Những điều bạn cần ghi nhớ khi thương lượng
lượt xem 37
download
Điều nên nhớ trong mỗi cuộc thương lượng là: "Bạn không thể luôn luôn nhận được những gì bạn muốn. Nhưng nếu bạn cố gắng thì đôi khi, bạn cũng sẽ tìm được những gì bạn cần".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điều bạn cần ghi nhớ khi thương lượng
- Những điều bạn cần ghi nhớ khi thương lượng Điều nên nhớ trong mỗi cuộc thương lượng là: "Bạn không thể luôn luôn nhận được những gì bạn muốn. Nhưng nếu bạn cố gắng thì đôi khi, bạn cũng sẽ tìm được những gì bạn cần". Bạn cần chuyển sự đối lập thành sự cộng tác trong thời gian quá trình thương lượng. Mục tiêu là những thỏa thuận mà cả hai bên đều chấp nhận được, do đó bạn phải hiểu các nhu cầu của mỗi bên là gì, để dễ dàng được thỏa mãn. Dù bạn đang giao dịch với các công ty hay các khách hàng, các ông chủ hay là những nhà cung cấp, thì thương lượng hiệu quả cũng nằm trong bốn nguyên tắc:
- 1. Tách con người ra khỏi các vấn đề Hãy đặt bạn vào hoàn cảnh của đối phương và bản thân bạn không nên có sự bất hòa. 2. Tập trung vào những điểm quan tâm chứ không chú ý đến quan điểm Khi thảo luận về những điểm hai bên cùng quan tâm, những người thương lượng có thể vẫn mềm mại và tính đến sự thỏa hiệp. Vì ngay khi bất kỳ bên nào rút vào một "vị trí" quá rắn , thì phía bên kia phải giữ lấy nó hoặc bỏ nó. 3. Hãy nghĩ ra những lựa chọn thỏa mãn được cả hai bên Thí dụ, nếu một bên yêu cầu phải có một hạn cuối cùng, thì như thế cũng tốt, vì qua đó có thể biết được điều gì khiến cho họ phải đưa ra yêu cầu đó. Có lẽ có một cách đáp ứng được nhu cầu, từ đó sẽ mở ra được cơ hội thuận tiện. 4. Nhấn mạnh về tiêu chuẩn khách quan Tán thành các tiêu chuẩn công nghiệp, pháp luật hoặc nghề nghiệp, bạn có thể loại được những người thương lượng mạnh hơn hoặc những người hay sử dụng đến những mánh khóe bẩn thỉu. Tránh nói "không" khi không thật cần thiết
- Triết lý "vâng" hiện nay đã được tán thành rộng rãi. Phần lớn những người thương lượng đều nói họ sẵn sàng trong suy nghĩ rằng hai bên đều thắng. Tuy nhiên, trong các cuộc thương lượng ngày nay, đến khi ngồi vào bàn thương lượng thì tư tưởng "đánh bại" đối phương lại nổi lên, làm cho cuộc thương lượng không còn là một cuộc hành trình được chia sẻ. Hãy thận trọng, nếu bạn chơi trò chơi đó. Nên nhớ sự trung thực và tôn trọng các đối thủ của bạn là những điều kiện tiên quyết để có được những thỏa thuận chắc chắn nhất. Nên suy nghĩ thông qua những hậu quả của một phong cách thương lượng như thế. Phần lớn, các doanh nghiệp thương lượng lặp lại nhiều lần với những người bán hoặc những khách hàng. "Đừng quên rằng phần lớn các cuộc thương lượng diễn ra trong một mối quan hệ sẽ còn được tiếp tục", vì cuộc sống còn dài, "Thắng một trận chẳng là gì nếu như những hành động của bạn đã làm bạn thua trong một cuộc chiến!". Thời thế đã đổi thay theo những cách khác nhau. Các cuộc thương lượng ngày nay diễn biến theo nhiều màu sắc. Các đối thủ và những đại diện của họ đối đầu nhau qua những lối sống khác nhau, những nền tảng văn hóa, những giá trị, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc những thực tiễn kinh doanh hoặc đạo đức có một cuộc thương lượng thuộc tri giác hoặc ngấm ngầm, có thể là những động cơ thúc đẩy thực sự tốt cho các vấn đề.
