intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần biết khi dự phỏng vấn.

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồ sơ lý lịch của bạn là những sự thật về kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn và những thành tích bạn đã đạt được. Nhà tuyển dụng còn muốn biết gì hơn nữa ngoài những yêu cầu trên ?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần biết khi dự phỏng vấn.

  1. Những điều cần biết khi dự phỏng vấn... Hồ sơ lý lịch của bạn là những sự thật về kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn và những thành tích bạn đã đạt được. Nhà tuyển dụng còn muốn biết gì hơn nữa ngoài những yêu cầu trên ? Chứng tỏ các kỹ năng thiết yếu của bạn. Hồ sơ lý lịch của bạn là những sự thật về kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn và những thành tích bạn đã đạt được. Nhà tuyển dụng còn muốn biết gì hơn nữa ngoài những yêu cầu trên? Còn rất nhiều, chẳng hạn: Bạn có khả năng làm việc theo nhóm không, bạn có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo hay không? Bạn có khả năng truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả không? Những điều này được hiểu như là các kỹ năng “mềm”, các phẩm chất mà nhà tuyển dụng luôn luôn tìm kiếm nơi ứng viên và nơi hoàn hảo để
  2. các kỹ năng mềm này được bôc lộ và thể hiện là trong cuôc phỏng vấn. Hãy chứng tỏ bạn là người có khả năng giải quyết vấn đề. Hãy nhớ lài những bài toán tình huống mà bạn phải giải khi còn học trung học. xem ra không uổng phí chút nào đâu, bạn có thể sử dụng trong trường hợp này đấy. Kỹ năng giải quyết vấn đề đang trở nên giá trị hơn trong công việc kinh doanh và các công ty ra sức tìm kiếm những ứng viên có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, sáng tạo. Việc giải quyết vấn đề từ cắt giảm ngân sách đến việc giải quyết các khủng hỏang, phải đối đầu với các công việc có deadlines mà tưởng chừng không bao giờ có thể hoàn thành được… Bạn hãy cứ tưởng tượng tất cả các công việc đều yêu cầu bạn phải đóng vai trò của một thám tử đại tài chuyên giải quyết các vụ án rắc rối và
  3. phức tạp. Đôi khi, những người phỏng vấn sẽ có những câu hỏi hóc búa nhằm để thử khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Người phỏng vấn sẽ không mong có được câu trả lời đại loại, mà là một chuỗi suy luận để đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề, đôi khi, tình huống họ đặt ra không yêu cầu một câu trả lời chính xác mà là cách thức và phương pháp bạn giải quyết tình huống đó như thế nào. Đa số người phỏng vấn thông thường hỏi những câu hỏi trực tiếp đến khả năng và kinh nghiệm của ứng viên, đôi khi, họ đặt một vài câu hỏi mởi để tìm hiểu thêm về tính cách của ứng viên Cách để tránh những câu hỏi này cũng đơn giản, hãy chuẩn bị! Trước khi bạn đến tham dự phỏng vấn, bạn nên liệt kê ít nhất 10 ví dụ về giải quyết ình huống một cách hiệu quả, nhớ lại mục tiêu chính của mỗi nhiệm vụ, cách bạn giải quyết nó và tại sao bạn lại chọn nó là giải pháp cho vấn đề của bạn và tất cả những điều đó sẽ cho nhà tuyển dụng biết
  4. bạn là ai! Có được sự chuẩn bị tốt, bạn sẽ trả lời các câu hỏi nhanh chóng và tự tin hơn. Hãy chứng tỏ mình là người giao tiếp tốt. Không cần biết bạn có bộ não lớn đến cỡ nào, điều đó là chẳng có nghĩa gì trừ khi bạn truyền đạt các ý nghĩ của mình đến người khách một cách suông sẻ. Đây là lý do tại sao nhiều vị trí công việc yêu cầu bạn phải có khả năng giao tiếp tốt đặt biệt là kỹ năng nói trước công chúng. Bạn bắt đầu đổ mồ hôi rồi phải không? Đừng lo, bạn không phải có một mình đâu! Nỗi sợ hãy khi nói trước công chúng – là điều rất phổ biến ở mọi nơi. Đó là lý do tại sao những nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm các ứng viên có khả năng giao tiếp trước công chúng. Để nhấn mạnh khả năng giao tiếp trong suốt cuộc phỏng vấn, hãy cố gắng sử dụng các tips sau:
  5. - Thực hành mô tả công việc trước đây của bạn trong vòng dưới 2 phút và hãy làm điều đó trước gương. - Hãy nhờ một người bạn nào đó hỏi bạn những câu hỏi mà bạn nghĩ sẽ gặp trong cuộc phỏng vấn và trả lời những câu hỏi đó một cách chậm rãi và rõ ràng. - Nếu bạn không hiểu 1 câu hỏi nào đó, thay vì hoảng lên thì hãy yêu cầu nhà tuyển dụng lập lại câu hỏi đó một lần nữa. - Nếu bạn cảm thấy đang căng thẳng, hãy hít thở sâu và thư giản đôi vai. - Hãy nhớ nhìn thẳng trực tiếp vào nhà tuyển dụng khi bạn nói. - Đừng sử dụng các từ ngữ viết tắt. - Sau hết, hãy nhớ nhai chewing gum trước khi vào phòng phỏng vấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2