intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ chối công việc - Nên hay không

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nên lúc nào chúng ta cũng từ chối công việc? Khi nào nên và khi nào không nên? Bạn có thể sử dụng những cách sau để đánh giá tình huống nào nên nói "Không".I. Hiểu rõ những gì mình đã cam kết hoàn thành. Khi nhận được yêu cầu công việc, bạn hãy đặt lại ưu tiên cho các việc bạn đang làm. Bạn có cần làm việc ngoài giờ để hoàn thành việc sắp được yêu cầu không? Bạn cũng nên tự hỏi xem việc sắp được yêu cầu có thật sự quan trọng và cần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ chối công việc - Nên hay không

  1. Từ chối công việc - Nên hay không Có nên lúc nào chúng ta cũng từ chối công việc? Khi nào nên và khi nào không nên? Bạn có thể sử dụng những cách sau để đánh giá tình huống nào nên nói "Không". I. Hiểu rõ những gì mình đã cam kết hoàn thành. Khi nhận được yêu cầu công việc, bạn hãy đặt lại ưu tiên cho các việc bạn đang làm. Bạn có cần làm việc ngoài giờ để hoàn thành việc sắp được yêu cầu không? Bạn cũng nên tự hỏi xem việc sắp được yêu cầu có thật sự quan trọng và cần thiết cho bạn không? Không ai hiểu rõ những việc bạn đang làm bằng bạn, và bạn cũng cần biết rằng lời cam kết hoàn thành nhiệm vụ là rất quan trọng. Những công việc bạn đang làm là những việc bạn đã cam kết trong quá khứ. Nó giúp bạn giữ được niềm tin của cấp trên. Còn công việc sắp được yêu cầu là công việc chưa được cam kết, và bạn hoàn toàn có cơ hội xem xét kỹ lưỡng mình có nên đưa ra cam kết đó không.
  2. II. Cân nhắc kỹ việc sắp được giao xem nó sẽ tạo ra bao nhiêu căng thẳng cho bạn. Công việc đó là ngắn hạn hay dài hạn? Bạn có sẵn lòng hy sinh những buổi chiều cuối tuần bên ly café cho việc tất bật kiểm soát nội dung cho chương trình kéo dài hơn nửa năm không? Nếu có công việc đó sẽ là nguồn gốc tạo ra căng thẳng lâu dài cho bạn, bạn nên suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định.
  3. III. Quyết định xem cái gì quan trọng hơn với mình Bạn lên kế hoạch ngày cuối tuần này sẽ cùng gia đình đi ăn ở ngoài và cùng đi xem phim để thưởng cho con gái bạn vừa đạt hạng cao trong lớp. Nhưng đột nhiên nhóm bạn của bạn lại tổ chức một buổi tiệc và khăng khăng muốn bạn tham gia. Đã đến lúc bạn gạt bỏ cảm giác có lỗi nếu không tham gia tiệc tùng cùng bạn bè, dù bạn biết không phải tuần nào cũng có dịp gặp gỡ bạn bè. Bạn cần quyết định xem điều gì quan trọng hơn: Sự thất vọng của con gái bạn hay những trách móc của bạn bè? IV. Cách từ chối Sau khi đã quyết định từ chối, bạn lại gặp khó khăn vì không biết nên nói lời từ chối như thế nào. Dưới đây là vài cách có thể có ích cho bạn: 1. “Tôi đang làm rất nhiều dự án.” Hãy để mọi người biết bạn đã nhận rất nhiều trách nhiệm để làm rồi. Không cần phải xin lỗi nếu bạn thật sự không còn thời gian trống, chả có
  4. ai bắt lỗi bạn chỉ vì bạn đã có lịch làm việc dầy đặc. 2. “Tôi không thể nhận thêm bất kỳ nhiệm vụ nào nữa.” Bạn không nói là bạn sẽ không giúp đỡ mọi người nữa, chỉ là lúc này lịch làm việc của bạn đã quá nhiều. Mọi người cần hiểu có năng lực cách mấy cũng gặp giới hạn về thời gian. 3. “Tôi có thể làm việc đó sau không?” Nếu bạn thật sự muốn làm nhưng không có thời gian, hãy sử dụng câu này. Nếu công việc đó không thể đợi, họ sẽ tìm người khác. 4. “Tôi không phải là người thích hợp nhất làm việc này.” Nếu bạn nghĩ rằng bạn thật sự không thích hợp, bạn hãy nói câu này. Đây là cách tốt nhất để không bị công việc làm nghẹt thở. 5. “Tôi cần tập trung hơn vào cuộc sống riêng của mình” Đừng ngại nếu nói với mọi người rằng bạn muốn có thời gian cho bản
  5. thân và gia đình. Trịnh Yến Chi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2