- Phần lớn người ta nghĩ các vấn đề cần được quyết định trong một phạm vi kinh doanh, cụ thể là những mục như: giá cả, thời hạn giao, những cải tiến, sự đúng lúc, số lượng hoặc chất lượng, vv... Đó là thực chất của thương lượng, thế nhưng không ai có đủ thời gian nghiên cứu sự năng động giữa các cá nhân. Điều đó có nghĩa, những tính cách của ai đó ngồi bên bàn, là người thương lượng có tác dụng của đòn bẩy, điều khiển được sự chú ý, và được người ta nghe theo, và ai đó hành động như người lãnh đạo. Nhiều nghiên cứu cho biết, trong một cuộc thương lượng, nếu bạn chú ý sẽ có thể phát hiện những sự thừa nhận được che giấu, những trông đợi, hoặc những việc phải làm có thể đang trượt ra khỏi các cuộc thương lượng, dù cho những người tham gia nói họ muốn gì, không thành vấn đề. Mục tiêu là thúc đẩy về phía trước Một giáo sư về quản lý tại trường quản lý Simmons, Đại học Boston, đã nhận diện những đòn bẩy chiến lược có thể giúp cho những người chủ doanh nghiệp nhỏ, và các nhà thương lượng ít mạnh dịch chuyển được các cuộc thương lượng về phía trước. Khi những khách hàng giao dịch lớn chậm trễ trong các cuộc họp hoặc không gọi không để yêu cầu thêm thời gian, thì lúc đó, bạn cần tạo nên những khuyến khích để gợi ý khách hàng nói toạc ra. Điều này có thể
- làm tăng thêm giá trị cho giao dịch, hoặc tìm được những đồng minh là những người có thể thuyết phục khách hàng hành động theo một chương trình về thời gian, địa điểm, ngày giờ cho các cuộc thảo luận. Bạn cũng có thể phát đi sớm những dấu hiệu báo trước về những thay đổi hay những giải pháp cho các vấn đề, khi các cuộc thương lượng không dịch chuyển. Các chủ doanh nghiệp nhỏ có xu hướng vạch một đường kẻ trên cát vào giữa thời gian quá trình bán hàng kết thúc, và quá trình thương lượng bắt đầu. Nhưng nếu bạn hỏi đủ các câu hỏi ngay từ đầu trong quá trình bán hàng, thì bạn có thể giúp nhiều trong giai đoạn thương lượng cuối cùng. Thí dụ, bạn hỏi một khách hàng từ ban đầu, rằng theo ông thì điều gì là quan trọng nhất, hoặc gây lo lắng đối với giao dịch mà ông đã đề xuất. Ông ta trả lời rằng: "Điều làm tôi không yên tâm đó là người cung cấp sẽ biến mất hoặc sẽ không giao kịp thời vào tối nay". Đó là một tín hiệu rõ ràng, rằng cuộc họp thương lượng của bạn cần xây dựng trên những bảo đảm mạnh và những khuyến khích về độ tin cậy bước tiến hành tế nhị, cho phép các đối thủ giữ được thể diện. Ngoài ra, nó còn duy trì được những đường truyền thông mở và để cho các đối thủ biết rằng bạn hiểu vị thế của họ hoặc những mâu thuẫn có thể xảy ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sắp xếp suy nghĩ khi thuyết trình
1 p | 568 | 283
-
Những điều cần chú ý khi diễn thuyết
4 p | 283 | 114
-
Ghi điểm với chiến lược phỏng vấn hoàn hảo
5 p | 192 | 56
-
10 Câu Thần Chú Trong Nghề Sales
6 p | 334 | 48
-
Top Các Câu Hỏi và Cách Đáp Chuẩn Trong Phỏng Vấn Việc Làm (Phần 1)
2 p | 184 | 41
-
14 nguyên tắc thành công – Phần 12
8 p | 152 | 29
-
Mười kiểu CEO có thể đưa công ty đến bờ vực phá sản
5 p | 109 | 29
-
Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật
5 p | 107 | 21
-
15 bí mật cho một bí ẩn của những nụ hôn, tình yêu cuộc sống, nghệ thuật hôn, cách hôn, các kiểu hôn nhớ
3 p | 128 | 20
-
20 điều cần ghi nhớ đối với người thầy
21 p | 72 | 17
-
Bồi dưỡng sự tập trung chú ý và làm tăng trí nhớ cho trẻ
3 p | 116 | 16
-
Ghi nhớ cho ứng viên vị trí “Leader”
8 p | 73 | 14
-
Bí quyết để trở thành cô dâu đẹp nhấtCó rất nhiều điều cần ghi nhớ
5 p | 100 | 12
-
Những cách đơn giản giúp bé học giỏi
7 p | 107 | 9
-
Quay lại sau khi chia tay thế nào?
6 p | 105 | 9
-
Hãy biết tận dụng cơ hội việc làm ngay các hội chợ
2 p | 84 | 8
-
Khen chồng thế nào cho khéo?
3 p | 122 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn