NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KÉO DÀI CHI
lượt xem 5
download
Kéo dài chi là một kỹ thuật đã được phát triển trên cơ sở khoa học từ những năm 1950 với công trình của TS. Gravrill A. Ilizarov, người Nga. Từ đó đến nay kỹ thuật kéo dài chi của ông đã được áp dụng trên toàn thế giới và hiện nay có nhiều trung tâm chuyên về điều trị cho những người có chiều cao ngắn hơn bình thường. Chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin để các bạn nắm rõ về kỹ thuật này. ...
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KÉO DÀI CHI
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KÉO DÀI CHI Kéo dài chi là một kỹ thuật đã được phát triển trên cơ sở khoa học từ những năm 1950 với công trình của TS. Gravrill A. Ilizarov, người Nga. Từ đó đến nay kỹ thuật kéo dài chi của ông đã được áp dụng trên toàn thế giới và hiện nay có nhiều trung tâm chuyên về điều trị cho những người có chiều cao ngắn hơn bình thường. Chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin để các bạn nắm rõ về kỹ thuật này. Người bệnh phải trải qua 6 giai đoạn: - Giai đoạn 1: trong ngày mổ, người bệnh được đặt một hệ thống dụng cụ ở chung quanh chi, tay hay chân, và được đặt xuyên qua xương của mình một số cây kim hoặc đinh nhằm cố định các đoạn xương cần kéo dài. - Giai đoạn 2: sau đó nơi xương được kéo dài sẽ được cắt rời ra. Đây là giai đoạn quan trọng vì kỹ thuật cắt rời xương này không phải như là một phương pháp cắt thường mà phải cắt làm sao cho ít tổn mạch máu nuôi xương nhất Hết giai đoạn này là hết thời kỳ trong phòng mổ, thời gian của hai giai đoạn chỉ chiếm trong khoảng một ngày, đó là không kể các ngày phải chuẩn bị cho cuộc mổ.
- - Giai đoạn 3: là giai đoạn chờ. Sau khi mổ các thiết bị được đặt và xương được cắt rời thì phải chờ. Tùy theo tác giả, đối với tác giả Iilzarov thì chờ trong 7 ngày, còn đối với tác giả G. De Bastiani (người Ý) thì chờ 10 - 15 ngày tùy theo tuổi. Thời gian chờ này nhằm để làm lành các vết thương mổ và để tạo một phần của can xương. - Giai đoạn 4: giai đoạn căng giãn kéo dài chi. Kéo dài mỗi một ngày 1mm, chia làm 4 lần, mỗi lần 1/4mm. Như vậy chúng ta thấy 1cm đ ược kéo dài trong 10 ngày nhưng không phải 1cm được tính là 10 ngày vì sau đó còn có giai đoạn thứ 5. - Giai đoạn 5: đó là giai đoạn hóa xương, và sau khi xương được căng ra ở giữa các khoảng mặt gãy là những mô non gồm có các mô liên kết non, các mô này sẽ biến thành mô sụn hoặc mô xương tùy theo tốc độ căng giãn và thời gian để cho các mô này hóa xương tùy theo tổng trạng và tùy theo những thiết bị. Như vậy thời gian trung bình để kéo dài 1cm được gọi là chỉ số lành xương thường tính từ 1 - 2 tháng tùy theo trường hợp. Muốn căng giãn kéo dài chi 5cm thì thời gian phải tốn ít nhất là 10 tháng có khi lâu hơn vì sau khi chi được kéo dài, tuy xương đã lành, còn phải tập vận động phục hồi chức năng một thời gian nữa. - Giai đoạn 6: sau khi xương đã lành bình thường, cầu xương tốt thì lấy thiết bị kéo dài chi ra. Đây là giai đoạn chót. Giai đoạn này cần được thực hiện một cách cẩn thận vì các vùng xương được kéo dãn dễn bị những biến chứng như gãy lại hoặc bị lệch. Cho nên đó là giai đoạn cần phải chú ý không nên nôn nóng.
- Như vậy cho thấy người bệnh phải trải qua 6 giai đoạn tất cả và thời gian được tính không phải từ ngày mà là từ tháng và từ một năm trở lên nếu căng quá 5 - 6cm. - Tóm lại: người bệnh phải trả qua một cuộc mổ, xương được cắt rời kéo dãn xương và các phần mềm phải kéo theo. Do đó, đây là một cuộc mổ lớn chứ không phải là một kỹ thuật nhỏ, cần theo dõi cẩn thận trong thời gian lâu và cần phải chú ý những biến chứng. Các biến chứng có thể xảy ra: Trong suốt thời gian kéo dài chi người bệnh phải chịu một cuộc mổ và các biến chứng của cuộc mổ đồng thời với các biến chứng của sự kéo chi mà quan trọng nhất là: 1. Đau: sự đau này do phẫu thuật mà ra. Nếu được mổ nhiều chỗ thì đau nhiều hơn giống như các xương bị gãy ở nhiều chỗ. Sau đó, cơn đau giảm dần cho đến khoảng 2, 3 tuần sau bắt đầu căng giãn thì đau bắt đầu từ nhẹ cho tới tăng dần vì lúc đó các phần mềm có dây thần kinh mạch máu sẽ căng ra. Khi mạch máu căng lên thì thường đưa đến tình trạng tăng huyết áp, mất ngủ. Khi dây thần kinh bị căng ra thì đưa đến tình trạng tê, đau chi đó và có thể đưa đến tình trạng ăn không ngon, ngủ không được, sụt cân và mất tinh thần, bị trầm cảm. Do đó người bệnh cần phải biết trước điều này để có đủ can đảm vượt qua và gia đình cũng phải biết trước nhằm tránh những sự trục trặc hục hặc giữa cha mẹ và con cái. Có nhiều gia
- đình sau thời gian kéo dài chi vì không được hiểu rõ những khó khăn biến chứng có thể xảy ra cho nên không khí trong nhà không vui. 2. Trật khớp: trật khớp vì lý do xương căng ra nhanh mà các phần mềm không theo kịp, bị co rút, vặn vẹo và trật các phần khớp ở phía dưới chẳng hạn như kéo cẳng chân thì trật khớp cổ chân, kéo xương đùi thì bán trật khớp gối. Do đó đây là những biến chứng cần phải chú ý nhằm làm chậm lại hoặc gnừng hẳn sự kéo dài. 3. Lệch trục: có thể chi đó không còn ngay như bình thường. Khúc dưới có thể lệch ra ngoài, vô trong ra trước, hoặc ra sau. Thường ở cẳng chân thì lệch ra sau, ở xương đùi thì lệch vô trong ra ngoài, ở mé trên xương đùi bị lệch ra trước, ở mé dưới xương đùi bị lệch ra sau. Đó là các lệch thường gặp ở vùng chi dưới. 4. Kế đến là các biến chứng do các thiết bị chẳng hạn như nhiễm trùng các lỗ đinh nơi đinh xuyên qua da. 5. Ngoài ra còn có những biến chứng như sau khi lấy thiết bị ra, phần xương kéo dài bị gãy lại, hay là phần xương đó không liền, đó là những trường hợp cần phải chú ý cẩn thận gìn giữ sau khi lấy thiết bị ra. - Đó là một số các biến chứng cần phải chú ý. Theo một số tác giả thì các biến chứng này xảy ra không ít từ 20 - 60%. Tuy nhiên, đây là một phẫu thuật có những thiết bị tương đối nhẹ nhàng cho nên các biến chứng có thể xảy ra không phải là những biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng mà thường là những biến
- chứng nhẹ. Chỉ có những biến chứng quan trọng nhất đã nêu lên từ đầu là biến chứng đau mà người bệnh luôn luôn phải trải qua và người ab1c sĩ cần phải chú ý để điều chỉnh tốc độ kéo dài cho hợp lý. Trường hợp nào nên áp dụng kỹ thuật này A. Chỉ định: Kỹ thuật này có nhiều áp dụng được Ông Ilizarov nêu ra như sau: 1. Các trường hợp xương gãy bị mất phần xương hiện nay. Ở đây chúng ta có áp dụng kỹ thuật này để kéo dài chi lắp những khoảng mất xương. 2. Xương gãy phạm vào mặt khớp. 3. Chỉnh các biến dạng của chi vì bất cứ lý do nào như bị sốt bại liệt, dị tật bẩm sinh. 4. Điều trị các bệnh xương không liền do bẩm sinh. 5. Kéo chi dài cho những người bị tật lùn bẩm sinh. 6. Chỉnh các dị tật chân khèo. 7. Chỉnh các co rút khớp. 8. Chỉnh trục trong trường hợp bị thoái hóa khớp.
- 9. Áp dụng trong việc hàn khớp. 10. Lắp các khoảng xương hở. 11. Điều trị những gãy xương hơ mất xương nhiễm trùng. 12. Điều trị các viêm xương đường máu mất xương. 13. Kéo dài mõm cụt chi. 14. Chỉnh xương xương hàm dưới trong những tật bẩm sinh bị xương hàm nhỏ. 15. Điều trị các trường hợp chi nhỏ do bệnh mạch máu. 16. Chữa các tật lùn bẩm sinh. B. Chống chỉ định: 1. Kỹ thuật này được áp dụng ở nhiều trường hợp tùy theo trình độ của gười bác sĩ và tùy theo trang thiết bị. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có những chống chỉ định đó là ácc trường hợp tật lùn do những rối loạn của khớp và những sai triển của mặt khớp không thể kéo dài chi vì lúc đó mặt khớp không thể chịu đựng nổi áp lực do sự kéo dài sẽ đưa đến tình trạng thoái hóa. 2. Nếu hai chi không đều nhau đối với chi d ưới thì kỹ thuật này chỉ được áp dụng khi nào chân ngắn hơn 2cm, chứ còn khi độ ngắn không đến 2cm thì không cần
- thiết áp dụng kỹ thuật này vì đây là cuộc mổ lớn có nhiều biến chứng và nếu muốn cân bằng hai chân, người có thể chỉnh thêm đế giày dép dễ hơn, ít nguy hiểm hơn. Muốn cao hơn bao nhiêu? Thường thì kỹ thuật này có thể cho cao thêm hay dài ra từ 5 - 10cm hoặc là 15cm tùy theo nhưng khi kéo căng dài thì khả năng biến chứng càng cao. Chiều dài được kéo ra tốt nhất là 5cm, với chiều dài này thì tỷ lệ biến chứng rất thấp từ khoảng 10 - 15%. Do đó cần phải suy nghĩ kỹ trước khi muốn dài bao nhiêu vì thời gian kéo dài của 10cm và 5cm hoàn toàn khác nhau và kỹ thuật đầu tiên như chúng ta biết là phải kéo dài trước, do đó nếu cảm thấy không cần thiết thì không nên kéo chi quá dài. Ở độ tuổi nào kỹ thuật này được thực hiện tốt nhất? Thường kỹ thuật này được thực hiện khi tuổi của đứa trẻ bắt đầu phát triển chậm từ khoảng 16 - 18 tuổi. Tuy nhiên có thể thực hiện ở lứa tuổi lớn hơn 20 - 30 tuổi. Sở dĩ kỹ thuật này thực hiện vào tuổi cuối thời kỳ phát triển của cơ thể vì lúc đó người phẫu thuật viên có thể xác định được tốc độ tăng trưởng và trong khi đó khả năng tăng trưởng của đứa trẻ vẫn còn. Cho nên đây là thời điểm tốt nhất để thực hiện kỹ thuật kéo dài chi và lúc đó sức lực của người thiếu niên vẫn còn tốt, khả năng phát triển xương vẫn còn. Sau khi kéo dài chi có yếu không?
- Xương được kéo dài chưa phải là xong vì các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới. Do đó cần phải tập phục hồi chứn năng một thời gian lâu mau tùy theo mỗi người. Khi cơ xương khớp đã ổn định, đã tập luyện tốt thì chi được kéo dài mạnh không thua gì chi cũ, có khi còn mạnh hơn. Kết luận: Kéo dài chi là một phẫu thuật lớn, cần thiết bị đầy đủ, cần kinh nghiệm. Do đó cầ n chú ý các yếu tố đó trong kéo dài chi. Kéo dài chi là tạo sự đẹp với chức năng tốt mà tất cả sự tốt đẹp nào cũng cần phải có công phu và khó nhọc. Do đó người bệnh và bác sĩ cũng phải trả giá cho cái đẹp này. Người bệnh phải chịu cuộc mổ, chịu đau, chịu căng thẳng và người bác sĩ phải có công theo dõi cẩn thận. Nếu cha mẹ bình thường có con bất thường thì họ muốn người con được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nếu cha mẹ bất thường mà con bất thường thì họ cũng muốn cho người con được phẫu thuật nhưng ý muốn này không lớn lắm. Họ biết là phẫu thuật không phải là không có biến chứng và người con có thể xấu hơn. Thường thì đứa trẻ chịu chấp nhận tình trạng khó khăn để có thể cao hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp cũng không phải dễ dàng quyết định là nên hay không nên kéo dài chi. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là ý muốn và sự quyết tâm của người bệnh và khả năng của người thầy thuốc cùng với trang thiết bị của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những điều cần biết về nội soi tai mũi họng
3 p | 280 | 25
-
Gan nhiễm mỡ và những điều cần biết
5 p | 84 | 9
-
Viêm gân bánh chè – Nhận biết và chữa trị
5 p | 116 | 7
-
Cách xử lý vết bỏng
3 p | 126 | 6
-
4 lầm tưởng nghiêm trọng về đau lưng
4 p | 55 | 5
-
Những điều cần biết về nấc
4 p | 69 | 5
-
Những điều cần biết về bệnh xơ cứng bì
8 p | 90 | 5
-
Sốt và những điều cần biết
5 p | 89 | 5
-
Món ăn phòng, trị viêm phế quản
4 p | 88 | 5
-
Những điều cần biết về bệnh Rubella
3 p | 101 | 4
-
Những điều chưa biết về sinh mổ
3 p | 87 | 4
-
Hiểu cảm cúm để trị hiệu quả
5 p | 77 | 4
-
Câu chuyện lội ngược dòng của thuốc
5 p | 93 | 3
-
Những điều cần biết khi cho trẻ uống thuốc nước
4 p | 84 | 3
-
Những điều cần biết về tắc nghẽn động mạch
0 p | 61 | 2
-
Những nguy cơ tiềm ẩn của sức khỏe
5 p | 71 | 2
-
Những điều cần biết về chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em
4 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn