intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Không nên nói gì trong phỏng vấn xin việc?

Chia sẻ: Huongquynh Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

202
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi đi phỏng vấn, chỉ cần một câu nói sơ suất bạn cũng có thể bị mất ngay cơ hội việc làm. Vì vậy, cần biết nên nói gì trong suốt buổi phỏng vấn là rất quan trọng. Tất nhiên điều đó còn phụ thuộc vào vị trí dự tuyển cũng như những sở thích cá nhân, các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Không nên nói gì trong phỏng vấn xin việc?

  1. Không nên nói gì trong phỏng vấn xin việc?
  2. Khi đi phỏng vấn, chỉ cần một câu nói sơ suất bạn cũng có thể bị mất ngay cơ hội việc làm. Vì vậy, cần biết nên nói gì trong suốt buổi phỏng vấn là rất quan trọng. Tất nhiên điều đó còn phụ thuộc vào vị trí dự tuyển cũng như những sở thích cá nhân, các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Dưới đây là những câu trả lời phỏng vấn tồi bạn cần tránh và theo đó là những gợi ý, những câu trả lời dùng để tham khảo của các chuyên gia tư vấn FabJob: Tại sao anh (chị) lại tìm kiếm công việc mới? Câu trả lời tồi: "Giám đốc của tôi là một người tồi tệ và khách hàng của tôi là những người rất khó tính." Mẹo: Hãy trả lời tích cực, nói về đích bạn cần đạt tới chứ không phải nói bạn ghét bỏ cái gì. Câu trả lời tốt hơn: "Tôi tìm kiếm thách thức mới để có cơ hội phát huy năng lực của mình, để giúp công ty tôi ngày càng phát triển." Tại sao anh (chị) muốn làm việc cho công ty chúng tôi?
  3. Câu trả lời tồi: "Tôi đang cảm thấy thất vọng, chắc là không có công ty nào tuyển dụng tôi cả." Mẹo: Trước khi đi phỏng vấn, hãy ghé thăm trang Web của công ty bạn định xin tuyển để tìm kiếm thông tin. Khi trả lời câu hỏi này, cần chú trọng đến một hoặc hai yếu tố thông tin quan trọng đề cao công ty nhằm giải thích cho việc bạn muốn dự tuyển vào đó. Câu trả lời tốt hơn: "Khi tìm hiểu về công ty này, tôi thực sự cảm thấy ấn tượng về sự lớn mạnh của công ty 3 năm trước đây, về 3 chi nhánh mới và tốc độ tăng trưởng là 40 %. Tôi thực sự tự hào về điều đó. Và tôi nghĩ rằng mình thật là may mắn nếu được làm việc tại công ty này." Tại sao anh (chị) lại thay đổi quá nhiều công việc? Câu trả lời tồi: "Tôi dễ dàng cảm thấy chán công việc đó." Mẹo: Đưa ra những lý do chính đáng (Thường xuyên phải đi lại, thay đổi mục tiêu cá nhân…), nhưng cần chú trọng đến vị trí hiện tại, đó là cái thực sự bạn quan tâm.
  4. Câu trả lời tốt hơn: "Trước đây, tôi muốn thử sức với nhiều công việc khác nhau. Nhưng bây giờ, tôi đã quyết định lựa chọn con đường đi cho tương lai của mình. Tôi chọn công ty này và điều đó giải thích tại sao hôm nay tôi có mặt ở đây." Điểm mạnh của anh (chị) là gì? Câu trả lời tồi: "Khi nói dối, tôi có thể giữ nguyên khuôn mặt như không có chuyện gì xảy ra." Mẹo: Nói về 3 hoặc 4 điểm mạnh liên quan tới vị trí bạn dự tuyển, đưa ra những ví dụ để chứng minh rằng chúng thực sự là điểm nổi bật trong năng lực làm việc của bạn.
  5. Câu trả lời tốt hơn: "Tôi rất cẩn thận khi kiểm tra những chi tiết trên giấy tờ. Khi tôi làm việc ở công ty A, tôi đã giúp công ty tránh được nhiều rủi ro, và sếp cũ rất tin tưởng vào tôi. Tất nhiên, tôi sẽ rất vui nếu được áp dụng kỹ năng này cho công ty của anh (chị). Điểm mạnh khác của tôi là…" Điểm yếu của anh (chị) là gì? Câu trả lời tồi: "Ồ, khó nhỉ. Tôi thường quên mất thời hạn cuối cùng hoàn thành công việc, tôi hay đi làm muộn, tôi gặp khó khăn khi làm việc theo nhóm, tôi không cẩn thận. Tôi nghĩ rằng mình rất lười. Nhưng ít nhất, tôi là người rất trung thực." Mẹo: Thừa nhận một điểm yếu nhỏ và giải thích xem bạn đã làm gì để khắc phục chúng. Câu trả lời tốt hơn: "Đôi khi tôi cảm thấy thiếu kiên nhẫn với các đồng nghiệp khi tôi thấy họ làm việc chậm hơn mình. Tuy nhiên, tôi đã đọc sách về các kỹ năng làm việc theo nhóm, tôi đã học được rất nhiều về các phong cách làm việc khác nhau, và tôi đã thử phương pháp mới như là giúp các đồng nghiệp của mình giải quyết vấn đề nhanh chóng, sáng tạo khi họ phải đối mặt với những thách thức."
  6. Tại sao công ty chúng tôi nên tuyển anh (chị)? Câu trả lời tồi: "Tôi cần tiền để trả cho những khoản nợ của mình." Mẹo: Đây là cơ hội để bạn có thể nhắc lại những kỹ năng của mình, những kỹ năng liên quan đến vị trí định xin tuyển. Câu trả lời tốt hơn: "Khi đọc thông báo tuyển dụng, tôi không nghĩ rằng những kỹ năng và kinh nghiệm của mình có thể phù hợp với công việc này. Nhưng như tôi đã nói với anh (chị), là khi đã biết được các yêu cầu và đòi hỏi của công ty thì tôi tin rằng với kinh nghiệm và năng lực của mình, tôi có thể hoàn thành tốt công việc nếu được tuyển dụng." Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của anh (chị) là gì? Câu trả lời tồi: "Khó đấy. Mục tiêu hiện tại của tôi là vượt qua vòng phỏng vấn. Còn mục tiêu lâu dài là tôi hi vọng trong hai năm tới có thể bỏ công việc của mình và trở thành một người trượt tuyết."
  7. Mẹo: Đôi khi nhà tuyển dụng hỏi bạn điều này vì muốn biết bạn tìm kiếm công việc lâu dài ở công ty họ hay là chỉ làm trong một thời gian ngắn cho đến khi bạn có được công việc nào đó tốt hơn. Một số người khác lại muốn thử khả năng đặt kế hoạch cho tương lai của bạn. Nhưng hầu hết các nhà tuyển dụng đều không muốn nghe bạn nói rằng trong 5 năm tới bạn sẽ rời bỏ công việc hiện tại và thành lập công ty riêng. Mục tiêu ngắn hạn của bạn nên liên quan tới vị trí định xin tuyển, còn mục tiêu dài hạn là cái mà bạn muốn chinh phục sự nghiệp của mình. Câu trả lời tốt hơn: "Mục tiêu ngắn hạn, tôi muốn tìm một vị trí nơi tôi có thể xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, và biến họ thành những khách hàng trung thành. Mục tiêu dài hạn là tôi cần phải học một khoá đào tạo về chuyên môn trong vài năm tới và sau đó, khi đã có đủ kinh nghiệm và trình độ tôi sẽ xin vào một vị trí cao hơn ở đây. " Bây giờ, bạn có thể biết được câu trả lời nào tốt nhất cho cuộc phỏng vấn của bạn rồi đấy. Đừng ngạc nhiên nếu câu hỏi tiếp theo của người phỏng vấn là "Khi nào bạn có thể bắt đầu?" nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2