nóng, vấn đề tiêu điểm hiện nay. Hiện đại hóa nghiên cứu văn học Trung Quốc là một quá trình phức tạp và lâu dài. Một trăm năm qua, văn học Trung Quốc đã trải qua quá trình “phương Tây hóa”,
  4. từ tiếp xúc lúc đầu đến cuối c ùng tiếp thu văn minh phương Tây. Sang thế kỷ mới, phải là thời đại văn học Trung Quốc và văn minh phương Tây dung hòa với nhau rồi tiến tới “Trung Quốc hoá”, xây dựng hệ thống hạt nhân của tự thân. Đó lại là một lần chuyển đổi mô hình quan trọng nữa của nghiên cứu văn học Trung Quốc. Những vấn đề mà nghiên cứu văn học Trung Quốc phải đối mặt có thể sẽ phức tạp hơn và sâu sắc hơn, song những vấn đề cơ bản thì vẫn đáng được chúng ta quan tâm chú ý. Trước hết là mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Đây là cơ sở sinh tồn của sáng tác văn học và nghiên cứu văn học. Văn học bắt rễ ở mảnh đất hiện thực rồi thông qua hình tượng nghệ thuật mà phản ánh và ảnh hưởng trở lại hiện thực. Vì thế, một tác phẩm văn học có phản ánh kịp thời và chính xác cuộc sống thời đại hay không đã trở thành thước đo quan trọng để đánh giá giá trị văn học của tác phẩm ấy. Văn học ngày nay đang trong thời đại toàn cầu hóa và thị trường hóa, vì thế cấu trúc của văn đàn và phương thức sản xuất của văn đàn đều đang phát sinh biến đổi rất lớn. Một mặt, biến đổi lớn đó cung cấp ngữ cảnh lịch sử xã hội chưa từng có cho sự phát triển của văn học thế kỷ mới và cũng làm thay đổi phương thức tư duy, phương thức sinh hoạt của con người cùng diện mạo chỉnh thể của văn học; mặt khác, hướng đi của văn học cũng phát sinh biến đổi đáng chú ý: văn học vết thương, văn học suy ngẫm lại (phản tư), văn học cải cách… hồi đầu cải cách mở cửa đều liên quan mật thiết với đời sống hiện thực; tiếp sau đó, văn học tiên phong, văn học “vô lại”, sáng tác cá nhân hóa hay sáng tác về chuyện riêng tư (sáng tác tư nhân) thì dần dần đã xa rời đời sống hiện thực. Còn như “tự sự dục vọng” của lứa 7X, tập trung biểu hiện tình cảm thanh xuân, tự ngã, trở về với tự ngã, hướng ra thị trường của tác giả 8X thì lại thiếu vắng sự siêu việt về tinh thần đối với hiện thực sinh tồn, thiếu vắng năng lực nắm vững có tính chỉnh thể đối với cuộc sống thời đại, thiếu vắng năng lực sáng tác khởi đầu đáng quí. Vì thế, nhà phê bình Lôi Đạt mới viết bài Phân tích chứng bệnh của sáng tác văn học hiện nay(6), phân tích sâu sắc nhiều vấn đề hiện thực của giới văn học Trung Quốc, đáp lại rất nhiều thắc mắc của xã hội đối với tác gia và tác phẩm, nêu ra những mệnh đề lớn cho sáng tác trước mắt và từ nay về sau, từ đó mà gây được sự hưởng ứng nhiệt liệt ở giới văn nghệ cũng như các giới khác trong xã hội.
  5. Liên quan với việc nói trên là vấn đề đối xử với truyền thống, với kinh điển như thế nào. Ngay từ năm 1966, Lưu Tâm Vũ đã trình làng truyện Cái chết của Tần Khả Khanh song chỉ được giới Hồng học (nghiên cứu Hồng lâu mộng) quan tâm… Sau đó, trong chương trình “bách gia giảng đàn” trên đài truyền hình Trung ương, ông truyền bá rộng rãi quan điểm của mình. Tiếp theo, nhà xuất bản Đông phương tung ra cuốn Lưu Tâm Vũ vén bức màn bí mật của Hồng lâu mộng thì ảnh hưởng của ông càng rộng hơn nữa(7). Hồng lâu mộng học san và một số tạp chí khác đăng bài thảo luận, cho rằng những bài nói của Lưu Tâm Vũ có sắc thái “sáng tác học thuật”. Theo tôi, phổ cập không có nghĩa là tùy ý phát huy, nhất định phải phổ cập trên cơ sở nâng cao thì mới có ý nghĩa. Vì thế chúng ta cần phải trả lời vấn đề như sau: trong thời đại mà văn học ngày một ra rìa, tác phẩm kinh điển ngày một bị hóa giải, những người làm công tác nghiên cứu văn học nghiêm túc phải chăng cũng được phép theo đuôi đại chúng chìm đắm trong cuộc cuồng hoan của văn học? Kinh điển văn học phải chăng còn có ý nghĩa? Những vấn đề như thế đều trở thành đề tài tranh luận quan trọng trong thế kỷ mới. Thời kỳ chuyển đổi mô hình của nghiên cứu văn học Trung Quốc còn xuất hiện hiện tượng đặc biệt đáng quan tâm là “chế giễu” chủ lưu của văn đàn. Đằng sau hiện tượng này thực tế đang ẩn náu sự chênh lệch rất lớn giữa tưởng tượng văn học của quần chúng đông đảo và hiện trạng của văn học. Nếu nói giới học thuật thời kỳ đầu thế kỷ XX tranh luận chủ yếu tập trung ở những nhà nghiên cứu văn hóa, như ý kiến chủ lưu của người tiêu biểu là Vương Quốc Duy cho rằng thế kỷ XX là “thời đại phát hiện”, “học vấn mới hầu hết đều đến từ phát hiện mới”. Còn những học giả truyền thống mà đại biểu là Hoàng Khản thì đề xướng học vấn “quý ở phát minh chứ không phải phát hiện”. Còn tranh luận ở thế kỷ mới thì đã vượt khỏi phạm vi văn nhân, biểu hiện thành nhu cầu văn hóa của thị trường hóa và đại chúng hóa, biểu hiện thành mâu thuẫn giữa thể chế văn hóa văn nhân hóa và chuyên nghiệp hóa. Đánh giá những hiện tượng này như thế nào là một chuyện, nhưng những vấn đề ở chiều sâu mà những cuộc tranh luận đó gợi ra thì quả thật đáng được chúng ta suy nghĩ lâu dài. Từ không khí học thuật nôn nóng không thôi hiện nay mà xét, ở đây dường như cần thiết phải nhấn mạnh lại vấn đề quan hệ giữa văn phẩm và nhân phẩm mà Trung Quốc
  6. xưa nay vẫn coi trọng. Các nhà văn học Trung Quốc rất coi trọng sự nhất trí giữa học và hành, trong ngoài như một; rất coi trọng văn dĩ tải đạo, tích cực nhập thế, “lập tâm cho trời đất, nối sự học đã đứt của bậc thánh đời trước, mở cuộc thái bình cho vạn đời”. Câu danh ngôn đó của Trương Tải(8) đã biểu lộ rõ rệt nhà văn phương Đông thường chú trọng sự tu dưỡng tinh thần và tinh thần trách nhiệm đối với lịch sử của con người. Sang thế kỷ mới, sự nghiệp nghiên cứu văn học Trung Quốc nếu muốn phát triển lớn hơn thì trước hết vẫn phải bắt đầu từ đạo đức văn chương của tự thân các học giả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2