intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần trau dồi khi bạn quyết định theo nghề Event

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn thực sự yêu thích nghề Event hay "tổ chức sự kiện" thì đã đến lúc bạn nên bắt tay vào thực hiện giấc mơ của mình. Cho dù bạn đang là một kiến trúc sư giỏi hay 1 giáo viên mẫu mực bạn vẫn có thể tự làm quen với nghề Event song song với công việc hiện tại của bạn. Trước hết bạn hãy khởi động óc quan sát. Quan sát không đơn giản chỉ là "nhìn" mà còn phải ghi nhận từng chi tiết nhỏ, phân tích vì sao 1 chi tiết nhỏ như vậy lại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần trau dồi khi bạn quyết định theo nghề Event

  1. Những điều cần trau dồi khi bạn quyết định theo nghề Event Nếu bạn thực sự yêu thích nghề Event hay "tổ chức sự kiện" thì đã đến lúc bạn nên bắt tay vào thực hiện giấc mơ của mình. Cho dù bạn đang là một kiến trúc sư giỏi hay 1 giáo viên mẫu mực bạn vẫn có thể tự làm quen với nghề Event song song với công việc hiện tại của bạn. Trước hết bạn hãy khởi động óc quan sát. Quan sát không đơn giản chỉ là "nhìn" mà còn phải ghi nhận từng chi tiết nhỏ, phân tích vì sao 1 chi tiết nhỏ như vậy lại có mặt ở đây? nó có tác dụng gì? nó đóng góp gì cho chi tiết chính? Bởi Event là tổng thể của hàng ngàn chi tiết nhỏ nhặt, mỗi 1 chi tiết đóng 1 vai trò nhất định, mang 1 ý nghĩa riêng tạo nên 1 Event thành công. Ví dụ như khi tới 1 cuộc triển lãm, hãy để ý từ tấm vé vào cửa: giá vé bao nhiêu? logo nhà tài trợ nào in trên vé? cách đánh mã số vé, chất liệu tấm vé, thậm chí cả những dòng chữ rất nhỏ như: "vé chỉ có giá trị trong ngày" hay "cấm trẻ em dưới 18 tuổi" (triển lãm Sex). Tại sao lại phải để ý những chi tiết nhỏ nhặt đến vậy? Bởi vì khi tổ chức một Event bạn phải quan tâm đến tất cả những khía cạnh đó. Đối với một cuộc triển lãm, tiền bán vé chính là doanh thu, bạn phải tính thuế trên đó, lợi nhuận ở đó, quyền lợi của nhà tài trợ ở đó và một điều không kém phần quan trọng là: tính pháp lý.
  2. Ở Việt Nam luật pháp còn lỏng lẻo nhưng ở phương Tây "tính pháp lý" là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một event. Những người tham gia sự kiện có thể kiện Ban Tổ Chức vì một sơ suất rất nhỏ như: "dây điện nằm dưới sàn nhưng không được giấu dưới thảm, khách đi qua vấp phải, gây thương tích" hay "một festival hè dành cho thiếu nhi nhưng lại có bán bia rượu". Hãy tập chú ý từng chi tiết nhỏ, nó sẽ giúp bạn nâng cao khả năng bao quát một sự kiện. Cho dù bây giờ bạn chưa bắt tay vào tổ chức một Event thì hãy hình dung đằng sau 1 sự kiện người ta đã làm gì để tạo nên nó (behind the scenes). Đối với 1 fashion show, catwalk phải được làm bằng chất liệu gì, độ ma sát bao nhiêu để đảm bảo an toàn cho người mẫu. Ngoài ra màu sắc (theme) cũng rất quan trọng trong việc tôn vinh màu sắc của bộ sưu tập thời trang. Camera phải được đặt ở đâu? bao nhiêu chiếc camera đủ để bắt hình từ các góc độ? Đối với những khán giả ngồi sau, liệu họ có thể nhìn rõ được catwalk? Cần màn hình lớn bao nhiêu inch? Ánh sáng? DJ? Volume? Và vô vàn những chi tiết nhỏ khác bạn cần quan tâm. Event Management là cả một Thế giới bao la, càng đi sâu bạn càng thấy nó rộng lớn. Nó bao gồm khả năng điều phối, đầu óc tổ chức, chú ý đến những tiểu tiết (attention to details), phản ứng mau lẹ, khả năng motivate nhân viên/ tình nguyện viên, kiến thức về marketing, logistics, kiến thức về nghiên cứu thị trường, thấu hiểu tâm lý khách hàng/đối tượng, kỹ năng quản lý ngân sách, nguồn nhân lực, kiến thức về F&B (food & baverage), kiến thức về Luật pháp, kiến thức về nghi lễ, tiêu chuẩn phục vụ Quốc tế (silver service)...
  3. Một số bạn viết thư bày tỏ niềm đam mê đối với nghề Event nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu. Lời khuyên của tôi là: 1. Trước hết bạn hãy làm quen với nghề bằng việc quan sát và động não trước những event xảy ra hàng ngày: một bộ phim, một show ca nhạc, một lễ trao giải, một trận bóng đá, một vụ quyên góp từ thiện, hay một chương trình game show trên TV... tất cả đều có bàn tay của Event Management trong đó. 2. Nếu bạn muốn tham gia ngay khi có thể thì hãy làm tình nguyện viên (volunteer) cho các công ty tổ chức event, cống hiến sự nhiệt tình của mình, bạn sẽ học được rất nhiều bằng cách này. 3. Còn đối với những người đã quyết định và muốn đổi nghề thì hãy đi học một khóa Event Management (1 năm). Hiện nay có học viện ở Singapore và trường dạy nghề ở Úc đào tạo về Event Management. Ngoài ra có các khóa đào tạo Event Management ở các nước phát triển như Anh, Mỹ & các nước châu Âu nhưng ở đây tôi đơn cử giữa Singapore và Úc. Công bằng mà nói: học ở Singapore sẽ thuận lợi hơn cho bạn rất nhiều. Singapore gần với VN có thể đi về thường xuyên, Văn hóa không có nhiều khác biệt, bạn sẽ thích nghi với môi trường ở đây nhanh hơn ở Úc nhiều. Singapore cũng có rất nhiều event Quốc tế, fashion show, product launching, music concert, hội nghị Quốc Tế & các hội chợ triển lãm... nhiều cơ hội để các bạn thực tập.
  4. Tôi đã tốt nghiệp khóa Event Management ở Sydney, Úc. Phải nói chương trình học rất tuyệt vời, mỗi một giờ học xứng đáng từng đồng xu tôi bỏ ra. Tuy nhiên nó rất nặng vì chương trình của "một năm rưỡi" phải học trong 1 năm, áp lực rất lớn, học phí cao, chi phí sinh họat tiền thuê nhà rất đắt đỏ, sự khác biệt về Văn hóa lớn, ở xa VN, vé máy bay đắt. Tôi may mắn có nhà chồng ở Sydney nên ko phải lo chỗ ở và luôn có người thân bên cạnh. Nhưng nếu bạn 1 thân 1 mình sang đây thì hãy chuẩn bị đối mặt với vô vàn khó khăn ngoài việc học tập ở trường. Tôi hy vọng entry này giúp các bạn phần nào trong việc lựa chọn con đường mình sẽ đi. Đối với tôi, nghề event luôn là một niềm say mê và được làm việc trong lãnh vực này đã gần như là một sở thích vậy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2